Các bước của một quy trình làm bản mẫu phần mềm như sau:
Bước 1: Gặp gỡ khách hàng.
Trong bước này thì kỹ sư phần mềm phải chú trọng đến yêu cầu và trình độ của khách hàng. Vì đây là giai đoạn kỹ sư phần mềm và khách hàng gặp nhau để xác định mục tiêu tổng thể cho phần mềm. Thông qua cuộc gặp này kỹ sư phần mềm nắm được thông tin về khách hàng, trình độ quản lý cuả doanh nghiệp và đặc biệt là sở thích và triển vọng của doanh nghiệp.
Bước 2: Thiết kế nhanh.
Ngay sau khi gặp gỡ khách hàng, các kỹ sư phần mềm thiết kế nhanh mà nội dung chủ yếu của nó là biểu diễn các khía cạnh của phấn mềm nhìn thấy được đối với người sử dụng sao cho khách hàng cảm thấy hài lòng, thấy được những vấn đề mà khách hàng yêu cầu ngay từ đầu.
Bước 3: Xây dựng bản mẫu.
ở công đoạn tiếp theo này, kỹ sư phần mềm sử dụng 3 hình thức đã được nói tới ở trên để xây dựng phiên bản đầu tiên về phần mềm, nó phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngay cả nhu cầu tế nhị nhất.
Bước 4: Khách hàng đánh giá bản mẫu.
Tại công đoạn này, khách hàng đích thân kiểm tra và đánh giá bản mẫu, chính khách hàng có thể đưa ra yêu cầu mới, bổ sung hoặc chỉnh sửa lại một số yêu cầu ban đầu. Quá trình chỉnh sửa và bổ sung này có sự phân tích và gợi ý của kỹ sư phần mềm.
Bước 5: Vi chỉnh.
Trên cơ sở bản mẫu đã có,kỹ sư phần mềm tiến hành làm mịn sản phẩm phần mềm hay chính là thực hiện quá trình topdown design nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và yêu cầu kỹ thuật của phần mềm.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế phần mềm tính lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản mẫu phần mềm.
Mỗi một khách hàng khi đặt làm phần mềm, trong họ đều đã hình thành nên ý nghĩa và mục đích sử dụng phần mềm đó. Nhưng những khách hàng này lại chưa xác định được một cách cụ thể, chính xác phải làm như thế nào, thiết kế ra sao, các quá trình xử lý, dữ liệu đầu ra. Đối với một kỹ sư phần mềm cũng còn chưa hình dung được một cách tường tận hình hài và cấu trúc bên trong của phần mềm. Chính vì vậy, một cách tiếp cận thông dụng và tốt nhất là làm bản mẫu phần mềm.
Làm bản mẫu phần mềm là một tiến trinh trong đó kỹ sư phần mềm tạo ra một mô hình bao gồm những nét đặc trưng nhất của phần mềm sẽ được xây dựng và làm cho khách hàng có thể nhận biết một cách trực quan nhất việc thực hiện các yêu cầu của họ.
Bản mẫu phần mềm được thể hiện trong 3 hình thức:
Bằng các bản vẽ.
Bằng một tập hợp con các chức năng của phần mềm tương lai.
Bằng một phần mềm tương đối hoàn chỉnh phản ánh các đoạn trang cơ bản.
ở dạng thứ nhất, kỹ sư phần mềm chỉ việc trình bày một cách tổng quát các bản vẽ thiết kế, các chức năng của phần mềm sẽ được xây dựng, phương án này đơn giản nhất và làm cho khách hàng có thể nắm bắt ngay được những vấn đề cơ bản mà họ yêu cầu.
Trong thực tế ở các công ty phần mềm thì phương pháp này chỉ có thể thực hiện được đối với khách hàng chưa biết gì hay có am hiểu ít về tin học. Còn đối với những khách hàng có hiểu biết hơn và yêu cầu cao hơn thì phải dùng đến hình thức thứ hai và thứ ba, tức là cài đặt tập hợp con hoặc cài đặt phần
mềm hoàn chỉnh nhưng chỉ một vài chức năng cơ bản nhất, có thể mở rộng hoặc kết nối các chức năng.
Các bước của một quy trình làm bản mẫu phần mềm như sau:
Bước 1: Gặp gỡ khách hàng.
Trong bước này thì kỹ sư phần mềm phải chú trọng đến yêu cầu và trình độ của khách hàng. Vì đây là giai đoạn kỹ sư phần mềm và khách hàng gặp nhau để xác định mục tiêu tổng thể cho phần mềm. Thông qua cuộc gặp này kỹ sư phần mềm nắm được thông tin về khách hàng, trình độ quản lý cuả doanh nghiệp và đặc biệt là sở thích và triển vọng của doanh nghiệp.
Bước 2: Thiết kế nhanh.
Ngay sau khi gặp gỡ khách hàng, các kỹ sư phần mềm thiết kế nhanh mà nội dung chủ yếu của nó là biểu diễn các khía cạnh của phấn mềm nhìn thấy được đối với người sử dụng sao cho khách hàng cảm thấy hài lòng, thấy được những vấn đề mà khách hàng yêu cầu ngay từ đầu.
Bước 3: Xây dựng bản mẫu.
ở công đoạn tiếp theo này, kỹ sư phần mềm sử dụng 3 hình thức đã được nói tới ở trên để xây dựng phiên bản đầu tiên về phần mềm, nó phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngay cả nhu cầu tế nhị nhất.
Bước 4: Khách hàng đánh giá bản mẫu.
Tại công đoạn này, khách hàng đích thân kiểm tra và đánh giá bản mẫu, chính khách hàng có thể đưa ra yêu cầu mới, bổ sung hoặc chỉnh sửa lại một số yêu cầu ban đầu. Quá trình chỉnh sửa và bổ sung này có sự phân tích và gợi ý của kỹ sư phần mềm.
Bước 5: Vi chỉnh.
Trên cơ sở bản mẫu đã có,kỹ sư phần mềm tiến hành làm mịn sản phẩm phần mềm hay chính là thực hiện quá trình topdown design nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và yêu cầu kỹ thuật của phần mềm.
Bước 6: Hoàn chỉnh bản mẫu.
Sau bước thứ 6 coi như chúng ta đã có một bản mẫu tương đối hoàn chỉnh có thể đưa vào sản xuất, còn quá trình hoàn thiện phần mềm thì diễn ra liên tục ngay cả khi phần mềm đã được ứng dụng.
Mô hình quy trình làm bản mẫu phần mềm được biểu diễn bắng hình vẽ sau:
Kết thúc Bắt đầu Sản phẩm đầu tiên Yêu cầu của
KH
Làm mịn Thiết kế
Bản mẫu nhanh
KH đánh giá bản XD bản mẫu
mẫu
Thiết kế phần mềm tính lương.
Phần mềm tính lương sản phẩm và tính lương thời gian, lương thời gian dành cho các cán bộ phòng ban quản lý với tệp dữ liệu ban đầu gồm có Hotencb, hesoluong, hesophucap và các khoản khấu trừ. Lương tg được tính bằng công thức : luongtg=ồ(hesoluong+hesophucap)*210000 – khautru.
Lương sản phẩm dùng cho công nhân sản xuất với tệp dữ liệu ban đầu gồm có: hotencn, soluongsploai1, 2, 3 mà mỗi công nhân làm ra theo quy định của doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm loại 1 được trả 1000 đồng, loại 2 được 800 đồng, loại 3 được 600 đồng. Ngoài ra để khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề và chất lượng sản phẩm người ta còn đặt ra chế độ tiền thưởng. Những công nhân nào có số lượng sản phẩm được thưởng loại 1 thì được thưởng thêm 30% lương sản phẩm, thưởng loại 2 25%, 3 thì 20%, 4 thì 15%, 5 thì 10%, 6 thì 5%, 7 thì không được gì cả.
Các loại thưởng từ 1á7 do bộ phận OTK của nhà máy kiểm định và nằm trong tệp dữ liệu ban đầu về danh sách những người hưởng lương sản phẩm.
Dưới đây là phần thiết kế phần mềm tính lương bằng visual fox.
tạo bảng cơ sở dữ liệu.
Để tạo được các table này, trước tiên ta phải tạo ra project và từ project ta tiến hành tạo các cơ sở dữ liệu mới . Ta có 3 table gồm:
+ Table” bophanpb”:
+ Table “Bophansx”:
+Table “Hosonv”
tạO QUERY.
Sau khi tạo xong các bảng ta tiến hành tạo query cho các bảng.
Tạo form:
Khi đã xong phần query, tiếp tục tạo các form mà trên các form này ta thiết kế các nút lệnh hỗ trợ để tạo thêm nhiều chức năng của form hơn. Nút lệnh “tinhluong” sẽ giúp người sử dụng dễ dàng tính được lương công nhân bằng cách nhấp chuột trái vào nút lệnh “tinhluong”. Tương tự cho các nút lệnh khác mà trên mỗi nút lệnh đã cho người sử dụng thấy rõ được tác dụng của chính nút lệnh đó.
Đối với form “canbocongnhanvien” thì ta người sử dụng có thể quản lý chung 2 loại đối tượng nhân viên của mình cũng như một số thông tin cá nhân về người đó.
*tạo các reports.
Đây là phần tổng hợp và làm báo cáo nhằm mục đích tổng hợp lại số liệu đồng thời gửi kết quả lên cho lãnh đạo và các cấp ngành phía trên. Vì vậy, các reports này chỉ được thiết kế nhằm để xem tức là dùng để read only nên trong các reports này không thể chỉnh, sửa, hay làm bất cứ một công việc gì.
Với reports về lương sản phẩm đối với công nhân sản xuất ta cũng có tương tự như lương thời gian.
Do quá trình thiết kế bản mẫu phần mềm với kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên bài làm của em vẫn còn sơ sài và không tránh khỏi những sai lầm. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp và hướng dẫn của thầy để giúp em hoàn thành tốt hơn bài viết này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77145.DOC