Đề tài Thế giới tuổi hồng trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Lí do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử vấn đề. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

4. Mục đích nghiên cứu . 6

5. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Đóng góp mới của khóa luận. 6

7. Bố cục của khóa luận. 7

NỘI DUNG . 8

Chương 1. 8

NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO TUỔI THƠ8

1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh . 8

1.2. Hành trình sáng tác cho tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh. 11

Chương 2. 21

SỰ THỂ HIỆN THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG TRONG TRUYỆN CỦA

NGUYỄN NHẬT ÁNH. 21

2.1. “Tuổi hồng” với học tập . 22

2.2. “Tuổi hồng” với những trò chơi bất tận. 31

2.3. “Tuổi hồng” với trí tưởng tượng đầy sắc màu. 38

2.4. “Tuổi hồng” với những rung cảm tình yêu thơ dại. 44

2.5. “Tuổi hồng” với suy nghĩ và hành động non dại. 53

KẾT LUẬN. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

pdf68 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới tuổi hồng trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của con trẻ, xúc động, vui mừng khi chúng chịu để tâm đến việc học tập. Nhưng đang ở độ tuổi mới lớn, với những đặc trưng tâm lí chung của lứa tuổi, không phải khi nào những đứa trẻ ấy cũng coi trọng việc học hành như người lớn mong muốn. Đối với lứa “tuổi hồng”, tuổi mới lớn những rung động chớm nở, những cuộc nô đùa luôn có sức hấp dẫn đặc biệt hơn so với ngồi vào bàn học bài. Cậu bé Thiều ngồi hàng giờ trước bàn học, kể cả khi đã học xong hết bài vở chỉ vì trốn làm việc nhà. Còn với Khoa, kể cả khi thầy Tám đến dạy kèm tại nhà rồi cậu bé cũng “không ngại” việc trốn học để đi chơi với Mừng, Trang Đó là những nét vẽ gần gũi, sống động trong truyện trường lớp, học tập của những cô cậu học trò. 28 Tuổi mới lớn bên cạnh bức tranh về cuộc sống hồn nhiên, tinh nghịch của lứa tuổi các em, Nguyễn Nhật Ánh cũng kể những câu chuyện cảm động về những cảnh ngộ đặc biệt của trẻ em trong tác phẩm của mình. Đáng ra ở lứa tuổi này các em chỉ có hai nhiệm vụ là học và chơi nhưng có những đứa đứa trẻ không được may mắn như thế. Đó là câu chuyện cô bé Mận tháng nào cũng đứng gần bét lớp: “Mỗi khi thầy, cô giáo ra bài tập, sắp đến ngày nộp bài, nó toàn mượn tập của tôi để chép. Lần đó tôi hỏi con Mận “Sao mày học ngu thế?”. Nó không đáp chỉ cúi đầu nhìn xuống chân. Tôi lại hỏi: “Về nhà mày không bao giờ học bài à?”. Nó vẫn không đáp nhưng tôi thấy nó lấy tay quẹt nước mắt”[2, tr.130]. Hóa ra lí do Mận hàng ngày phải mượn vở của bạn chép bài rất đáng thương, là vì cô bé phải chăm sóc cho người bố bệnh tật bị mẹ nhốt trên gác nên không có thời gian để chuẩn bị bài vở Rồi câu chuyện của cậu học trò Mừng, phải bỏ học giữa chừng để ở nhà phụ giúp bà, vì bố mẹ mất sớm, trong nhà không có người chèo chống, Mừng cũng không đủ tiền để theo đuổi việc học hành. Ở tuổi học trò, lẽ ra các em chỉ quan tâm với chuyện sách vở trường lớp, bạn bè vui chơi thì có bao đứa trẻ đã sớm phải lo toan, mưu sinh, cơm áo. Câu chuyện về những đứa trẻ thiếu thốn, vất vả, nhọc nhằn khiến bạn đọc cảm thương sâu sắc. Để sáng tác văn học cho thiếu nhi, trước hết Nguyễn Nhật Ánh là một người bạn của thiếu nhi, chính xác hơn là một người bạn lớn của thiếu nhi. Nhà văn cùng các em chia sẻ tâm sự, chia sẻ những thú vui, chia sẻ những suy nghĩ. Nhưng đồng thời nhà văn cũng mang đến cho các em sự hiểu biết, đóng vai trò là một người dẫn đường thông minh và tỉnh táo để định hướng cho các em. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh trước hết là những cuốn sách bổ ích cho thiếu nhi. Nhà văn mượn lời nhân vật ông Mười khòm nói với con trẻ: “Con người 29 không học chẳng khác nào bị khòm. Suốt đời chỉ nhìn xuống đất không thể ngước mắt lên trời như thiên hạ”[3, tr.197]. Rồi ông lấy cái lưng khòm khiếm khuyết của mình để làm lời khuyên cho Mừng, cả đời ông sống với cái lưng khòm đi lại khó khăn, đi đâu cũng cần có người giúp đỡ. Ôngví người không học cũng giống như người bị khòm lưng. Quả thực, bài học giáo dục trong truyện Nguyễn Nhật Ánh rất tinh tế nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Đó là lí do đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh “Trẻ em khen hay, phụ huynh khen tốt”. “Tuổi hồng” với học tập trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, ngoài những bài học từ sách vở, trường lớp, nhà văn còn đem đến cho các em những bài học ý nghĩa từ thực tế cuộc sống. Các em được trải nghiệm, học tập qua những trang viết xúc động về tình anh em, tình làng nghĩa xóm mà nhà văn đem đến. Ở Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, sau khi xảy ra lũ quét, miền quê vốn đã nghèo khó lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Lũ quét đi qua, khiến các bậc cha mẹ phải lo chạy ăn từng bữa, thịt cá đã gần như vắng bóng trong các mâm cơm đạm bạc, đám trẻ con chẳng còn nô đùa như trước Lúc này, gia đình Mận lại gặp biến cố cháy nhà, cha bị nghi là đã mất, mẹ bị công an tạm giữ. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Nhật Ánh đã thổi bừng lên ánh sáng của tình làng nghĩa xóm cho câu chuyện. Mẹ Thiều không ngại hoàn cảnh gia đình khó khăn mà đón Mận về chăm sóc, yêu thương như người con trong gia đình. Bà không khỏi xót thương rơi nước mắt, lo lắng cho gia đình của bé Mận. Hay khi ông Tám Tàng bế đứa con mắc bệnh ngớ ngẩn lánh xa cộng đồng để con bé được sống trong thế giới mộng mị của nó, thì câu chuyện về con ma cọp ở xóm Miễu cũng được thêu dệt lên, để trẻ con không lại gần phá vỡ thế giới của cha con ông. Điều đó thể hiện sự cảm thông của dân làng dành cho cha con ông Tám Tàng. Văn hóa “trọng tình” của dân tộc Việt Nam được biểu hiện rõ ràng nhất ở truyền thống “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “Lá lành đùm lá rách” mà nhà văn đã khéo léo đem đến cho bạn đọc nhỏ tuổi. Sự yêu thương, quan 30 tâm, chia sẻ chân thành đó chính là sức mạnh để con người vượt qua những khó khăn, cùng bao dung độ lượng, bảo vệ và che chở cho nhau. Ngày nay, trước nhịp độ phát triển mau chóng của xã hội, đôi khi khiến người ta quên đi những câu chuyện tình người mà sống xa lạ với nhau hơn thì những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh như một dòng nước mát, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp các em học được những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình người, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước! Ở Bảy bước tới mùa hè, câu chuyện về chú bé Mừng ngày ngày giúp ông Mười khòm đi lại dễ dàng hơn cũng gây xúc động với độc giả. Đó là bài học về lòng thương người, giúp đỡ người lớn tuổi, khuyết tật đầy ý nghĩa nhân văn dành cho trẻ nhỏ. Không chỉ khơi gợi những chủ đề trường lớp, học tập của “tuổi hồng”, với kinh nghiệm của một nhà giáo dục, Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho con trẻ những bài học mang tính nhân văn sâu sắc để các em rèn luyện đạo đức, tính cách của mình. Nhìn tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ở khía cạnh này, có thể nói nhà văn đã truyền thụ cho các em những “kĩ năng sống” quý báu. Các em tiếp thu, học tập những lời răn dạy giáo dục hết sức tự nhiên, nhẹ nhàng không hề giáo điều, khô khan. Mỗi một câu chuyện mà Nguyễn Nhật Ánh mang đến cho các bạn đọc nhỏ tuổi đều có thể trở thành những bài học thiết thực bổ ích. Các bạn thiếu nhi yêu thích và say mê tìm đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ vì các em không cảm thấy mình đang được, hay đang bị “dạy dỗ” mà chỉ đơn giản là mình đang được nghe “chú Ánh” tâm sự và chia sẻ. Nguyễn Nhật Ánh từ đó cũng góp một tiếng nói quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” của dân tộc! Rõ ràng, sứ mệnh của văn học thật lớn lao:“Nếu sự tồn tại và phát triển của dân tộc, cũng như nhân loại trong tương lai gần và xa là đặt vào thế hệ thiếu nhi thì câu chuyện về văn học thiếu nhi, câu chuyện về món ăn tinh thần 31 cho thiếu nhi chúng ta bàn hôm nay và ở đây không thể xem là một câu chuyện “nhỏ”, “ngoài lề” mà là câu chuyện nghiêm trang của tất cả mọi “người lớn”, của các bậc cha mẹ, của các thầy cô và cố nhiên của tất cả những người viết cho thiếu nhi, của tất cả những ai quan tâm và có trách nhiệm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi” (Tạp chí Văn học số 5/1993). Có thể nói, một trong những đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi là tính giáo dục, và điều này đã được Nguyễn Nhật Ánh chuyển tải một cách xuất sắc qua tác phẩm của mình. Song điều đặc biệt là đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh người ta có thể học tập được nhiều điều nhưng lại không cảm thấy đó là những điều giáo huấn nặng nề. Ngược lại tính giáo dục trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng mà thấm thía, đúng như nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “người giáo dục không có cảm giác mình bị giáo dục” (trích Kính vạn hoa tập 2). 2.2. “Tuổi hồng” với những trò chơi bất tận Đứa trẻ nào cũng thích được vui chơi, bởi vui chơi là một phần tất yếu của cuộc sống trẻ thơ. Và trò chơi là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn tuyệt vời của tuổi thơ, ngay cả lứa “tuổi hồng”, tuổi mới lớn. Là một cây bút chuyên viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã thấu hiểu sự “quyến rũ” của những trò chơi gắn liền với các bạn nhỏ. “Tuổi hồng” - tuổi mới lớn trong các tác phẩm của ông được sống trong khung cảnh đầy sắc màu hấp dẫn của những trò chơi đa dạng, phong phú. Trong hai truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè của Nguyễn Nhật Ánh, “tuổi hồng” được vui chơi thỏa thích. Trước hết, là thế giới trò chơi giản dị, dân dã và những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc cộng đồng. Thực ra, mỗi trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi giải trí của trẻ con mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Từ đó, mỗi trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn 32 trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu, tình gia đình, tình quê hương, đất nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của trò chơi dân gian với thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã dành khá nhiều trang sách của mình để tái hiện lại những trò chơi truyền thống cần được lưu giữ, in dấu bản sắc của cộng đồng. Trò chơi trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh thường gắn với khung cảnh thiên nhiên vạn vật. Thiên nhiên là một phạm trù được mở rộng trong cách nhìn nhận và khám phá của thế giới tuổi thơ. Bạn đọc nhỏ tuổi từng được sống với những khung cảnh thiên nhiên kì diệu trong Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Cỏ may ngày xưa (Trần Thiên Hương) Và trong truyện viết cho “tuổi hồng”, tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh cũng dành một phần tác phẩm để miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ gắn bó giữa các em với thế giới tự nhiên – thiên nhiên trong bản chất tò mò, ham muốn khám phá của trẻ thơ. Tuổi mới lớn khám phá những điều lí thú bổ ích của thiên nhiên qua việc chơi. Thiên nhiên là không gian nô đùa, cũng là nơi cung cấp những “đạo cụ” để cho các nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh được hòa mình vào các cuộc chơi vui vẻ. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh tái hiện lên trước mắt người đọc là những đứa trẻ của vùng quê nghèo với những trò chơi dân dã, bình dị, gắn liền với thiên nhiên, vạn vật. Nơi đây chỉ một khoảng vườn, bờ rào, một góc nhà hay bên bờ giếng đều có thể trở thành những sân chơi đích thực cho các em. Để các em có thể bầu bạn với hết thảy vạn vật xung quanh, có thể lắng nghe mọi âm thanh của cây cỏ, trò chuyện với muôn loài, giao cảm hòa đồng với thiên nhiên. Cậu bé Tường hiền lành, chăm chỉ, tâm hồn mơ mộng, luôn hứng thú với những trò chơi nhẹ nhàng. Khi Thiều rủ Tường trốn ngủ trưa ra trước cửa trạm xá đang xây để chơi trò ném đá, Tường đã lo lắng thuyết phục anh hái nhụy hoa phượng để chơi đá gà. Đây là trò chơi khá quen thuộc của trẻ em nông thôn 33 trước kia mỗi độ hè về, hoa phượng nở rộ: “Nhụy phượng có cọng dài và mảnh, đầu hạt gạo, màu nâu. Trẻ con bọn tôi hay chơi trò đá gà bằng nhuỵ hoa phượng. Hai con gà là hai cái nhụy móc đầu vào nhau, giựt mạnh, đầu gà nào đứt trước là gà ấy thua”[2, tr.44]. Chỉ với những nguyên liệu dễ kiếm và cách thức chơi đơn giản, trò chơi đá gà bằng nhụy phượng, bình dị vậy thôi mà có sức hấp dẫn và đã làm mê đắm không biết bao thế hệ tuổi thơ. Không một đứa trẻ nào ở làng quê trước đây mà chưa từng chơi những trò chơi dân dã này! Vốn khôn ranh, tinh quái nên trong gia đình Thiều thường khiến em trai bị đòn oan.Và mỗi lần khiến em phải chịu đòn thay, Thiều lại nghĩ ra những trò chơi hợp với sở thích của em để “bù đắp” cho em. Thiều an ủi bằng cách hứa sẽ dẫn em Tường đi bắt ve sầu. Nghe lời an ủi của anh trai, cậu bé như quên hết những vết roi lằn trên lưng, vô cùng thích thú: “- Khi nào hè tới, lũ ve sầu trở lại, tao sẽ dẫn mày đi rình bắt ve ve. - Ôi thích quá! Bắt bằng mủ mít hở anh? - Ờ, bằng mủ mít. Tao sẽ vót hai cái que thật dài. Mày một cái, tao một cái. Rồi mình bôi mủ mít lên đầu que. - Em biết rồi như năm ngoái chứ gì?”[2, tr.99]. Thế rồi, Thiều nhớ lại: “Năm ngoái hai anh em tôi trưa nào cũng dọ dẫm ven bờ rào rình bắt ve ve dưới cái nắng chói chang Chiều nào đi bắt ve về, mặt tôi và mặt Tường cũng đỏ lơ đỏ lưỡng, đầu tóc xơ xác và đỏ quạch như hai cây chổi rơm. Mẹ tôi la một trận dọa méc ba, khiến tôi và Tường sợ xanh mặt nhưng qua hôm sau hai anh em lại trốn ngủ trưa lẻn ra sau hè, cầm que dọc các bờ rào để ngóng tìm lũ ve đang đồng ca râm ran trên các tán cây” [2, tr.99] Có đứa trẻ con nào ở nông thôn mà chưa trải qua trò chơi bắt ve bằng mủ mít. Những trưa hè trốn ngủ đi bắt ve, có khi bị ăn đòn oan vì ham chơi mà bọn trẻ vẫn không thể từ bỏ được. 34 Tuổi thơ còn gắn liền với những ngày chơi trò đánh trận giả, mà mỗi khi nhìn thấy cây“bời lời nhiều trái” bọn trẻ không thể nào kiềm lòng được: “Chỉ cần một ống trúc bằng hai gang tay, chúng tôi tự chế ra một nòng súng rỗng và một que thụt. Khi bắn, chúng tôi nhét quả bời lời ở hai đầu ống trúc rồi dùng que thụt mạnh: đạn bời lời bắn ra kèm theo một tiếng“bốp”. Trúng phải đạn bời lời không đau lắm, nhưng vạt áo dính lốm đốm nhựa xanh” [2, tr.140]. Đôi khi mải chơi trò đánh trận giả bằng súng bời lời, đám trẻ cũng bị mẹ mắng mỗi khi đem áo đi giặt, nhưng trò chơi ấy vẫn đầy “cám dỗ” đối với chúng. Những trò chơi bất tận với “đạo cụ” đơn giản từ thiên nhiên gần gũi với “tuổi hồng” đi vào các trang văn của Nguyễn Nhật Ánh thật tự nhiên. Nào là chơi đá gà bằng nhụy phượng, bằng cỏ gà, bắt ve sầu, đặt con sâu cuốn chiếu lên tay chọc vào thân nó rồi thích thú nhìn nó co rúm người lại, cho chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi, cùng chụm đầu chơi với con bổ củi cả buổi sáng, hay đánh trận giả bằng súng bời lời Tất cả đã góp phần tạo nên một thế giới tuổi thơ đầy màu sắc, đầy phong vị làng quê. Nguyễn Nhật Ánh có những kỷ niệm đặc biệt gắn bó với thôn quê. Ông kể về dải đất trắng miền Trung với một giọng tự hào: “Người Việt Nam mình ai mà chưa từng lưu giữ những xúc cảm với thiên nhiên. Việt Nam là đất nước nông nghiệp, của làng quê mà. Nơi tôi sinh ra cũng vậy, bên này là biển, bên kia là rừng núi, đồng bằng chỉ có một xíu vậy thôi”. Cũng vì lẽ đó, Nguyễn Nhật Ánh dành cho thiên nhiên, quê hương xứ sở thứ tình cảm rất tự nhiên, trong sáng. Ông thổi tình yêu ấy vào nhân vật, vào mọi giác quan của người đọc. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm được Nguyễn Nhật Ánh gửi gắm những lát cắt đẹp nhất, sống động nhất về thiên nhiên. Và thế giới “tuổi hồng” trong tác phẩm của ông luôn gắn liền với tiếng mời gọi đầy hấp dẫn của thiên nhiên vạn vật. 35 Những trò chơi dân gian mang bản sắc cộng đồng trong tác phẩm được tất cả bọn trẻ trong xóm cùng chơi với nhau. Không gian nô đùa của các em là khoảng đất trống ngoài nghĩa trang, sân nhà ông Xung bốc thuốc, nhà thầy Nhãn Ở đó các em được hòa mình vào cùng bạn bè với những trò chơi dân gian quen thuộc như chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi bi, chơi đồ hàng, chơi u, chơi cướp cờ Tác giả để cho độc giả của mình cùng nhập cuộc với các bạn nhỏ. Đọc những trang văn của ông, người đọc hình dung được một không gian ngập tràn những tiếng hát đồng dao quen thuộc với tuổi thơ. Thế giới tuổi hồng, tuổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_the_gioi_tuoi_hong_trong_truyen_cua_nguyen_nhat_anh_q.pdf
Tài liệu liên quan