Hoạt động của Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng có đầy đủ lợi thế để thu hút khách hàng, điều này giải thích vì sao trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ lệ lớn và điều đó cho thấy sự phù hợp với chính sách huy động vốn của toàn bộ hệ thống Ngân hàng nước ta.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân loại khả năng thu nhập của dân cư, đưa ra những chính sách khách hàng thật năng động, chú trọng vào các tầng lớp, thành phần đối tượng kinh doanh chủ yếu trên địa bàn, để trước mắt nắm được những khách hàng lớn, từ đó tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng ra các đối tượng khác.
4.7. Môi trường pháp lý
Một môi trường pháp lý lành mạnh, đầy đủ và có hiệu lực sẽ giúp cho Ngân hàng dễ dàng hơn trong những việc thực hiện công tác huy động vốn và an toàn hơn trong hoạt động tín dụng của mình. Nguyện vọng chung của người bỏ vốn đầu tư là mong đợi có hệ thống pháp lý rõ ràng, đầy đủ và bình đẳng. Mặt khác chính bản thân ngành Ngân hàng cũng phải đảm bảo cho hoạt động của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng trong việc giữ bí mật thông tin tài chính của người gửi tiền vào Ngân hàng, sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào các dịch vụ của Ngân hàng, từ đó không ngần ngại gửi tiền vào Ngân hàng.
4.8. Môi trường tâm lý
Yếu tố tâm lý xã hội, trình độ văn hóa của từng dân tộc, từng đất nước có ảnh hưởng đến phương pháp, tập quán huy động vốn. hoạt động của Ngân hàng thương mại trước hết là động viên, thu hút mọi nguồn vốn trong dân cư và tổ chức kinh tế nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế. Yếu tố tâm lý đòi hỏi Ngân hàng thương mại trong hoạt động thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phải có tính động viên và khả năng thu hút. Để có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh, một trong những nội dung quan trọng là Ngân hàng tổ chức nghiên cứu khách hàng về đặc điểm, khả năng, sở thích thói quen, động cơ mà đặc biệt là những nhu cầu, mong muốn và tâm lý của họ. Trên cơ sở đó các Ngân hàng thương mại có thể đưa ra các biện pháp thích hợp để thỏa mãn các nhu cầu và tâm lý của khách hàng.
4.9. Quan hệ tích lũy tiêu dùng
- Mối quan hệ tích lũy – tiêu dùng của toàn xã hội có tác dụng rất lớn tới việc huy động vốn. Nếu tích lũy cao thì sẽ có một khối lượng lớn tiền chưa sử dụng đưa vào ngân hàng dưới dạng tiết kiệm hoặc bảo quản, để Ngân hàng có thể sử dụng và cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Trên đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của mỗi Ngân hàng thương mại, trong đó có yếu tố về sử dụng vốn sự ổn định của nền kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, tâm lý, quan hệ tích lũy – tiêu dùng được xe, như là nhân tố cốt yếu nằm ngoài Ngân hàng. Ngân hàng chỉ có thể tác động tới các yếu tố này thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng cáo với sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, tổ chức Nhà nước, cư dân trong xã hội. Các yếu tố để cho vay ngắn hạn còn lại là yếu tố nội tại của Ngân hàng, mỗi Ngân hàng đều có thể tác động theo hướng tích cực cho việc huy động vốn. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào, kết quả ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phục vụ của mỗi Ngân hàng.
Trên đây là một số lý luận chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ thực trạng huy động vốn của riêng Ngân hàng No & PTNT Văn Quan.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN QUAN
TỈNH LẠNG SƠN
I – HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT VĂN QUAN
1. Khái niệm về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Văn Quan
1.1. Quá trình phát triển của Ngân hàng No & PTNT Huyện Văn Quan
Văn Quan là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, với tổng dân tộc tự nhiên là: 556 km2, dân số toàn huyện là 60 ngàn người, gồm 3 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh sống rải rác ở khắp 23 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã thuộc vùng III và 2 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 12 xã thuộc vùng II và 2 xã 1 thị trấn thuộc vùng 1. Song hầu hết các xã đều có đường ô tô đến tận trụ sở xã nhưng chủ yếu là đường cấp phối, đường giao thông đi lại giữa các thôn và liên xã nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên, diện tích còn lại là rừng thưa và đồi núi trọc, lực lượng lao động tương đối dồi dào chiếm khoảng 45% dân số. Vài năm trở lại đây có một số lực lượng lao động đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài và đi vào các công ty xí nghiệp trong miền nam làm công việc theo hợp đồng, nhưng tỉ lệ còn rất ít so với lực lượng hiện có trong toàn huyện.
Tình hình kinh tế còn nhỏ bé, chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp thuần nông, chú trọng cây lúa với một số cây hòa mầu chính như: đỗ tương, ngô sắn… ngoài nông nghiệp ra các hộ nông dân còn phát triển cây công nghiệp như cây hồi và một số cây khác. Về cây hồi đây là cây có giá trị kinh tế cao.
Nhìn chung toàn huyện đã đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt kế hoạch tăng trưởng hơn so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,8% so với năm 2008. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 22,7 tấn bằng 100,2% so với kế hoạch, tính bình quân đầu người đạt 380kg/người/năm. Khoanh nuôi bảo vệ rừng đạt 20,980ha, sản xuất nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp có phát triển, các ngành thương mại dịch vụ có nhiều tiến triển, tổng thu ngân sách trên địa bàn bằng 1500 triệu đồng đạt 120% dự đoán tỉnh giao, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14%. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh quốc phòng được giữ vững, chính trị được ổn định, đời sống của đại bộ phận nhân dân ổn định và được cải thiện hơn so với trước. Trong huyện chưa có doanh nghiệp nhà nước nào hoạt động chỉ có một số ít doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản theo các chương trình vốn 120, 134, 135 của Chính phủ là chủ yếu. Về cơ sở hạ tầng đã dần dần được sửa chữa nâng cấp ở tuyến liên huyện liên tỉnh, những phần còn lại ở các địa bàn xã, các khu vực 2, 3 vẫn còn chậm nâng cấp nhất là đường giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.
Trong huyện có Ngân hàng chính sách xã hội mới được thành lập được tách ra khỏi từ Ngân hàng No & PTNT hoạt động theo chính sách của Chính phủ.
Phía Bắc giáp với huyện Văn Lãng
Phía Nam giáp với huyện Chi Lăng
Phía Đông giáp với huyện Cao Lộc
Phía Tây giáp với huyện Gình Gia
Nằm cách trung tâm thành phố 40km về phía đông có đường quốc lộ 1B từ trị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) chạy theo hướng Đông – Tây qua Bình Gia, Bắc Sơn đến Thái Nguyên. Ngoài ra trong huyện còn có đường 279 nối liền với huyện Văn Lẵng thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán giữa hai huyện. Tuy nhiên do địa bàn phức tạp gồm các vùng núi đất và đá vôi, xen kẽ là các thung lũng và các cánh đồng bậc thang làm cho địa hình ở đây không bằng phẳng nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.
1.2. Đặc điểm tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan.
Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan là một trong những chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Lạng Sơn nguồn gốc là chi điểm Ngân hàng Nhà nước huyện Văn Quan được thành lập vào ngày 6 tháng 5 năm 1951 hoạt động thoe mô hình một cấp. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo Nghị định 53 ngày 23 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) chuyển đổi Ngân hàng hoạt động một cấp sang hai cấp. Từ đây các Ngân hàng thương mại ra đời chịu sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước và chi điểm Ngân hàng Nhà nước huyện Văn Quan đổi thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Văn Quan nay là Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan thuộc chi nhánh Ngân hàng No & PTNT tỉnh Lạng Sơn.
Mô hình tổ chức của Ngân hàng No & PTNT huyện Văn Quan
Giám đốc
Phòng
kinh doanh
Phó giám đốc
Hiện nay Ngân hàng No & PTNT huyện Văn Quan có biên chế chính thức là 19 người gồm 9 nữ và 10 nam, với 2 phòng là: Phòng kinh doanh (tín dụng) chức năng cho vay với số cán bộ là 11 người, phòng kế toán chức năng là hạch toán và chuyển tiền 6 người và 2 cán bộ quản lý: 1 đ/c giám đốc phụ trách chung kiêm phụ trách phòng tín dụng, 1 đ/c phó giám đốc phụ trách phòng kế toán, ngân quỹ, ở mỗi phòng đều có trưởng, phó phòng.
Về trình độ nghiệp vụ:
Đại học: 3 đồng chí
Cao đẳng: 2 đồng chí
Cao cấp nghiệp vụ: 3 đồng chí
Đang học đại học tại chức: 5 đồng chí
Trung cấp: 6 đồng chí
Là địa bàn phụ cận thành phố, có sự cạnh tranh ngày càng mạnh của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trong công tác huy động vốn và cho vay. Để tồn tại và phát triển vững chắc Ngân hàng No & PTNT huyện Văn Quan đã từng bước đổi mới chất lượng hoạt động của mình, khắc phục những mặt hạn chế để khẳng định được vị trí là Ngân hàng lớn trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và của Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhà.
Ngân hàng No & PTNT Huyện Văn Quan hoạt động trong cơ chế thị trường, có quyền tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển. Mạng lưới và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được cải tiến cho phù hợp với kinh tế thị trường, phát huy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt động huy động vốn cũng như sử dụng vốn, quan tâm đến chất lượng hoạt động của mình, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường thích nghi với cơ chế mới.
Các bộ phận chức năng được chuyên môn hóa theo nghiệp vụ Ngân hàng và có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành mắt xích cùng đóng góp vào công cuộc đổi mới của Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung
1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, nhờ có định hướng và sự chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Văn Quan cùng với sự giúp đỡ của các ngành các cấp trên địa bàn, đồng thời dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan đã tin tưởng vào khả năng của mình để vượt qua mọi khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường, củng cố lòng tin với khách hàng. Kết quả hoạt động qua các năm được thể hiện như sau:
1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan là một Ngân hàng Thương mại hoạt động tự chủ trong kinh doanh. Huy động luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn, tầm quan trọng của công tác huy động vốn, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn đồng thời phát huy kết quả đạt được ở năm 2007, năm 2008, 2009 công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu.
Đầu năm 2009 lãi suất huy động vốn có phần giảm đã gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và tâm lý người gửi tiền. Nhưng bằng các hình thức huy động vốn phù hợp, với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo, chi nhánh đã thực hiện vượt chỉ tiêu huy động mà Ngân hàng cấp trên giao. Với phương châm “Đi vay để cho vay” nên tạo nguồn vốn là tiền để mở rộng tín dụng tại Ngân hàng No& PTNT Huyện Văn Quan theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan thì nguồn vốn huy động đạt:
Biểu 1: Biểu tổng huy động vốn
- Tổng huy động vốn
2008
2009
2010
- Tổng gửi tiết kiệm của dân cư
426.210
502.341
700.375
- Tiền gửi đơn vị tổ chức kinh tế
275.500
363.010
413.375
- Nguồn khác
28.500
22.965
10.450
- Kỳ phiếu
0
22.261
0
- Ngoại tệ quy đổi
9.350
11.423
22.500
Như vậy trong 3 năm 2008, 2009, 2010 với mục tiêu đã đề ra và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên chức Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan, bằng nhiều biện pháp như: tuyên truyền, tiếp thị, đa dạng các hình thức huy động, thực hiện khuyến mại khách hàng như tiết kiệm dự thưởng 100 cây vàng… đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động chiếm 63% thị phần vốn trên địa bàn.
1.3.2. Hoạt động tín dụng
Do thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho nên Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan đã tích cực và nhanh chóng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng. Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh gọn, thẩm định đúng theo quy định, đáp ứng vốn kịp thời khi dự án có hiệu quả kinh tế xã hội. Ngân hàng đã cung cấp vốn một cách đầy đủ, hợp lý, lấy hiệu quả của khách hàng làm hiệu quả của mình, cấp vốn cho nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh và hàng ngàn hộ nông dân. Địa bàn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan, vốn hu động được đầu tư chủ yếu cho các hộ nông dân trên địa bàn trung tâm thị trấn cho đến vùng sâu, vùng xa với phương châm giúp dân làm kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Tập trung đầu tư vốn vào các dự án có hiệu quả, đúng hướng, đúng đối tượng, đúng thành phần kinh tế phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Chấp hành tốt cơ chế tín dụng hiện hành, trong đó coi chất lượng tín dụng là hàng đầu. Do vậy trong năm 2008, 2009, 2010 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan chỉ ở mức 0,5%. Số liệu hoạt động được thể hiện qua bảng
Biểu số 2:
Tình hình sử dụng vốn trong các năm tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Quan
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
I – Tổng doanh số cho vay
520.500
737.700
949.900
Trong đó:
- Doanh nghiệp nhà nước
37.300
62.000
62.700
- Hợp tác xã
10.250
10.560
11.000
- Hộ sản xuất
472.950
665.140
876.200
II – Tổng doanh số thu nợ
396.000
586.700
817.700
Trong đó:
- Doanh nghiệp nhà nước
20.400
76.600
79.600
- Hợp tác xã
4.051
4.780
1.500
- Hộ sản xuất
371.549
509.120
736.600
III – Dư nợ
563.500
714.500
846.700
Trong đó:
- Doanh nghiệp nhà nước
26.900
29.700
12.800
- Hợp tác xã
10.520
1.300
14.280
- Hộ sản xuất
526.080
683.500
819.620
- Dư nợ quá hạn
5.460
5.634
6.150
- Tỷ lệ nợ quá hạn
1%
0,8%
0,7%
(Số liệu bảng trên được lấy từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình tăng trưởng đầu tư tín dụng năm sau cao hơn năm trước, dư nợ năm 2009 dư nợ tăng trưởng 26,8% (số tueyetj đối: 151.000 triệu đồng); so với năm 2008; Năm 2010 dư nợ tăng 18,4% (số tuyệt đối tăng 132.200 triệu đồng). Tuy nhiên do tính đặc thù của Ngân hàng nông nghiệp cho nên mạng lưới hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào hộ nông dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra Ngân hàng còn mở rộng diện cho vay đến nhiều đối tượng như: Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên chức, cho vay đối với hộ thiếu vốn sản xuất thông qua tổ hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… Đối với tín dụng trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế được coi là tạo dựng cơ sở vật chất cho việc tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua Ngân hàng rất quan tâm tới lĩnh vực này và sẵn sàng đầu tư cho các dự án có hiệu quả, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, như cho vay trợ giá máy cày, máy bơm, dự án trồng cây ăn quả với tổng dư nợ 100 tỷ đồng. Trong năm 2009 và năm 2010 công tác thu nợ đã đạt được kết quả tốt, do Ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực chủ động để thu hồi các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Hoạt động kinh doanh đang có những tiến triển tốt và có hiệu quả hơn, cho nên việc thu nợ cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên trong công tác tín dụng vẫn còn một số mặt tồn tại, yếu kém, nhưng Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan đã có những giải pháp chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời trong năm nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt kết quả cao và an toàn vốn. Có như vậy mới thúc đẩy công tác huy động vốn phát triển.
1.3.3. Các hoạt động khác
Hoạt động kế toán tài chính: Bộ phận kế toán đã phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý tốt quỹ an toàn chi trả đảm bảo đúng kế hoạch đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh thực hiện đúng chế độ tài chính của ngành Ngân hàng cũng như Nhà nước quy định. Năm 2009, 2010 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng tình hình tài chính vẫn ổn định, hoàn thành kế hoạch kinh doanh, tài chính do Ngân hàng No&PTNT tỉnh giao. Thực hiện có hiệu quả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chuyển nhanh chi trả cho khách, chủ yếu là chuyển tiền nhanh và nhận tiền nhanh qua máy vi tính.
Uy tín phục vụ của chi nhánh ngày càng cao hơn. Trong năm vừa qua Chi nhánh đã thu hút thêm nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng là tư nhân có doanh số tiền gửi thanh toán hoạt động thường xuyên. Thực hiện một khối lượng luân chuyển vốn qua Ngân hàng chính xác, kịp thời, an toàn tài sản tiền vốn của Ngân hàng cũng như của khách hàng.
Quá trình thực hiện thanh toán với tốc độ luân chuyển vốn nhanh, chính xác, an toàn, hiệu quả. Từ đó thu hút được nhiều đơn vị, cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng, tăng nguồn vốn và đáp ứng ngày càng cao của khách hàng trong cơ chế thị trường.
Hoạt động Ngân quỹ: Trong lưu thông thu chi tiền mặt không lớn so với các địa bàn khác. Nên chỉ có một đồng chí đảm nhiệm công việc thu chi nhưng đồng chí đã hoàn thành tốt công việc được giao, không xảy ra mất mát hoặc thiếu hụt quỹ mà còn phát hiện trả tiền thừa cho khách hàng. Việc điều chuyển tiền từ hội sở đến chi nhánh còn nhiều trở ngại do đường xa (cách ngân hàng cấp trên 45km) nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối, phục vụ nhu cầu chi tiền mặt cho khách hàng, chủ động khơi tăng nguồn thu tiền mặt bằng nhiều biện pháp và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi trả bằng tiền mặt cho khách hàng, ngăn chặn xử lý và thu hồi các loại tiền giả nộp kịp thời lên cấp trên. Năm 2010 Ngân hàng đã thực hiện đúng chế độ quy định về đảm bảo an toàn kho quỹ, nên không xảy ra mất mát tài sản. Tổng thu tiền mặt là: 6895.3 tỷ đồng, tăng 35% so năm 2009. Tổng chi tiền mặt 5763 tỷ đồng, tăng 70,4% so với năm 2009. Bội thu tiền mặt nộp Ngân hàng nhà nước 939,5 tỷ, tăng 53,8%. Mặc dù lượng tiền mặt thu chi lớn nhưng các cán bộ thủ quỹ, giao dịch viên đã cố gắng thu, chi đúng, đủ, kiểm tra phát hiện tiền giả nộp Ngân hàng nhà nước. Bảo đảm an toàn kho quỹ và tài sản tiền vốn.
Hoạt động thông tin điện toán ứng dụng tin học: Công tác công nghệ tin học đang từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa của ngành đề ra, tất cả các giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống máy vi tính. Hiện nay chi nhánh Huyện Văn Quan đang trang bị 9 bộ máy vi tính.
Thực hiện hệ thống thanh toán nối mạng giao dịch đạt kết quả tốt nhờ đưa vào sử dụng những thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại có công suất cao, với những trang thiết bị mới, công tác thông tin điện toán đã phục vụ tốt các nghiệp vụ Ngân hàng như: Tính lãi tiền gửi, tiền vay, quản lý lãi suất, đối chiếu số dư cho khách hàng, lập các báo cáo… đảm bảo số liệu thông tin báo cáo được nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Các dịch vụ Ngân hàng như: Thanh toán giữa các đơn vị trong nước, chi trả tiền kiều hối Westem Union… tiếp tục phát triển.
Doanh số thanh toán trong nước năm 2010 là 8.677,5 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2009. Trong đó:
+ Chuyển tiền điện tử nội tỉnh: 28.801 món, số tiền 8.534 tỷ, tăng 9,5% so với năm 2009.
+ Chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh: 6.677 tỷ, tăng 9,2% so với năm 2009.
+ Thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản, tiền mặt, thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn: 30.219,5 tỷ.
+ Thanh toán quốc tế: 80 tỷ thanh toán hàng nhập.
+ Chi trả kiều hối cho các gia đình có thân nhân ở nước ngoài gửi về, số tiền 512 nghìn Đô la Mỹ tăng 562% so với năm 2009.
Hoạt động kiểm soát và tổ chức hành chính: Công tác kiểm soát nội bộ được coi trọng trong kinh doanh. Năm 2010 ngoài các mặt kiểm soát nội bộ trên các mặt tín dụng, tài chính, tiết kiệm, kho quỹ… Chi nhánh còn phục vụ tốt các đợt kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp tỉnh. Qua các ý kiến phản ánh và kiến nghị của đoàn thanh tra Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan đã nghiêm túc chỉnh sửa bổ sung và phúc đáp kịp thời báo cáo cho cấp trên. Trong năm Ngân hàng No & PTNT huyện Văn Quan không có đơn thư khiếu nại tố cáo của khách hàng.
Qua đó nhắc nhở cán bộ chấp hành đúng nguyên tắc, thể lệ, chế độ quy định của ngành cũng như của Nhà nước ban hành nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Trong công tác tổ chức hành chính đã sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ nghiệp vụ, góp phần thực hiện công tác kinh doanh có hiệu quả hơn. Đồng thời Chi nhánh cũng tổ chức các lớp học về nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính phục vụ thiết thực cho công tác kinh doanh.
II - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN QUAN
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nguyên liệu chính là tiền tệ và sản phẩm cũng là tiền tệ. Trong các hoạt động thì công tác tín dụng là một mảng lớn của Ngân hàng. Muốn thực thi công tác tín dụng thì Ngân hàng phải huy động được vốn và chiến lược huy động vốn được coi là hàng đầu.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nhiệm vụ của Ngân hàng No & PTNT huyện Văn Quan là trực tiếp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và của dân cư, phát hành các loại tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng.
- Ngân hàng No& PTNT huyện Văn Quan là ngân hàng thương mại có nghiệp vụ huy động vốn trên địa bàn, cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài chức năng nhiệm vụ của mình còn làm dịch vụ cho ngân hàng chính sách xã hội cũng như các ngân hàng trong cùng hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Trong những năm qua cùng hệ thống Ngân hàng nói chung, Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan luôn đưa ra những biện pháp nhằm mở rộng khả năng huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho nên công tác huy động nguồn vốn đã đạt được nhiều kết quả tốt, nguồn vốn luôn tăng trưởng, trong đó Chi nhánh đặc biệt chú trọng đối với nguồn vốn có kỳ hạn dài, lãi suất tương đối ổn định và phù hợp. Cụ thể:
Biểu số 3:
Cơ cấu các loại nguồn vốn huy động tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Văn Quan
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Số dư
năm 2008
Tỷ lệ
(%)
Số dư
năm 2009
Tỷ lệ
(%)
Năm 2009 so với năm 2008
Số dư
năm 2010
Tỷ lệ
(%)
Năm 2010 so
với năm 2009
1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
426.210
57,5
502.341
54,5
+ 76.131
700.375
61
+ 198.034
Trong đó:
- Không kỳ hạn
12.050
13.183
+ 1.133
195.500
+ 182.317
- Có kỳ hạn
414.160
489.158
+ 74.998
504.875
+ 15.717
2. Tiền gửi đơn vị tổ chức kinh tế
275.500
Trong đó:
- Không kỳ hạn
225.750
37,8
363.010
39,4
+ 87.510
413.375
36
+ 50.365
- Có kỳ hạn
19.750
342.919
+ 117.169
375.500
+ 32.581
20.091
+ 341
37.875
+ 17.784
3. Nguồn khác
28.500
3,5
22.965
2,5
- 5.535
10.450
1
- 12.515
4. Kỳ phiếu
0
0
22.261
2,4
+ 22.261
0
0
- 22.261
5. Ngoại tệ quy đổi
9.350
1,2
11.423
1,2
+ 2.073
22.500
2
+ 11.077
Tổng cộng
739.560
(Nguồn số liệu trên đây được lấy từ cân đối tài khoản năm 2008, 2009, 2010)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tiền gửi tiết kiệm của dân cư giữ một vị trí quan trọng nhất trong cơ quan huy động vốn của Ngân hàng No& PTNT huyện Văn Quan chiếm tỷ trọng trên 61,3% Tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh nguồn lớn trên là các nguồn tiền gửi đơn vị, tổ chức kinh tế, tiền gửi đảm bảo thanh toán, ngoại tệ đã giúp cho Ngân hàng No&PTNT Huyện Văn Quan có một khả năng vốn lớn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, đất nước.
2.1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư:
Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư qua các năm cho thấy nguồn này luôn giữ vị trí quan trọng nhát trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan. Từ thực tế cho thấy tiềm năng của mình, nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi này phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế địa phương, đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2010 nếu nguồn vốn tập trung cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chủ yếu dựa vào nguồn vốn trong nước được khai thác trong dân cư nhiều nhất thì sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế của nước ta với những bước tiến vững chắc và tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 9% - 10%.
Hoạt động của Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng có đầy đủ lợi thế để thu hút khách hàng, điều này giải thích vì sao trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ lệ lớn và điều đó cho thấy sự phù hợp với chính sách huy động vốn của toàn bộ hệ thống Ngân hàng nước ta.
Nhìn vào tình hình huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm ở bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động từ dân cư trong các năm đều tăng trưởng. Năm 2010 tăng số tuyệt đối so với năm 2009: 94.541 triệu đồng chiếm 54% Tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tăng: 201,3 tỷ đồng tỷ lệ tăng 40%; chiếm 61% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn tiền gửi các đơn vị tổ chức kinh tế tăng lên trong năm 2009 là: 26.510 triệu đồng, chiếm 39% trong tổng nguồn huy động. Năm 2010 tăng 43.590 triệu đồng, tỷ lệ tăng 16%; chiếm 36% tổng nguồn vốn.
Năm 2009 – 2011 lãi suất tiền gửi tiết kiệm thay đổi liên tục và có ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo- Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.doc