Đề tài Thái độ xã hội đối với người đồng tính

Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó là Virginia Woolf (1882-1941) và đặc biệt, Simone de Beauvoir (1908-1986). Cả hai cây bút nữ này đều phê phán gay gắt: chính nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới được xem là đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình.

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ xã hội đối với người đồng tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu các cặp song sinh, cho rằng những người TDĐG có những thay đổi khó nhận biết ở bản thân các gen, ở tác dụng qua lại giữa các gen và bộ phận cảm thụ hormone của các trung tâm thần kinh (vùng dưới đồi, não giữa) nơi chi phối mọi hành vi, cảm xúc tình dục. Vì thế, những người tình dục đồng giới chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học mà họ không thể thay đổi được. Những người có xu hướng tính dục này hoàn toàn khỏe mạnh, họ có năng lực thể chất như nhiều người khác (phần lớn có khả năng hoạt động tình dục bình thường và có thể sinh sản, chỉ có điều họ bị chi phối bởi xu hướng tính dục nên không thể có hấp dẫn với người khác giới) và nhiều người có năng lực trí tuệ của nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ. Họ vẫn có những đam mê công việc, yêu quý người thân và cũng biết nuôi dạy con cái như những bậc cha mẹ tốt. Những trẻ được những người tình dục đồng giới nuôi dạy không thấy có sự phát triển khác thường về chỉ số thông minh, tâm lý, vai trò xã hội, bản sắc giới, quan hệ bạn bè... so với những trẻ khác. Do hoàn cảnh xã hội chưa có thái độ dung nạp, thậm chí nghiệt ngã, nhiều người tình dục đồng giới có cuộc sống cách biệt, phải chịu đựng những nhìn nhận không chính đáng cho nên có thể có những tâm trạng như mặc cảm, hoài nghi xã hội. Cũng có thể kèm theo một rối loạn nào đó như thích bái vật (nảy sinh hứng khởi tình dục với bộ phận nào đó của cơ thể như bàn chân, bàn tay, tóc... hoặc đồ vật tiếp xúc với bái vật như giày dép)... nhưng tỷ lệ những rối loạn này ở người tình dục đồng giới không khác gì so với quần thể tình dục khác giới. Nhiều người đã xem xét vấn đề tình dục đồng giới dưới góc độ đạo đức và tôn giáo mà không quan tâm đến các yếu tố di truyền, sinh học một cách nghiêm túc để hiểu rõ hơn xu hướng tình dục này: nó không có hại cho cộng đồng vì không lây lan, chỉ thuộc một số người hạn chế, nó không đe dọa sự tồn tại của giống loài, cũng chỉ liên quan đến một số đàn ông và đàn bà thường rất hiền lành. Vì vậy họ không thể là mục tiêu để phải chịu sự kỳ thị hoặc đàn áp của xã hội. Có hại hay không có hại cho giống loài có lẽ sẽ là cốt lõi của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận. Nhận thức như vậy cho nên trên thế giới nhiều nước đã đặt hành vi tình dục đồng giới dưới sự bảo vệ của pháp luật, coi đó là biểu hiện của xu hướng tính dục tuy khác thường nhưng cần được bình đẳng về mọi mặt như những người khác. Hiện nay cũng đã có nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ quyền cho những người có xu hướng tính dục được coi là "thiểu số" này. Siecus, trong phát biểu về những nguyên lý của tính dục người đã nói: "Xu hướng tính dục là vấn đề thuộc về quyền cơ bản của con người, là thành phần của bản sắc giới, giới tính và là sự tự khẳng định chức năng tính dục của mỗi người thuộc tình dục đồng giới hay khác giới". Sự không hiểu biết đầy đủ của một bộ phận cộng đồng về những người tình dục đồng giới đã gây cho họ nhiều khó khăn và thiệt thòi trong đời sống. Có nhiều người có tâm trạng bế tắc, chán chường, thậm chí muốn tự tử, có người đã cầu cứu đến các nhân vật khoa học, các nhà văn để giãi bày nỗi khổ của mình. Vậy không thể bỏ qua nguyện vọng chính đáng của họ là được sống như một nhân cách bình thường khác, không bị kỳ thị, thành kiến, coi thường. b/ Nguyên nhân xã hội Quan điểm xã hội đối với quan hệ đồng tính, thể hiện trong quan điểm của chính quyền và tôn giáo, đã thay đổi nhiều lần qua thời gian, từ việc bắt mọi người đàn ông có quan hệ, đến việc chấp nhận, đến việc xem nó như một tội nhỏ bị cấm đoán qua luật pháp và toà án, cho đến việc xem nó như là một trọng tội đáng bị xử tử. - Quan điểm của thần thoại Theo thần thoại Hy Lạp, loài người gồm 3 giới: đực, cái và vừa đực vừa cái. Vì làm cho thần Zeus nổi giận nên nhân loại bị trừng phạt bằng cách tách từng người ra làm hai nửa: chỉ là nam hoặc là nữ. Sự chia cắt đó khiến loài người luôn tìm kiếm một nửa của mình, tạo nên hiện tượng mà ta gọi là tình yêu. Truyền thuyết về những người có giới tính mập mờ đã xuất hiện từ thời cổ đại. Hai vị thần Hermes và Aphrodite đã ghép tên họ để đặt cho con trai: Hermaphrodite. Một nữ thần khác yêu Hermaphrodite nhưng bị khước từ nên đã có lời ước nguyện là cơ thể của 2 người được nhập làm một. Điều mong ước đó đã được chấp thuận, làm xuất hiện con người vừa là nam vừa là nữ. Hình tượng được thể hiện như một người vừa có vú vừa có dương vật. Thần thoại Hy Lạp cũng nói đến Tiresias là người mà theo huyền thoại khi thì là đàn ông khi thì là phụ nữ. - Quan điểm của tôn giáo Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra quan điểm của một xã hội đối với đồng tính luyến ái. Trong lịch sử, chỉ có các tôn giáo theo truyền thống Abraham xem đồng tính luyến ái là một việc tiêu cực. Các nhóm không chịu ảnh hưởng của các tôn giáo theo truyền thống Abraham thường xem đồng tính luyến ái như một điều thiêng liêng hay không có ý kiến. Trong thời gian bị đô hộ bởi các đế quốc thực dân theo truyền thống Abraham, một số nhóm trước kia không theo truyền thống Abraham đã có quan điểm tiêu cực về ĐTLA. Một ví dụ là khi ấn Độ trở thành một phần của Đế quốc Anh, nhiều luật lệ chống kê gian đã được thông qua trong khi trong ấn Độ giáo không có lý do để chống điều này. ấn Độ cho đến nay vẫn còn giữ một số luật lệ này. - Quan điểm của các nền văn hoá Tập quán tình dục thay đổi theo thời gian. Khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đang được hiểu ở các nước Tây phương là một khái niệm mới, không tương ứng với khái niệm trước đây. Trong cuộc đời của nhiều người quan trọng trong lịch sử như Alexandre Đại Đế, Leonardo da Vinci, Michaelangelo, Plato, v.v. có thể được xem là có quan hệ tình dục với người cùng phái, nhưng khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đại là một khái niệm họ chưa được biết đến. Tại châu á ái tình đồng tính là một việc có từ xưa và được xã hội thừa nhận. Người Tây phương đến khu vực này thường sửng sốt về việc nó được chấp nhận và trưng bày công khai. Tại Trung Quốc, quan hệ đồng tính được ghi nhận từ năm 600 TCN. Nhiều từ nói trại được dùng để mô tả việc này. Các mối quan hệ thường giữa những người có tuổi tác và địa vị xã hội khác biệt nhau. Trong Hồng Lâu Mộng, những việc âu yếm và quan hệ tình dục giữa những người đồng giới không xa lạ đối với độc giả. Tại Nhật Bản, thói quen này được gọi là "shudo" hay "nanshoku", đã được ghi lại trong nhiều tài liệu trên một nghìn năm và là một phần quan trọng trong các tu viện đạo Phật cũng như truyền thống Samurai. Nền văn hóa ái tình đồng tính này đã dẫn đến một truyền thống hình vẽ và văn chương ghi nhận và ca tụng các quan hệ này. Tương tự, tại Thái Lan không có khái niệm "đồng tính luyến ái" mãi đến cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, "kathoey" hay "trai nữ" là một phần trong xã hội Thái trong nhiều thế kỷ. Họ là những người nam giới ăn mặc quần áo phụ nữ. Họ thường được xã hội chấp nhận, không bị phiền toái, tuy nhiên một gia đình có con trai trở thành kathoey thường thất vọng. Quan niệm của đạo Phật trong xã hội Thái chấp nhận một giới tính thứ ba. Quan hệ đồng tính hiện đang hợp pháp tại Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Campuchia. Tại Singapore, Malaysia, Mayanma và ấn Độ, vì là những cựu thuộc địa của Anh nên nó bị coi là bất hợp pháp. ở Châu Âu Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học, và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy Lạp thời thượng cổ, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời gian từ thành phố này đết thành phố khác. Lệ này, một hệ thống của những mối quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một thanh niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự. Plato đã ca ngợi những lợi ích của việc này trong các tác phẩm lúc đầu, nhưng trong các tác phẩm sau này đã đề nghị ngăn cấm nó. Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước ý, đặc biệt là Firenze và Venezia, rất nổi tiếng về việc ái tình đồng tính, được phần đông dân số nam theo và được tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã. (Ruggiero, 1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong khi phần đông dân số người nam theo tục lệ này, những nhà chức trách cũng khởi tố, phạt và bắt bớ nhiều người. Tại Châu Mỹ Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là những người được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận. Thường những người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn để theo con đường này. Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về các nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những người này thường làm thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy pháp thường. Trong lĩnh vực tình dục, họ sẽ có quan hệ với những người khác phái. Tại Trung Đông Nhiều nhà thơ Hồi giáo (hầu hết là Sufi) tại các nước ả Rập và Ba Tư trong thời trung cổ đã viết thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ. Trong một số nền văn hóa Hồi giáo tục lệ đồng tính luyến ái rất phổ biến (xem Burton, Gide), và vẫn còn tồn tại ngày nay. Tại Trung á, trong con đường tơ lụa, nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa đông- tây, đã nảy ra một nền văn hóa đồng tính luyến ái. Trong đó người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm, thanh niên phái nam ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bachá hát và múa những bài hát khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi dậy thì. Từ thời Cận đại Từ năm 1973, các nhà tâm lý học không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa. Trong vài ba thập kỉ nay, tại các nước Tây phương có sự hình thành của một nền văn hóa của những người ĐTLA. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ĐTLA không tham gia trong xã hội đó. Sau khi bị chính quyền Đức quốc xã cố ý tiêu diệt trong Đệ nhị thế chiến, những người đồng tính đã giành được nhiều quyền, đặc biệt là tại các nước Tây phương. Một số quốc gia gần đây đã cho phép người đồng tính có quyền kết hôn cũng như nhận con nuôi. Sự xuất hiện của HIV/AIDS trong giữa thập kỉ 1980 là một trong những điều mà nhóm người ĐTLA phải đương đầu trong thời gian gần đây. Trong lĩnh vực tôn giáo, một số tôn giáo cũng bắt đầu tỏ ra cởi mở với người đồng tính. Một giáo phái Do Thái giáo cũng bắt đầu mở dịch vụ làm lễ kết hôn cho người đồng tính, trong khi nhóm Anh giáo đã nhận mục sư đồng tính. - Quan điểm giới Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó là Virginia Woolf (1882-1941) và đặc biệt, Simone de Beauvoir (1908-1986). Cả hai cây bút nữ này đều phê phán gay gắt: chính nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới được xem là đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình. Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều giác độ khác nhau, với những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin chung: Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả bản sắc của nữ giới - thường được gọi là nữ tính - không phải là những gì tất định và bất biến, hay nói như Beauvoir, “người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ.” Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy dương vật (phallocentric culture). Ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm (canon) riêng, và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. Nói đến những khác biệt giữa giới tính nam và nữ, người ta thường căn cứ trên năm yếu tố chính: - Sinh lý, - Kinh nghiệm, - Vô thức, - Các điều kiện kinh tế, xã hội - Diễn ngôn. (discourse) Ngày xưa (và hiện nay vẫn còn, ở một số nơi nào đó trên thế giới), người ta căn cứ chủ yếu vào yếu tố sinh lý để chứng minh phụ nữ là những ‘người đàn ông bất toàn’ (imperfect men), là những kẻ không có gì cả, trừ... tử cung (woman is nothing but a womb); sau, dưới ảnh hưởng của Freud, người ta xem phụ nữ là những kẻ không có cu và không lúc nào không bị day dứt bởi mặc cảm bị thiến (castration complex). Một số nhà nữ quyền luận muốn chứng minh ngược lại: chính nhờ một số đặc điểm riêng biệt về sinh lý, như việc có kinh, có thai, có sữa và sinh đẻ, người phụ nữ có quan hệ gần gũi và mật thiết với thế giới vật lý và với hiện thực nói chung hơn hẳn đàn ông. Những phân tích này dẫn một số nhà nữ quyền luận đến với phân tâm học: trong khi nam giới, khi chớm có ý thức, đã phải tách ra khỏi mẹ của mình để nhập vào thế giới phụ quyền của bố, phụ nữ, ngược lại, ở mãi với mẹ, xây dựng bản sắc của mình bên cạnh mẹ. Những chọn lựa ban đầu này hằn trong vô thức của hai giới những dấu ấn không dễ gì phai nhạt: nam giới hay nghĩ đến quyền, nữ giới hay nghĩ đến trách nhiệm; nam giới thích những sự thay đổi, nữ giới thích sự ổn định; nam giới thích thứ trật tự phân cấp (hierarchical orders), nữ giới thích sự hài hoà. Các nhà Mác-xít tìm cách giải thích những khác biệt và nhất là cách biệt giữa nam và nữ ở các điều kiện kinh tế và xã hội, từ hệ thống giáo dục đến cách phân công lao động và cách tổ chức gia đình, vốn có truyền thống nằm trong tay nam giới và ưu tiên dành hẳn cho nam giới. Năm 1968, trong cuốn Sex and Gender: On the Development of Masculinity and Femininity, Robert Stoller phân biệt hai khái niệm giống (sex) và giới tính (gender): trong khi giống gắn liền với đặc điểm sinh lý, giới tính là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện hoá đối với cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ. ây là một trong những nền tảng tư tưởng của các nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ hai: trong khi những khác biệt về sinh lý là những điều không thể tránh khỏi, họ tập trung vào những sự bất bình đẳng xuất phát từ văn hoá, gắn liền với những phạm trù giới tính như ‘nam tính’ (masculinity) và ‘nữ tính’ (femininity). Trong lãnh vực văn học, Annis Pratt cho phê bình nữ quyền luận nhắm đến bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm văn học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những mục tiêu này. Lillian S. Robinson lý luận là bốn mục tiêu ấy xác lập trên cơ sở bốn cách tiếp cận quen thuộc dựa trên: thư mục, văn bản, chu cảnh (context) (hay xã hội học) và phê bình theo khuynh hướng cổ mẫu (archetypal criticism), và cả bốn đều là sản phẩm của nam giới. Bởi vậy, nhiệm vụ của các nhà phê bình nữ quyền luận là phải xa lánh thay vì đi theo các cách tiếp cận ấy. Elaine Showalter cổ xuý cho sự ra đời của cái bà gọi là ‘nữ phê bình gia’ (gynocritics), bên cạnh loại phê bình nữ quyền (feminist critique) đã có, ở đó, phụ nữ chỉ tham dự với tư cách người đọc. ‘Nữ phê bình gia’ có nhiệm vụ xác lập cái khung lý thuyết và mỹ học riêng để phân tích các tác phẩm văn học của phụ nữ, để phát triển những mô hình phê bình dựa trên kinh nghiệm riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mô hình và lý thuyết do nam giới dựng nên. Trên thực tế, tham vọng thoát ra ngoài các lý thuyết được xem là mang dấu ấn phụ quyền đã có không phải là điều dễ. Bản thân cách tiếp cận dựa trên văn bản của Showalter cũng chỉ là một sự thừa kế muộn màng của Phê Bình Mới vốn thịnh hành mấy thập niên trước đó mà thôi. Hầu hết các nhà phê bình nữ quyền luận khác đều nằm trong những cái khung quen thuộc khác: hoặc phân tâm học hoặc hậu cấu trúc luận hoặc Mác-xít (còn được gọi là chủ nghĩa nữ quyền duy vật, materialist feminism). Từ cuối thập niên 1980, dưới ảnh hưởng của hậu cấu trúc luận và chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà nữ quyền thuộc thế hệ thứ ba cho vấn đề giới tính thực chất là vấn đề thể hiện (representation), một hệ thống biểu trưng hay hệ thống ý nghĩa nối liền các giống với những giá trị văn hoá và đẳng cấp xã hội tương ứng. Theo Barbara Johnson, vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ; theo Dale Spender, cái ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay vốn là ngôn ngữ do nam giới tạo ra: bà gọi đó là ‘man-made language’; theo Judith Butler, cả giống lẫn giới tính đều có tính chất trình diễn (performance), sản phẩm của một ma trận tính dục dị giới (heterosexual matrix); và theo Hélène Cixous, khái niệm ‘Từ tâm luận’ (logocentrism), vốn được xem là nền tảng của văn minh Tây phương, gắn liền chặt chẽ với chủ nghĩa duy dương vật (phallocentrism), ở đó, nam giới luôn luôn đóng vai trò trò thống trị. Nếu giới tính (gender) chỉ là vấn đề thể hiện và không nhất thiết bị quy định bởi giống (sex), loài người cũng không nhất thiết chỉ có hai tính: tính nam (masculinity) và tính nữ (femininity). ây chính là cơ sở bước đầu để một số lý thuyết gia chuyển từ nữ quyền luận sang ‘thuyết lệch pha’ (queer theory). Trong tiếng Anh, chữ ‘queer’ có hai nghĩa: một, người đồng tính nam; và hai, kỳ quái. Trong hai ý nghĩa này, ý nghĩa thứ hai nổi bật hơn, do đó, với khá nhiều học giả, ‘thuyết lệch pha’ được xem là thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao trùm cả hai lãnh vực ồng tính nam (Gay) và ồng tính nữ (Lesbian), và cả một lãnh vực khác, mới hơn, Chuyển giới tính học (Transgender Studies). Mối quan tâm chung của thuyết lệch pha và các lý thuyết liên hệ là giới tính và tình dục. Nền tảng mà thuyết lệch pha sử dụng để phân tích các vấn đề này chủ yếu là kiến tạo luận (constructionism), một đối cực của yếu tính luận (essentialism). Liên quan đến vấn đề giới tính, trong khi yếu tính luận nhấn mạnh vào khía cạnh sinh lý và cho sự khác biệt giới tính là điều tự nhiên, do “Trời sinh” và có tính chất vĩnh cửu, kiến tạo luận, ngược lại, chủ trương tính dục là sản phẩm của vô số các mã văn hoá và thế lực chính trị khác nhau: tất cả tương tác với nhau, dẫn đến việc hình thành những quy phạm nhất định để dựa theo đó, người ta phân chia nhân loại và sinh hoạt tình dục của nhân loại thành những phạm trù khác nhau. Từ cái nhìn mang tính kiến tạo luận như vậy, những người thuộc thuyết lệch pha cho quan niệm lưỡng phân nam/nữ cũng như toàn bộ các vấn đề liên quan đến tính dục và giới tính đều có tính xã hội và lịch sử. iều đó có nghĩa là tất cả những điều được gọi là ‘bình thường’ hay ‘bất bình thường’ đều chỉ có ý nghĩa rất tương đối. iều đó lại cũng có nghĩa là điều họ bị gọi và tự nhận là ‘kỳ quái’ (queer), thật ra, không ‘kỳ’ mà cũng chẳng ‘quái’ chút nào cả: khi cái ‘bình thường’ không có thật thì cái gọi là ‘kỳ quái’ cũng chỉ là một ý niệm ảo. ở đây, chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của các nhà hậu cấu trúc luận, đặc biệt của Michel Foucault đối với thuyết lệch pha. Theo Foucault, tình dục là một sản phẩm của diễn ngôn hơn là một điều kiện tự nhiên, và cũng giống như mọi hình thức diễn ngôn khác, tình dục chịu ảnh hưởng nặng nề của các quan hệ quyền lực trong xã hội; những ảnh hưởng ấy không phải chỉ ở những sự cấm đoán hay ức chế mà còn ở những sự cho phép và tạo nên những ý nghĩa mới cho hoạt động tình dục. Nếu những người đồng tính nam và đồng tính nữ trước đây nuôi tham vọng xây dựng bản sắc của mình trên quan hệ cùng giới tính, những người theo thuyết lệch pha, thường có thái độ cực đoan hơn, hoài nghi cả cái gọi là ‘giới tính’ cũng như ‘bản sắc’ nói chung. Theo Judith Butle, cái gọi là giới tính chỉ là một sản phẩm hư cấu của văn hoá, một sự cách điệu hoá được lặp đi lặp lại thường xuyên của thân thể; còn bản sắc thì lúc nào cũng ở trong tiến trình được kiến tạo, một cái gì đang được hình thành. Chính vì vậy, những người theo thuyết lệch pha tự nhận là không thể xác định được bản sắc lệch pha của chính họ. Nói chung, trong mấy thập niên vừa qua, các nhà phê bình theo thuyết lệch pha (bao gồm cả ồng tính nam và đồng tính nữ học) đã có những đóng góp đáng kể trong cả ba lãnh vực. Một, khai quật lại lịch sử văn học trong đó những người đồng tính bị ức chế và áp chế. Hai, phát hiện và phân tích nhiều tác phẩm văn học do những người đồng tính sáng tác trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Và ba, phân tích tính chất bất ổn và bất định trong toàn bộ những cái gọi là bản sắc giới tính hay những quy phạm trong đời sống tình dục của nhân loại. óng góp trong hai lãnh vực đầu chủ yếu thuộc về những nhà ồng tính nam và đồng tính nữ trong những thập niên 1970 và 1980. óng góp sau cùng chủ yếu thuộc về những lý thuyết gia và học giả lệch pha từ đầu thập niên 1990 đến nay. Những người đồng tính luyến ái ngay từ tuổi ấu thơ đã có thể bộc lộ dấu hiệu tình dục của mình của mình qua những sở thích về đồ chơi. Con trai thích các thứ đồ chơi của con gái như búp bê; ngược lại, con gái thích các trò chơi như bóng đá, ô tô hay các đồ chơi chiến tranh. Dù có cấm đoán trẻ chơi những trò trái giới đó thì cũng không thể ngăn cản được sự phát triển của xu hướng tình dục này. Tuy nhiên, nếu bà mẹ thấy đứa con trai mình ngoan ngoãn theo kiểu thích giúp mẹ nấu nướng, thích cùng chị khâu vá, thêu thùa hơn là lêu lổng với các bạn trai của nó thì hãy đưa con tới phòng khám bệnh tâm lý tình dục. Ngay ở tuổi dậy thì, xu hướng tình dục cá nhân chưa phải đã được khẳng định chắc chắn. Nhiều cậu con trai đồng tính luyến ái ở tuổi dậy thì vẫn có thể bắt chước các bạn cùng tuổi, tức là vẫn thích hôn các cô gái; và ý thức hay không có ý thức đều coi quan hệ giữa mình với một cô gái nào đó như là tình yêu vậy. Chỉ khi đã qua đi tuổi dậy thì, lúc này cậu ta mới phát hiện ra hoặc chịu thừa nhận rằng mình thích những người đồng giới. Trước đây người ta cho rằng sự phát triển của xu hướng tình dục này chịu ảnh hưởng của các nhân tố giáo dục. Thậm chí chính những người mang tật này đã kết tội cha mẹ mình một cách oan uổng rằng, sở dĩ họ “mắc bệnh” là vì họ có một ông bố quá nghiêm khắc hoặc một bà mẹ khô khan tình cảm và đầy quyền hành trong nhà. Nhưng khi điều tra hoàn cảnh thực tế thì tính cách của cha mẹ họ có thể lại hoàn toàn trái ngược. Chúng tôi đã phỏng vấn một cặp sinh đôi, trong đó một người đồng tính luyến ái, mỗi người nhận xét về cha mẹ mình một kiểu. Đồng tính luyến ái xuất hiện ở đàn ông nhiều hơn ở đàn bà. Những người đàn ông có tật này thường sinh hoạt tình dục dễ dãi, tùy tiện. Ngược lại, phụ nữ thường cố tìm kiếm để xây dựng một quan hệ bạn tình ổn định. Nhu cầu về con cái ở phụ nữ lớn hơn đàn ông, vì vậy những người phụ nữ có tật này thường cố gắng sống với chồng để bảo vệ đứa con. Tất nhiên cuộc sống vợ chồng ấy không khi nào là hạnh phúc. Nữ Tiến sĩ tâm lý học Laura Schilessinger, tác giả cuốn "10 điều dại dột của đàn ông" đã dẫn lời một cộng tác viên của mình: "Tuy chậm chạp nhưng chắc, chúng ta đang làm nhu nhược người đàn ông. Kết quả là những đứa trẻ trai của chúng ta lớn lên thành đàn ông không biết làm sao để trở thành một người đàn ông (đích thực) và cũng không biết cách đối xử với phụ nữ - cũng không biết cách tôn trọng phụ nữ - họ cũng không thể tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ của người đàn ông để làm gương cho con trai họ noi theo". "Việc trung tính hóa nam giới xảy ra vì người ta không muốn chấp nhận những gì là tự nhiên của nam giới. Sự tự nhiên này có sẵn dù chúng ta có muốn chấp nhận chúng hay không. Trong mỗi đứa trẻ trai có hình ảnh một chiến sĩ. Một đứa trẻ trai cần học cách trở thành một chiến binh tốt, nó phải học cách kiềm chế tính hung hăng tự nhiên. Trẻ trai phải học cách trở thành một chiến binh can trường biết cách yêu thương, có lòng nhân ái. Nếu không học được những điều này thì chính những người phụ nữ chịu bất hạnh vì những hành vi phạm pháp của nam giới...Khi người ta cố gắng tước bỏ của đứa trẻ trai những gì tạo ra tính chất đàn ông, nó chỉ còn lại sự hung hãn mà nó không biết cách khống chế, hay chẳng còn gì để khẳng định nam tính của mình..Khi người phụ nữ đúc khuôn lại nam giới theo cảm tính của mình, họ biến nam giới thành đàn bà! Đó là những gã đàn ông nhát sợ, không biết đối phó với những tình huống rắc rối". Phụ nữ muốn người đàn ông "xích" lại gần mình bằng cách uốn nắn cho họ trở nên... ngày càng giống mình, thu hẹp lại cái khoảng cách khác biệt giới tính mà tự nhiên đã rất có lý khi sinh ra như vậy. Sự phân chia hai thái cực đối lập: sự hung hăng ở bé trai và sự dịu dàng ở bé gái là hoàn toàn tự nhiên và hợp lý, nếu không muốn nói đó là một "dự tính" rất thông minh của tạo hóa. Nhưng tại sao, các bà mẹ và cô giáo luôn biểu dương và khuyến khích sự dịu dàng ở bé gái trong khi lại chê trách, kìm hãm và liệt vào hạng mục "tính xấu" với tính hung hăng ở bé trai? Rõ ràng, ngay cả trong gia đình và trường học, những bé trai yếu ớt, dịu dàng, ngoan ngoãn, hơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao 2.doc
Tài liệu liên quan