I. Thời gian và địa điểm thực tập:
1/ Thời gian thực tập :
08 tuần (từ ngày 09/9 đến 27/10/2002)
2/ Địa điểm thực tập :
Phòng Thiết kế tổ chức thi công và Dự toán - Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế công trình biển - Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro.
II. Mục đích và yêu cầu :
1/ Giúp cho sinh viên tìm hiểu khái quát thực tế về công tác thi công lắp đặt giàn khoan biển cố định.
2/ Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của xí nghiệp (bao gồm phòng, ban, phân xưởng nào?.)
3/ Tìm hiểu về mặt bằng bến bãi và các thiết bị phục vụ cho việc chế tạo công trình.
4/ Trình tự thi công các bộ phận công trình biển gồm :
+ phần chân đế
+ sàn công nghệ
5/ Các phương pháp kiểm tra đường hàn và các phương pháp an toàn trong thi công.
6/ Thi công vận chuyển và hạ thủy chân đế.
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 10194 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế tổ chức thi công và Dự toán - Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế công trình biển - Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bị cắt hơi
+ Giá đỡ các loại .
- Các thiết bị máy mài :
+ Máy siêu âm
+ Máy nén khí
+ Máy phát đện
+ Máy phun sơn
- Số lượng và các công suất của các thiết bị trên được chọn phù hợp với quy mô của KCĐ. Sau khi lựa chọn thiết bị phải bố trí thiết bị trong hệ thống kho bãi tiện lợi cho việc sử dụng
3.3. Cấu tạo và bố trí giá đỡ:
Hiện nay tại các bãi lắp ráp cho các KCĐ bằng thép người ta thường sử dụng 3 loại giá đỡ .
3.3.1. Giá đỡ ống chính:
- Là giá đỡ dạng khung, kết cấu gồm 2 trụ bằng thép và các dầm đỡ bằng thép hình .
3.3.2. Giá đỡ ống nhánh:
- Loại này có kết cấu dạng 2 ống lồng vào nhau, ống nhỏ lồng trong ống lớn, chiều cao giá đỡ được điều chỉnh theo kích thước tại ví trí cần đặt panel.
3.3.3. Giá đỡ xoay :
- Có cấu tạo như một kích cát gồm 2 ống lồng vào nhau ,khoảng không giữa chúng có cát, phía ngoài ống có 2 cửa nhỏ để xả cát để điều chỉnh độ cao của giá đỡ, mỗi cửa nhỏ có một tấm chắn, mặt trên kích bố trí dạng lòng máng có thể xoay được
3.3.4. Bố trí các giá đỡ để thi công panel :
+ Số lượng và chủng loại GĐ trên cũng như những nguyên tắc sử dụng chúng được tính toán thiết kế phù hợp cho từng loại chân đế và phù hợp với áp lực của bề mặt thi công .
+ Khối lượng (lực tác dụng ) đặt lên giá đỡ có thể tính theo nguyên tắc phân vùng, để đơn giản ta chia đều trọng lượng panel cho các giá đỡ và kiểm tra khả năng chịu lực của nền bãi lắp ráp
4. Công tác hoàn thiện KCĐ trước khi hạ thủy.
Sau khi thi công KCĐ tiến hành lắp ráp các loại cầu thang của KCĐ, lắp các cục chống ăn mòn Protectơ, lắp sàn công tác, sơn KCĐ và bố trí trên KCĐ tại các vị trí theo thiết kế như: dây chằng buộc, cáp phục vụ cho cẩu, cáp phục vụ kéo KCĐ xuống ponton hay sà lan mặt boong và có biên bản ngiệm thu cấp xí nghiệp, lúc đó sẽ tiến hành công tác hạ thủy KCĐ.
5.Công tác nghiệm thu KCĐ trước khi hạ thủy
- Hội đồng nghiệm thu VSP bao gồm: Đại diện VSP, Đại diện XN XâyLắp, Đại diện của CA(nếu VSP yêu cầu). Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm thẩm tra sự phù hợp của các biên bản chất lượng kể trên, nếu phù hợp, các thành viên của hội đồng ký vào biên bản lắp đặt và cho phép công việc tiếp theo là chuyển khối thượng tầng ra biển
- VSP chỉ định bằng văn bản tiền nghiệm thu/ nghiệm thu. Hội đồng này có trách nhiệm:
+ Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ chất lượng.
+ Kiểm tra các bước chuẩn bị (bãi lắp ráp, các thiết bị phục vụ thi công, vật tư, chế tạo panel) có/ không phù hợp với thiết kế.
+ Lập danh mục các công việc còn tồn đọng và đưa ra thời gian mà XN Xây Lắp cần hoàn thành (nếu có).
+ Xác nhận vào biên bản do VSP qui định
+ Kết thúc.
Tóm lại công nghệ chế tạo chân đế gồm các công đoạn chính sau :
Thép ống đ Chế tạo nút ống và các phân tố lắp ráp của chân đế đ Bố trí giá đỡ cho panel 2, panel 3 đ Lắp ráp panel 2, panel 3 trên các giá đỡ đ Lắp hệ thống bơm trám xi măng cho các cột chân đế đ Lắp thiết bị paker đ Phun cát tẩy rỉ và chống ăn mòn đ Lắp các pin chống ăn mòn protector đ Quay panel 2, panel 3 từ vị trí nằm ngang về phương thẳng đứng đ Lắp các kết cấu không gian của chân đế đã được sơn phủ chống ăn mòn và gắn sẵn pin chống ăn mòn protector đ Kiểm tra và sơn các mối nối lắp ráp kết cấu không gian chưa được sơn hoặc chỗ sơn bị trầy tróc trong quá trình thi công lắp ráp chân đế đ Lắp các phễu dẫn hướng cho cọc trên các miệng cột chân đế theo bản vẽ đ thực hiện việc hoàn tất công trình.
Sau khi lắp ráp hoàn thiện xong khối chân đế tiến hành cân và kiểm tra trọng tâm của công trình đ nghiệm thu công trình đ đưa công trình vào đường trượt chuẩn bị cho quá trình vận chuyển hạ thủy.
III. Các phương pháp kiểm tra đường hàn và các biện pháp an toàn trong thi công.
III.1. Các phương pháp kiểm tra đường hàn.
III.2. Các phương pháp an toàn trong thi công.
Việc đảm bảo an toàn tính mạng cho người sản xuất và an toàn cho thiết bị là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Công việc kéo trượt chân đế liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau. Vì vậy phải có sự bàn bạc thống nhất giữa người chỉ huy thi công với các đội trưởng, tổ trưởng về kế hoạch hợp đồng triển khai công việc. Công tác kéo trượt chỉ được tiến hành khi có đầy đủ tài liệu thiết kế của đơn vị thiết kế và các thiết bị vật tư theo yêu cầu của thiết kế. Tất cả những người tham gia công tác kéo trượt khối chân đế đều phải được học an toàn lao động chung, an toàn lao động theo chuyên ngành của mình. Trong quá trình kéo trượt khối chân đế cần phải quan tâm các vấn đề sau :
- Quy định an toàn phòng hỏa trong công nghiệp.
- Quy định an toàn trong sử dụng khí ôxy-axêtylen.
- Quy định an toàn phòng hỏa khi hàn và các dạng công tác phát lửa.
- Quy định an toàn và các nguyên tắc sử dụng cẩu nâng.
- Quy định cho công tác hàn ngoài trời được tiến hành khi vận tốc gió nhỏ hơn 8 m/s. Cẩu hoạt động với điều kiện gió nhỏ hơn 15m/s và cấm thi công lắp ráp trên cao khi gió lớn hơn 12 m/s. Cấm cẩu làm việc trong điều kiện ánh sáng nhỏ hơn 30 lux và khi có mưa, sấm, chớp, sương mù với tầm nhìn xa nhỏ hơn 100 m.
- Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực thi công, khu vực hoạt động của cẩu.
- Trao đổi giữa người chỉ huy thi công với lái cẩu, đội trưởng bằng máy bộ đàm hoặc loa tay.
- Cấm các phương tiện nổi đi vào khu vực neo buộc ponton với mép bờ cảng.
- Tất cả các cáp nâng và dụng cụ treo buộc lắp ráp phải phù hợp với yêu cầu thiết kế, các cáp cẩu bị mài mòn phải được kiểm tra xác định lại mức độ mài mòn và thử tải. Cấm sử dụng các cáp có độ mài mòn vượt quá chỉ tiêu cho phép.
- Cấm sử dụng các cáp cũ nát, không được bảo dưỡng kiểm tra hoặc cáp không rõ nguồn gốc mà không được thử tải.
- Những việc phát sinh trong công nghệ kéo trượt khối chân đế và gia cố chân đế lên hệ ponton cần phải được thỏa thuận với bên đại diện giám sát thiết kế.
- Tất cả các cán bộ công nhân viên làm việc trên hiện trường phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân, các thiết bị bảo hộ chuyên ngành.
- Các ponton trước khi được đưa vào sử dụng phải có biên bản kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc của ponton. Sau khi gia cố 2 ponton với chân đế xong phải có biên bản kiểm tra lại tình trạng làm việc của ponton để quyết định đưa chân đế ra biển.
- Tuyệt đối cấm những người không có trách nhiệm đi vào khu vực kéo trượt chân đế, tại những vùng nguy hiểm phải có biển báo và người cảnh giới.
+ Ngoài ra khi thi công trên biển cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động sau :
- Cho phép cẩu nổi hoạt động khi gió nhỏ hơn 12 m/s và chiều cao của sóng không vượt quá 2m.
- Cấm các phương tiện nổi đi vào tàu cẩu đang hoạt động.
- Khi sử dụng các máy áp lực như máy bơm trám xi măng, những người không có nhiệm vụ bơm trám cần rời khỏi vị trí sàn công tác.
- Tất cả những người tham gia xây dựng công trình trên biển phải được làm quen với phương tiện, dụng cụ cứu sinh trên biển.
- Mọi công việc dưới nước do thợ lặn thực hiện phải tuân thủ theo các quy định an toàn của công tác lặn.
- Cấm tuyệt đối không được câu cá hoặc vứt các đồ vật xuống biển trong khu vực thợ lặn đang làm việc.
IV. quá trình thi công vận chuyển và hạ thủy chân đế.
Việc thi công chế tạo khối chân đế và kết cấu thượng tầng trên bờ chủ yếu sử dụng các loại máy sau:
Máy cắt, máy hàn, máy siêu âm kiểm tra mối hàn, máy phun sơn
Các loại cẩu xích, cẩu bánh lốp, máy nâng...
Việc tính toán lựa chọn các thiết bị, phương tiện thi công quan trọng hơn cả là lúc hạ thủy, vận chuyển, đánh chìm khối chân đế và khối thượng tầng. Việc tính toán và lựa chọn các loại cẩu xích, cẩu lốp, cẩu nổi, phương tiện nổi, các loại tàu kéo phụ thuộc vào tải trọng bản thân công trình và phương án thi công...
IV.1. Chuẩn bị các phương tiện nổi, các thiết bị phục vụ thi công trên biển.
+ Các phương tiện nổi phục vụ công tác thi công trên biển bao gồm:
Tàu cẩu nổi Trường Sa sức nâng 600T
Tàu cẩu nổi Hoàng Sa sức nâng 1200T
Tàu lặn
Tàu kéo trở xi măng
Trạm lặn.
Ponton
+ Các thiết bị phục vụ thi công trên biển :
Thiết bị đóng cọc:
Búa hơi trọn bộ MRBS_3000
Búa hơi trọn bộ MRBS_1800
Thiết bị bơm trám xi măng:
Xe bơm trám xi măng: IIA_32
Xe trộn vữa xi măng : IIA_3
Các thiết bị định vị công trình: phao hiệu định vị
Thiết bị kiểm tra độ thẳng đứng của công trình:
Dùng máy thủy bình,
ống nước
Các máy móc để hàn, cắt trên biển, sơn phủ và các thiết bị khác...
IV.2. Quá trình thi công vận chuyển và đánh chìm khối chân đế.
ở XNLD Viêtsovpetro khi thi công vận chuyển và cho hạ thủy đánh chìm khối chân đế thường dùng 2 cách :
1. Công tác vận chuyển :
1.1. Đối với giàn chân đế loại nhỏ : dùng tàu cẩu Trường Sa
a/ Vận chuyển chân đế từ bãi lắp ráp ra bờ cảng :
Từ bãi lắp ráp ra tới bờ cảng, chân đế được vận chuyển bằng 3 cẩu xích DEMAG “CC-2000” hoặc dùng 1 cẩu xích DEMAG “CC-2000” và 1 cẩu xích DEMAG “CC-4000”.
Chân đế được di chuyển ra tới bờ cảng để chuẩn bị cẩu lên tàu cẩu Trường Sa được đặt nằm trên bãi lắp ráp trong phạm vi trục dọc chân đế vuông góc với phương trục dọc cần cẩu nổi Trường Sa và cách tâm tháp cẩu nổi Trường Sa không vượt quá giới hạn cho phép (khoảng 30 - 38 m).
Việc di chuyển các phần của khối kết cấu phần trên đến vị trí tập kết trước khi cẩu lên tàu cẩu Trường Sa phải nằm trong phạm vi cách tâm cẩu nổi Trường Sa bán kính nhỏ hơn 45 m. Công việc di chuyển này được thực hiện bằng cần cẩu xích tự hành “CC-4000”. Tại vị trí tập kết này các phần của khối kết cấu phần trên được tổ hợp lại với nhau thành một khối.
b/ Xếp các cấu kiện lên phương tiện nổi :
Do đặc điểm của các khối kết cấu kim loại và thiết bị phục vụ thi công đưa ra biển, đường đi xa, cho nên việc sắp xếp bố trí kết cấu và thiết bị thi công trên tàu cẩu Trường Sa là 1 trong những khâu quan trọng của cả giai đoạn chuẩn bị. Vì vậy việc bố trí trên tàu đòi hỏi phải chính xác về cự ly cũng như về gia cố, kê chèn chắc chắn để đảm bảo ổn định cho các khối kết cấu, vật tư, thiết bị trong suốt quá trình vận chuyển trên biển.
1.2. Đối với giàn khoan có trọng lượng lớn : vận chuyển bằng hệ ponton
Sau khi kết thúc tất cả các công tác chuẩn bị ở trên bãi lắp ráp và trên ponton vận chuyển, ta tiến hành kéo trượt khối chân đế theo trình tự các bước sau:
a/ Tổ chức nhân sự :
- Chỉ huy thi công phải có đầy đủ tài liệu thiết kế thi công kéo trượt và hiểu rõ các công đoạn chính trước khi tiến hành kéo trượt khối chân đế.
- Thợ lái cẩu, thợ cơ khí phụ trách kích thủy lực ở vị trí sẵn sàng làm việc.
- Người được phân công đánh tín hiệu đứng ở vị trí quy định sau khi đã thỏa thuận với người chỉ huy thi công và thợ lái cẩu.
- Công nhân lắp ráp, công nhân cơ khí được tập trung theo tổ đội sẵn sàng làm việc theo nhiệm vụ được phân công.
b. Kéo trượt chân đế trên bãi lắp ráp :
Chân đế nằm trên các gối cát được từ từ hạ xuống để cho các guốc trượt tiếp xúc đều với đường trượt bằng cách tháo cát từ từ ra khỏi gối cát.
Sau khi toàn bộ chân đế đã nằm trên 4 guốc trượt thì lập tức tiến hành kéo trượt. Các cẩu xích thu cáp vào tời để kéo hệ puly di động cho đến khi cẩu đã chịu tải trên 70% tải cho phép tối đa thì kết hợp 2 kích thủy lực hỗ trợ đẩy trượt. Khi chân đế đã trượt trên đường trượt, người chỉ huy thi công và người đánh tín hiệu phải phối hợp điều khiển để cho cẩu cùng kéo đều. Người chỉ huy thi công và thợ lái cẩu thường xuyên liên lạc với nhau qua máy bộ đàm cầm tay trong suốt quá trình kéo trượt.
Kết thúc hành trình 1 kéo trượt, thì lúc này phần cuối của khối chân đế đã nhô ra ngoài mép bờ cảng khoảng 14 m để chờ luồn ponton vận chuyển sau.
+ Luồn ponton vận chuyển sau :
Theo kế hoạch kéo trượt thường chọn những ngày trong tháng có triều cường, triều kiệt lớn nhất. Trước khi đến thời điểm triều kiệt lớn nhất khoảng 1 giờ, tất cả các công việc chuẩn bị và dằn nước phải được làm xong. Vào thời điểm triều kiệt lớn nhất phải khẩn trường đưa ponton vào dưới chân đế, sau đó bơm nước dằn ponton ra kết hợp với nước triều để đưa ponton gia cố với chân đế theo bản vẽ thiết kế.
Trong thời gian gia cố ponton vận chuyển sau với chân đế, ở trên bãi lắp ráp đồng thời chuẩn bị cáp kéo chịu tải và hệ thống puly kéo trượt cho hành trình thứ hai. Các công đoạn chuẩn bị lặp lại tương tự như trên.
Khi nước thủy triều lên, ponton vận chuyển sau cũng nổi theo, khi đó guốc trượt sau đã được tháo các bu lông liên kết gối tỳ guốc trượt ở trên chân đế với guốc trượt chân đế. Vào thời điểm chân đế nổi lên tách khỏi guốc trượt sau ta khẩn trương dùng cẩu CC-600 kết hợp với xe nâng kéo ngang guốc trượt sau ra khỏi đường mặt đường trượt, tiếp theo tiến hành kéo trượt chân đế trên bãi lắp ráp tương tự như hành trình kéo trượt thứ nhất.
Điều đặc biệt cần lưu ý của công đoạn này là việc kéo trượt phải được tiến hành liên tục, bảo đảm trước khi hết giai đoạn triều kiệt thì guốc trượt đầu phải ở vị trí sát mép bờ cảng để tránh hiện tượng cột chân đế tỳ lên bãi lắp ráp gây biến dạng kết cấu chân đế.
+ Quá trình luồn ponton đầu vào dưới chân đế, và gia cố được tiến hành tương tự như đối với ponton sau đã nêu trên.
Trong thời gian gia cố ponton vận chuyển đầu với chân đế, ta dùng tàu lai dắt Côn Đảo nối 2 bộ xích neo ngang ponton vận chuyển dưới với bờ cảng.
Nối 2 cáp neo dọc chân đế với bờ cảng (từ ponton vận chuyển đầu lên ụ neo bờ cảng). Khi triều lên, chân đế rời khỏi guốc trượt đầu (đã được tháo các bu lông liên kết) ta khẩn trương dùng tàu kéo dịch vụ kéo chân đế rời khỏi mép nước bờ cảng. Dùng cẩu CC-600 đặt cầu vượt để chuyển người từ bãi lắp ráp xuống pon ton vận chuyển đầu hoàn thiện nốt các liên kết gia cố ponton với chân đế khi vận chuyển.
Đến đây kết thúc công tác kéo trượt chân đế trên bãi lắp ráp.
2. Hạ thủy đánh chìm chân đế và định vị :
Tàu lặn phải tập kết tại vị trí xây dựng công trình biển trước khi khối chân đế được đưa ra tới nơi khoảng 2 ngày. Trong thời gian này tàu lặn sẽ xác định tọa độ gốc khu vực xây dựng công trình và đặt phao hiệu thứ nhất tại tọa độ này. Tiếp theo thợ lặn kiểm tra đáy biển trong phạm vi bán kính 50m với tâm là phao hiệu thứ nhất để tìm vị trí đáy biển tương đối bằng phẳng nhất có độ sâu phù hợp chọn làm nền đặt chân đế và tại vị trí này thả phao hiệu thứ 2 còn phao hiệu thứ 1 cất bỏ để tránh nhầm lẫn giữa phao hiệu thứ nhất (tọa độ gốc xác định khu vực xây dựng công trình) và phao hiệu thứ 2 (vị trí đặt công trình). Việc xác định tọa độ định vị công trình sẽ thuê công ty khảo sát địa chất công trình. Chính công ty này sẽ tiến hành khoan và khảo sát cho công trình xây dựng này.Tùy theo phương án đánh chìm khối chân đế từ hệ ponton hay từ tàu cẩu Trường Sa mà có cách đánh chìm khác nhau.
2.1. Quy trình đánh chìm khối chân đế từ hệ ponton :
- Tập kết khối chân đế ra vị trí xây dựng ngoài biển.
- Tiến hành neo đậu tàu cẩu Hoàng Sa tại vị trí tập kết và các loại tàu khác được neo đậu ở lân cận với bán kính hoạt động đáp ứng các thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế. Yêu cầu phải có các tàu kéo giữ định vị các ponton.
- Tiến hành buộc cáp cẩu vào khối chân đế tại những vị trí thiết kế. Ta cẩu phần dưới của chân đế lên từ từ, khi cáp đã đủ căng (ăn tải) thì tiến hành phá bỏ các liên kết tạm thời giữa ponton dưới và chân đế.
- Dùng tàu kéo kéo ponton dưới ra.
- Sau đó ta thả cáp cẩu phần dưới chân đế từ từ làm khối chân đế nghiêng dần, khối chân đế từ vị trí nằm ngang xoay dần về vị trí thẳng đứng (lúc này ponton đầu vẫn còn liên kết với khối chân đế).
- Khi chân đế đã ở vị trí gần thẳng đứng, ta tiến hành tháo móc cẩu ra. Lúc này nhờ tính toán dằn nước trong ponton đầu nên chân đế còn cách đáy biển khoảng 1,5 - 2 m (xác đinh theo ngấn nước biển vạch trên chân đế).
- Móc cẩu vào ponton đầu và tiến hành định vị cho chân đế đặt ở cạnh phao hiệu thứ 2 với góc phương vị sai số trong phạm vi cho phép ± 30.
- Sau khi định vị xong ta dằn nước ponton đầu vào để chân đế ngồi hẳn trên đất nền.
- Khi chân đế đã ổn định ta tháo bỏ liên kết giữa ponton đầu và chân đế, đồng thời dùng cẩu cẩu ponton đầu lên đưa về vị trí tập kết để kéo về. Kết thúc quá trình đánh chìm khối chân đế.
2.2. Quy trình đánh chìm khối chân đế từ tàu cẩu Trường Sa :
Tàu cẩu tự hành Trường Sa ra đến địa điểm xây dựng, sau khi đã chỉnh hướng sơ bộ thì tiến hành thả neo với sự giúp đỡ của tàu kéo. Căn cứ theo điều kiện khí tượng thủy văn cụ thể của khu vực xây dựng, tàu cẩu Trường Sa sẽ tự chỉnh hướng tàu để phục vụ cho việc xây dựng cụm công trình thuận lợi nhất.
- Tàu cẩu Trường Sa tự định vị sơ bộ bằng neo và động cơ của mình ở lân cận điểm đặt phao hiệu thứ hai với bán kính hoạt động của cẩu khi hạ thủy chân đế đáp ứng các thông số kỹ thuật và các yêu cầu thiết kế.
- Các cáp cẩu quay và định vị chân đế nằm trên sàn boong tàu cẩu Trường Sa được lắp vào các móc cẩu. Móc cẩu được móc lên từ từ, khi cáp cẩu đã đủ căng, chịu 1 tải trọng cho phép thì dừng lại và tiến hành tháo bỏ toàn bộ các liên kết gia cố tạm thời cho chân đế dùng khi vận chuyển trên biển.
- Chân đế được nhấc khỏi sàn boong tàu và cần cẩu quay theo chiều kim đồng hồ đưa chân đế ra khỏi mạn trái boong tàu, khi đó phối hợp các móc cẩu lên xuống để quay chân đế từ vị trí nằm ngang về phương thẳng đứng.
- Tháo bỏ cáp cẩu móc phía dưới chân đế.
- Chân đế được hạ dần vào trong nước, khi chân đế còn cách đáy biển khoảng 1,5 - 2 m (xác định theo ngấn nước biển vạch trên chân đế và tải trọng trên các móc cẩu) thì tiến hành định vị cho chân đế để đặt ở cạnh phao hiệu thứ hai với góc phương vị sai số trong phạm vi cho phép ± 30 với sự hỗ trợ của tời kéo.
- Xuống móc cẩu cho chân đế ngồi hẳn lên đất nền .
- Tháo cáp cẩu nâng định vị ra khỏi chân đế.
Kết thúc quá trình hạ thủy và định vị chân đế .
Tóm lại quá trình thi công hạ thủy đánh chìm khối chân đế gồm những công đoạn chính sau đây :
Hạ thủy chân đế đ đóng cọc neo đ cắt đầu cột chân đế và chêm các tấm định tâm giữa cọc neo với cột chân đế đ bơm trám xi măng cho cọc và cột chân đế đ cắt 4 đầu cọc và hàn bản đỡ đ lắp khối kết cấu phần trên với chân đế đ hàn liên kết chân cột khung nối của khối kết cấu phần trên với chân đế đ lắp ráp cầu thang từ chân đế lên khung nối đ hàn liên kết đ hoàn thiện công trình bên trên và bàn giao cho đơn vị chủ quản.
IV.3. Đóng cọc neo, kiểm tra độ chối, các sự cố có thể xảy ra và hướng khắc phục.
Quy trình đóng cọc neo cho chân đế được tiến hành theo quy trình đóng cọc trên nền trầm tích hiện đang áp dụng tại LDDK Vietsovpetro kết hợp với kinh nghiệm đã có.
- Sau khi công trình được đặt xuống nền đất theo đúng yêu cầu thiết kế cần khẩn trương tiến hành luồn cọc neo các vào cột chân đế.
- Các cọc neo được đánh số thứ tự N1, N2, N3, N4 (đối với khối chân đế có 4 ống chính) theo chiều kim đồng hồ.
- Khi đóng cọc phải tuân thủ theo thứ tự N1, N3, N2, N4 để giảm bớt hiện tượng lún lệch của chân đế, phải thường xuyên kiểm tra độ chênh cao vách cứng D1 tại vị trí 4 cột chân đế ở 4 góc.
- Trong trường hợp chân đế bị lún lệch và cả ngay khi trong đóng cọc thì phải chuyển sang đóng cọc ở phần góc cao nhất trước và góc thấp nhất sau cùng.
Các cọc dự kiến được đóng bằng 2 đợt búa.
- Với những mét cọc đầu tiên đóng vào đất nền ta sử dụng búa hơi MRBS-1800.
- Khi đóng thấy số nhát búa đạt tới giới hạn cho phép cho 1m cọc thì phải chuyển sang dùng búa MRBS-3000 để tránh sự cố cho búa. Nếu điều này không xảy ra thì vẫn dùng búa MRBS-1800 cho tới khi kết thúc.
- Mỗi cọc đều được lập một biểu đồ đóng cọc xác định độ chối của cọc thông qua số nhát búa trên từng mét cọc đi vào đất.
- Nếu độ chối của cọc đạt tới giới hạn cho phép trên một nhát búa thì phải dừng lại để xem xét và ban chỉ huy công trình quyết định xử lý tại hiện trường.
- Sau khi kết thúc đóng cọc phải tiến hành cắt bỏ phễu dẫn hướng và cho cọc trên đầu cột chân đế và phải tiến hành đo đạc xác định độ chênh cao tại các góc của vách cứng D1 để từ đó suy ra độ nghiêng lệch của chân đế với phương thẳng đứng.
- Trong trường hợp nghiêng lệch này lớn dẫn đến đổi chiều chịu lực của một số thanh chịu lực của khối chân đế thì ta phải dùng các biện pháp kỹ thuật xử lý để đưa khối chân đế về vị trí cân bằng ổn định.
- Tiến hành cắt bỏ các đầu cột chân đế theo thiết kế.
- Chêm các tấm nêm định tâm vào khoảng không gian thành ngoài cọc neo với thành trong cột chân đế.
- Hàn các đường hàn liên kết tấm định tâm với cột chân đế và cọc neo.
3.Quy trình hạ thủy KCĐ lên các phương tiện khác.
3.1 Hạ thủy KCĐ từ BLR xuống SLMB
Đối với KCĐ và đường trựot cũng như các thiết bị hệ thống tời kéo ,puly,máng trượt trạm lặn giống như công tác chuẩn bị đói phần hạ thuỷ KCĐ từ BLR xuống hệ PT.
Đối với SLMB yêu cầu phải chuẩn bị đường trượt trên SLMB giống như hệ đường trượt của BLR ,phải kiểm tra hệ thống nuiước dằn của SLMB để đảm bảo hoạt động trong các điều kiện dằn được từng khoang hoặc đồng thời các khoang trong xà lan hoặc bơm dằn từ khoang nọ sang khoang kia trong SLMB nhằm điều chỉnh mớn nước cho xà lan phù hợp với từng điều kiện cụ thể khi hạ KCĐ lên SLMB sao cho mọi trường hợp không xảy ra hiện tượng xà lan bị nghiêng dọc hoặc nghiêng ngang .
Trong thực tế thường xảy ra 3 phương pháp hạ thủy KCĐ lên SLMB.
3.1.1 Phương pháp cẩu KCĐ đặt lên boong xà lan
Đây là phương pháp đơn giản nhất ,dùng cẩu nhấc toàn bộ KCĐ từ vọi trí nằm ngang trên bờ đặt xuống mặt sàn của SLMB .Trưòng hợp này chỉ áp dụng đối với khối chân đế có kích thước nhỏ ,đồng thời phải có cẩu lớn và tầm với xa.
3.1.2 Phương pháp hạ thủy bằng trượt lật.
Dùng phổ biến cho KCĐ nặng ,kích thước lớn ,KCĐ được chế tạo sẵn trên dường tryựơt .Trên SLMB có đường trượt cùng kích thước với đường trượt trên BLR .Đường trượt nàyn đồng thời dùng làm đường trượt đánh chìm KCĐ (tại địa điểm xây dựng )
Sau khi đưa SL vào vị trí chính xác sao cho khớp đường trượt trên SLMB với dường trượt trên BLR thì SLMB được giữ cố định để cho SLMMB được ổn định khi kéo KCĐ lên SLMB.
3.1.3 Phương pháp dùng con lăn
Dùng các giá chuyển hướng có bánh xe để đưa KCĐ từ BLR xuống SLMB
Giữa SLMB và bến BLR phải bố trí cầu nối có khớp xoay nhằm đưa các gía chuyển hướng được từ trên bờ xuống SLMB.
Khi KCĐ dã đặt hoàn toàn trên SLMB cần kích KCĐ lên và lấy các giá chuỷên hướng ra ,sau đó đưa các giá đỡ bằng thép hoặc gỗ vào để đỡ KCĐ .Cần lưa ý một điều là việc bố trí các bệ đỡ đó phải phù hợp với sơ đồ kết cấu chịu lực của SLMB .Trong trường hợp không phù hợp thì phải tạo một hệ kết cấu gia cường bằng thép để truyền lực vào kết cấu chịu lực của SLMB ,tránh ứng suất cục bộ cho SLMB.
3.2. Hạ thủy KCĐ xuống nước.
Phưong án KCĐ tự nổi trong vận chuỷên là một phương án dùng khá phổ bién trên thế giới .Tuy nhiên phương án này chỉ thích hợp với các vùng biển kín ,các vịnh hoặc hồ lớn .Cũng có thể dùng trong biển hở nhưnh khu vực xây dựngphải rất gần bờ .Để đảm bảo cho việc hạ thủy KCĐ cũng như trong khâu vận chuyển và đánh chìm cần phải bố trí ccá loại phao phụ liên kết cứng với KCĐ
Đối với BLR thường là có hệ thống đường trượt ,có bán kính nhất định phù với độ sâu của bãi hạ thủy.
2_ Các yêu cầu khi vận chuyển khối chân đế và thượng tầng trên biển.
Khối chân đế và thượng tầng phải được liên kết chắc chắn với phương tiện nổi đảm bảo ổn định khi di chuyển.
Yêu cầu quan trọng hơn cả là khi vận chuyển khối chân đế và thượng tầng chiều cao sóng biển cho phép là 1,25m, vận tốc gió cho phép là 10 m/s.
1.2.3. Quy trình bơm trám xi măng.
Dung dịch xi măng được trộn trong máy trộn và chuyển qua ống cao su chịu áp lực bằng máy bơm IIA-320 truyền đi theo các đường ống trám xi măng đã được lắp đặt sẵn đến các vùng cần bơm.
Có 3 vùng cần bơm xi măng:
Vùng gia cố cho cọc trong đất nền
Vùng trong cột ống chính và chân đế
Vùng trong lòng cọc
Quy trình bơm trám xi măng, các sự cố có thể xảy ra và biện pháp khắc phục.
+ Công tác chuẩn bị:
Trước khi bơm trám, các đường ống bơm trám phải được thử ép nước bằng cách lắp ống bơm vào 1 trong 2 ống dẫn bơm trám trong lòng mỗi cọc lần lượt bơm ép cho từng ống tới khi áp lực tối đa khoảng 20-26 at. Nếu nước đi bình thường đồng hồ áp lực trên máy bơm báo chỉ số không tăng và không thấy nước trào lên miệng ống dẫn thứ 2 cũng như miệng cọc như vậy có nghĩa là nước bơm ép đã thâm nhập vào vỉa của nền đá. Ông cọc này cần phải được đánh số để bơm vữa xi măng vào. Nếu các ống này bơm vào nước không đi, áp lực đồng hồ tăng đột ngột có nghĩa là nước thâm nhập vào vỉa đá nền kém, như vậy vữa xi măng sẽ được bơm vào từ từ cho đến khi dung dịch xi măng trào ra khỏi miệnh ống thứ 2 đạt tỷ trọng 1,2 – 1,4 thì dừng lại.
Sau khi thử các ống dẫn trong lòng cọc xong thì bơm thử các ống dẫn bên ngoài cột của chân đế. Nếu sau khi bơm thấy nước trào ra trên miệng ống chính thì có nghĩa là pácker kín khít, việc bơm vữa xi măng sẽ tiến hành bình thường. Nếu bơm nước vào không thấy nước trào ra miệng ống thì có nghĩa là packer bị hở cần dùng biện pháp bơm tạo nút.
Cần chuẩn bị xe trộn, máy bơm dung dịch xi măng, vòi cao su chịu áp lực, đầu nối nhanh sẵn sàng hoạt động tốt.
Chuẩn bị lượng dung dịch xi măng bơm trám.
+ Công tác bơm trám.
Dung dịch xi măng được pha trổn trong máy có tỷ trọng 1,8 – 1,9 dược bơm vào trong ống dẫn đã đượ bơm ép nước trước với áp lực 2-3 at.
Đầu tiên bơm trám cho vùng gia cố cọc trong nền. Dung dịch xi măng dược bơm vào trong ống f60´5 lắp sẵn trong lòng cọc f720´20 cho đến khi thợ lặn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XD12.doc