MỤC LỤC
Phần 1 : Mô tả toán học
Phần 2 : Cách giải quyết bài toán
1. Các giải pháp được đề ra.
2. Giải pháp được sử dụng.
Phần 3 : Thuật toán
Phần 4 : Sơ đồ khối và thiết kế
I) Sơ đồ khối
II) Thiết kế mạch
1. Khối gọi thang máy.
2. Khối tạo trễ.
3. Khối chọn tầng.
4. Khối điều khiển động cơ.
20 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống điều khiển thang máy chạy ở chế độ taxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần 1 : Mô tả toán học
Phần 2 : Cách giải quyết bài toán
Các giải pháp được đề ra.
Giải pháp được sử dụng.
Phần 3 : Thuật toán
Phần 4 : Sơ đồ khối và thiết kế
Sơ đồ khối
Thiết kế mạch
Khối gọi thang máy.
Khối tạo trễ.
Khối chọn tầng.
Khối điều khiển động cơ.
Phần1: MÔ TẢ TOÁN HỌC
Yêu cầu của bài toán là thiết kế hệ thống điều khiển thang máy hoạt động theo chế độ taxi. Thang máy chỉ phục vụ 1 yêu cầu trong 1 hành trình . Một hành trình được bắt đầu từ khi có người gọi thang máy ,lệnh gọi được chấp nhận , cho tới khi người đó ra khỏi thang máy ,sau khi thang máy đã di chuyển đến tầng được chọn . Tất cả các lệnh gọi thang trong khi thang máy đang phục vụ đều bị từ chối . Sau mỗi hành trình phục vụ thang máy dừng lại ở tầng hiện tại chờ lệnh gọi tiếp theo .
Cụ thể bài toán này thang máy sẽ được thiết kế cho ngôi nhà 8 tầng. Ở phía ngoài thang máy,tại mỗi tầng sẽ có phím gọi thang máy đi lên và đi xuống, có 1 đèn LED 7 thanh dùng để hiển thị tầng hiện tại của thang máy khi thang máy đang hoạt động. Bên trong thang máy là hệ thống các phím chọn tầng từ 1 tới 8 và cũng có đèn LED 7 thanh để hiển thị tầng.
*) Qúa trình hoạt động cuả thang máy:
Khi có người bấm phím gọi thang máy, nếu thang máy đang ở trạng thái nghỉ đèn báo gọi tương ứng sẽ bật sáng lệnh gọi được chấp nhận, nếu không đèn sẽ không sáng yêu cầu bị từ chối . Khi lệnh gọi được chấp nhận ,thang máy bắt đầu phục vụ cuộc gọi , trong suốt quá trình này tất cả các phím gọi thang khác sẽ bị khóa. Thang máy sẽ di chuyển tới tầng có phím gọi và mở cửa trong 30s . Sau 30s thang máy đóng cửa chờ lệnh chọn tầng, khi người dùng vào thang máy và nhấn phím chọn tầng đèn báo gọi thang sẽ tắt , tất cả các phím gọi vẫn bị khóa , những phím chọn tầng khác cũng bị khóa trong suốt thời gian phục vụ , thang máy sẽ ghi nhận và sẽ di chuyển tới tầng được chọn. Khi tới tầng được chọn thang máy dừng lại, đèn chọn tầng tương ứng tắt , mở cửa trong 30s. Sau 30s thang máy đóng cửa và kết thúc 1 lần phục vụ.
*)Đầu vào,đầu ra và mối quan hệ logic:
Ở giai đoạn đầu,khi thang máy di chuyển theo lệnh gọi,thì đầu vào là chỉ số tầng nơi khách hàng gọi thang máy. Chỉ số này được so sánh với chỉ số tầng hiện tại của thang máy để đưa ra ở đầu ra là quyết định thang máy đi lên hay đi xuống.
Ở giai đoạn sau,khi thang máy phục vụ theo lệnh chọn tầng,thì đầu vào là chỉ số tầng được chọn. Và chỉ số này cũng được đem so sánh với chỉ số tầng hiện tại của thang máy để đưa ra ở đầu ra là quyết định thang máy đi lên hay đi xuống.
Phần 2: CÁCH GIẢI QUYẾT
Các giải pháp được đặt ra:
Cách thứ nhất,ta sử dụng 8 bit để mã hóa cho chỉ số tầng của 8 tầng.
Số tầng Cách mã hóa
1 00000001
2 00000010
3 00000100
4 00001000
5 00010000
6 00100000
7 01000000
8 10000000
Bảng mã hóa chỉ số tầng khi sử dụng 8 bit
Khi có tín hiệu gọi thang máy hoặc tín hiệu chọn tầng tức là có tín hiệu đầu vào,lúc này hệ điều khiển sẽ thực hiện phép so sánh lần lượt từng bit giữa chỉ số đầu vào và chỉ số tầng hiện tại của thang máy.Do cách mã hóa như trên nên thứ tự so sánh có thể từ bit có trọng số cao đến số có trong số thấp hoặc từ bit thấp đến bit cao.Giả sử ta chọn so sánh từ bit cao tới bit thấp.So sánh lần lượt các bít cho tới khi có sự khác nhau về trị số giữa 2 bit cùng trọng số.Nếu trị số của bít đầu vào nhỏ hơn trị số của bit chỉ số tầng hiện tại của thang máy thì thang máy đi xuống và ngược lại.
Cách thứ hai,ta sử dụng 3 bit để mã hóa cho chỉ số tầng của 8 tầng.
Số tầng Cách mã hóa
1 000
2 001
3 010
4 011
5 100
6 101
7 110
8 111
Với cách mã hóa này thì việc so sánh bắt buộc phải so sánh từ trái qua phải. So sánh từng bit cho tới khi có sự khác nhau về trị số giữa 2 bit cùng trọng số. Lúc này so sánh giống trường hợp trên khi so sánh theo thứ tự từ trái qua phải.
Giải pháp được sử dụng.
Phương án thứ nhất có ưu điểm là có thể phục vụ nhiều hơn 1 l ệnh chọn tầng trong một lượt phục vụ do sử dụng giải pháp so sánh từng bit . Nhược điểm của mạch là phức tạp hơn phương án so sánh 3 bit. Phương án này thích hợp cho bài toán thang máy chế độ bus .
Phương án 2 có cấu trúc đơn giản hơn phù hợp với bài toán thang máy taxi. Nhược điểm của phương án này là chỉ phục vụ duy nhất được 1 lệnh gọi trong 1 lần phục vụ .
Từ 2 giải pháp trên ta thấy phương pháp so sánh 3 bit sử dụng ít bit hơn nên sẽ dễ dàng tiện lợi hơn trong bước so sánh.Từ đó sẽ tăng tốc độ làm việc của mạch,cơ cấu so sánh cũng ít cồng kềnh hơn.
Phần3: THUẬT TOÁN
Tín hiệu 8bit
Mã hóa 8bit -> 3bit
So sánh 4 bit
Điều khiển động cơ
Phần4: SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MẠCH VÀ THIẾT KẾ
Sơ đồ khối.
Từ phương pháp giải quyết bài toán, ta có thể lập sơ đồ khối với 4 khối chính: khối gọi thang , khối chọn tầng, khối điều khiển động cơ và khối tạo trễ.
Khối
Gọi thang
Hiển thị
LED 7SEG
Cảm biến vị trí
Động cơ
/C1-/C8
Khối ĐK
Động cơ
S0-S3 RSC
/CB1-/CB8 /LEN /OFF
/XUONG
/OFF RST
ON /T1-/T8
Khối
Tạo trễ
Khối
Chọn tầng
Khối gọi thang máy có chức năng đưa tín hiệu gọi thang máy tới khối điều khiển. Khối này sẽ gồm có 8 khối gọi thang máy con của từng tầng. Mỗi khối gọi thang máy con sẽ có 8 đầu vào và 1 đầu ra. Khi phím gọi thang máy của 1 tầng nào đó được nhấn thì khối gọi tầng sẽ có nhiệm vụ là kiểm tra xem các khối gọi thang máy con khác có đưa ra tín hiệu gọi thang máy nào hay không, nếu có thì khối con này sẽ không đưa ra tín hiệu gọi thang máy tới khối điều khiển và ngược lại. Do yêu cầu của hệ thống nên tại 1 lần phục vụ thì khối này chỉ đưa ra 1 tín hiệu gọi thang máy mà thôi. Tín hiệu đầu vào là 7 tín hiệu gọi thang máy từ 7 khối con còn lại và một bit reset RSC,tín hiệu ra sẽ là tín hiệu gọi thang máy của khối đó. Tín hiệu đầu ra sẽ được đưa tới đầu vào của các khối con khác và khối điều khiển. Các phím gọi thang là phím 2 chiều có thể gọi thang hoặc hủy lệnh gọi thang .
Khối chọn tầng nằm trong thang máy có hệ thống 8 phím bấm chọn tầng , mỗi phím có kèm một đèn LED. Khối có nhiệm vụ nhận lệnh chọn tầng của người dung , chấp nhận hoặc từ chối lệnh chọn tầng bằng tín hiệu đèn LED kèm theo phím . Khi chấp nhận thì bật đèn , nếu không thì không bật đèn . Người dùng có thể hủy lệnh chọn tầng bằng cách bấm vào phím chọn tầng đang sáng ( phím sẽ tự động tắt ) . Trong một thời điểm thì chỉ có duy nhất 1 phím chọn tầng được chấp nhận , các phím khác sẽ bị từ chối .
Khối có chức năng như là bộ điều khiển của hệ thống là điều khiển động cơ. Khối này có 24 đầu vào và 9 đầu ra. Trong đó 25 đầu vào bao gồm 8 đầu vào là tín hiệu của 8 cảm biến dùng để nhận biết vị trí thang máy, 8 đầu vào tiếp theo là 8 đầu ra của 8 khối gọi thang máy ,8 đầu vào là 8 đầu ra 8 khối chọn tầng con và một tín hiệu vào cho phép hoặc không cho phép cho ra tín hiệu điều khiển động cơ. Đầu ra bao gồm tín hiệu cho thang máy đi lên,cho thang máy đi xuống, chế độ nghỉ , 2 đầu ra reset cho khối chọn tầng và khối gọi thang máy, 4bit đầu ra cho LED hiển thị. Khối này có chức năng chính là mã hóa các tín hiệu vào và so sánh tín hiệu từ khối gọi thang máy hoặc khối chọn tầng với tín hiệu của cảm biến để đưa ra tín hiệu điều khiển thang máy.
Khối cuối cùng là khối tạo trễ. Khối này có chức năng tạo khoảng thời gian để thang máy mở cửa đón và trả khách hàng. Tín hiệu đầu vào sẽ được lấy từ khối điều khiển, khi khối điều khiển đưa ra tín hiệu cho thang máy hoạt động thì bộ trễ cũng sẽ bắt đầu tính thời gian để tạo khoảng thời gian cho thang máy bắt đầu hoat động và đóng mở cửa.
Thiết kế phần cứng :
Khối gọi thang máy
Đây là khối có chức năng đưa tín hiệu gọi thang máy từ các phím gọi thang máy tới khối điều khiển động cơ. Khối gồm có 8 khối nhỏ có sơ đồ cấu trúc như hình vẽ. Chỉ việc nghiên cứu 1 khối nhỏ,các khối nhỏ còn lại tương tự.
Khối này có thể được chia thành 2 phần có hoạt động tương tự nhau là phần gọi đi lên và gọi đi xuống. Riêng đối với khối của tầng 8 và khối của tầng 1 thì chỉ có phần gọi đi xuống hoặc gọi đi lên. Mỗi phần này bao gồm 1 cổng AND có 8 đầu vào và 1 đầu ra, 1 Flip-Flop. Trong đó 7 đầu vào là tín hiệu gọi thang máy của 7 tầng còn lại, bình thường khi không có tín hiệu gọi thang máy thì các đầu vào này ở mức 1 và khi có tín hiệu chuyển xuống mức 0.
Các tín hiệu này được lấy từ đầu ra của các Flip-Flop sẽ xét sau đây, còn tín hiệu thứ 8 chính là tín hiệu gọi thang máy của chính tầng đó. Khi nhấn phím gọi thì tín hiệu này được đưa vào đầu 8 với mức 1,và ngược lại khi không nhấn phím gọi thì đầu vào ở mức 0. Đầu ra của cổng AND sẽ được đưa vào tín hiệu CLK của Flip-Flop, ở đây sử dụng Flip-Flop JK. Flip-Flop này có tác dụng dùng để nhớ trạng thái của tín hiệu gọi tầng tại tầng đó, 2 chân J,K của Flip-Flop được nối với mức tích cực cao. Đầu ra của Flip-Flop lấy trên Q sẽ được đưa tới bộ điều khiển động được đưa tới bộ điều khiển động cơ và tới các đầu vào của các cổng AND ở khối gọi tầng con khác.
*)Nguyên lý làm việc:
Khi người dùng nhấn một phím gọi thang ( đi lên hoặc đi xuống ) nếu lệnh gọi được chấp nhận đèn báo của phím sẽ bật sáng . Khi một phím gọi thang được chấp nhận thì tất cả các phím gọi khác sẽ bị khóa , hệ thống sẽ từ chối tất cả các lệnh gọi thang khác . Flip flop JK nhằm duy trì trạng thái gọi ngày cả khi phím gọi được nhả ra. Đèn báo phím gọi chỉ tắt khi nào có tín hiệu chọn tầng của khối chọn tầng trong thang máy .
Trong bài toán này chỉ sử dụng bit /C ( =0 khi một trong hai phím gọi được chọn ), khối còn 2 bit đầu ra là L và X , L=1 khi người dùng gọi đi lên , X=1 khi gọi đi xuống , tại một thời điểm chỉ có một phím được chọn .
Khi người dùng muốn hủy lệnh gọi có thể bấm vào phím sáng đèn , hệ thống sẽ hủy lệnh gọi trước đó và bắt đầu nhận lệnh gọi thang từ các tầng . Trong khối các phím có mức ưu tiên ngang bằng , phím nào bấm trước là phím được ưu tiên phục vụ.
Khối tạo trễ
Phần tạo dao động dùng LM555
LM555 là một loại linh kiện khá là phổ biến bây giờ với việc dễ dàng tạo được xung vuông và có thể thay đổi tần số tùy thích, với sơ đồ mạch đơn giản,điều chế được độ rộng xung. Nó được ứng dụng hầu hết vào các mạch tạo xung đóng cắt hay là những mạch dao động khác.Đây là linh kiện của hãng CMOS sản xuất .
+ LM7555 là loại linh kiện của dòng CMOS có chức năng là tạo xung và điều chỉnh độ rộng xung.
+ CD4017 là con đếm sườn xung chia 10 hay nó chia tần số ra 10 lần.
555 là loại linh kiện tạo dung vuông có điều chỉnh được độ rộng xung (PWM). Mạc tạo xung vuông của nó khá là đơn giản chỉ cần 2 con trở và 1 con tụ điện là có thể tạo được dao động xung vuông được rồi và cấp cho con CD4017.
555 đã khá là quen thuộc với chúng ta. Các con R1, R2, C1 nó dùng để tính được giá trị tần số xung vuông đầu ra của bộ dao động và tần số được tính bởi :
f = 1/[ln2.C.(R1+2R2)]
Phần đếm xung dao động : CD4017
CD4017 là dòng CMOS dùng đếm xung thập phân. Nó có thể đếm xung ở sườn dương và sườn âm và kết thúc 1 chu kì đếm tự động Reset. Nó được ứng dụng nhiều vào trong các ứng dụng như : điều khiển tự động, làm các công cụ âm nhạc, điện tử y sinh, hệ thống cảnh báo, điện tử công nghiệp và thiết bị đo từ xa…
Nguyên lý hoạt động
Khi xung đầu vào nó đang ở mức dương thì xung đầu tiên được đếm và khi xung đầu vào xuống mức âm thì chân 1 vẫn giữ trạng thái là ở mức 1. Khi xung đầu vào lại đến sườn dương thứ 2 thì ngày lập tức xung thứ 2 được đếm và xung đầu tiên bị mất trạng thái và xuống mức âm. Cứ như thế nó đếm đến 10 là kết thúc 1 chu kì đếm và quay trở về chu kì mới. Nhìn vào bảng đếm để đếm tới 10 thì chân Reset luôn phải ở mức 0 và chân 13 phải ở mức âm.
Chú ý : CD4017 nó có thể đếm được ở 2 mức : Đếm sườn âm và Đếm sườn dương + Nếu mà đếm sườn dương thì :Clock vào chân 14 và Chân 13 phải nối xuống đất + Nếu đếm sườn âm thì : Clock được vào chân 13 và Chân 14 phải được nối lên Vcc + CD4017 không chỉ đếm từ 1 đến 10. Nó có thể đếm từ 1 đến 2 hay đến 3....Nhưng lớn nhất là 10 dựa vào chân Reset
Flip-Flop JK.
Flip Flop JK trong khối hoạt động ở trạng thái J=K=1, tín hiệu được đưa vào chân CLK đầu ra lấy ở chân Q và /Q . Khi có tín hiệu vào chân CLK đầu ra sẽ đảo mức cao / thấp và duy trì trạng thái đầu ra cho đến khi có tín hiệu CLK hoặc chân R , S.
S
R
Ck
J
K
Q
Q’
1
0
x
x
x
x
1
0
1
x
x
x
x
0
0
0
__
x
x
0
0
0
0
__
x
x
1
1
0
0
_|¯|_
0
0
0
0
0
0
_|¯|_
0
0
1
1
0
0
_|¯|_
0
1
0
0
0
0
_|¯|_
0
1
1
0
0
0
_|¯|_
1
0
0
1
0
0
_|¯|_
1
0
1
1
0
0
_|¯|_
1
1
0
1
0
0
_|¯|_
1
1
1
0
Trong mạch trên ta sử dụng 2 trạng thái cuối khi J = K = 1
Nguyên lý hoạt động.
Đây là mạch gồm có 1 đầu vào và 2 đầu ra. Mạch có tác dụng tạo độ trễ cho tín hiệu /OFF đầu vào, khi có tín hiệu tại đầu vào /OFF=0 , tín hiệu sẽ trễ tại LM555 sau khoảng thời gian là :
T= 1/f = ln2.C.(R1+2R2)
Và khi qua CD4017 thời gian trễ của mạch sẽ gấp 10 lần. Thay số ta có :
T = 10. 1/f = 10.(ln2.10.10^-6.(20+2.180).10^3) = 30 (s)
Cụ thể, khi tín hiêu đầu vào /OFF=0 mạch bắt đầu hoạt động. Lúc này OPEN=1 mở cửa thang máy , và ON=0 cấm các tính hiệu điều khiển động cơ. Sau khoảng thời gian trễ là 30s , OPEN=0 đóng cửa thang máy và ON=1 cho phép động cơ hoạt động . Trạng thái này được giữ cho tới lần có tín hiệu /OFF tiếp theo.
Khối chọn tầng .
Khối chọn tầng nằm trong thang máy có nhiệm vụ cho ra lệnh chọn tầng đưa tới khối điều khiển động cơ . Khối chọn tầng gồm 8 phím chọn tầng có cấu tạo chức năng tương đương nhau . Trong một thời điểm chỉ duy nhất một phím chọn tầng được đưa ra tính hiệu chọn tầng tích cực , các phím khác sẽ chỉ hoạt động khi không có phím nào được chọn . Mỗi phím có một đèn LED báo hiệu cho người dùng biết lệnh chọn tầng của mình có được chấp nhận hay không . Một lệnh chọn được chấp nhận khi người dùng bấm phím chọn và đèn bật sáng . Người dùng có thể hủy lênh chọn bằng cách bấm chọn vào phím đang sáng ( phím này sẽ tăt ) sau đó chọn tầng cần di chuyển đến . Khối chọn tầng có 8bit đầu ra và 1 bit RST đầu vào . Khi RST =1 thì phím nào đang được chọn (sáng đèn) sẽ bị reset (tắt đèn).
Flip-Flop JK.
Flip Flop JK trong khối hoạt động ở trạng thái J=K=1, tín hiệu được đưa vào chân CLK đầu ra lấy ở chân Q và /Q . Khi có tín hiệu vào chân CLK đầu ra sẽ đảo mức cao / thấp và duy trì trạng thái đầu ra cho đến khi có tín hiệu CLK hoặc chân R , S.
/T8’
RST
/T1
/T2
/T3
/T4
/T5
/T6
/T7
T8
/T8
0
1
1
1
1
1
1
1
1
x
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
x
1
x
0
0
1
1
1
1
1
1
x
1
x
0
1
0
1
1
1
1
1
x
1
x
0
1
1
0
1
1
1
1
x
1
x
0
1
1
1
0
1
1
1
x
1
x
0
1
1
1
1
0
1
1
x
1
x
0
1
1
1
1
1
0
1
x
1
x
0
1
1
1
1
1
1
0
x
1
0
0
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
0
1
1
1
1
1
1
1
1
0
Bảng chân lý của mạch chọn tầng
Khi RST=0 và chưa có phím của các tầng khác đạt mức tích cực nếu /T8’=0 khi nhấn nút chọn tầng T8 thì đầu ra /T8=1.Nếu T8’=1 thì khi nhấn nút chọn tầng T8 =0
Khi tính hiệu Reset ở mức tích cực 1 RST=1 thì đầu ra /T8 nếu đang ở mức tích cực (0) thì trở về mức không tích cực (1) , nếu không thì không thay đổi mức .
Khi 1 trong các phím từ T1 đến T7 được bấm thì đầu ra /T8 luôn là 1 mức không tích cực ( phím chọn tầng này bị vô hiệu hóa ).
Khối điều khiển động cơ :
Khối điều khiển động cơ có 3 cổng đầu vào 8bit ,1 bit ON và 9 tín hiệu đầu ra. Cổng đầu vào gồm 8bit ( từ /C1 - /C8 ) nối tới khối gọi , 8bit ( /CB1 - /CB8 ) nối tới 8 cảm biến vị trí thang máy , 8bit (từ /T1 - /T8 ) nối tới khối chọn tầng đặt trong thang máy và bit ON nối tới khối tạo thời gian trễ. Đầu ra gồm 4bit hiển thị , bit reset khối gọi thang RSC , bit reset khối chọn tầng RST , 3bit điều khiển động cơ /LEN /XUONG /OFF.
Khối điều khiển động cơ thực hiện việc nhận các tín hiệu đầu vào từ cảm biến vị trí, khối chọn tầng , khối gọi thang và cho ra tín hiệu điều khiển động cơ thích hợp , hiển thị vị trí của thang máy thông qua LED 7 thanh , reset khối gọi và chọn tầng .
Bit RSC có mức tích cực 1 (reset khối gọi thang ) khi có một phím chọn tầng được bấm .
Bit RST sẽ reset khối chọn tầng ngay khi vị trí thang máy trùng với tầng mà người đi đã chọn trên bàn phím chọn tầng trong thang máy .
Khối chỉ cho ra tín hiệu điều khiển động cơ khi bit ON = 1 .
IC mã hóa 74LS148 8 đầu vào 3 đầu ra :
Hình 1.IC mã hóa 74LS148
Ta có 8 chân tín hiệu vào dư liệu từ I0 đến I7 có mức tích cực thấp.
Tương ứng là A0,A1,A2 là các chân tín hiệu ra dư liệu có mức đảo.
EI là chân tín hiệu vào cho phép,có mức tích cực thấp.
OE,GS là các tín hiệu báo trạng thái cho tầng sau.
Chỉ khi EI có mức tích cực thì IC mới làm việc, mạch mã hóa có mức ưu tiên cao nhất cho I7 và giảm dần cho tới I0. Các tín hiệu GS và OE để tầng sau phân biệt được các trạng thái mà cả 3 đầu ra A0,A1,A2 đều có mức cao.
Tín hiệu vào
Tín hiệu ra
/EI
/I0
/I1
/I2
/I3
/I4
/I5
/I6
/I7
/GS
/A2
/A1
/A0
EO
1
x
x
x
x
x
x
x
x
1
1
1
1
1
0
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
0
0
x
x
x
x
x
x
x
0
0
0
0
0
1
0
x
x
x
x
x
x
0
1
0
0
0
1
1
0
x
x
x
x
x
0
1
1
0
0
1
0
1
0
x
x
x
x
0
1
1
1
0
0
1
1
1
0
x
x
x
0
1
1
1
1
0
1
0
0
1
0
x
x
0
1
1
1
1
1
0
1
0
1
1
0
x
0
1
1
1
1
1
1
0
1
1
0
1
0
0
1
1
1
1
1
1
1
0
1
1
1
1
Bảng chân lý của 74LS148
IC so sánh 4 bit 7485 :
Ai(i=0,1,2,3) và Bi(0,1,2,3) là các đầu vào so sánh tương ứng của 2 số bốn bit. Còn I(A>B), I(A<B), I(A=B) là các đầu vào nối tầng để phục vụ cho việc ghép nối tầng trước với tầng sau khi so sánh các số lớn hơn bốn bit .
Đầu ra là các A>B,A<B,và A=B
Hình 2:IC so sánh 4bit 7485
Đầu vào so sánh
Đầu vào nối tầng
Đầu ra
A3B3
A2B2
A1B1
A0B0
I(A>B)
I(A<B)
I(A=B)
A>B
A<B
A=B
A3>B3
x
x
x
x
x
x
1
0
0
A3<B3
x
x
x
x
x
x
0
1
0
A3=B3
A2>B2
x
x
x
x
x
1
0
0
A3=B3
A2<B2
x
x
x
x
x
0
1
0
A3=B3
A2=B2
A1>B1
x
x
x
x
1
0
0
A3=B3
A2=B2
A1<B1
x
x
x
x
0
1
0
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0>B0
x
x
x
1
0
0
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0<B0
x
x
x
0
1
0
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0=B0
1
0
0
1
0
0
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0=B0
0
1
0
0
1
0
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0=B0
0
0
1
0
0
1
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0=B0
x
x
1
0
0
1
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0=B0
1
1
0
0
0
0
A3=B3
A2=B2
A1=B1
A0=B0
0
0
0
1
1
0
Bảng chân lý của 7485
IC cộng 4bit 74LS83 :
Hình 3: IC cộng 4 bit 74LS83
Ở trong mạch này ta dùng thêm 1 IC74LS83, vì tín hiệu ra từ IC74LS148(/A0A1A2) chỉ có giá trị từ 0 đến 7,mà thang máy của ta là các tầng từ 1 đến 8 nên ta dùng thêm con IC cộng này(hình 3),để cộng thêm 1bit(cho B4B3B2B1=0001).Tín hiệu ra S4S3S2S1 được đưa tới LED để hiển thị số.