LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1/ Kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống quản lý nhà nước. 3
1.1.1 - Những vấn đề chung về quản lý. 3
1.1.2 - Kiểm tra, kiểm soát- một chức năng của quản lý Nhà nước. 4
1.1.3 - Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 7
1.2/ Kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 12
1.2.1 - Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT. 12
1.2.2 - Vai trò của kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT. 14
1.2.2.1- Vai trò của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT 14
1.2.2.2 - Những mục tiêu cơ bản của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT: 16
1.2.3 - Nội dung của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 18
1.2.3.1. Quy trình quản lý nguồn thu thuế GTGT từ các Doanh nghiệp. 18
1.2.3.2 Tổ chức bộ máy kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ doanh nghiệp 21
1.3/ Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 24
1.3.1 - Tác động của ý thức xã hội đối với việc chấp hành Luật pháp Nhà nước. 24
1.3.2 - Tác động của hệ thống Luật pháp 25
1.3.3 - Ảnh hưởng của hệ thống kiểm toán nội bộ 25
1.3.4 - Cơ sở vật chất kỹ thuật 26
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ GTGT
TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1/ Quá trình triển khai Luật Thuế GTGT với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 28
2.2/ thực trạng công tác kiểm soát nguồn thu thuế gtgt từ các doanh nghiệp theo quy trình quản lý thuế. 34
2.2.1 - Tác động của Quy trình quản lý thuế đối với Kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. 34
2.2.2 - Những mặt tồn tại của Luật thuế GTGT và quy trình kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT. 38
2.3/ công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 42
2.4/ Công tác kiểm tra việc chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp thông qua quyết toán thuế. 43
2.5/ Đánh giá công tác thanh tra thuế GTGT. 47
2.6/ về công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. 50
2.7/ Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 52
2.7.1 - Tác động của việc ban hành các văn bản pháp quy. 52
2.7.2 - Tác động của ý thức xã hội đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. 54
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1/ Những định hướng và quan điểm cơ bản về quản lí nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 57
3.2/ Những giải pháp tăng cường kiểm soát thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 61
3.2.1 - Xác định mô hình quản lý thu thuế trong giai đoạn tới. 61
3.2.2 - Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế và tổ chức bộ máy. 63
3.2.2.1- Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế. 63
3.2.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành Thuế. 64
3.2.3 - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế. 67
3.2.4 - Tăng cường công tác xử lý khiếu nại về thuế: 73
3.2.5 - Xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát thu thuế. 78
3.3/ Kiến nghị đối với nhà nước. 79
3.3.1 - Về đối tượng chịu thuế: 79
3.3.2 - Về thuế suất thuế GTGT. 80
3.3.3 - Về áp dụng phương pháp tính thuế và sử dụng hoá đơn. 80
3.3.4 - Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 82
3.4.5 - Xác định chính xác doanh thu, chi phí để tính thuế 82
3.4.6 - Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp. 83
3.4.7 - Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. 86
KẾT LUẬN
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gay vốn trong khi nguyên vật liệu chưa được đưa vào quá trình sản xuất, vốn chưa luân chuyển. Những tác động này cần phải được khắc phục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có thể dưới hình thức thuế khác với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước.
Thứ hai là đối với việc quy định sử dụng hai loại hoá đơn:
Trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT, Bộ Chính trị đã có chỉ đạo tại thông báo số 41/TB-TW ngày 12/02/1997 là ‘những người kinh doanh có nơi sản xuất, có cửa hàng, cửa hiệu cố định đều là đối tượng áp dụng thuế GTGT, không nên phân biệt hộ kinh doanh lớn, hộ kinh doanh nhỏ. Những người kinh doanh không có nơi cố định thì áp dụng chế độ khoán ‘.
Căn cứ vào thực tiễn nước ta, căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Luật Thuế GTGT đã đưa ra 2 phương pháp tính thuế là: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo Luật DNNN, Luật đầu tư nước ngoài, Luật công ty, Luật hợp tác xã và những hộ kinh doanh lớn chấp hành tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT áp dụng chủ yếu đối với những hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. Để triển khai, ứng với 2 phương pháp tính thuế có 2 loại hoá đơn tương ứng là hoá đơn GTGT ( dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) và hoá đơn bán hàng ( dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp).
Thực chất của phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp là biện pháp khoán thuế giống như thuế doanh thu trước đây. Hiện nay, chính sách thuế đã sửa đổi, cho phép cả hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng đều được khấu trừ thuế thì việc quy định sử dụng 2 loại hoá đơn cho 2 đối tượng kinh doanh khác nhau như hiện nay là không còn phù hợp.
Thứ ba là về thuế suất thuế GTGT.
Chuyển từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 4 mức thuế suất GTGT ( 0% - 5% - 10% - 20%) được xác định là giai đoạn đầu để dần tiến tới còn 1 mức thuế suất theo mục tiêu, yêu cầu đơn giản, bình đẳng, công bằng mà cải cách thuế bước II đã đặt ra. Nếu so với mức thuế doanh thu trước kia thì với 4 mức thuế suất GTGT là bước tiến lớn trong việc cải cách chính sách thuế, thể hiện sự tiến bộ và đơn giản của Luật Thuế GTGT. Tuy nhiên thực tế đặt ra 2 vấn đề cần giải quyết:
Thuế suất được định ra trên cơ sở công dụng, mục đích sử dụng của hàng hoá, nhưng tiêu chí để phân định mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ là rất phức tạp, dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau, chênh lệch nhau. Chẳng hạn, nhiều sản phẩm không có tiêu thức để phân định là sản phẩm cơ khí tiêu dùng hay cơ khí là tư liệu sản xuất, các loại hoá chất cơ bản và hoá chất thông thường...
- Việc quy định 4 mức thuế suất với sự chênh lệch tương đối lớn giữa các mức thuế suất thuế GTGT và thuế doanh thu trước đây, do vậy nhiều doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu thấp, nay nộp thuế GTGT với mức thuế suất cao hơn, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những vướng mắc của Luật Thuế, Quy trình quản lý thu thuế cũng còn một số hạn chế.
Việc ra thông báo thuế cũng có những bất cập. Hầu hết các văn bản pháp luật về thuế hiện hành đều quy định: các doanh nghiệp phải nộp theo số thuế và thời hạn ghi trong thông báo của Cơ quan Thuế, mà không đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp sau khi kê khai thuế phải chủ động, tự giác nộp đầy đủ số thuế đã kê khai vào Kho bạc Nhà nước theo thời hạn quy định của Luật thuế. Từ đó tạo ra cho doanh nghiệp có tư tưởng trông chờ vào thông báo nộp thuế hoặc đổ lỗi chậm nộp do Cơ quan Thuế chậm gửi thông báo thuế. Bên cạnh đó, thông báo nộp thuế của Cơ quan Thuế vẫn có những tồn tại, chẳng hạn:
- Số thuế phải nộp trên thông báo thuế không đồng nhất với số thuế phải nộp trên tờ khai thuế do việc tính toán lại số thuế phải nộp trên máy vi tính của Cơ quan Thuế hoặc do việc nhập số liệu không kịp thời, không đồng bộ các loại tờ khai thuế và giấy nộp tiền vào NSNN của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng phản ứng của doanh nghiệp khi nhận được thông báo thuế.
- Thời điểm gửi tờ thông báo nộp thuế đến doanh nghịêp nhiều khi còn chậm so với thời hạn nộp thuế được quy định trong các Luật thuế, dẫn đến các doanh nghiệp nộp chậm thuế, chậm chí còn có trường hợp doanh nghiệp đôn đốc Cơ quan Thuế gửi thông báo để nộp thuế. Từ đó đã làm giảm đi tính tích cực, chủ động của doanh nghiệp trong việc nộp thuế.
Việc in ấn, chỉnh sửa số liệu nhiều lần dẫn đến việc ra thông báo nộp thuế lãng phí nhiều thời gian, công sức, chi phí và kém hiệu quả.
Đánh giá một cách chung nhất, trên thực tế quy trình quản lý thu thuế hiện nay vẫn chưa xoá bỏ được triệt để chế độ chuyên quản thuế. Mặc dù quy trình quản lý thuế mới quy định cá nhân cán bộ thuế không được quan hệ trực tiếp với đối tượng nộp thuế, nhưng các quy định khác (như chế độ báo cáo thông tin về doanh nghiệp...) buộc cán bộ thuế phải trực tiếp tới doanh nghiệp để lấy thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh. Do vậy, tạo ra sự “cả nể” trong khi làm việc giữa cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế, mặt khác, ngành Thuế vẫn phải mất khá nhiều nhân lực vào công tác thu thuế mà hiệu quả công tác lại không cao.
Bên cạnh đó, do quy trình quản lý thu thuế chưa có những quy định rõ ràng về việc phối hợp giữa các Cơ quan Thuế ở các địa phương khác nhau nên đối với trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh phải kê khai đăng ký và nộp thuế riêng biệt tại từng tỉnh, đã gặp nhiều khó khăn trong việc kê khai, nộp thuế, có doanh nghiệp còn lợi dụng điểm này để trốn thuế. Cá biệt, vì bệnh thành tích, các Cơ quan Thuế ở các địa phương còn cạnh tranh nhau để thu thuế các đối tượng này. Đây là những vướng mắc trong việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế cần phải được khắc phục ngay nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nguồn thu, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT.
2.3/ công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp.
Theo cơ cấu tổ chức của Cục Thuế Hà Nội, các phòng Quản lý thu quốc doanh sẽ trực tiếp kiểm soát đối với các DNNN, các Công ty cổ phần và các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các phòng Quản lý thu ngoài quốc doanh quản lý các Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH. Tất cả các cán bộ quản lý ở các phòng Quản lý thu quốc doanh đều có trình độ từ Đại học trở lên, vì vậy việc kiểm soát các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ thuế GTGT được thực hiện tương đối tốt. Việc kiểm tra, phát hiện những sai sót trong quá trình kê khai thuế, kiểm tra quyết toán thuế hàng năm đã làm tăng nguồn thu cho NSNN.
Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được chặt chẽ. Bên cạnh việc ban hành QĐ1368, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 110/1998-TT-BTC ngày 3/8/1998 sửa đổi về bộ máy Cục thuế nhằm tổ chức quản lý tập trung các doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại Cục thuế. Thực hiện nghiêm túc quy định này, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trước đây do các chi cục thuế quản lý đã chuyển về Cục thuế quản lý trực tiếp. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện các Luật thuế mới, đặc biệt từ khi Luật doanh nghiệp được thực hiện thì số doanh nghiệp tăng lên rất nhanh. Do đó, số lượng các đối tượng nộp thuế do Cục thuế Hà Nội quản lý quá lớn, với 80 cán bộ ở 2 phòng quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trên 5.870 doanh nghiệp). Cán bộ thuế chỉ đủ thời gian để xét duyệt các tờ khai thuế và làm các thủ tục hành chính, không còn thời gian để thực hiện các khâu khác của quy trình quản lý thu thuế. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng là mặc dù sản lượng hàng năm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên, mức đóng góp vào GDP của toàn Thành phố tăng lên nhưng do bị buông lỏng quản lý, kiểm soát thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội chưa thực hiện tốt, từ đó dẫn đến kết quả thu thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đã đề ra.
2.4/ Công tác kiểm tra việc chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp thông qua quyết toán thuế.
Để làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp, ngoài việc kiểm tra tại chỗ trên cơ sở các tờ khai hàng tháng, hàng năm, Cục Thuế Hà Nội còn tổ chức kiểm tra quyết toán thuế tại các doanh nghiệp. Kiểm tra quyết toán thuế thực chất là kiểm tra thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Việc kiểm tra quyết toán thuế giúp cho các doanh nghiệp xác định chính xác số thuế phải nộp cũng như giúp cho Nhà nước kiểm soát chặt chẽ được nguồn thu thuế của mình.
Việc thực hiện kiểm tra quyết toán thuế được tiến hành trên những nội dung sau:
Thứ nhất là kiểm tra tính trung thực của các nội dung trên tờ khai thuế : doanh thu bán hàng, số thuế GTGT đầu ra, giá trị vật tư, hàng hoá mua vào, các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Việc kiểm soát doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở hoá đơn, chứng từ. Hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ là chứng từ gốc để hạch toán tại doanh nghiệp. Hoá đơn cũng là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí, từ đó xác định chính xác số thuế GTGT đầu ra , số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn. Việc kiểm soát chặt chẽ hoá đơn, chứng từ còn là cơ sở để xác định chính xác kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã kê khai không đúng thuế GTGT đầu vào cũng như thuế đầu ra do hiểu không đúng chế độ hoặc cố tình giấu doanh thu. Do đó việc kiểm tra sẽ chỉ ra tính hiện thực của các thông tin mà doanh nghiệp kê khai để từ đó xác định chính xác số thuế phải nộp.
Thứ hai là kiểm tra tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển chứng từ. Việc kiểm tra này sẽ phát hiện những sai phạm trong quá trình hạch toán doanh thu, chi phí vào các khoản mục khác (như hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để trốn thuế của doanh nghiệp
Thứ ba là kiểm tra tính hợp lý của các đối tượng kế toán và nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhiều doanh nghiệp có quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ rất phức tạp, qua nhiều công đoạn. Như trong xây dựng cơ bản, hiện tượng phổ biến là nhượng thầu, bán thầu...Việc kiểm tra đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh để áp đúng thuế suất sẽ giúp cơ quan Thuế kiểm soát chặt chẽ hơn việc tính thuế GTGT của doanh nghiệp.
Thứ tư là kiểm tra tính pháp lý trong việc thực hiện chế độ tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hạch toán vào chi phí cả những TSCĐ, do đó làm tăng chi phí, giảm thuế TNDN phải nộp... Do vậy, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính sẽ giúp cơ quan Thuế xác định chính xác giá trị doanh thu, chi phí cũng như thu nhập chịu thuế theo chế độ tài chính của Nhà nước.
Kiểm tra quyết toán thuế hàng năm, ngoài việc kiểm tra chấp hành luật thuế, kiểm soát nguồn thu cho NSNN còn chính là thực hiện kiểm tra thực trạng tài chính của các doanh nghiệp. Qua kiểm tra, Cục Thuế Hà Nội đã phát hiện ra nhiều sai phạm, nhầm lẫn trong quá trình lập báo cáo của Doanh nghiệp, khai thác tăng thu cho NSNN.
Sau đây là bảng số liệu cho thấy Kết quả khai thác tăng thu nguồn thu thuế GTGT ở một số Doanh nghiệp sau kiểm tra quyyết toán thuế.
Bảng 2: Kết quả khai thác tăng thu Thuế GTGT qua kiểm tra quyết toán thuế
TT
Tên đơn vị
Kết quả năm 1999
Kết quả năm 2000
Số báo cáo
Số kiểm tra
Chênh lệch
Số báo cáo
Số kiểm tra
Chênh lệch
1
CT Cơ điện trần phú
1260
1083
-177
1956
1956
0
2
CT Đtư XD hạ tầng
-152
-152
0
671
814
143
3
CT Khảo sát đo đạc
61
107
46
119
328
209
4
CT Xlắp&KDVTTbị
844
1091
247
688
783
95
5
CT Vận tải biển
210
235
25
-318
107
425
6
CT Công trình 246
-135
1513
1648
766
890
124
7
CTXDCôngtrình Việt - Lào
47
61
14
-483
-426
57
8
CT Địa chính Hà nội
350
372
22
274
353
79
9
CT XD Thủ đô
123
295
172
213
270
57
10
CT Xdựng số 2
1290
2595
1305
595
650
55
Tổng cộng
3898
7200
3302
4481
5725
1244
Tuy vậy, việc kiểm tra quyết toán thuế vẫn còn nhiều hạn chế do tình hình thực tế hiện nay cũng như cách quy định xác định doanh thu trong một số lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và vận tải còn nhiều vướng mắc.
Từ khi thực hiện Luật Thuế GTGT, hoá đơn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm nhất của các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Nhìn chung, đại bộ phận các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến trong việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ. Tuy nhiên, đã có không ít doanh nghiệp sử dụng hoá đơn, chứng từ để trốn lậu thuế, gây thất thoát cho nguồn thu NSNN. Các hình thức vi phạm phổ biến là:
- Trong thực tế, hiện nay việc sử dụng tiền mặt để mua hàng hoá còn là tình trạng phổ biến. Người bán sẵn sàng thông đồng với người mua bằng cách ghi liên 2 cao hơn liên 1 để trốn thuế cho người bán hàng và tham ô cho người mua hàng. Từ đó dẫn tới việc khai khống thuế GTGT đầu vào, làm giảm thuế GTGT phải nộp, gây thất thu cho NSNN.
- Mua hoá đơn giả ( không do Bộ Tài chính in và phát hành) để kê khai tăng số thuế đầu vào để được khấu trừ.
- Bán hàng xuất hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế (phổ biến ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).
- Không viết hoá đơn khi bán hàng: hình thức này phổ biến xảy ra ở các đơn vị bán lẻ và ở nước ta, do thói quen người tiêu dùng rất ít khi đòi hỏi người bán hàng phải xuất hoá đơn bán hàng. Thói quen này đã vô tình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn thuế. Hiện nay vẫn chưa có quy định xử lý nghiêm minh đối với việc bán hàng nhưng không viết hoá đơn của các doanh nghiệp Đây là một trong những khó khăn, vướng mắc rất lớn đối với việc kiểm soát chặt chẽ thuế GTGT đầu ra.
- Một số doanh nghiệp báo mất hoá đơn nhưng thực chất là bán và hoá đơn vẫn được lưu hành. Nhiều doanh nghiệp lại mua lại các hoá đơn báo mất này và sử dụng làm hoá đơn đầu vào để được khấu trừ.
Như vậy, có thể thấy rằng trong điều kiện bộ máy thanh tra thuế, cán bộ thuế còn mỏng, trang bị cho ngành Thuế như máy tính, nối mạng còn thiếu, sự phối kết hợp giữa ngành Thuế và các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, các quy định xử phạt chưa nghiêm thì vẫn còn rất nhiều sơ hở trong quản lý hoá đơn để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế và rút tiền của Nhà nước.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng xuất hiện những vướng mắc nhất định. Theo quy định, các doanh nghiệp xây lắp đều thực hiện viết hoá đơn và kê khai doanh thu trên cơ sở biên bản nghiệm thu, bàn giao khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành giữa bên A( Chủ đầu tư) và bên B ( Bên nhận thầu), và lúc này, bên B phải nộp thuế theo giá trị doanh thu trên, đồng thời bên A lại được hoàn thuế theo đúng số thuế viết trên hoá đơn. Tuy vậy, sau đó, khi cơ quan cấp vốn ( Kho bạc - đối với vốn NSNN) , hoặc cơ quan có thẩm quyền ( đối với các loại vốn khác) thẩm định lại quyết toán công trình, thì giá trị thanh toán là gía trị được duyệt sau khi thẩm định, thường là thấp hơn giá trị trên biên bản nghiệm thu, bàn giao trước đó. Vậy, thực chất doanh thu chịu thuế là giá trị khối lượng sau khi đã được thẩm định chứ không phải giá trị đã viết trên hoá đơn, điều này vô tình đã làm thất thoát tiền thuế của Nhà nước do số thuế đầu vào được khấu trừ của bên A lớn hơn số thuế đầu ra phải nộp của bên B. Đây là một trong những vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thời để xác định doanh thu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản một cách chính xác, tránh gây thất thu cho NSNN theo kiểu nêu ở trên
2.5/ Đánh giá công tác thanh tra thuế GTGT.
Hiện nay, quy trình quản lý thu thuế GTGT thực chất là quy trình tự tính, tự kê khai và nộp thuế vào Kho bạc. Quy trình này đòi hỏi tính tự giác cao của các doanh nghịêp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định, đồng thời phát huy chức năng, quyền hạn của Cơ quan Thuế trong việc hành thu, áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp khai man trốn lậu thuế. Vì vậy, vai trò của công tác thanh tra thuế trở nên rất quan trọng. Nếu buông lỏng thanh tra, kiểm tra thuế sẽ có thể dẫn đến thất thu thuế, không ngăn chặn được các hành vi trốn lậu thuế. Khi áp dụng quy trình quản lý thu thuế với việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế, ngành Thuế càng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, Cục thuế Hà Nội đã triển khai việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra quyết toán thuế và kiểm tra sau hoàn thuế. Đối với công tác thanh tra thường xuyên, trong năm 2000 Cục thuế Hà Nội đã Thanh tra 62 doanh nghịêp quốc doanh, 197 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, xác định số thuế phải nộp vào NSNN là 38,7 tỷ đồng, trong đó truy thu và phạt hành chính 27 tỷ đồng. Trong việc kiểm tra quyết toán thuế, Cục thuế Hà Nội đã kiểm tra 542 DNNN và 1.898 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau kiểm tra quyết toán thuế khai thác tăng thu 174 tỷ đồng. Riêng đối với kiểm tra sau hoàn thuế, Cục thuế Hà Nội đã kiểm tra được 24 doanh nghiệp được hoàn thuế, sau kiểm tra phát hiện số thuế phải truy hoàn là 20 tỷ đồng. Qua kiểm tra phát hiện có 10 doanh nghiệp vi phạm chế độ hoàn thuế, đã xử lý phạt 99 triệu đồng.
Mặc dù vậy, những kết quả trên chưa phản ánh đúng thực trạng của việc vi phạm pháp luật thuế mà công tác thanh tra phải kiểm soát được. Thực hiện cải cách hành chính thuế, dần dần xoá bỏ chế độ chuyên quản nhưng các Phòng Quản lý thu thuế vẫn coi công tác thanh tra, kiểm tra là của Phòng thanh tra. Sự phối hợp giữa Phòng Thanh tra- Xử lý tố tụng với các Phòng Quản lý thu thuế chưa mạnh mẽ và thường xuyên. Cục thuế Hà Nội vẫn chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra một cách cụ thể cho từng phòng. Do vậy, trong năm 2000, kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra hoàn thuế, kiểm tra sử dụng hoá đơn chưa được thực hiện tốt, nhất là kiểm tra sau hoàn thuế là công việc rất mới và phức tạp, có thể có nhiều doanh nghiệp lợi dụng hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
Mặt khác, vì bỏ chế độ chuyên quản nên việc nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhiều khi không được kịp thời, chính xác, ảnh hưởng đến việc đánh giá, phân tích về thuế đối với các doanh nghiệp, các khu vực kinh tế, đặc biệt là các đơn vị hạch toán toàn ngành, các Tổng công ty 90,91.
Về phương pháp kiểm soát thuế GTGT, hiện nay các cán bộ thuế vẫn sử dụng các phương pháp kiểm soát trên chứng từ là chủ yếu. Việc kiểm tra vẫn dựa trên tờ khai thuế GTGT do các doanh nghiệp tự kê khai là chính trên cơ sở đối chiếu trực tiếp với hoá đơn, chứng từ. Trên thực tế, để trốn thuế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hoàn chỉnh bộ chứng từ gốc gồm hoá đơn, chứng từ và sổ cái, sổ phụ, nhật ký chứng từ... với việc kê khai thuế GTGT. Do vậy, phương pháp đối chiếu trực tiếp không phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp không kê khai doanh thu mua, bán hàng hoá. Để thực hiện triệt để chống thất thu thuế GTGT, ngành Thuế cần phải đối chiếu hoá đơn mua, bán hàng hoá của các doanh nghiệp có liên quan với sự trợ giúp của máy tính.
Về các dấu hiệu nghi ngờ vi phạm trên tờ khai thuế GTGT, hiện nay theo quy trình quản lý thu thuế thực hiện theo nguyên tắc: doanh thu tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước; thuế phát sinh tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước; thuế được khấu trừ quá lớn so với thuế đầu ra...Trong tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều diễn biến phức tạp do thị trường, do sự thay đổi của cơ chế chính sách...như hiện nay thì những dấu hiệu vi phạm trên là quá cứng nhắc để cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế hiện nay cũng còn rất nhiều điều cần bàn. Trước hết là do các quy định xử phạt hành chính, kinh tế và hình sự đối với các đối tượng nộp thuế chưa có tính răn đe mạnh. Và dường như các quy định về thuế chỉ chú trọng tới việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực mà chưa quan tâm tới việc chấp hành Luật thuế. Chẳng hạn, hiện nay quy định doanh nghiệp bị phạt nộp chậm 0,1% một ngày trên số tiền thuế chậm nộp theo thông báo thuế nhưng hầu như tất cả các quy định về thuế đều cho phép doanh nghiệp được điều chỉnh, bổ sung doanh thu, thuế phải nộp kê khai sót vào lần kê khai sau hoặc vào kỳ quyết toán thuế. Điều này đã tạo sơ hở để các doanh nghiệp lợi dụng kê khai thiếu thuế mà không sợ bị xử lý hành vi trốn, lậu thuế.
Bên cạnh đó, việc thực hiện xử phạt của Cơ quan Thuế trên những quy định xử lý hiện hành vẫn chưa thực sự nghiêm minh. Trong khi nạn sử dụng hoá đơn giả, mua bán hoá đơn đang trở thành quốc nạn của ngành Tài chính thì trên địa bàn Hà Nội, Cục thuế Hà Nội chưa có biện pháp để xử lý những vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ, bán hàng không xuất hoá đơn, ghi giá trong hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế... Việc xử lý các vi phạm khác về thuế như tính sai thuế suất, lập bảng kê khống, lợi dụng hoàn thuế để rút tiền Nhà nước chỉ được xử lý ở mức xử phạt hành chính, theo kiểu "gọi là có". Do vậy, những hành vi vi phạm Luật thuế xảy ra khá phổ biến, làm giảm ý thức tự giác nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Tất cả các hiện tượng trên đã và đang làm giảm tính hiệu lực của Luật thuế, cũng như chưa phát huy được quyền lực của Cơ quan Thuế với tư cách là một cơ quan công quyền để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.6/ về công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp.
Theo định nghĩa tại phần 1.3.3 thì nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ là phải đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lí, đó là: Tài sản của doanh nghiệp có được bảo vệ tốt không, các quy tắc, quy phạm của Công ty có được tuân thủ không, sổ sách tài chính có được ghi chép đầy đủ không. Điều quan trọng nữa là phát hiện gian lận và giữ gìn mọi thứ nguyên vẹn. Trên phạm vi rộng hơn nữa, kiểm toán nội bộ cũng được coi là sự mở rộng liên quan chặt chẽ tới công việc của kiểm toán viên bên ngoài, do đó nếu làm tốt công tác kiểm toán bội bộ sẽ giúp cho nhà quản lí doanh nghiệp, cũng như các cơ quan quản lí nắm vững được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi khâu, do đó nó cũng giúp cho kiểm soát nguồn thu thuế GTGT ngày càng chặt chẽ. Kiểm toán viên bên ngoài quan tâm đến sự đúng đắn của báo cáo tài chính, còn kiểm toán viên nội bộ quan tâm hàng đầu vào hiệu quả chung của các nghiệp vụ và khả năng có lãi của công ty. Việc kiểm tra của cơ quan Thuế đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng giống như là việc kiểm tra của Kiểm toán viên bên ngoài. Do vậy việc kết hợp giữa Kiểm toán nội bộ và cơ quan Thuế nhằm đảm bảo nội dung kiểm toán được đầy đủ, giảm thiểu công việc bị trùng lặp, giúp cho việc kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngay tại doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường tính tự giác của doanh nghiệp đối với việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong đó có việc chấp hành các Luật thuế. Vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát nguồn thu NSNN, đặc biệt là nguồn thu thuế GTGT.
Về nguyên tắc, bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là bộ phận có thể trợ giúp hiệu quả nhất cho công tác kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. Bởi vì thuế GTGT bao trùm lên tất cả các giao dịch kinh tế về mua, bán hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, và do vậy khối lượng công việc kiểm soát sẽ là vô cùng lớn. Vì vậy báo cáo kế toán sau khi đã được sự kiểm soát của Kiểm toán nội bộ sẽ giúp cơ quan Thuế nắm chính xác được nguồn thu thuế phát sinh tại doanh nghiệp, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT. Hơn nữa, bộ phận kiểm toán nội bộ nếu được thực hiện tốt còn mang ý nghĩa tích cực với doanh nghiệp là kịp thời có những kiến nghị về chính sách thuế, giúp cho Nhà nước nắm được những thông tin về tác động của thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó có những điều chỉnh kịp thời.
Trên thực tế, khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp, các cán bộ thuế vẫn làm việc trực tiếp với Kế toán trưởng doanh nghiệp. Theo pháp lệnh Kế toán - Thống kê, Kế toán trưởng có hai chức năng: chức năng tổ chức hạch toán kế toán các thông tin kế toán của doanh nghiệp và chức năng kiểm tra kiểm soát của cấp trên đặt tại doanh nghiệp. Hai chức năng đối lập có tính chất chế ước lẫn nhau cùng được đặt vào một con người (Kế toán trưởng) đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thao túng thông tin, phản ánh sai lệch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Và mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ để thực hiện việc kiểm tra, xác nhận và đánh giá một cách độc lập, khách quan các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, rất ít doanh nghiệp tổ chức một cách nghiêm chỉnh bộ phận kiểm toán nội bộ theo đúng yêu cầu đặt ra.
Trước hết phải kể đến là sự nhận thức không đầy đủ của Giám đốc, Kế toán trưởng cũng như các tổ chức Đảng, Công đoàn về vai trò của kiểm toán nội bộ, thậm chí thái độ và cung cách quản lý của Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị có chi phối rất lớn đến việc định hình bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Bộ máy kiểm toán nội bộ thành lập ra ở đơn vị chỉ mang tính hình thức. Nhiều người làm nhiệm vụ kiểm soát có trình độ chuyên môn thấp, thậm chí có một s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0039.doc