1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1. Phương pháp lý thuyết 2
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm 3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 2: TỔNG QUAN KHU CHUNG CƯ THỦ THIÊM QUẬN 2
2.1. Tổng quan về Quận 2 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 4
2.1.1.1. Vị trí địa lý 4
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu 4
a. Nhiệt độ 4
b. Thời gian chiếu sáng trong ngày và số giờ nắng 5
c. Lượng mưa 6
d. Độ ẩm không khí 7
e. Chế độ gió 8
2.1.2.3. Đặc điểm địa hình 8
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội 9
2.1.2.1. Dân số và tổ chức hành chinh 9
2.1.2.2. Kinh tế 11
a. Công nghiệp 11
b. Thương mại – Dịch vụ 12
c. Nông nghiệp 13
2.1.2.3. Hoạt động xã hội 14
a. Giáo dục – Đào tạo 14
b. Y tế 14
c. Văn hoá thể thao 15
d. Lao động xã hội và đào tạo nghề 15
85 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chung cư 28 tầng Thủ Thiêm, công suất 440 m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có khả năng dẫn đến sự ôxy hoá các chất hữu cơ. Qúa trình chuyển hoá sinh học hoàn toàn xảy ra khi nhiệt độ và thời gian lưu nước trong thiết bị lọc được duy trì thích hợp. Do đó, trong thiết bị lọc chậm, hoạt tính sinh học đóng vai trò quan trọng hơn trong thiết bị lọc nhanh.
Chuyển hó hoá học:
Các vật liệu lọc còn có khả năng chuyển hóa hoá học một số chất có trong nước thải như NH4+, sắt, mangan,
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hoá học
Đây thực chất chỉ là phương pháp đưa vào nước thải chất phản ứng như oxy hoá khử, tạo chất kết tủa, hoặc phân huỷ chất độc hại để gây tác động với các tạp chất bẩn , biến đổi hóa học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp đông tụ – kết bông
Đông tụ và kết bông là một công đoạn của quá trình xử lý nước thải, mặc dù chúng là hai quá trình riêng biệt nhưng chúng không thể tách rời nhau.
Vai trò của quá trình đông tụ và kết bông nhằm loại bỏ huyền phù, chất keo có trong nước thải.
Đông tụ: Là phá vỡ tính bền vững của các hạt keo, bằng cách đưa thêm chất phản ứng gọi là chất đông tụ.
Kết bông: Là tích tụ các hạt “ đã phá vỡ độ bền” thành các cụm nhỏ sau đó kết thành các cụm lớn hơn và có thể lắng được gọi là quá trình kết bông. Quá trình kết bông có thể cải thiện bằng cách đưa thêm vào các chất phản ứng gọi là chất trợ kết bông. Tuy nhiên quá trình kết bông chịu sự chi phối của hai hiện tượng: kết bông động học và kết bông Orthocinetique.
Kết bông động học liên quan đến khuyếch tán Brao (chuyển động hỗn độn), kết bông dạng này thay đổi theo thời gian và chỉ có tác dụng đối với các hạt nhỏ hơn 1 mcrofloc dễ dàng tạo thành khối đông tụ nhỏ.
Kết bông Orthocinetique liên quan đến quá trình tiêu hao năng lượng và chế độ của dòng chảy là chảy tầng hay chảy rối.
Giai đoạn
Hiện tượng
Thuật ngữ
Cho thêm chất
Đông tụ
Phản ứng với nước, ion hoá, thuỷ phân, polymer hoá.
Thuỷ phân
Phá huỷ tính bền
Đặc tính hút ion làm đông lạnh bề măt các phân tử
Đông tụ
Đặc tính liên quan đến ion hoặc trường hợp bề mặt của phân tử.
Bao gồm cả chất keo kết tủa.
Liên quan đến bên trong các phân tử, trương hợp đông hợp chất
Vận chuyển
Chuyển động Brao
Kết bông ngoại vi
Năng lượng tiêu tán (gradian tốc độ)
Kết bông trục giao
Các chất làm đông tụ, kết bông:
Để tăng quá trình lắng các chất lơ lửng hay một số tạp chất khác người ta thường dùng các chất làm đông tụ, kết bông như nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua hay một số polyme nhôm, PCBA, polyacrylamit (CH2CHCONH2)n, natrisilicat hoạt tính và nhiều chất khác.
Hiệu suất của quá trình đông tụ cao nhất khi pH = 4 – 8,5. Để bông tạo thành dễ lắng hơn thì người ta thường dùng chất trợ đông. Đó là những chất cao phân tử tan được trong nước và dễ phân ly thành ion. Tuỳ thuộc vào từng nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hay dương (các chất đông tụ là anion hay cation). Đa số chất bẩn hữu cơ, vô cơ dạng keo có trong nước thải chúng tồn tại ở điện tích âm. Vì vậy các chất trợ đông cation không cần keo tu sơ bộ trước đó. Việc lựa chọn hoá chất, liều lượng tối ưu của chúng, thứ tự cho vào nước cần phải tính bằng thực nghiệm. Thông thường liều lượng chất trợ đông tụ là từ 1 – 5 mg/l.
Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm hoá chất thì phải khuấy trộn đều với nước thải, liều lượng hoá chất cho vào phải cần tính bằng Grotamet. Thời gian lưu nước trong bể trộn là 1 – 15 phút. Thời gian để nước thải tiếp xúc với hoá chất tới khi bắt đầu lắng là từ 20 – 60 phút, trong khoảng thời gian này các chất hoá học tác dụng với các chất trong nước thải và quá trình động tụ diễn ra.
Phương pháp trung hoà
Phương pháp trung hoà chủ yếu được dùng trong nước thải công nghiệp có chứa kiềm hay axit. Để tránh hiện tượng nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh thì người ta phải trung hoà nước thải, với mục đích là làm lắng các muối của kim loại nặng xuống và tách chúng ra khỏi nước thải.
Qúa trình trung hoà trước hết là phải tính đến khả năng trung hoà lẫn nhau giữa các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trữ kiềm của nước thải sinh hoạt và nước sông. Trong thực tế hỗn hợp nước thải có pH = 6.5 – 8.5 thì nước đó được coi là đã trung hoà.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hoá lý
Phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không thể loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu.
Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp khác và một số chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xi mạ săt.. trong số này, than hoạt tính thường được dùng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất màu dễ bị than hấp phụ. Lượng chất hấp phụ tuỳ thuộc vào khả năng của từng loại chất hấp phụ và hàm lượng chất bẩn có trong nước. Phương pháp này có thể hấp phụ 58 – 95% các chất hưu cơ màu. Các chất hưũ cơ có thể bị hấp phụ là phenol, Alkylbenzen, sunfonic axit, thuốc nhộm và các chất thơm.
Sử dụng phương pháp hấp thụ có thể hấp thụ đến 58 – 95% các chất hữu cơ và màu.
Phương pháp trích ly
Dung để tách các chất bẩn hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung một chất dung môi không hoà tan vào nước, nhưng độ hoà tan của chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
Phương pháp chưng bay hơi
Chưng nước thải để các chất hoà tan trong đó cung bay hơi lên theo hơi nước, khi ngưng tụ hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
Phương pháp tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Quá trình như vậy được gọi là quá trình tách hay làm đặc bọt.
Trong xử lý nước thải về nguyên tắc tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để loại bỏ khỏi nước các kim loại (kẽm, đồng, chì, thuỷ ngân, cadimi, mangan, ). Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị với độ làm sạch nước rất cao. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong việc khử các muối vơ cơ trong nước cấp.
Phương pháp oxy hoá – khử
Oxi hoá bằng không khí dựa vào khả năng hoà tan của oxi vào nước. Phương pháp thường dùng để oxi hoá Fe2+ thành Fe3+. Ngoài ra phương pháp còn dùng để loại bỏ một số hợp chất như: H2S, CO2 tuy nhiên cần phải chú ý hàm lượng khí sục vào vì nếu sục khí qua mạnh sẽ làm tăng pH của nước.
Oxi hoá bằng phương pháp hoá học
Clo là một trong những chất dùng để khử trùng nước, clo không dùng dưới dạng khí mà chúng cần phải hoà tan trong nước để trở thành HClO chất này có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên clo có khả năng giữ lại trong nước lâu. Ngoài ra ta còn sử dụng hợp chất của clo như cloramin, chúng cũng có khả năng khử trùng nước nhưng hiệu quả không cao nhưng chúng có khả năng giữ lại trong nước lâu ở nhiệt độ cao.
Ozone là một chất oxi hoá mạnh được dùng để xử lý nước uống, nhưng chúng không có khả năng giữ lại trong nước.
Pedroxit hydro: cũng dùng khử trùng nước tuy nhiên giá thành cao. Nó có thể dùng khử trùng đường ống. Ngoài ra còn dùng để xử lý hợp chất chứa lưu huỳnh trong nước thải gây ra mùi hôi khó chịu. Ưu điểm dùng chất này là không tạo thành hợp chất halogen.
Phương pháp oxi hoá điện hoá được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, với mục đích khử các chất có trong nước thải để thu hồi cặn quý (kim loại) trên các điện cực anot. Phương pháp này dùng xử lí nước thải xi mạ Niken, mạ bạc hay các nhà máy tẩy gỉ kim loại, như điện phân dung dịch chứa sắt sunfat và Axit sunfuric tự do bằng màng trao đổi ion sẽ phục hồi 80 – 90% Axit sunfurric và thu hồi bột sắt với khối lượng là 20 – 25 kg/m3 dung dịch.
Nếu xử lý bằng phương pháp điện phân thì nước thải có thể dùng lại được, và dung dịch Axit sunfuric có thể dùng lại cho qua trình điện phân sau.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Xử lý bằng phương pháp sinh học là việc sử dụng khả năng sống và hoạt động của VSV để khoáng hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Các VSV sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số khoáng chất làm ngồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận được các chất làm vật liệu xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên khối lượng sinh khối tăng lên.
Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải có chứa các chất hữu cơ hoà tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương pháp này thường dùng sau khi loại các tạp chất phân tán khô ra khỏi nước thải. Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử sunfide, muối amoni, nitrate tức là các chất chưa bị oxy hoá hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ sinh hoá các chất bẩn là khí CO2, N2, nước, ion sulfate, sinh khối, Cho đến nay, người ta đã biết nhiều loại vi sinh vật có thể phân huỷ tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo.
Giải pháp xử lý bằng biện pháp sinh học có thể được xem là tốt nhất trong các phương pháp xử lý với các lý do sau:
Chi phí thấp
Có thể xử lý được độc tố
Xử lý được N – NH3
Tính ổn định cao
Điều kiện xử lý bằng phương pháp sinh học
Nước thải phải thoả mãn các điều kiện sau:
Không có chất độc hại làm chết và ức chế hệ VSV trong nước thải. Trong số các chất độc phải chú ý đến kim loại nặng. Theo mức độ độc hại các kim loại, sắp xếp theo thứ tự là Sb > Ag > Cu > Hg > Co > Ni > Pb > Cr3+ > V > Cd > Zn > Fe
Muối các kim loại này ảnh hưởng nhiều đến các đời sôùng VS, nếu vượt quá nồng độ cho phép, các VSV không thể sinh trưởng được và có thể chết.
Chất hữu cơ có trong nước thải phải là chất dinh dưỡng nguồn C và năng lượng cho VSV. Các hợp chất hydratcacbon, protein, lipit hoà tan thông thường là cơ chất dinh dưỡng, rất tốt cho VSV.
Nước thải đưa vào xử lý sinh học có 2 thông số đặc trưng là BOD và COD. Tỉ số giữa 2 thông số này là COD/BOD < 2 hoặc BOD/COD ≥ 0,5 thì mới có thể đưa vào xử lý sinh học (hiếu khí). Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó nếu có cenllulose, hemicenllulose, protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý kị khí
Nước thải khi đưa đến công trình xử lý sinh học cần thỏa:
Có pH trong khoảng 6,5 – 8,5.
Nhiệt độ trong khoảng từ 10 – 400C.
Tổng hàm lượng muối hòa tan không vượt quá 15g/l.
SS ≤ 150 mg/l.
Tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1.
Phân loại các phương pháp sinh học
Việc phân loại các quá trình xử lý sinh học phụ thuộc vào đặc tính của từng loại bể phản ứng. Các bể phản ứng nước thải bằng phương pháp sinh học chia làm 2 nhóm chính, theo cách thức sinh trưởng của VSV trong môi trường sinh trưởng hay dính bám.
Bảng 3.5: Các thiết bị xử lý sinh học thông dụng
Bể phản ứng với tác nhân sinh trưởng lơ lửng
Bể phản ứng với tác nhân sinh trưởng bám dính
Bùn hoạt tính
Loại bỏ chất dinh dưỡng bằng pp sinh học
Phân hủy hiếu khí
Tiếp xúc kị khí
UASB
Phân hủy kị khí
Hồ sinh học
Kị khí có đệm giãn
Đĩa quay sinh học
Lọc nhỏ giọt
Tháp kín
Thiết bị lọc kị khí
Do vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học nên căn cứ vào tính chất, hoạt động và môi trường của chúng, ta có thể chia phương pháp sinh học thành 2 dạng chính là sinh học kị khí và sinh học hiếu khí
Bảng 3.6: Các công trình xử lý sinh học
Hiếu khí
Kị khí
Nhân tạo
Aerotank, SBR, Unitank
Metan
Lọc sinh học
UASB
Đĩa tiếp xúc sinh học quay
Lọc kị khí
Oxyten
Mương oxy hoá
Tự nhiên
Ao sinh học hiếu khí
Ao sinh học kị khí
Cánh đđồngtưới
Xử lý sinh học hiếu khí
Sự tham gia của VSV hiếu khí làm khoáng hoá các chất bẩn hữu cơ ở dạng keo, lơ lửng trong nước thải (sau giai đoạn xử lý cơ học). Qúa trình hiếu khí tạo ra bùn hoạt tính (khi sử dụng earotank) và màng sinh vật (khi sử dụng bể biophin), được giữ lại bể lắng II. Bùn hoạt tính, màng sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Bùn hoạt tính là tập hợp các VSV có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ chứa trong nước thải lên bề mặt của chúng và oxy hoá các chất hữu cơ đó. Thành phần hoá học của bùn hoạt tính gồm: Tro 15,58% (phần trăm chất khô ở 1000C), axit silic 3,95%, oxitsắt 1,58%, P2O5 2,14%, N hữu cơ 3,01%, mỡ 2,51%, axit béo 0,39%
Sự hình thành màng VSV ở bể biopin ta dùng vật liệu lọc là than xỉ, đá dăm và cung cấp bằng tự nhiên hay nhân tạo. Vận tốc của quá trình khoáng hoá phụ thuộc vào số lượng và chất lượng bùn hoạt tính (phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc giữa VSV và chất hữu cơ), các điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình xử lý sinh học là đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV, N, P, K, C, vitamin, nguêyn tố vi lượng, hàm lượng chất lơ lửng của nước thải < 150mg/l, Ph ~ 7, không có các chất hoạt tính bề mặt (vì sẽ cản trở hoà tan oxy). Các công trình xử lý tương ứng:
Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo:
Biophin là công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo nhờ các vi sinh vật hiếu khí.
Quá trình xử lý diễn khi nước thải được tưới lên bề mặt của bể và nước thấm qua lớp vật liệu lọc được đặt trong bể. Ở bề mặt và ở các khe hở của các hạt vật liệu lọc, các chất cặn được giữ lại và tạo thành màng gọi là màng vi sinh. Lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa các chất bẩn hữu cơ thâm nhập vào bể cùng với nước thải khi ta tưới, hoặc qua khe hở thành bể, qua hệ thống nước từ đáy đi lên.
Bể biôphin được phân loại dựa theo nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng trên thực tế bể được phân làm hai loại:
Biôphin nhỏ giọt: dùng để xử lý sinh hóa nước thải hoàn toàn. Đặc điểm riêng của bể là kích thước của các hạt vật liệu lọc không lớn hơn 25 – 30mm, và tải trọng nước nhỏ 0,5 – 1,0 m3/m2, nên chỉ thích hợp cho trường hợp lưu lượng nhỏ từ 20 – 1000 m3/ngày đêm.
Biôphin cao tải: khác với biôphin nhỏ giọt là chiều cao của bể công tác và tải trọng tưới nước cao hơn, vật liệu lọc có kích thước 40 – 60 mm. Nếu ở bể biôphin nhỏ giọt thoáng gió là nhờ tự nhiên thì ở bể biôphin cao tải lại là nhân tạo. Bể có thể được dùng để xử lý nước thải bằng sinh học hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Aerotank: Công trình là bằng bê tông, bê tông cốt thép, với mặt bằng thông dụng là hình chữ nhật, là công trình sử dụng bùn hoạt tính để xử lý các chất ô nhiễm trong nước.
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng ôxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.
Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, và để đảm bảo ôxy dùng cho quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ thì phải luôn luôn đảm bảo việc làm thoáng gió. Số lượng bùn tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu xử lý nước thải.
Bể được phân loại theo nhiều cách: theo nguyên lý làm việc có bể thông thường và bể có ngăn phục hồi; theo phương pháp làm thoáng là bể làm thoáng bằng khí nén, máy khuấy cơ học, hay kết hợp;
Xử lý sinh học hiếu khí theo mẻ (SBR) là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tình theo kiểu làm đầy và xả cặn. Qúa trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục, chỉ có điều tất cà xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện theo các bước: (1) làm đầy, (2) phản ứng, (3) lắng, (4) xả cặn, (5) ngưng.
Ngoài công trình xử lý sinh học nhân tạo trên còn có các công trình khác: Mương ôxy hóa, lọc sinh học tiếp xúc,
Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
Cánh đồng tưới và bãi lọc:
Cánh đồng tưới và cánh đồng lọc được xây dựng ở những nơi có độ dốc tự nhiên 0,02, cách xa khu dân cư về cuối hướng gió, và thường được xây dựng ở những nơi đất cát,
Cánh đồng tưới và bãi lọc là những ô đất được san phẳng hoặc dốc không đáng kể, và được ngăn cách bằng những bờ đất. Nước thải được phân phối vào các ô nhờ hệ thống mạng lưới tưới, bao gồm: mương chính, mương phân phối và hệ thống mạng lưới tưới trong các ô. Kích thước của các ô phụ thuộc vào địa hình, tính chất của đất và phương pháp canh tác.
Hồ sinh học:
Hồ sinh học là hồ chứa, dùng để xử lý nước thải bằng sinh học, chủ yếu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ.
Ngoài nhiệm vụ xử lý nước thải hồ sinh học còn có thể đem lại những lợi ích sau:
Nuôi trồng thủy sản.
Nguồn nước để tưới cho cây trồng
Điều hòa dòng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước đô thị.
Các phản ứng xảy ra trong điều kiện hiếu khí:
Các chất hữu cơ + O2 Vi sinh H2O + CO2 + Q + tế bào mới
Tế bào mới + O2 Năng lượng (Q) CO2 + H2O + NH3
2NH4+ + 3O2 Nitrosomonas 4H+ + NO2- + 2H2O
NO2- + O2 Nitrobacter NO3-
Điều kiện:
pH = 5,5 – 9
DO ≥ 0,5 mgO2/l
Nhiệt độ 5 ÷ 400C
SS ≤ 150 mg/l
BOD5 ≤ 500mg/l
Xử lý sinh học kị khí
Sử lý sinh học trong điều kiện kị khí (không có oxy) với sự tham gia của VSV kị khí phân huỷ các chất hữu cơ chứa trong cặn (cặn tươi, bùn hoạt tính dư, rác đã nghiền nhỏ). Cặn tươi là cặn từ bể lắng đợt I mà thành phần hạt khác nhau từ 7 – 10mm chiếm 5 – 20%, 1 – 7mm chiếm 9 – 33%, < 1mm chiếm 50 – 88%. Độ ẩm của cặn tươi từ 92 – 96%, thành phần hữu cơ chiếm 65 – 70%. Bùn hoạt tính dư có thành phần hạt tương đối đồng nhất, kích thứơc hạt < 1mm chiếm 98%. Độ ẩm từ 96 – 99,2%, thành phần hữu cơ chiếm 70 – 75%. Cặn của nước thải có chứa các chất có giá trị dinh dưỡng như N, P, K, và một số nguyên tố vi lượng sử dụng tốt cho việc làm phân bón. Cặn dễ bị phân huỷ thối rữa, có chứa giun sán, nên cần xử lý cặn. Xử lý cặn gồm 2 quá trình lên men kị khí gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Lên men axit (lên men hydro) là qua trình phân huỷ chất hữh cơ thành các sản phẩm trung gian như axit beo, hydro, H2S, CO2, axit amin, NH3, pH thấp. Vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn kị khí dạng nấm, vi khuẩn butilic, propionic. Thể tích cặn không đổi và có mùi.
Các phương trình phản ứng xảy ra như sau:
4H2 + CO2 CH4 + 2H2O
4HCOOH CH4 + CO2
4CH3OH 3CH4 + CO2 + H2O
4(CH3)3N 9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3
Giai đoạn 2: Lên men bazơ (lên men mêtan) là 2 quá trình chuyển hoá các sản phẩm của giai đoạn thành axit cacbonic, CH4, H2, CO2, pH = 7 – 8 . Vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn tạo mêtan, methanobacterrium, methanococcus, methannosarcina.
CO2 + 2H2O CH4 + 2O2
Các công trình xử lý kị khí:
Bể tự hoại
Bể lắng 2 vỏ
Bể mêtan
Bể UASB
Hồ lọc kị khí
Hồ sinh vật kị khí
Phương pháp xử lý cặn
Trong các trạm xử lý thường có khối lượng cặn lắng tương đối lớn từ song chắn rác, bể lắng đợt một, đợt hai Trong cặn chứa rất nhiều nước (độ ẩm từ 97% – 99 %), và chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng, do đó cặn cần phải được xử lý để giảm bớt nước, các vi sinh vật độc hại trước khi thải cặn ra nguồn tiếp nhận.
Các phương pháp xử lý cặn gồm:
Cô đặc cặn bằng trọng lực: Là phương pháp để bùn lắng tự nhiên, các công trình của phương pháp này là các bể lắng giống như bể lắng nước thải: bể lắng đứng, bể ly tâm
Cô đặc cặn bằng tuyển nổi: Lợi dụng khả năng hòa tan không khí vào nước khi nén hỗn hợp khí nước ở áp lực cao, sau đó giảm áp lực của hỗn hợp xuống áp lực của khí quyển, khí hòa tan lại tách ra khỏi nước dưới dạng các bọt nhỏ dính bám vào hạt bông cặn, làm cho tỷ trọng hạt bông cặn nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt. Các công trình sử dụng phương pháp này gọi là bể tuyển nổi có hình chữ nhật hoặc hình tròn.
Ổn định cặn: Là phương pháp nhằm phân hủy các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng sinh học thành CO2, CH4 và H2O, giảm vấn đề mùi và loại trừ thối rữa của cặn, đồng thời giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh và giảm thể tích cặn. Có thể ổn định cặn hóa chất, hay bằng phương pháp sinh học hiếu khí hay kỵ khí. Các công trình được sử dụng trong ổn định cặn như: bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể mêtan
Làm khô cặn: Có thể sử dụng sân phơi, thiết bị cơ học (máy lọc ép, máy ép băng tải, máy lọc chân không, máy lọc ly tâm), hoặc bằng phương pháp nhiệt. Lựa chọn cách nào để làm khô cặn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mặt bằng, điều kiện đất đai, yếu tố thủy văn, kinh tế xã hội
Phương pháp khử trùng
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa rất nhiều vi khuẩn, hầu hết các vi khuẩn này đều không phải là các vi khuẩn gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại của một vài vi khuẩn gây bệnh. Nếu nước thải ra nguồn tiếp nhận thì khả năng gây bệnh là rất lớn, do đó cần phải khử trùng nước trước khi thải. Các phương pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
Sử dụng Clo lỏng hay Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo. Dùng Hypoclorit – canxi ( Ca(ClO)2) dạng bột, hòa tan trong thùng dung dịch 3 – 5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc.
Dùng Hypoclorit – natri, nước zavel NaClO
Dùng Ozon: Ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon đặt ngay trong trạm xử lý. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan và tiếp xúc
Dùng tia cực tím (UV): tia UV sử dụng trực tiếp bằng ánh sáng mặt trời, hoặc bằng đèn thủy ngân áp lực thấp được đặt ngầm trong mương có nước thải chảy qua
Chương 4: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Cơ sở lựa chọn các công nghệ xử lý
Đặc tính nước thải đầu vào
Nước thải khu dân cư Thủ Thiêm tập trung vào các nguồn:
Nước thải sinh hoạt: giặt giũ, tắm, nấu ăn, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân từ các người dân sống trong căn hộ.
Nước thải từ vui chơi, giải trí, tưới cây, tưới đường,
Bảng 4.1: Thành phần nước thải của chung cư Thủ Thiêm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả phân tích
01
pH
6 –