Đề tài Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC BẢNG .vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.6

1.1 Cơ sở lý luận .6

1.1.1 Khái niệm và những vấn đề cơ bản về khu kinh tế cửa khẩu .6

1.1.2 Nội dung cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.8

1.1.3 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước [10].12

1.1.4 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước [17]

.17

1.1.5 Tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản [17].24

1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .27

Có nhiều nhân tố tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm từ

chủ .27

1.2 Cơ sở thực tiễn .30

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các khu kinh tế cửa

khẩu trong và ngoài nước.30

1.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với Việt

Nam .30

1.2.3 Kinh nghiệm từ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang.31

1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng .32

1.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan.35

Kết luận chương 1 .38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI

KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN.39

2.1 Khái quát về Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.39

2.1.1 Tổng quan về Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn .39

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường hợp thành lập tổ chức kinh tế trong Khu kinh tế; 42 thực hiện đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo Luật Đầu tư; (ii) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong Khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong Khu kinh tế, khu công nghiệp cho tổ chức có liên quan; (iii) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại Khu kinh tế theo ủy quyền của UBND tỉnh; (iv) Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp; (v) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh trong Khu kinh tế, khu công nghiệp. - Chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan khác trên địa bàn tỉnh: (i) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới Khu kinh tế, khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, 43 phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại Khu kinh tế, khu công nghiệp; quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền; (iii) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại Khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật; (iv) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong Khu kinh tế, khu công nghiệp; (v) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế, Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (vi) Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước và thực hiện việc quản lý đất đai trong Khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai; (vii) Trên cơ sở quy định của pháp luật và của UBND tỉnh về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sử dụng, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất; (viii) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm mọi hoạt động trong Khu kinh tế, khu công nghiệp phù hợp quy hoạch, kế hoạch 44 xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan. (ix) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại Khu kinh tế, khu công nghiệp và kiến nghị UBND tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan và Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền; (x) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong Khu kinh tế, khu công nghiệp; đánh giá hiệu quả đầu tư trong Khu kinh tế, khu công nghiệp; (xi) Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về Khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; (xii) Báo cáo định kỳ với UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan về tình hình: xây dựng và phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiện các quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong Khu kinh tế, khu công nghiệp; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương và tổ chức phối hợp, hợp tác với các tổ chức liên quan thuộc Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây - Trung Quốc để tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh đến năm 2020 theo Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng-Lạng Sơn. [14] 2.1.3 Đặc điểm nổi bật của Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (Việt Nam), nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. 45 Tỉnh Lạng Sơn luôn xác định việc phát triển KTCK là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, điều hành. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách để tập trung phát triển Khu KTCK. Cụ thể đó là, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TU về lãnh đạo triển khai, thực hiện các quyết định của Thủ tướng về xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn. Ngày 1/7/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 18-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong đó, xác định cụ thể chương trình: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, phát triển thương mại và dịch vụ trên địa bàn. Sau khi sơ kết đánh giá kết quả 5 năm thực hiện, ngày 15/5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 74-KL/TU về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU về xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đến năm 2020. Song song với đó, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, trong đó, phải kể đến việc thành lập Quỹ Đầu tư phát triển cho vay không có tài sản đảm bảo (2013 – 2017); chính quyền bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội năm 2016 – 2020 Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc Khu KTCK giai đoạn 2009 – 2018 ước đạt hơn 26.000 triệu USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả tỉnh. Đặc biệt, năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD. Bên cạnh đó, tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi mới phù hợp với các quy định về cơ chế, chính sách liên quan đến khu kinh tế quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ (Quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế); xác định xu hướng phát triển trong thời gian tới của các khu kinh tế cửa khẩu để đặt ra yêu cầu về cơ sở hạ tầng, con người, mục tiêu phát triển từ đó 46 xây dựng lộ trình quy hoạch, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, bảo đảm tổ chức bộ máy thể hiện rõ vai trò đầu mối và tăng cường quản lý trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược, thu hút hàng hóa XNK qua địa bàn theo đúng tiêu chí Khu KTCK. Với những chủ trương, quyết sách trên, trong đó, với cơ chế, chính sách ưu đãi mà Lạng Sơn đang thực hiện, trong những năm tới, Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn sẽ tiếp tục khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực, có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của địa phương, đồng thời khẳng định vị trí của Lạng Sơn đối với sự phát triển của khu kinh tế trọng điểm. 2.2 Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong Khu KTCK giai đoạn 2008 - 2017 liên tục ở mức cao so với tốc độ tăng chung của tỉnh, bình quân hàng năm đạt 11,3%/năm (toàn tỉnh 8,5%). Tổng sản phẩm trên địa bàn Khu kinh tế năm 2017 (theo giá hiện hành) đạt khoảng 13.740 tỷ đồng, chiếm 49,6% của cả tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,1 triệu đồng năm 2008 lên 78,5 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, dịch vụ tăng nhanh, ngành công nghiệp và nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 53,5% năm 2008 lên 63,8% năm 2017, công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,8% xuống 31,6%, ngành nông nghiệp giảm từ 9,7% xuống còn 4,6%. So với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung của tỉnh thì sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong Khu KTCK nhanh hơn, thể hiện đây là Khu kinh tế động lực, năng động, đóng góp quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế chung của tỉnh. Trong giai đoạn 2010-2017 quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có xu hướng gia tăng mạnh. Nếu năm 2010, quy mô vốn từ tất cả các nguồn chỉ khoảng 34 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đã lên tới khoảng 186 tỷ từ tất cả các nguồn (90% mỗi năm). Tuy nhiên số lượng dự án qua các năm tương đối ổn định (khoảng 20 dự án). Điều này cho thấy quy mô mỗi dự án gia tăng mạnh mẽ. Bình quân mỗi dự án năm 2010 khoảng 1,6 tỷ, nhưng đến năm 2015 47 là 7,7 tỷ, năm 2017 là khoảng 5,5 tỷ. Sự gia tăng quy mô bình quân mỗi dự án mặc dù có chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố trượt giá nhưng nó cũng cho thấy hiện tượng dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng suy giảm, đồng thời thể hiện thắt chặt trong chi tiêu công, đặc biệt là khi Luật Đầu tư công có hiệu lực thi hành. Các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được hình thành từ các nguồn ngân sách đầu từ cho khu kinh tế cửa khẩu, vốn ngân sách tỉnh, vốn viện trợ phát triển chính thức và đối ứng. Thực tiễn đầu tư trong giai đoạn 2010-2017 vừa qua cho thấy một sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách trung ương cho xây dựng khu kinh tế cửa khẩu giảm mạnh mặc dù có gia tăng về quy mô cũng như số lượng dự án. Năm 2010, nguồn ngân sách trung ương chiếm 98% tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2015 chỉ chiếm 14,5% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 chiếm 32,1%. Ngược lại, vốn ngân sách tỉnh gia tăng mạnh mẽ cả về tỷ trọng và quy mô. Năm 2010, nguồn này chỉ chiếm khoảng 2% với quy mô 0,7 tỷ, thì đến năm 2015 khoảng 39% với quy mô khoảng 72 tỷ đồng, năm 2017 khoảng 21,4% với quy mô 20 tỷ đồng. Số lượng dự án được tài trợ bằng nguồn này cũng gia tăng mạnh từ 1 dự án năm 2010 lên 20 dự án năm 2015 và 16 dự án năm 2017. Bên cạnh đó vốn viện trợ phát triển chính thức cũng ngày càng trở nên quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Từ 0% năm 2010 lên 24,6% năm 2015 và 46,5% năm 2017. Về các loại dự án thực hiện trong Khu kinh tế cửa khẩu, quy mô và số lượng các dự án hoàn thành trong năm có xu hướng tăng nhanh. Các dự án giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư do đặc thù của các dự án tại Khu kinh tế cửa khẩu. Các dự án khởi công mới gia tăng mạnh mẽ về quy mô và số lượng phản ánh thực tiễn và nhu cầu phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Công tác quản lý vốn ĐTXD được Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn triển khai thực hiện theo các quy định về quản lý ĐTXD công trình. Trong thời gian qua công tác quản lý các dự án ĐTXD đã dần đi vào nề nếp, trách nhiệm của các chủ thể từng bước được nâng cao, qua đó huy động được nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng. 48 2.2.1 Công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Hàng năm vào khoảng tháng 7, phòng Kế hoạch – Tổng hợp gửi văn bản yêu cầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được ủy quyền, giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư các dự án do Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn quản lý xây dựng kế hoạch vốn đầu tư năm tiếp theo gửi về phòng Kế hoạch – Tổng hợp. Các chủ đầu tư căn cứ tình hình thực hiện dự án, thanh toán vốn đầu tư trong năm để xây dựng kế hoạch vốn đầu tư các dự án được giao quản lý (theo Luật đầu tư công) gửi phòng Kế hoạch – Tổng hợp để tổng hợp trình UBND tỉnh. Trên cơ sở số liệu nhu cầu vốn Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đệ trình, UBND tỉnh tổ chức làm việc cân đối ngân sách (Đối với nguồn vốn Trung ương bổ sung, UBND tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính), sau đó vào khoảng cuối năm, UBND tỉnh ban hành Quyết định giao kế hoạch vốn cho từng dự án cụ thể do Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn quản lý. Đồng thời các Quyết định giao vốn đều được UBND tỉnh gửi về Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh để nhập kế hoạch vốn đầu tư vào hệ thống TABMIS điều hành chi ngân sách, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo quy trình. Về phía Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, sau khi nhận các Quyết định giao vốn từ UBND tỉnh, phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn chịu trách nhiệm tham mưu trình Trưởng Ban quản lý ra quyết định giao lại kế hoạch vốn cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (gồm Ban Quản lý Dự án hạ tầng, Trung tâm phát triển hạ tầng, Trung tâm Bồi thường & Giải phóng mặt bằng) để thực hiện, quản lý. Như vậy, phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn là đầu mối tổng hợp, chịu trách nhiệm tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về vốn đầu tư phát triển KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. 2.2.2 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 49 Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện thông qua các dự án đầu tư, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư NSNN cũng chính là việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN. Chính vì vậy, dự án đầu tư XDCB được duyệt là cơ sở để lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm. Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, Ban Quản lý lập danh mục dự án trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn được ủy quyền ra quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công bố trí cho Ban Quản lý hàng năm đầu tư trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn sau khi được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở chủ trương đầu tư đã được duyệt, chủ đầu tư là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tiến hành ký hợp đồng thuê tư vấn xây dựng lập dự án đầu tư trình phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng thẩm định dự án. Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn chú trọng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, quản lý chặt chẽ ngay từ đầu để hạn chế được nhiều bất cập trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng. Bảng 2.1. Số dự án được thẩm định, phê duyệt giai đoạn 2013-2017 Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 1. Số dự án 24 19 24 22 17 2. Tổng mức đầu tư trình thẩm định (triệu đồng) 109.136 87.853 187.875 162.348 94.297 3. Tổng mức đầu tư được duyệt (triệu đồng) 108.291 87.000 185.904 160.900 93.400 4. Tổng mức cắt giảm (triệu đồng) 845 853 1.971 1.448 897 5. Tỷ lệ cắt giảm (%) 0,78 0,98 1,06 0,9 0,96 (Nguồn: phòng Quản lý quy hoạch & Xây dựng– BQLKKTCK ĐĐ-LS) Theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 và Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016, UBND tỉnh đã ủy quyền cho Trưởng ban Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công bố trí cho Ban Quản lý hàng năm đầu tư trong KKTCK 50 Đồng Đăng – Lạng Sơn sau khi được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Do vậy số lượng dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017 tương đối nhiều (thể hiện ở bảng 1). Có thể nói, công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư tại Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cơ bản đã tuân thủ theo đúng quy định của Luật xây dựng, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Công tác thẩm định dự án luôn đảm bảo các quy định của pháp luật, chú trọng xem xét sự cần thiết phải đầu tư; xác định đúng quy mô, công suất và hiệu quả đầu tư; xác định tính khả thi của dự án, đặc biệt là công tác đền bù GPMB. Chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được tính toán kỹ trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư; qua đó, kịp thời cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ngay từ khâu đầu tiên của quá trình đầu tư. Kết quả thẩm định tổng mức đầu tư đã cắt giảm khá nhiều so với chủ đầu tư đề nghị năm 2015 cắt giảm 1,06% (tương ứng 1,9 tỷ đồng), năm 2019 cắt giảm 0,9% (tương ứng 1,4 tỷ đồng),. 2.2.3 Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu Công tác đấu thầu được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu, trong các năm qua đã tạo được sự cạnh tranh cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những phát sinh chủ quan của chủ đầu tư. Công tác đấu thầu được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu. Trong đó giai đoạn 2012-2014 áp dụng Luật đấu thầu 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Nghị định 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Từ 01/7/2014 áp dụng Luật đấu thầu 43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. 51 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2013-2017 Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 1. Tổng số gói thầu (gói) 48 36 48 44 34 2. Tổng giá gói thầu (triệu đồng) 99.778 77.991 155.337 144.338 83.319 3. Tổng giá trúng thầu (triệu đồng) 98.571 77.110 152.153 141.062 82.328 4. Tiết kiệm trong đấu thầu 1.207 881 3.184 3.276 991 5. Tỷ lệ giảm giá (%) 1,21 1,13 2,05 2,27 1,19 (Nguồn: phòng Quản lý quy hoạch & Xây dựng– BQLKKTCK ĐĐ-LS) Với kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2013-2017 ở Bảng 2 tuy tỷ lệ giảm giá, tiết kiệm trong đấu thầu chưa nhiều, khoảng từ 1,13% - 2,27% nhưng đây là kết quả bước đầu, thể hiện việc thực hiện và áp dụng nghiêm túc các quy định về quản lý đấu thầu; và các quy định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. Thông báo mời thầu được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp, trên trang thông tin điện tử về đấu thầu và các phương tiện thông tin đại chúng khác, nên đã tạo điều kiện thuân lợi trong việc tổ chức triển khai đấu thầu cho các gói thầu và đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu, tiết kiệm cho NSNN. 2.2.4 Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Vốn đầu tư XDCB tại Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn do KBNN tỉnh Lạng Sơn kiểm soát, thanh toán cho các dự án đầu tư trên cơ sở kế hoạch vốn được giao hàng năm theo Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn và theo đề nghị của chủ đầu tư. Việc thanh toán vốn cho dự án luôn được thực hiện theo một nguyên tắc nhất quán là kiểm soát trước, trong và sau quá trình thanh toán, tức là KBNN sẽ dựa trên các điều kiện cụ thể để kiểm soát, đảm bảo số tiền thanh toán là phù hợp, đúng đắn, hạn chế tối đa sự lãng phí, thất thoát NSNN. - Về tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN: Trong thời gian vừa qua, để tạo điều kiện cho các đơn vị thi công trong việc thanh toán vốn. Kho bạc nhà nước Lạng Sơn căn cứ vào kế hoạch vốn, dự toán công trình và các 52 điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng để thực hiện việc tạm ứng vốn kịp thời cho các đơn vị thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân. Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng. Theo quy định về bảo lãnh tiền tạm ứng và thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu trên các hợp đồng kinh tế. Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng, đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng. Tùy theo nội dung công việc mà mức tạm ứng được quy định khác nhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu. Theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, mức tạm ứng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng. Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến KBNN những hồ sơ tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng theo quy định. - Về thanh toán vốn đầu tư XDCB: Nhờ cơ chế kiểm soát thanh toán, chính sách quản lý vốn đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục được những tồn tại, vướng mắc. Trong giai đoạn từ 2013-2017, tỷ lệ vốn giải ngân các dự án XDCB từ NSNN đến 31/01 năm sau của Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trung bình đạt 95,98%. Số liệu cấp phát thanh toán vốn đầu tư hàng năm đều đạt cao, ổn định (năm 53 2013 là 103.201 triệu đồng, năm 2015 là 167.314 triệu đồng, năm 2016 là 160.900 triệu đồng). Bảng 2.3. Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017 Năm Kế hoạch vốn (triệu đồng) Vốn giải ngân (đến 31/01 năm sau) (triệu đồng) Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn (%) 2013 108.291 103.201 95,3 2014 87.000 84.912 97,6 2015 185.904 167.314 90 2016 160.900 160.900 100 2017 93.400 90.598 97 Tổng 635.495 606.925 95,98 (Nguồn: phòng Kế hoạch – Tổng hợp BQLKKTCK ĐĐ-LS) Kết quả thanh toán, giải ngân vốn đầu tư ở mức cao như trên là do các quy định về thanh toán vốn đầu tư đã thông thoáng hơn so với trước đây, công tác cải cách hành chính tại Kho bạc Nhà nước được cải thiện. Năm 2013, 2014, 2015 chưa giải ngân hết 100% kế hoạch vốn là do có 02 công trình (Bệnh viện đa khoa 700 giường và Tòa nhà liên hợp Hữu Nghị) sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ nên được phép kéo dài vốn qua năm sau theo thời gian cụ thể ghi trong Quyết định giao vốn. Bảng 2.4: Giải ngân vốn đầu tư XDCB theo từng quý của Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017 Năm Tổng vốn giải ngân (triệu đồng) Quý I Quý II Quý III Quý IV Vốn giải ngân (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn giải ngân (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn giải ngân (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn giải ngân (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2013 108.291 8.663 8 19.492 18 20.575 19 59.560 55 2014 87.000 6.090 7 7.830 9 13.920 16 59.160 68 2015 185.904 9.295 5 20.449 11 42.758 23 113.401 61 2016 160.900 3.218 2 24.135 15 27.353 17 106.194 66 2017 93.400 5.604 6 9.340 10 13.076 14 65.380 70 Tổng 635

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_von_dau_tu_xay_dung_co_ba.pdf
Tài liệu liên quan