Về vị trí và nội dung của hệ thống kiến thức trong bài học lịch sử, hoặc có khi vì khuôn khổ tài liệu, Giáo viên không thể đặt tả tỉ mỉ chi tiết từng nhân vật lịch sử, nhưng cũng không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua. Do đó giáo viên có thể lược tả chung chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2 : “ Cách mạng tư sản Pháp ( 1789 -1794)
mục 3 “ Nội dung đấu tranh trên mặt trận tư tưởng” ( trang 11 SGK ) hình8 có chân dung của GG Rút Xô , đối với nhân vật lịch sử này Giáo viên đặc tả cho học sinh thấy được phong thái suy tư sâu rộng qua vẽ mặt của Rút Xô một con người luôn đấu tranh cho quyền tự do của con người và ngay sau đó giáo viên kết hợp dẫn câu nói của Rút Xô “ Tự do là quyền tự nhiên của con người” để tăng thêm tính cách của con người đó.
Ví dụ 2 : Cũng trong bài này ở phần III mục 3 : “ Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia - cô- banh” Để khắc sâu nhân vật lịch sử Rôpe Xpie, giáo viên giới thiệu hình ảnh đáng ghi nhớ , vị lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô -banh với nhân vật Rôpe Xpie nỗi tiếng là “con người không thể mua chuộc” . Trước hết giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung của Rôpe Xpie ( hình11 trang 16 SGK) sau đó giáo viên đặc tả những nét chung và những phẩm chất tốt đẹp Rôpe Xpie được thể hiện qua chân dung với phong cách nghiêm nghị , ánh mắt nhìn thẳng , thể hiện tính cứng rắn và cương quyết trừng trị bọn phản cách mạng, luôn luôn bảo vệ quyền lợi cho nhân dân . Như vậy giáo viên chỉ cần ít phút để khắc sâu nhân vật lịch sử trong bài học sẽ làm cho các em luôn có cảm tình với các nhân vật đó
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7949 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử thế giới lớp 8 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhiều lần trong ngành Giáo dục, nhưng trên thực tiễn giáo dục ở nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Bắt đầu từ năm học 1995- 1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong chỉ thịnhiệm vụ năm học hàng năm.Bên cạnh đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới dạy học môn Lịch sử trong trường THCS là một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành giáo dục. Trong đó, tạo hứng thú học tập lịch sử thế giới lớp 8 nằm trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
Như chúng ta đã biết, nhân vật lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng.
Nhân vật lịch sử là bằng chứng cho sự hình thành và phát triển cho một quá trình lịch sử.Nếu không có nhân vật lịch sử thì các sự kiện lịch sử trở nên nhàm chán, thiếu sinh động, thiếu tính trung thực. Do đo, phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong tiết dạy lịch sử thế giới lớp 8 đóng một vai trò không thể thiếu đối với việc tạo hứng thú trong học tập bộ môn này.
II. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin , hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn xã hội ở nhà trường phổ thông đặc biệt là môn lịch sử. Việc này có rất nhiều nguyên nhân , song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ quá nhiều sự kiện lịch sử , nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan. Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phưong pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người thầy giáo chưa gây hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử . Năm học 2009-2010 là năm thứ 7 thực hiện chương trình thay sách Giáo khoa mới và đổi mới phương pháp dạy học do Bộ GD-ĐT ban hành. Năm thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục, tiếp tục đổi mới phương Pháp dạy học. Đặc biệt sẽ tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy các Môn xã hội - những môn mà chúng ta thấy bấy lâu nay xã hội chưa yên tâm, sẽ tổ chức những hội thảo từ cơ sở đến cấp quốc gia về đổi mới ở cả 03 khâu: Cách dạy, cách kiểm tra và gắn dạy học với thực tiễn. Yêu cầu dạy học bộ môn lịch sử hiện nay ở nhà trường THCS là giúp các em nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về tiến trình lịch sử của loài người, trong đó có lịch sử dân tộc. Làm thế nào để các em có thể lĩnh hội được kiến thức mà không gò ép ? Vậy nên yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó, việc tạo hứng thú cho các em học tập là việc làm cần thiết.Có hứng thú thì các em mới dễ dàng tiếp nhận được kiến thức.Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử khi dạy Lịch sử thế giới ở lớp 8 hiện nay là yêu cầu, là trách nhiệm đối với giáoviên đứng lớp.
III. Thực trạng hứng thú học tập lịch sử thế giới ở Trường THCS
Trần Phú.
Trường THCS Trần Phú thuộc xã Đăk Ngo là xã thuộc vùng kinh tế –xã hội đặc biệt khó khăn. Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số,Trình độ nhận thức chưa cao.Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của phụ huynh và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD- ĐT Tuy Đức nên tình hình học tập của học sinh xã nhà đã có những bước đi lên.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học bộ môn Lịch sử đã và đang đổi mới.Đó là một tính hiệu đáng mừng cho nền giáo dục nói chung, giáo dục ở xã Đăk Ngo nói riêng. Để nâng cao chất lượng giáo dục không thể không kể đến đổi mới phương pháp dạy học Chương trình sách giáo khoa Lịch sử có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, kênh hình, kênh chữ...Việc đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử hiện nay.
Bên cạnh đó, việc giảng dạy môn Lịch sử đặc biệt là dạy lịch sử thế giới hiện nay ở trường cũng gặp một số khó khăn nhất định. Để dạy lịch sử thế giới, để truyền đạt cho các em hiểu về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi các tranh ảnh, tư liệu, mẫu chuyện có liên quan...Tuy nhiên, hiện nay ở trường những tư liệu này rất khó tìm.Hơn nữa, các em đều là con em thuộc gia đình có nền kinh tế khó khăn, ngoài giờ học các em còn phải giúp cha mẹ trong việc nương rẫy. Khó khăn lại chồng chất khó khăn khi phân môn Lịch sử thế giới xa lạ đối với các em.
IV. Nguyên nhân của những thực trạng trên :
Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung , môn lịch sử thế giới lớp8 hiện nay nói riêng , cho ta thấy rằng sách giáo khoa lịch sử lớp 8 phần lịch sử thế giới tác giả đó soạn thảo nội dung và chương trình thật sự không khô khan , không kém phần hấp dẫn, Tuy nhiên, qua quan sát và tìm hiểu thực tế việc học lịch sử thế giới của học sinh chưa đạt được hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Hầu hết các em chưa thực sự ham mê với phần lịch sử thế giới vì thực ra đây là một lĩnh vực rất khó nắm bắt và hầu như còn xa lạ đối với các em. Bên cạnh đó giáo viên vẫn chưa đưa ra được phương pháp tốt.Người thầy giáo chưa tìm hiểu nhu cầu cũng như nguyện vọng của các em.
Hiện nay đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn lịch sử . Song khi lên lớp giáo viên giảng bài, các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa dẫn đến học sinh nhàm chán không muốn nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc làm bài môn học khác …
Một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, nên cho các em ghi bài quá nhiều sự kiện lịch sử ,làm cho học sinh phải một khối lượng thông tin quá lớn , học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học .
Trong phương pháp dạy và học lịch sử, có thể do giáo viên chỉ chú ý đến kênh chữ mà ít chú ý đến kênh hình. Vì vậy khi giới thiệu nhân vật lịch sử, giáo viên chỉ giới thiệu qua loa, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng , quan điểm của nhân vật lịch sử nên không thể khắc sâu kiến thức cho học sinh mà còn tạo cho các em có những xúc cảm không bình thường đối với nhân vật lịch sử đó. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng, đúng vai trò trung tâm về nội dung bài giảng trong suốt một tiết học.
Việc học sinh không hứng thú với bộ môn lịch sử cũng có thể do các em chưa thật yêu thích môn học, chưa tìm ra phương pháp học thích hợp nên dễ sinh ra nhàm chán.
V. Giải pháp.
Như chúng ta đã biết, sử học Macxit đó làm sáng tỏ quan điểm con người là chủ thể là nhân vật trung tâm của lịch sử, các vị thần linh Đức phật, Chúa trời … chỉ do con người nghĩ ra mà thôi.
Sử học cũng Macxit khẳng định chân lý rằng : quần chúng là người làm nên lịch sử, là động lực quyết định sự phát triển của lịch sử là sức mạnh của lịch sử, đó là qui luật. Nhưng sử học Macxit không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử. Ở đây chung ta đề cập đến nhân vật lịch sử mà được xã hội gọi là vĩ nhân. Trong chương trình và nội dung bài học lịch sử thế giới lớp 8 có nhiều nhân vật lịch sử. Khi lên lớp giáo viên cần phải chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử đó trong giờ dạy nhằm gây sự hứng thú học tập cho các em. Đồng thời việc khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ dạy không những giúp các em khắc sâu được kiến thức mà cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà còn giáo dục các em học tập , noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lịch sử trong bài học .
Trong chương trình và nội dung sách gíao khoa lịch sử lớp 8 ( phần lịch sử thế giới ) hiện hành có trên 20 nhân vật lịch sử, những biểu tượng nhân vật lịch sử mà giáo viên cần phải khắc sâu đó là những vĩ nhân lịch sử như : Êlivơ Crom Oen (nhà lãnh đạo Cấch mạng tư sản Anh); Rope Xipie (nhà lãnh đạo Cấch mạng tư sản Pháp ); Oa Sinh Tơn ( nhà lẫnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ ) ; Mong te xki ơ ; Vôn te …(các nhà tư tưởng , triết học ánh sáng lớn ở châu Âu thế kỷ XVIII) Các-Mấc ; Ăng- ghen ( các nhà lẫnh đạo cách mạng vĩ đại trong phong trào công nhân quốc tế ); Lê-nin ( Vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng tháng Mười Nga ); V.A Mo Da ; Bettoven ; Sô Panh (các nhạc sĩ nổi tiếng thế kỷ XVIII ) Giêm óat ; Niu Tơn ; Đác Uyn …( cấc nhà phát minh khoa học ) . Cấc nhà lãnh đạo cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như : TiLec (ấn Độ ) ; Ápđun Ma Ra ( Mã Lai ) ; A.Xu Các Nô ( Inđô Nê Xi a) …và một số nhân vật lịch sử khác.
Như vậy toàn bộ quá trình lịch sử lớp 8 hiện hành học sinh phải nhớ trên 20 nhân vật lịch sử. Do đó một trong những điều gây khó khăn đó làm giảm hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này. Để các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc các nhân vật lịch sử đó thì người thầy giáo phải biết khắc sâu những biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong tâm trí của các em những đặc điểm, hình dáng của từng nhân vật thì các rất hào hứng học tập. Từ các nhân vật lịch sử đó, các em biết rút ra những bài học quý báu cho bản thân. Nhưng nếu ngược lại thầy giáo chỉ giới thiệu qua loa thì sẽ dẫn đến các em rất khó khăn khi thầy giáo bắt các em phải nhớ tên, nhớ năm sinh, quê hương … của từng nhân vật lịch sử. Vì vậy muốn dạy tốt và học tốt môn lịch sử, ngoài những nguyên tắc và phương pháp bắt buộc khi lên lớp, giáo viên còn phải biết khắc sâu nhân vật lịch sử ngay trong giờ lên lớp.
Khi dạy các bài lịch sử thế giới giáo viên xác định cho được những đặc điểm, hình dáng, các mẫu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp… của nhân vật lịch sử cần khắc họa sâu sắc cho học sinh nắm, nhằm gây hứng thú học tập của các em. Theo tôi có thể phân ra những biện pháp sau :
1Trứơc hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng và đăc điêm nhân vật lịch sử:
Mỗi nhân vật lịch sử đều có một hình dáng của mình. Nếu người thầy giáo chỉ giới thiệu sơ lược qua loa cho học sinh nắm được hình dáng của nhân vật qua hình ảnh giơ lên trong sách giáo khoa thì các em không có cẩm nhận về nhân vật đó và không có tác dụng giáo dục nào cả. Kinh nghiệm cho thấy là, khi dạy đến nhân vật lịch sử, giáo viên phải giới thiệu vài đặc điểm hình dáng nhân vật, khắc sâu hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dễ làm quen, dễ hiểu biết và nhớ lâu về nhân vật đó.
Qua áp dụng biện pháp này, bản thân tôi có 3 sáng kiến xử lý như sau sau:
Có nhân vật lịch sử chúng ta cần mô tả một số nét chân dung nhằm mục đích giúp học sinh biết kỷ và và hiểu sâu sắc về nhân
vật lịch sử đó
Ví dụ : Khi dạy bài 4 “Phong trào cách mạng và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” (SGK). ở mục II: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – mục I: Mac và Ăng ghen SGK có giới thiệu vài nét về Các Mác(năm sinh 1818, nơi ở : Đức ); đặc điểm là thông minh, năm 23 tuổi đỗ tiến sĩ triết học, song SGK không tả hình dáng Mác, nếu gíao viên chỉ đưa ảnh trong SGK cho học sinh xem thì không có ý nghĩa gì, mà giáo viên còn phải vừa cho các em xem ảnh (nếu photo càng tốt) vừa gíơi thịêu cho học sinh thấy rõ C.Mác :có “đôi mắt đen lay láy”, “cái nhìn sắc sảo dưới đôi lông mày đen sẫm,.... Chứng tỏ rằng Mác là một con người nghiêm trang, cương nghị cứng rắn nhưng táo bạo. Với cách tả hình dáng như vậy nhằm mục đích khắc hoạ sâu sắc hình ảnh của Mác trong đầu học sinh và làm cho các em mau chóng hiểu biết về nhân vật Mác và qua đó giáo dục cho các em có lòng kính trọng yêu quí Các Mác- một bậc thầy vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới.Cũng từ đó giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời hoạt động của C.Mác trong bài học cũng như tài liệu khác ngoài SGK .
Trên cơ sở đó , đối với Ăng- ghen giáo viên cũng lần lược mô tả hình
dáng của ng thật sâu sắc gây cảm xúc cho học sinh qua chân dung trong
sách giáo khoa , gây cho học sinh có những ấn tượng khó quên về các bậc
lãnh tụ đó .
b)Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm
chung :
Về vị trí và nội dung của hệ thống kiến thức trong bài học lịch sử, hoặc có khi vì khuôn khổ tài liệu, Giáo viên không thể đặt tả tỉ mỉ chi tiết từng nhân vật lịch sử, nhưng cũng không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua. Do đó giáo viên có thể lược tả chung chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2 : “ Cách mạng tư sản Pháp ( 1789 -1794)
mục 3 “ Nội dung đấu tranh trên mặt trận tư tưởng” ( trang 11 SGK ) hình8 có chân dung của GG Rút Xô , đối với nhân vật lịch sử này Giáo viên đặc tả cho học sinh thấy được phong thái suy tư sâu rộng qua vẽ mặt của Rút Xô một con người luôn đấu tranh cho quyền tự do của con người và ngay sau đó giáo viên kết hợp dẫn câu nói của Rút Xô “ Tự do là quyền tự nhiên của con người” để tăng thêm tính cách của con người đó.
Ví dụ 2 : Cũng trong bài này ở phần III mục 3 : “ Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia - cô- banh” Để khắc sâu nhân vật lịch sử Rôpe Xpie, giáo viên giới thiệu hình ảnh đáng ghi nhớ , vị lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô -banh với nhân vật Rôpe Xpie nỗi tiếng là “con người không thể mua chuộc” . Trước hết giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung của Rôpe Xpie ( hình11 trang 16 SGK) sau đó giáo viên đặc tả những nét chung và những phẩm chất tốt đẹp Rôpe Xpie được thể hiện qua chân dung với phong cách nghiêm nghị , ánh mắt nhìn thẳng , thể hiện tính cứng rắn và cương quyết trừng trị bọn phản cách mạng, luôn luôn bảo vệ quyền lợi cho nhân dân . Như vậy giáo viên chỉ cần ít phút để khắc sâu nhân vật lịch sử trong bài học sẽ làm cho các em luôn có cảm tình với các nhân vật đó . Từ đó các em sẽ khắc sâu được vai trò của các nhân vật lịch sử nhất là các lãnh tụ của các cuộc đại cách mạng , cũng từ đó giáo viên giáo dục các em biết tôn trọng các nhân vật lịch sử , biết noi gương những phẩm chất tốt đẹp mà các nhân vật lịch sử có được mà giáo viên đã đặt tả được ngay trong giờ lên lớp, đồng thời gây được hứng thú cho các em ham thích học tập bộ môn lịch sử thế giới .Bên cạnh việc đặt tả về phong thái của từng nhân vật , ngoài ra giáo viên có thể giới thiệu những đặc điểm đặc biệt như năng khiếu, năng lực, tính cách đạo đức, hoàn cảnh bản thân …của nhân vật lịch sử có được để làm nỗi bật nhân vật lịch sử đó , giúp cho học sinh có ấn tượng sâu sắc , hoặc cảm thông với từng nhân vật, làm cho các em mong hiểu và nhớ lâu các sự kiện lịch sử đã xảy ra có liên quan đến nhân vật lịch sử trong giai đoạn đó .
Ví dụ3 : khi dạy bài: “ Sự phát triển của kỹ thuật , khoa học , văn học và nghệ thuật thế kỹ XVIII – XIX ”. mục 3(II) Sự phát triển văn học nghệ thuật . trong nội dung bài dạy có nói sự phát triển âm nhạc nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-Da , Bách và Bét- tô- ven , Sô Panh ... Để học sinh nhận biết về các nhân vật này một cách sâu sắc giáo viên có thể giới thiệu vài nét về đặc điểm đặc biệt về các nhân vật này ví dụ như về Mô Da “ là một thiên tài âm nhạc , lúc lên 3 tuổi đã biết chơi đàn , lúc 5 tuổi đã biễu diễn đàn trước hoàng tộc, lúc 6 tuổi đã đã biết sáng tác nhạc …” Với cách giới thiệu đó có thể gây hứng thú cho các em làm cho các em nhớ mãi về những nhân vật xuất sắc này .
Ngoài ra chúng ta chỉ cần chọn một trong hai nét hình dáng của
con người để minh hoạ nhắm khắc sâu hình ảnh của nhân vật lịchsử vào trong trí nhớ của các em. Trong nội dung bài học lịch sử ngoài những nhân vật chính diện , còn có một số nhân vật phản diện như : Chi- e (trong bài Công xã Pa ri 1871) Hít -Le ( bài Chiến tranh thế giới lần thứ 2). Đối với những nhân vật này giáo viên không cần dung hình ảnh hay chân dung để minh hoạ,mà người thầy giáo khắc hoạ bằng lời nói với những lời lẽ hết sức lôi cuốn .
Ví dụ : Đối với nhân vật Chi-e giáo viên có thể mô tả là một con người tính tình hay cau cã, nét mặt lúc nào cũng thể hiện tính hiếu chiến, ácđộc và tàn sát trong cuộc nội chiến với các chiến sĩ của công xã Pa -Ri
( 1871). Hay giáo viên có thể mô tả vài nét về Hit-le có gương mặt hiểm hóc , hiếu chiến thể hiện là một tên trùm phát xít, kẻ gây chiến tranh thế giới lần thứ 2 gây ra bao cảnh đau thương cho nhân loại thế giới ,từ đó giáo dục các em biết căm thù chiến tranh , căm ghét những kẻ gây ra chiến tranh.
Tóm lại để gây hứng thú học tập cho học sinh , giáo viên không nên bỏ qua bất cứ hình ảnh nhân vật lịch sử nào, mà người thầy giáo cần phải khắc sâu các nhân vật lịch sử đó ngay trong giờ lên lớp, song cũng không nên rập khuôn một cách máy móc , người thầy giáo phải biết chọn lọc những chi tiết hết sức cần thiết và những nét sinh động nhất để khắc sâu vào tâm trí của các em, đặc biệt người thầy giáo phải biết dùng lời nói sao cho phù hợp với nhân vật đó, làm sống lại nhân vật lịch sử đó trước mắt của các em.
2) Ngoài việc chọn hình dáng đặc điểm riêng của từng nhân vật lịch sử để gây hứng thú học tập cho học sinh, thì giáo viên còn phải biết chọn lọc những hoạt động tiêu biểu hay sự nghiệp của nhân vật đó để khắc sâu kiến thức cho các em.
Một nhân vật lịch sử bao giờ cũng có một sự nghiệp nhất định, có khi bao gồm nhiều mặt . Trong một thời gian ngắn ngủi (45phút) trên lớp, người thầy giáo dạy sử không thể nào kể lại toàn bộ sự nghiệp của nhân vật, mà chỉ có thể chọn lọc một trong hai hoạt động tiêu biểu nhất trong cuộc sống hoặc những hoạt động điển hình nhất. Cần phải chọn lọc tinh giản cao độ nhưng phải đầy đủ chính xác, làm sao khi giảng mà không nông cạn, không kho khan. Qua thực tế thực hiện ở lớp học tôi xin đúc kết một vài kinh nghiệm về mặt lí luận và kết hợp với thực tiễn như sau :
Trước hết giáo viên phải nắm vững yêu cầu lịch sử cụ thể ( thời gian xảy ra sự kiện đó , xảy ra ở nước đó ). Trên cơ sở nắm vững vấn đề trên giáo viên chọn hoạt động cần nêu ra của một nhân vật , đặc biệt giáo viên phải cho học sinh nắm được tình huống xuất hiện của nhân vật lịch sử, để học sinh thấy rỏ vấn đề trước yêu cầu của lịch sử xuất hiện nhân vật lịch sử. Trong mọi tình huống đó giáo viên phải nêu rõ mâu thuẫn xã hội,tránh không được nêu chung chung mà phải đi sâu vào tình hình và phântích chung .
Ví dụ1 : khi dạy bài : Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên( Mục II : Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII , SGK Lớp 8), chúng ta muốn khắc sâu nhân vật lịch sử Ô- li- vơ Crôm - Oen cho học sinh nắm vài đặc điểm của nhân vật này. Trong sách giáo khoa không hề có giới thiệu gì về Crôm Oen mà chỉ nêu rằng “ Quân của quốc hội do Crôm - Oen chỉ huy đánh bại quân nhà vua” nếu trình bày như vậy thì học sinh không biết Crôm - Oen là ai và sao lại được quyền chỉ huy quân đội của quốc hội, dẫn đến kiến thức nông cạn, không gây hấp dẫn cho các em giáo viên giới thiệu mâu thuẩn cụ thể giữa chính quyền chuyên chế nhà vua nước Anh với giai cấp tư sản và quý tộc mới, với mâu thuẫn đó không thể không xảy ra cuộc chiến tranh giữa phe nhà vua với phe tư sản và quý tộc mới. Giáo viên trình bày cho học sinh thấy lịch sử nước Anh lúc này không phải yêu cầu một nhân vật đứng đầu chỉ huy một sự chuyển biến chung chung , mà là yêu câù một nhân vật lịch sử cụ thể để lãnh đạo quân quốc hội tiến hành một cuộc chiến tranh đánh thắng nhà vua và bọn quý tộc phong kiến và chính Crôm - Oen đã đáp ứng được yêu cầu đó. Với cách trình bày như vậy thì chúng ta đã khắc sâu được nhân vật lịch sử Crôm - Oen và giúp các em khắc sâu được kiến thức của bài học lịch sử ngay tại lớp.
Ví dụ 2: Cũng tương tự như vậy, đối với bài này mục III “ Cuộc chiến tranh giành độc lập ở các thuộc địa Bắc Mỹ” giáo viên cần phải khắc sâu nhân vật Oanh- Sinh -Tơn qua hoạt động quân sự của Oanh- Sinh -Tơn, trong SGK chỉ nêu rằng : “ Oa- sinh -tơn là một chủ nô giàu, có tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân” chứ SGK không nêu lên được một vài hoạt động quân sự của Oanh-sinh -tơn. Do đó giáo viên phải mô tả một vài hoạt động tiêu biểu, để cho học sinh thấy rằng Oa- sinh-tơn là một thủ lĩnh quân sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết mâu thuẫn lúc bấy giờ giữa dân tộc 13 thuộc địa Bắc Mỹ với bọn thực dân Anh.
Một số tình huống xuất hiện những nhân vật lịch sử trong các bài học thuộc chương III trong SGK “ Châu Á ở thế kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XX” ví dụ học về Cách mạng Trung Quốc có lãnh tụ Tôn Trung Sơn, Cách mạng Ấn Độ có lãnh tụ TiLắc, hoăc bài “ Châu Á (1918 – 1945” Có lãnh tụ M. Gan Đi (1869 – 1948) , cách mạng ở Mã Lai có lãnh tụ Áp Đun Ra Man, cách mạng In Đô Nê Xi a có nhà cách mạng Xu Các Nô …như vậy do yêu cầu của lịch sử cuói thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX yêu cầu lịch sử đặc ra cho mỗi nước là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp dành độc lập dân tộc, lúc này mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc thực dân ngày càng sâu sắc,nên các nhân vật lịch sử đó xuất hiên và đã giải quyết được mâu thuẫn đó theo yêu cầu của lịch sử.
VI. Kết quả đạt được
Trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa và rút ra kinh nghiệm này, bản thân tôi thu được những kết quả khá khả quan. bản thân tìm hiểu điều kiện học sinh và thực trạng học tập của các em để tìm ra giải pháp.Với kinh nghiệm này trong những tiết học lịch sử thế giới học sinh đã học tập một cách hứng thú hơn, chủ động hơn.Kết quả cho thấy đa số học sinh hai lớp mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy hầu hết các em nắm chắc kiến thức và vận dụng làm các bài tập lịch sử khá tốt. Trong quá trình học tập các em đã tích luỹ cho mình một vốn kiến thức về thế giới phong phú.Nhiều em đã lập cho mình một cuốn sổ ghi về các sự kiện và nhân vật lịch sử thế giới.
Qua điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh và thống kê kết quả cuối học kì I năm 2009- 2010
Lớp
Số học sinh
Hứng thú học bộ môn Lịch sử
Không hứng thú học bộ Lịch sử
SL
TL%
SL
TL%
8A
28
20
71
8
29
8B
28
19
67
9
33
VII. Kết luận chung
Con người đang có những bước tiến dài trên con đường chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nhìn lại quá khứ, không nhìn lại những năm tháng hào hùng nhưng cũng rất đỗi bi thương của nhân loại.
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học và công nghệ, thế kỷ của văn minh nhân loại. Sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho thời kỳ mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng đại của toàn xã hội và ngành giáo dục nói riêng. Muốn theo kịp các nước tiên tiến, đón đầu sự pháp triển đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách đồng bộ: Chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá và đặc biệt cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
Cái mới ra đời bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải có ý thức và quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có thể đạt được hiệu quả cao. Với học sinh khối THCS như địa phương xã Đăk Ngo tôi đang giảng dạy thì lịch sử thế giới lớp 8 quả thực là một thách thức rất lớn mà đòi hỏi mỗi một người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo và đặc biệt là tìm ra phương pháp dạy học nhằm tạo được hứng thú cho học sinh quả là không dễ. Ngoài giờ lên lớp, các em rất ít có điều kiện để mở rộng kiến thức của mình qua các phương tiện hiện đại như học sinh các vùng khác. Hơn nữa, lịch sử thế giới đối với các em rất xa lạ. Vậy nên, tôi thấy việc tạo hứng thú cho các em về lịch sử thế giới thông qua các nhân vật lịch sử là một việc làm cần thiết.
VIII. Những kiến nghị, đề xuất.
1. Đối với phụ huynh:
- Cần quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị tin học tạo điều kiện cho con em học tập tốt.
- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục cho con em của mình thông qua học tập môn Lịch sử ở nhà trường.
2. Đối với nhà trường :
- Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học nhất là các tài liệu lịch sử, các băng đĩa phục vụ cho việc dạy học bộ môn này
- Luôn luôn đổi mới việc giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử.
- Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các giáo viên thường xuyên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học, nắm bắt kịp thời các phương pháp dạy học tích cực.
3. Đối với địa phương:
- Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp kịp thời trong việc dạy và học.
- Luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với đội ngũ giáo viên, học sinh trong việc giảng dạy , học tập tạo động lực giúp thầy trò thi đua dạy tốt và học tốt.
Trên đây tôi xin góp một số kinh nghiệm dạy học phần lịch sử thế giới trong chương trình lịch sử 8 THCS, đây chỉ là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi để tạo hứng thú cho học sinh khi học một tiết học lịch sử thế giới. Việc sử dụng đồ dùng dạy học cùng với tài liệu tham khảo là quy định bất thành văn trong dạy học lịch sử và đặc biệt là phần lịch sử thế giới.Việc đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh chính là vấn đề mà người thầy cần phải linh hoạt trong quá trình tổ chức dạy-học cũng tạo điều kiện giúp các em tiếp thu tốt việc học lịch sử của mình.
Chắc chắn trong quá trình trình bày vấn đề này(là vấn đề tương đối phức tạp) sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự trao đổi,góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Người thực hiện
Dương Văn Đông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK lịch sử thế gjới lớp 8.
“ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử
THCS” Vũ Ngọc Anh chủ biên.
Nguyễn Văn Cường : Đổi mới PPDH Trung học phổ thông.
Thái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử thế giới lớp 8 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp.doc