MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. 2
I.Sự ra đời và phát triển của ngành dệt may Việt Nam. 2
II.Những thành tựu ngành dệt may Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế. 3
CHƯƠNG II 5
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VN 5
I.Những thuận lợi. 5
II.Những khó khăn. 6
III.Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường một số nước chủ yếu. 6
1.Thị trường EU 7
2.Thị trường Nhật Bản 7
3.Thị trường Mỹ 7
4.Thị trường khác 8
CHƯƠNG III 9
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. 9
I.Định hướng và triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. 9
II.Một số giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
14 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam - Giải pháp phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Để góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển; tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống của nhân dân; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước thì cần quan tâm đến hoạt động xuất khẩu - đây là một hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ thị trường dưới hình thức buôn bán, mục đích kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Vì thế mà vai trò của hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nói riêng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Qua những năm trước cho thấy việc phát triển ngành công nghiệp may ở nước ta là rất thích hợp và nó thực sự đã chứng tỏ được nó là ngành công nghiệp mũi nhọn và là mặt hàng chủ lực của đất nước. Nhưng để phát triển, mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa trong thời gian tới là hết sức khó khăn.
Qua đó để tìm hiểu được những vấn đề đặt ra ở trên, bằng những vốn kiến thức cơ bản của môn Ngoại Thương em đã chọn đề tài: “Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Giải pháp phát triển” để viết tiểu luận. Mục đích là để tìm hiểu thực trạng phát triển của hoạt động xuất khẩu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới.
Kết cấu của tiểu luận:
Chương I. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam.
Chương II. Thực trạng hoạt động của thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận Ngoại Thương nên còn nhiều thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo góp ý kiến để những tiểu luận sau em viết sẽ được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Chu đã hướng dẫn em để em có thể hình thành được bài tiểu luận này.
Chương I
Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam.
I.Sự ra đời và phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
Sự ra đời của ngành dệt may không giống như các ngành công ngiệp khác, nó không thông qua việc ký quyết định thành lập mà được bắt đầu từ một nghệ nhân người Hoa có tên Bá Chí Hội, lập ra xưởng kéo sợi năm 1889 và đến tháng 8/1890, một doanh nhân người Pháp có tên Đuypơrê đã hùm vốn lập ra công ty Bắc Kỳ.
Từ khi ra đời đến nay ngành dệt may Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau:
- Giai đoạn 1890 - 1940: công ty Bắc Kỳ đã bắt đầu tiến hành xây dựng các nhà máy kéo sợi, dệt vải, dệt chăn…..tại Nam Định.
- Giai đoạn 1940 - 1954: công ty này đã thâu tóm các nhà máy sợi Hải Phòng và Hà Nội. Sau 1954 được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã nhanh chóng mở rộng lực lượng sản xuất.
- Giai đoạn 1954 - 1975: dù hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng một số nhà máy vẫn được ra đời như: dệt kim Đông Xuân, dệt 8-3, dệt Vĩnh Phú, xí nghiệp may 10,…..cùng với đội ngũ công nhân lao động đông đảo, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình lao động.
- Giai đoạn 1975 - 1990: ngành dệt may nước ta được thực hiện sản xuất theo kế hoạch được giao là kế hoạch 5 năm (1976-1980, 1981-1985, 1986-1990) và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trước thời hạn.
Đến 1990, ngành dệt may cả nước đã phát triển mạnh về quy mô, trong toàn ngành dệt có 129 doanh nghiệp nhà nước; 1979 hợp tác xã và hộ cá thể, trong ngành may có 166 doanh nghiệp nhà nước; 162 hợp tác xã và hộ cá thể. Cả nước có một viện nghiên cứu sợi, một trung tâm nghiên cứu may, trên 2000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, 2000 rôtô, 43000 máy dệt và 860000 cọc sợi. Với quy mô như trên chúng ta đã sản xuất được khoảng 150 triệu sản phẩm may với kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu Rúp & USD.
Sang giai đoạn 1990 đến nay, chủ trương phát triển của ngành dệt may là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Với sự nỗ lực cố gắng của ngành dệt may, Việt Nam đã có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân, tạo sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và còn tiếp tục phát triển hơn nữa bởi chiến lược phát triển của ngành trong thế kỷ 21 là tăng tốc độ đầu tư, giảm thua lỗ để tạo vị trí vững chắc trên thị trường thế giới.
II.Những thành tựu ngành dệt may Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, muốn thành công đòi hỏi các quốc gia phải cạnh tranh - một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là đối với ngành dệt may. Sự cạnh tranh trong phạm vi ngành dệt may chính là chất lượng sản phẩm, chi phí lao động thấp, giá thành rẻ. Ngành dệt may Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới còn kém phát triển về quy mô sản xuất nhưng khi tham gia vào hội nhập kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước.
- Giai đoạn trước 1990, các sản phẩm dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất sang các nước Liên Xô & Đông Âu chiếm tới 90% tổng sản phẩm dệt may xuất khẩu cả nước.
- Sau 1990, với sự tan rã của Liên Xô & các nước Đông Âu, ngành dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn như mất thị trường xuất khẩu chính tuy vậy với sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành và sự giúp đỡ hỗ trợ của Đảng Nhà nước thì ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua và vẫn tồn tại phát triển thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước.
Từ khi nước ta thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước thì tốc độ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng rất nhanh “1991 từ 62 triệu USD lên 161 triệu USD 1992; 1996 tăng lên 1,1 tỷ USD; 1997 là 1,35 tỷ USD; đến năm 2000 tăng lên 2,2 tỷ USD, dự kiến 2005 sẽ đạt 4 tỷ USD” (Dương Ngọc - Tổng quan kinh tế Việt Nam, TBKT Việt Nam 3/12/2001). Ta có thể thấy được sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua bảng số liệu ở giai đoạn 1996 - 2001.
Bảng 1: Tỷ trọng hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu (1996 - 2001)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Cả nước
7255,9
9185
9360,3
11540
14608
18920
Ngành dệt may
1150
1349
1351
1650
1950
2100
Tỷ trọng (%)
15,85
14,69
14,43
14,30
13,35
11,11
(Tạp chí Tài Chính 9/2001)
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường truyền thống hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào các thị trường lớn, giầu tiềm năng với số lượng ngày càng tăng như: EU, Mỹ, Nhật Bản ...và nhiều thị trường mới khác.
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (đơn vị tính triệu USD)
Danh mục
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng kim ngạch
750
1150
1350
1450
1750
1950
2100
2500
Thị trường chủ yếu
EU
353
420
460
650
700
610
620
750
Nhật Bản
290,5
3158
325,1
320
330
620
650
700
Mỹ
15
20
23
27
70
49
50
200
(Thống kê của tổng cục hải quan 1995 - 2002)
Chương II
Thực trạng hoạt động của thị trường xuất khẩu hàng dệt may VN
I.Những thuận lợi.
Ngành dệt may là ngành thu hút nhiều lao động, số vốn đầu tư ban đầu và yếu tố công nghệ đòi hỏi không quá cao, việc thu hồi vốn lại nhanh nên việc phát triển ngành này ở nước ta rất phù hợp, thuận lợi cho thị trường xuất khẩu của nước ta.
Việc tiêu thụ hàng dệt may của nước ta rất lớn do nhu cầu tiêu dùng của nước ta. Nước ta có nguồn lao động dồi dào khoảnh 39 triệu người với đặc điểm cần cù, sáng tạo, khéo léo thích hợp cho ngành dệt may. Với số lượng doanh nghiệp lớn là 1165, doanh nghiệp được phân bố tại 28 tỉnh thành trên cả nước nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt may khá phong phú, có nhiều tiềm năng. Nước ta có điều kiện địa lý, nhiều vùng chuyên canh công nghiệp với quy mô lớn đã và đang được hình thành phù hợp cho những đặc tính của các loại cây sản xuất nguyên liệu cho ngành như: bông, đay, cói, dâu tằm….Cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị phục vụ cho ngành dệt may tương đối hiện đại, thường xuyên được đầu tư, nâng cấp và đổi mới. Do nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may đã chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ lao động lành nghề và đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, nghiên cứu KHCN. Nhờ vậy năng suất lao động của ngành ngày càng được nâng cao.
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là đẩy mạnh xuất khẩu, tích cực hội nhập quốc tế và khu vực. Để thực hiện được chính sách này, nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện ưu tiên và hỗ trợ cho xuất khẩu, đặc biệt là đối với ngành dệt may - ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Đó là miễn và giảm tối đa thuế, nguyên phụ liệu nhập khẩu cho ngành dệt may.
II.Những khó khăn.
Không chỉ có những thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam mà còn có những khó khăn cần phải được khắc phục. Về nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may còn có nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Những nguyên liệu như xơ PE, xơ Visco, xơ Liber, thuốc nhuộm…..cho ngành dệt may hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vì nguyên liệu là yếu tố chính trong đầu vào của quá trình sản xuất nhưng lại phải nhập khẩu từ bên ngoài nên ngành dệt may Việt Nam thường bị rơi vào tình trạng bị động, thiếu đồng bộ, bị hạn chế về thời gian. Với hình thức phải mua nguyên liệu bên ngoài bán thành phẩm thì ngành dệt may thu được lợi nhuận rất thấp và làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá, ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Mặc dù cơ sở hạ tầng thường xuyên được nâng cấp nhưng so với các nước khu vực và quốc tế còn lạc hậu và cũ kỹ từ 15 - 20 năm gây cản trở cho việc nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm. Năng lực và thiết bị công nghệ của ngành mới chỉ huy động được gần 40% công suất, còn lạc hậu và không đồng bộ giữa các khâu. Do các thiết bị công nghệ của ngành dệt đổi mới được 40 - 50%, trình độ tự động hoá ở mức trung bình, còn phải cần sự can thiệp của con người nên chất lượng sản phẩm không ổn định.
Tuy có lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân có trình độ, là bậc thợ cao còn ít, đa số còn thiếu tác phong công nghiệp, tay nghề thấp, đội ngũ cán bộ còn hạn chế khi tiếp cận với phong cách quản lý hiện đại, kinh nghiệm về xuất khẩu và nghiên cứu thị trường còn ít nên việc phát triển sản xuất ngành dệt may có nhiều khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam trong thị trường xuất khẩu sang các nước khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta.
III.Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường một số nước chủ yếu.
1.Thị trường EU
EU là một thị trường lớn với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao khoảng 17kg/người/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU tăng lên hàng năm: năm 1993 đạt 250 triệu USD, năm 1998 đạt 650 triệu USD, năm 2000 đạt 610 triệu USD (Thời báo kinh tế Việt Nam 30/12/2001; 6/6/2001)
Hiện nay EU là thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam. Hàng năm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Sau 8 năm xâm nhập vào thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc thể hiện ở kim ngạch không ngừng gia tăng.
2.Thị trường Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may cao, là thị trường không có hạn ngạch. ở thị trường này có sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Khi Nhật Bản chuyển đổi chiến lược sản xuất tăng nhập khẩu hàng dệt may thì đây là cơ hội tốt cho ngành dệt may Việt Nam. Năm 1994, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 130 triệu USD, so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1,7%. Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đạt 330 triệu USD, năm 2000 đạt 620 triệu USD, năm 2001 đạt 650 triệu USD (Thời báo kinh tế Việt Nam 6/6 & 31/12/2001). Tuy mức xuất khẩu vào Nhật Bản còn thấp so với nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản nhưng thị trường này vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may nhiều nhất của Việt Nam.
3.Thị trường Mỹ
Với dân số khoảng 260 triệu người nhưng mức tiêu thụ hàng dệt may lại cao hơn EU 27kg/người/năm. Đây là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Trong 10 tháng đầu sau khi bỏ cấm vận, hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đạt 2 triệu USD chiếm 0,1% thị trường may mặc Mỹ, đứng thứ 58. Đến năm 1995, kim ngạch xuất khẩu tăng lên đến 16,75 triệu USD; tăng lên gấp 7 lần so với 1994. Năm 1996 lên tới 22,23 triệu USD. Tuy so với các nhà cung cấp hàng dệt may hàng đầu cho Mỹ thì con số kim ngạch của Việt Nam còn kém, năm 2000 đạt 49 triệu USD, năm 2001 đạt 50 triệu USD (Thời báo kinh tế Việt Nam 31/12/2001) Nhưng trong thời gian tới Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu của mình để đạt được lợi nhuận kinh tế cao hơn.
4.Thị trường khác
Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Asean, quan hệ thương mại Việt Nam - Asean tăng lên không ngừng. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Asean chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch của cả nước.
Những năm gần đây, Nga là nước nhập khẩu hàng dệt may khá lớn của nước ta, năm 1997 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nga đạt 41,4 triệu USD; năm 1998 đạt 59,3 triệu USD; năm 2000 đạt 67,2 triệu USD; năm 2001 đạt 69,1 triệu USD.
Chương III
Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
I.Định hướng và triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Để có thể phát triển mạnh về hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói riêng, Đảng Nhà nước đã có những định hướng, mục tiêu nhất định nhằm đưa hoạt động xuất khẩu của nước ta phát triển mạnh hơn trên thị trường quốc tế.
“Cần phải hướng ra xuất khẩu, coi trọng thị trường nội địa để vừa đem lại lại ngoại tệ cho đất nước, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho đất nước. Nâng cao năng lực công nghệ, sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu, chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ” (Chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn 2000-2010, Bộ Công Nghiệp 7/1999)
Mục tiêu để phát triển: “Đạt tốc độ tăng trưởng cao 13-14%/năm, thu hút được nhiều lao động (khoảng 3 triệu người vào 2010 với mức thu nhập bình quân 100USD/người/tháng), kim ngạch xuất khẩu đến 2010 đạt 4 tỷ USD, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước cho hơn 100 triệu dân vào 2010 với mức tiêu dùng trung bình là 3,6kg/người/năm, đến 2010 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực để hoà nhập vào thị trường” (Chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn 2000 - 2010, Bộ công nghiệp 7/1999)
Cho đến nay thì ngành dệt may Việt Nam đã được nhiều người tiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu lớn đánh giá cao, quen dùng không chỉ vì tay nghề của công nhân Việt Nam ngày càng tốt mà còn do chất lượng ngày càng cao, mẫu mã ngày càng phong phú. Nhà nước đã và đang áp dụng nhiều giảỉ pháp hỗ trợ cho ngành dệt may nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu: hỗ trợ về phát triển nguồn nguyên liệu, hỗ trợ các doanh nghiệp, mở rộng thị trường,…Vì thế kim ngạch của ngành trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên; đặc biệt tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản. Theo dự kiến thì kim ngach xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ năm nay đạt 200 triệu USD; năm 2005 đạt 1,5 tỷ USD; vào EU năm 2002 là 620 triệu USD, đến 2005 sẽ đạt 2 tỷ USD; vào Nhật Bản năm 2002 là 600 - 650 triệu USD, đến 2005 sẽ đạt 1 tỷ USD (Thời báo kinh tế Việt Nam 21/11/2001)
Với những định hướng, mục tiêu va triển vọng này thì ngành dệt may Việt Nam sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn hơn.
II.Một số giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Trong quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới còn gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là trong thị trường xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói riêng. Vì thế để có thể nămg cao tính cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới cần có một số giải pháp như sau:
- Biến nhận thức thành chương trình hành động để vượt qua những thách thức, vững bước trên con đường hội nhập.
- Ký kết các hiệp định song phương và đa phương của chính phủ để tạo hành lang pháp lý và có được môi trường thuận lợi.
- Sự nỗ lực của từng doanh nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
- Cần có sự hỗ trợ của nhà nước, chính sách ưu đãi, trợ giúp xuất khẩu, mở rộng thị trường mới và sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Xác định đúng mặt hàng xuất khẩu chiến lược gắn liền với nhu cầu của thị trường theo quá trình hội nhập.
- Cần ưu tiên đầu tư cho công đoạn dệt để tăng nhanh sản lượng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tăng năng lực dệt kim để mở rộng thị trường mới xuất khẩu.
- Chú trọng đến công tác thiết kế mẫu và xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quản lý chiến lược như: ISO 9002, ISO 1400, SA 8000…nhằm cải tiến bộ máy quản lý, nâng cao năg lực quản trị kinh doanh.
- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ có trình độ cao đủ sức tiếp cận với công nghệ tiên tiến.
- Tăng cường hoạt động marketing, hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các buổi hội chợ, triển lãm…Để quảng cáo, giới thiệu nhằm nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam trên thế giới.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới, hiện đại.
- Nhà nước phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ đối với ngành dệt may như giảm thuế xuất, đổi mới cơ chế quản lý nhân khẩu.
- Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhanh chóng hoàn thiện chiến lược giành lấy thị phần.
Đó là một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Kết luận
Qua đó có thể thấy được ngành dệt may Việt Nam là một ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ngành dệt may là ngành thu hút nhiều lao động, vốn đầu tư ban đầu không cao và có thể thu hồi vốn nhanh nên việc phát triển ngành này ở nước ta là rất thích hợp đồng thời phù hợp với đường lối và chính sách đẩy mạnh thị trường xuất khẩu của Đảng Nhà nước ta.
Mặc dù trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của ngành dệt may còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đứng vững và vượt qua để đạt được những thành tựu lớn góp phần đẩy mạnh thị trường xuất khẩu của nước ta, xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình “Quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và các thành viên Asean” NXB Tài Chính 1998.
- Thời báo kinh tế Việt Nam các số: 31/12/2001, 21/11/2001, 06/06/2001.
- Tạp chí Cộng Sản số 11 (11/2000)
- Tạp chí dệt may số 6 (01/2000)
- Chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn 2000 - 2010 (Bộ Công Nghiệp 07/1999)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0633.doc