Đề tài Thiết kế xây dựng khách sạn Danh

- Việc chọn chiều dày bản sàn có ý nghĩa quan trọng vì khi chỉ thay đổi hb một vài centimet thì khối lượng bêtông của toàn sàn cũng thay đổi rất đáng kể.

- Quan niệm tính toán của nhà cao tầng là xem sàn tuyệt đối cứng trong mặt phẳng ngang, do đó bề dày của sàn phải đủ lớn để đảm các điều kiện sau:

- Chiều dày sàn phải thỏa các điều kiện sau:

• Sàn phải đủ độ cứng để không bị rung động, dịch chuyển khi chịu tải trọng ngang (gió, bão, động đất.) làm ảnh hưởng đến công năng sử dụng .

• Độ cứng trong mặt phẳng sàn đủ lớn để khi truyền tải trọng ngang vào vách cứng, lỏi cứng giúp chuyển vị ở các đầu cột bằng nhau .

• Trên sàn, hệ tường ngăn không có hệ dầm đỡ có thể được bố trí bất kỳ vị trí nào trên sàn mà không làm tăng đáng kể độ võng của sàn .

 

doc14 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế xây dựng khách sạn Danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II TÍNH TOÁN SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH I. KHÁI NIỆM CHUNG: - Sàn là kết cấu chịu lực trực tiếp của tải trọng sử dụng tác dụng lên công trình, sau đó tải này sẽ truyền lên dầm, rồi từ dầm sẽ truyền lên cột, xuống móng. - Sàn bêtông cốt thép được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng dân dụng – công nghiệp. Nó có những ưu điểm quan trọng như bền vững, có độ cứng lớn, có khả năng chống cháy tốt, chống thấm tương đối tốt, thỏa mãn các yêu cầu thẩm mỹ, vệ sinh và các điều kiện kinh tế. Tuy nhiên nó không có khả năng cách âm cao. - Theo phương pháp thi công có thể chia sàn bêtông cốt thép thành hai loại: sàn đổ toàn khối và sàn lắp ghép. Trong phạp vi công trình này chúng ta dùng sàn bêtông cốt thép đổ toàn khối. II. TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN SÀN: Xác định kích thước dầm biên,chiều dày và cấu tạo của các ô sàn. Xác định tải trọng tác dụng lên sàn. Phân loại ô sàn theo phân tích sơ đồ kết cấu. Xác định nội lực trong sàn. Tính toán cốt thép sàn theo trạng thái giới hạn ( TTGH ) 1. Kiểm tra theo TTGH 2. Chọn và bố trí cốt thép. III. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KẾT CẤU: - Trong công trình dầm ngang và dầm dọc chia sàn thành các ô sàn độc lập và ta chỉ xét đến sự làm việc độc lập của các ô sàn này chứ không xét đến ảnh hưởng của các ô sàn lẫn nhau khi làm việc đồng thời. - Dựa vào liên kết biên của ô sàn mà ta có các loại kết cấu bản sàn như sau: Bản sàn loại dầm: Khi bản sàn được liên kết (vào tường hoặc dầm) ở một cạnh (liên kết ngàm) hoặc ở hai cạnh đối diện (kê tự do hoặc ngàm ) và chịu tải phân bố đều. Bản chỉ chịu uốn theo phương có liên kết, bản chịu lực một phương gọi là bản một phương hay bản loại dầm. Bản kê bốn cạnh: Khi bản có liên kết cả bốn cạnh ( tựa tự do hoặc ngàm ), tải trọng tác dụng trên bản truyền đến các liên kết theo cả hai phương. Bản chịu uốn hai phương gọi là bản hai phương hay bản kê bốn cạnh. - Trong phạm vi bài đồ án này, toàn bộ các ô sàn đều thuộc loại bản kê bốn cạnh. - Trong bản kê bốn cạnh, dựa vào tỉ số chiều dài hai cạnh của ô mà ta có được sự làm việc của bản là một phương hay hai phương. Xác định tải trọng truyền theo hai phương của bản kê bốn cạnh bằng cách xét hai dải giữa của bản theo hai phương L1 (phương cạnh ngắn) và L2 (phương cạnh dài), có bề rộng b = 1 đơn vị. Xem mỗi dải như một dầm đơn giản, với điều kiện đô võng tại điểm giữa của các dải phải bằng nhau, ta kết luận rằng: Khi thì thuộc loại bản một phương. Khi thì thuộc loại bản hai phương. Theo qui ước: Liên kết được xem là tựa đơn: khi bản kê lên tường; khi bản tựa lên dầm bêtông cốt thép (đổ toàn khối) mà có hd/hb < 3; hoặc khi bản lắp ghép. Liên kết được xem là ngàm: khi bản tựa lên dầm bêtông cốt thép (đổ toàn khối) có hd/hb 3 IV. CÔNG THỨC SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH TOÁN NỘI LỰC TRONG Ô SÀN: IV.1. Sàn bản hai phương: * Sơ đồ tính sàn: Sàn thuộc loại bản hai phương khi L2/L1 < 2, lúc này bản làm việc theo hai phương. Ta có hai cách để tính sàn bản kê bốn cạnh là : tính theo ô bản đơn va tính bản liên tục. Trong đó cách tính ô bản liên tục sử dụng khi kích thước các ô và tải trọng tác dụng lên các ô giống như nhau. Trường hợp sàn như công trình này ta tính theo ô bản đơn. * Nội lực trong ô bản đơn. Tính toán ô bản đơn theo sơ đồ đàn hồi: Tùy theo điều kiện liên kết của bản với các tường hoặc dầm bêtông cốt thép xung quanh mà chọn sơ đồ tính bản cho thích hợp (có 11 ô bản tra ở Phụ lục 12, sách KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – TẬP 2, tác giả VÕ BÁ TẦM, nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH ). * Công thức tính moment : Moment dương lớn nhất ở giữa bản M1 = mi1.P (daN m/m) M2 = mi2.P (daN m/m) Moment âm lớn nhất ở gối MI = ki1.P (daN m/m) MII = ki2.P (daN m/m) Để tiện tính toán các hệ số mi1, mi2, ki1, ki2 đã được tính toán sẳn, phụ thuộc vào tỷ số L2/L1, tra ở Phụ lục 12, sách KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – TẬP 2, tác giả VÕ BÁ TẦM, nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH Trong đó: i = kí hiệu ô bản đang xét (i=1,2,11) 1,2 = chỉ phương đang xét là L1 hay L2 L1, L2 = nhịp tính toán cuả ô bản là khoảng cách giữa các trục gối tựa. P=tổng tải trọng tác dụng lên ô bản. P = (p+q).L1.L2 Vơí p : hoạt tải tính toán (daN /m2). q : tĩnh tải tính toán (daN /m2). IV.2. Sàn bản một phương: Khi a = > 2 thì bản được xem là bản dầm, lúc này bản làm việc theo 1 phương (phương cạnh ngắn). Tùy thuộc vào các liên kết biên mà ta có các cách tính nội lực khác nhau. Đối với những bản console có sơ đồ tính loại 1: q Cách tính : Cắt bản theo cạnh ngắn vơí bề rộng b=1m để tính như dầm console Moment : tại đầu ngàm : M- = Trong đó : qb = (p +q).b . Đối với những bản console có sơ đồ tính loại 2: q Cách tính: cắt bản theo cạnh ngắn vơí bề rộng b=1m để tính như dầm ngàm và 1 đầu tựa đơn. Moment: Tại gối: M- = Tại nhịp: M+ = Trong đó: qb = (p +q).b . Đối với những bản ngàm 2 cạnh loại 3: q Cách tính: cắt bản theo cạnh ngắn vơí bề rộng b=1m để tính như dầm có 2 đầu ngàm. Moment: Tại gối: M- = Tại nhịp : M+ = Trong đó: qb = (p +q).b V. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN CỐT THÉP TRONG Ô SÀN THEO TTGH 1: V.1. Kiểm tra điều kiện chịu cắt của sàn: Khả năng chịu cắt của sàn được kiểm tra theo công thức: V.2. Công thức tính cốt thép: Diện tích cốt thép được tính bằng công thức sau: Trong đó: Kiểm tra hàm lượng cốt thép : min =0,05% < =Fa/bho <max=Rb/Rs = 0,58.130/2300 =3,3% V.3. Công thức kiểm tra độ võng do tải trọng tiêu chuẩn gây ra theo TTGH 2: VI. KẾT QUẢ CỤ THỂ TÍNH TOÁN SÀN LẦU 3: VI.1. Xác định chiều dày bản sàn: a) Chọn sơ bộ chiều dày sàn: Việc chọn chiều dày bản sàn có ý nghĩa quan trọng vì khi chỉ thay đổi hb một vài centimet thì khối lượng bêtông của toàn sàn cũng thay đổi rất đáng kể. Quan niệm tính toán của nhà cao tầng là xem sàn tuyệt đối cứng trong mặt phẳng ngang, do đó bề dày của sàn phải đủ lớn để đảm các điều kiện sau: Chiều dày sàn phải thỏa các điều kiện sau: Sàn phải đủ độ cứng để không bị rung động, dịch chuyển khi chịu tải trọng ngang (gió, bão, động đất...) làm ảnh hưởng đến công năng sử dụng . Độ cứng trong mặt phẳng sàn đủ lớn để khi truyền tải trọng ngang vào vách cứng, lỏi cứng giúp chuyển vị ở các đầu cột bằng nhau . Trên sàn, hệ tường ngăn không có hệ dầm đỡ có thể được bố trí bất kỳ vị trí nào trên sàn mà không làm tăng đáng kể độ võng của sàn . Chọn bề dày sàn phụ thuộc vào nhịp và tải trọng tác dụng, có thể sơ bộ chọn chiều dày hb theo công thức sau : Bảng 2.1.bảng tính chiều dày sàn. Ô sàn L1 (m) L2 (m) Tỷ số Loại ô bản Chiều dầy hs (cm) Chọn hs (cm) Ô1 4.7 5 1.064 sàn 2 phương 9.4 10 Ô2 5 5.5 1.1 sàn 2 phương 10 10 Ô3 5 5.5 1.1 sàn 2 phương 10 10 Ô4 4.8 5 1.08 sàn 2 phương 9.6 10 Ô5 1 5 5 Sàn 1 phương 2 4 Ô6 2 5 2.5 sàn 1 phương 4 4 Ô7 1 4.5 4.5 sàn 1 phương 1 4 Ô8 4.5 4.7 1.04 sàn 2 phương 9 10 Ô9 4.5 4.8 1.06 sàn 2 phương 9 10 Ô10 2 4.5 2.25 Sàn 1 phương 4 4 Vậy chọn bề dày sàn hs = 10(cm) để thiết kế. Hình 2.2.MẶT BẰNG DẦM SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH. b) Chọn sơ bộ tiết diện dầm : Theo công thức: Chiều cao dầm chính hd= , Chiều cao dầm phụ hd= Chiều rộng bd=. Bảng 2.3.Xác định tiết diện dầm. Dầm L (mm) m h (mm) h(mm) b (mm) D1 9500 12 16 790 594 600 300 D2 5500 12 16 458 344 500 300 D3 5000 12 16 417 312 500 250 D4 4500 12 16 375 281 500 250 D5 5000 12 20 417 250 300 200 D6 4500 12 20 375 225 300 200 D7 5000 12 20 417 250 300 200 D8 4500 12 20 375 225 300 200 Ta có hd/hs >3 do đó theo quy ước thì liên kết giữa sàn và các dầm là liên kết ngàm. VI.2. Tải trọng tác dụng lên sàn: 1. Tĩnh tải: Tĩnh tải sàn bao gồm : Tải trọng bản thân các lớp cấu tạo sàn Tải trọng tường . 1.1. Tính tải trọng bản thân các lớp cấu tạo sàn : gs g= Trong đó: + gi - trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo sàn thứ i. (kG/m2) + ni - hệ số độ tin cậy các lớp cấu tạo thứ i. Cấu tạo sàn Các lớp cấu tạo sàn. Trọng lượng bản thân sàn. Bảng 2.4 : Tải trọng bản thân sàn Các lớp cấu tạo sàn g (daN /m3) gtc (daN /m2) HSVT gtt (daN /m2) Gạch men Ceramic (1 cm) Vữa lót sàn (2 cm) Bản BTCT ( 10 cm ) Vữa trát trần (1 cm) Đường ống thiết bị 2000 1800 2500 1800 0.01 ´2000 = 20 0.02 ´ 1800 = 36 0.1´ 2500 = 250 0.01 ´ 1800 = 18 50 1.2 1.2 1.1 1.2 1.1 24 43.2 275 21.6 55 å = 418.8 ® Trọng lượng bản thân kết cấu sàn thường : gttsàn = 418.8(KG/m2). Đối với sàn nhà vệ sinh có thêm lớp chống thấm dày 3 cm với g = 2000 kg/m3 và hệ số vượt tải 1.1. Vậy trọng lượng bản thân sàn vệ sinh: gttsàn VS = 418.8 + 0.03x2000x1.1 = 484.8KG/m2 1.2. Tính tải trọng tường tác dụng lên sàn : Nguyên tắc tính tất cả tường sau đó nhân với hệ số kể đến lổ cửa sổ và cửa đi.Tính t heo công thức sau: Trong đó: lt : là chiều dài tường. ht : là chiều cao tường. gt : là trọng lượng tường. l1 , l2 : kích thước hai cạnh của ô bản. Bảng 2.5.BẢNG TÍNH TẢI TƯỜNG QUI ĐỔI Kí hiệu Diện tích Tường Chiều dài Chiều cao TL riêng %Tính toán ô sàn ô sàn (m2) dày (m) (m) (daN /m2) (daN /m2) Ô2 27.5 100 5.7 3.3 180 123.12 Ô4 24 100 7.4 3.3 180 183.15 Ô6 10 200 5 1.2 330 198 Ô9 21.6 100 6.9 3.3 180 189.75 Ô10 9 200 4.5 1.2 330 198 2. Hoạt tải - Dựa theo tiêu chuẩn ”Tải trọng và tác động” TCVN 2737 – 1995 ở mục 4.3 bảng 3: tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều trên sàn và cầu thang. - Dựa vào công năng của các ô sàn ; tra trong tiêu chuẩn thiết kế TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG TCVN 2737-1995 ta có ptc ứng với các ô sàn. Hoạt tải tính toán được tính bằng cách lấy hoạt tải tiêu chuần nhân với hệ số vượt tải: Ptt = ptc.k Nếu ptc 200 thì lấy k = 1.2 Nếu ptc <200 thì lấy k = 1.3 Bảng 2.6 : Các giá trị hoạt tải trên sàn. Ký hiệu Ô sàn Loại sàn ptc (daN /m2) n ptt (daN /m2) Ô1, Ô2, Ô5, Ô6, Ô7, Ô 10 Văn Phòng p. Vệ Sinh 200 1.2 240 Ô3, Ô4, Ô9 Hành lang 300 1.2 360 Bảng 2.7.BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TẢI TRỌNG SÀN . Ký hiệu Công năng Tĩnh tải ( KG/m2 ) Hoạt tải (daN /m2 ) Tổng tải trọng (daN /m2 ) gtcsàn gttsàn Ptc Ptt qtc qtt Ô1 Phòng ngủ 349 418.8 200 240 549 658.8 Ô2 Phòng ngủ 506.6 607.92 200 240 706.6 847.92 Ô3 Sảnh 349 418.8 300 360 649 778.8 Ô4 HL+VS 556.625 667.95 300 360 856.625 1027.95 Ô5 Phòng ngủ 349 418.8 200 240 549 658.8 Ô6 Ban công 514 616.8 200 240 714 856.8 Ô7 Phòng ngủ 349 418.8 200 240 549 658.8 Ô8 Phòng ngủ 349 418.8 200 240 549 658.8 Ô9 HL+VS 562.125 674.55 300 360 862.125 1034.55 Ô10 Ban công 514 616.8 200 240 714 856.8 VI.3. Nội lực trong ô sàn: VI.3.1. Sơ đồ tính của các ô bản sàn: Theo quy ước ta tóm tắc các thông số về các ô sàn trong bảng sau: Bảng 2.8.Xác định sơ đồ tính của ô bản sàn. Tên ô Bản L1 (m) L2 (m) L2/L1 Tổng tải (daN /m2) Sơ đồ tính Ô1 4.7 5 1.064 658.8 Sơ đồ 9 Ô2 5 5.5 1.1 847.92 Sơ đồ 9 Ô3 5 5.5 1.1 778.8 Sơ đồ 9 Ô4 4.8 5 1.08 1027.95 Sơ đồ 9 Ô5 1 5 5 658.8 Bản 1 phương Ô6 2 5 2.5 856.8 Bản 1 phương Ô7 1 4.5 4.5 658.8 Bản 1 phương Ô8 4.5 4.7 1.04 658.8 Sơ đồ 9 Ô9 4.5 4.8 1.06 1034.55 Sơ đồ 9 Ô10 2 4.5 2.25 856.8 Bản 1 phương VI.3.2. Nội lực trong ô bảng kê sơ đồ 9 Theo các công thức đã trình bày ở trên, tính toán trong Excel ta có các kết quả tính toán như sau: Bảng 2.9.Bảng tính nội lực của ô bản sàn 2 phương. Tên Các thông số ban đầu ( cm; daN/m2 ) Các hệ số Moment (daN.m) Ô1 L1= 470 Tải trọng: 658.8 m91 = 0.0188 M1 = 291.05 L2= 500 Sơ đồ số 9 m92 = 0.0172 M2 = 266.3 hb= 10 L2/L1 = 1.06 k91 = 0.0438 MI = 678.1 a= 2 Dạng bản 2 phương k92 = 0.0395 MII= 611.5 Ô2 L1= 500 Tải trọng: 847.92 m91 = 0.0194 M1 = 452.4 L2= 550 Sơ đồ số 9 m92 = 0.0161 M2 = 375.4 hb= 10 L2/L1 = 1.1 k91 = 0.045 MI = 1049.3 a= 2 Dạng bản 2 phương k92 = 0.0372 MII= 867.4 Ô3 L1= 500 Tải trọng: 778.8 m91 = 0.0194 M1 = 415.5 L2= 550 Sơ đồ số 9 m92 = 0.0161 M2 = 344.8 hb= 10 L2/L1 = 1.1 k91 = 0.045 MI = 963.8 a= 2 Dạng bản 2 phương k92 = 0.0372 MII= 796.7 Ô4 L1= 480 Tải trọng: 1027.95 m91 = 0.0187 M1 = 461.3 L2= 500 Sơ đồ số 9 m92 = 0.0171 M2 = 421.8 hb= 10 L2/L1 = 1.04 k91 = 0.0437 MI = 1078.1 a= 2 Dạng bản 2 phương k92 = 0.0394 MII= 972 Ô8 L1= 450 Tải trọng: 1027.95 m91 = 0.0187 M1 = 260.6 L2= 470 Sơ đồ số 9 m92 = 0.0171 M2 = 238.3 hb= 10 L2/L1 = 1.04 k91 = 0.0437 MI = 608.9 a= 2 Dạng bản 2 phương k92 = 0.0394 MII= 549 Ô9 L1= 450 Tải trọng: 1034.55 m91 = 0.0188 M1 = 420 L2= 480 Sơ đồ số 9 m92 = 0.0172 M2 = 384.4 hb= 10 L2/L1 = 1.06 k91 = 0.0438 MI = 978.8 a= 2 Dạng bản 2 phương k92 = 0.0395 MII= 882.7 VI.3.3. Nội lực trong ô bảng dầm: q Hình 1.3 : Biểu đồ mômen sàn một phương Theo các công thức đã trình bày ở trên, tính toán trong Excel ta có các kết quả tính toán như sau: Bảng 2.10.Bảng tính nội lực của ô bản sàn 1 phương. Ô sàn Chiều dài cạnh ngắn (m) Tĩnh tải (daN /m2) Hoạt tải (daN/m2) Tải trọng toàn phần q=g+p (daN /m2) Gía trị môment (daN m) gs gt Mn Mg Ô 5 1 418.8 240 658.8 46.3 82.4 Ô 6 2 418.8 198 240 856.8 240.9 428.4 Ô 7 1 418.8 240 658.8 46.3 82.4 Ô 10 2 418.8 198 240 856.8 240.9 428.4 VI.4. Tính toán sàn theo TTGH1: VI.4.1. Kiểm tra khả năng chịu cắt của ô sàn: - Khả năng chịu cắt của sàn được kiểm tra theo công thức: ( 1 ) Trong đó: k = 0.6 hệ số kể đến do điều kiện làm việc và an toàn. Rbt = 10.5 daN/cm2 cường độ chịu kéo của bêtông mác 300. B = 1m = 100cm bề rộng dải bản mà ta xét. h0:chiều cao làm việc của bêtông.Chọn chiều dày bảo vệ của bê tông là 1.5cm - Vậy chiều cao làm việc của bêtông là h0 = h – a = 10 – 2 = 8 cm ( an toàn ) - Thay vào công thức 1 ta có: k.Rbt.b.h0 = 0.6x10x100x8 =4800 daN. - So sánh với lực cắt trong ô sàn ta thấy ô sàn luôn thỏa điều kiện chịu cắt. VI.4.2. Tính toán thép sàn: theo các công thức trên: - Tính toán theo cấu kiện tiết diện chữ nhật chịu uốn có tiết diện b = 1m, h= 0.1m. h0 = h – a = 10 – 2 = 8 cm Vật liệu: Bê tông B#25: Rb= 145(daN /cm) Rbt =10.5 (daN /cm) Cốt thép A I :Rs= Rsc =2300 (daN/cm) - Sau khi tính toán được cần kiểm tra tỷ lệ cốt thép nằm trong khoảng 0.3 đến 0.9 là hợp lí. - Khi < min mà không thể giảm chiều dày bản thì phải chọn lại theo yêu cầu tối thiểu bằng min .b.h0 . TCVN qui định min = 0.05 %. Bảng 2.11.Bảng tính thép của ô bản sàn. Tên Moment (daN.m) am Att (cm2) (%) Chọn thép (%) Thép A Ô 1 4.7x5 M1 = 291.05 0.035 0.0356 1.61 0.2 6a180 1.6 0.2 M2 = 266.3 0.032 0.0325 1.47 0.18 6a180 1.6 0.2 MI = 678.1 0.08 0.083 3.75 0.47 10a200 3.9 0.48 MII= 611.5 0.073 0.0758 3.43 0.43 10a200 3.9 0.48 Ô 2 5x5.5 M1 = 452.4 0.054 0.0555 2.51 0.31 6a120 2.4 0.3 M2 = 375.4 0.045 0.046 2.08 0.26 6a120 2.4 0.3 MI = 1049.3 0.126 0.135 6.1 0.76 10a140 5.6 0.7 MII= 867.4 0.104 0.11 4.97 0.62 10a140 5.6 0.7 Ô 3 5x5.5 M1 = 415.5 0.049 0.051 2.3 0.29 6a120 2.4 0.3 M2 = 344.8 0.041 0.043 1.94 0.24 6a120 2.4 0.3 MI = 963.8 0.116 0.123 5.56 0.69 10a140 5.6 0.7 MII= 796.7 0.095 0.1 4.52 0.57 10a140 5.6 0.7 Ô 4 4.8x5 M1 = 461.3 0.055 0.057 2.58 0.32 6a110 2.6 0.33 M2 = 421.8 0.05 0.051 2.3 0.29 6a110 2.6 0.33 MI = 1078.1 0.129 0.138 6.24 0.78 10a140 5.6 0.7 MII= 972 0.116 0.123 5.56 0.69 10a140 5.6 0.7 Ô 5 1x5 M+= 46.3 0.0056 0.0056 0.25 0.05 6a200 1.4 0.18 M- = 82.4 0.0099 0.0099 0.45 0.08 10a200 3.9 0.48 Ô 6 2x5 M+= 240.9 0.028 0.028 1.27 0.16 6a200 1.4 0.18 M- = 428.4 0.05 0.051 2.3 0.29 10a200 3.9 0.48 Ô 8 4.5x4.7 M1 = 260.6 0.03 0.032 1.45 0.18 6a180 1.6 0.2 M2 = 238.3 0.0286 0.029 1.31 0.164 6a180 1.6 0.2 MI = 608.9 0.073 0.075 3.39 0.424 10a200 3.9 0.48 MII= 549 0.066 0.068 3.07 0.38 10a200 3.9 0.48 Ô9 4.5x 4.8 M1 = 420 0.05 0.051 2.3 0.29 6a110 2.6 0.33 M2 = 384.4 0.046 0.048 2.17 0.27 6a110 2.6 0.33 MI = 978.8 0.117 0.124 5.61 0.7 10a140 5.6 0.7 MII= 882.7 0.106 0.112 5.06 0.63 10a140 5.6 0.7 VI.5. Kiểm tra sàn theo TTGH2: Độ võng của ô bản được tính theo lý thuyết bản móng đàn hồi. + Xét ô bản lớn nhất là ô số 2 có kích thước 5.0m x 5.5m Công thức : f= (2.1) Trong đó: - kw : Hệ số tra bảng VII – 13 (trang 157 sách cấu tạo bêtông cốt thép của Bộ Xây Dựng ) dựa theo tỉ số 2 cạnh ly / lx = 5.5/5 = 1.1 => kw= 0.0009 (với hệ số Poisson n = 0.15) - K = pLxLy – Tổng tải tác dụng lên sàn, K = 600´5 ´5.5 = 16500 kG - D: Độ cứng trụ của bản: D = = Chuyển vị ở giữa bản: f = = 0.18 cm Với Bê tông B#300 có hệ số Poisson n = 0.2 ta dùng công thức chuyển đổi sau f1 = f2 (2.2) Độ võng của sàn: fsàn = =0.177 cm < [f] =2.5cm Vậy ô sàn này thỏa về yêu cầu chuyển vị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 2 TINH SAN DIEN HINH 30-12(3-16).doc
  • dwgCAUTHANG BO CUOI 01-01-2009.dwg
  • docCHNG6X~1.DOC
  • docCHUONG 1 TONG QUAN KT THUY DUY( 3 tr ).doc
  • docCHUONG 3 TINH TOAN CAU THANG 03-12(28-41).doc
  • docCHUONG 5TINH TOAN KHUNG KHÔNGN GIAN 30-12(29-40).doc
  • docCHUONG~4.DOC
  • dwgHO NUOC MAI CUOI 01-01-2009.dwg
  • dwgKHUNG KHONG GIAN CUOI 01-01-2009.dwg
  • dwgKIEN TRUC 31 -12.dwg
  • docMNGCCK~1.DOC
  • docMNGCCK~2.DOC
  • docMONG COC EP CUOI CUNG 02-01-2009.doc
  • bakMÓNG COC EP VA COC KHOAN NHOI 29-12.bak
  • dwgMÓNG COC EP VA COC KHOAN NHOI 29-12.dwg
  • docPHU LUC THUYET MINH.DOC.doc
  • dwgSAN CUOI 01-01-2009.dwg
  • docSOSNH2~1.DOC