Đề tài Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

1.Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận . 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN 6

1.1.Tổng quan về Khu Công Nghiệp 6

1.1.1.Khái niệm Khu công nghiệp 6

1.1.2. Đặc điểm của các Khu công nghiệp 7

1.1.3.Phân loại theo KCN chung . 9

1.1.5.Vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế 11

1.2.Thu hút vốn đầu tư vào các KCN 14

1.2.1.Khái niệm về vốn đầu tư 14

1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư 14

1.2.3.Phân loại vốn đầu tư 14

1.2.4.Nội dung thu hút vốn đầu tư. 15

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN 16

1.3.1.Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư bên ngoài 16

1.3.2.Các nhân tố thuộc môi trường bên trong KCN 19

1.4.Một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương 21

1.4.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Bình Dương 21

1.4.2.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Bắc Ninh 24

1.4.3.Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên 27

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH. 30

2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 30

2.1.1.Những lợi thế của Hưng Yên trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN 30

2.1.2.Giới thiệu khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh. 31

2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư và thực hiện vốn đầu tư vào các KCN trong thời gian qua 33

2.2.1.Các chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh. 33

2.2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp trong thời gian qua . 36

2.2.3.Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN 40

2.3.Đánh giá chung về thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. 46

2.3.1.Những thành công và hạn chế 46

2.3.2.Nguyên nhân của những thành công và hạn chế. 53

CHƯƠNG 3 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI. 56

3.1.Quan điểm thu hút vốn đầu tư 56

3.1.1.Phát triển nhanh, có chọn lọc, bền vững, có hiệu quả 56

3.1.2.Phát triển KCN tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. 58

3.2.Giải pháp 58

3.2.1.Các giải pháp từ chính quyền tỉnh 58

3.2.2. Các giải pháp đối với Ban quản lý các KCN 66

KẾT LUẬN 69

Tài liệu tham khảo 70

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực, và đảm bảo an ninh quốc phòng. Việc quy hoạch phát triển KCN phải đảm bảo đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN và quá trình đô thị hóa. Phát triển các KCN cần đồng thời chú trọng đầu tư đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng ngoài hàng rào KCN: giao thông, điện, nước, hạ tầng xã hội phục vụ đời sống công nhân KCN, khu dân cư dịch vụ phục vụ cho KCN. Ba là, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải có năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm quản lý, và năng lực thu hút đầu tư. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng phải đảm bảo đồng bộ, đúng quy hoạch, đáp ứng ngay các yêu cầu về giao thông, điện, nước, thu gom xử lý nước thải…phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp vào đầu tư và làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Bốn là, thực hiện quản lý đối với KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” tại Ban Quản lý các KCN tỉnh đang là cơ chế quản lý phát huy hiệu quả, vừa đảm bảo nâng cao vai trò và năng lực thực hiện chức năng quản lý trực tiếp đối với KCN và các doanh nghiệp KCN của Ban Quản lý, vừa đảm bảo yêu cầu giải quyết nhanh gọn, chính xác các yêu cầu của KCN và doanh nghiệp KCN đặt ra. Để thực hiện tốt cơ chế quản lý trên, cần tiếp tục quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các KCN tỉnh thống nhất thực hiện trên toàn quốc. Đồng thời cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ - công chức của Ban Quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN. Các lĩnh vực được giải quyết thủ tục hành chính tại Ban quản lý phải được công khai, minh bạch, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Và cần thực hiện tốt quy chế phối hợp với các Sở, ngành trong việc giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp một cách rõ ràng, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước để quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật Năm là, ổn định chính sách vĩ mô tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, nhất là chính sách khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng và hoạt động đầu tư vào các KCN. Đồng thời cần ổn định chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tạo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng cho các KCN. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương cho người dân có đất bị thu hồi trong quá trình giải phóng mặt bằng cho các KCN để tiếp tục ổn định đời sống, có điều kiện chuyển đổi sang các nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tiếp nhận được các ảnh hưởng tích cực từ quá trình phát triển các KCN để tự tạo việc làm, ổn định lâu dài. Sáu là, thu hút nhiều dự án đầu tư vào KCN, lấp đầy diện tích đất cho thuê của KCN, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH là mục tiêu cuối cùng của phát triển các KCN, và cũng là mục tiêu của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Song thu hút đầu tư phát triển sản xuất phải gắn với bảo đảm môi trường và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.  Do đó, trong quá trình vận động thu hút đầu tư, bố trí dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định về ngành nghề thu hút đầu tư và quy hoạch xây dựng của KCN. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách, đồng thời đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Cần cân đối, giải quyết hài hòa lợi ích của chủ đầu tư hạ tầng KCN, với lợi ích của địa phương trong quá trình lựa chọn thu hút đầu tư, từ đó có sự phối hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, giải quyết nhanh chóng và tốt nhất các yêu cầu của doanh nghiệp để hoạt động đầu tư vào các KCN vừa nhanh chóng, vừa có hiệu quả cao và đúng với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 2.1.1.Những lợi thế của Hưng Yên trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN 2.1.1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên -Vị trí địa lý: Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương -Đặc điểm địa hình:Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông (với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. -Khí hậu:Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 230C, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%. 2.1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất:Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. - Tài nguyên khoáng sản:Tài nguyên khoáng sản chưa được điều tra cụ thể, khoáng sản chính của tỉnh Hưng Yên hiện nay là nguồn cát đen với trữ lượng lớn, chủ yếu nằm ven sông Hồng, sông Luộc, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó còn có nguồn đất sét để làm gạch, ngói, 2.1.2.Giới thiệu khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh. Sau khi tỉnh tái lập năm 1997, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên thời kỳ 1997-2010, đã định hướng xây dựng quy hoạch 06 khu công nghiệp, gồm: KCN Như Quỳnh A 60ha, KCN Như Quỳnh B 50ha, KCN Phố Nối A 100ha, KCN Phố Nối B 100ha, KCN Minh Đức 200ha và KCN thị xã Hưng Yên 60ha. Tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết làm cơ sở tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư. Giai đoạn 1997 - 2000 do khó khăn trong kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng nên việc tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư vào các KCN đều dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có, chưa có hạ tầng chung. Một số KCN đã có nhiều dự án vào đầu tư, lấp đầy như KCN Phố Nối A, KCN Như Quỳnh A, KCN Như Quỳnh B, nhưng chưa được đầu tư hệ thống hạ tầng chung nhất là hệ thống cấp nước, thu gom xử lý nước thải và không được quản lý theo Quy chế khu công nghiệp. Năm 2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập KCN Phố Nối A với quy mô 390 ha và KCN Dệt may- Phố Nối B với quy mô 95ha. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Hưng Yên bổ sung 03 KCN gồm: Minh Đức - 200 ha, Vĩnh Khúc - 200ha, Thị xã Hưng Yên - 60ha, và mở rộng KCN Phố Nối B thêm 155 ha, vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006. Năm 2007, UBND tỉnh đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào quy hoạch KCN Minh Quang 325ha và điều chỉnh mở rộng KCN Phố Nối B thêm 105 ha để tiếp nhận dự án KCN Thăng Long II. Năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các sở ngành, địa phương lập Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trong đó định hướng đến 2020 trên địa bàn tỉnh có 19 KCN với tổng diện tích 6.550 ha. Trên cơ sở đó UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ đưa KCN thị xã Hưng Yên (60ha) ra khỏi Danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới, và cho phép bổ sung một số KCN vào Danh mục. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 13 KCN với tổng diện tích 3.535 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, gồm: Khu công nghiệp Phố Nối A quy mô 594 ha; Khu công nghiệp Phố Nối B quy mô 355 ha (bao gồm KCN Dệt May Phố Nối, và KCN Thăng long II); Khu công nghiệp Minh Đức quy mô 200 ha; Khu công nghiệp Minh Quang quy mô 325 ha; Khu công nghiệp Vĩnh Khúc quy mô 380 ha (bao gồm KCN Agrimeco Tân Tạo và KCN Lingking Park); Khu công nghiệp Ngọc Long quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Yên Mỹ II quy mô 230 ha; Khu công nghiệp Bãi Sậy quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Kim Động quy mô 100 ha; Khu công nghiệp Dân Tiến quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt quy mô 300 ha; Khu công nghiệp Thổ Hoàng quy mô 400 ha; Khu công nghiệp Tân Dân quy mô 200 ha. 2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư và thực hiện vốn đầu tư vào các KCN trong thời gian qua 2.2.1.Các chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh. Ngay sau ngày tái lập, tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành tiến hành quy hoạch các khu, cụm công nghiệp Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, Phố Nối A, Phố Nối B, thị xã Hưng Yên, khu công nghiệp Bạch Sam, Minh Đức,... để bố trí các dự án đầu tư. Đồng thời, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết  “Đẩy mạnh hợp tác đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”; Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định  hướng dẫn việc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư và quy định quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh ngoài trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở pháp quy cho việc thống nhất quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 31-10-2001 của Ban Thường vụ . Tỉnh chủ trương khuyến khích các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: * Các dự án có công nghệ hiện đại, có khả năng thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển; * Các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách; * Các dự án nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương; * Các dự án giải quyết nhiều lao động tại chỗ. Tập trung khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực các huyện phía Nam; * Các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Để khuyến khích thu hút đầu tư, tỉnh chủ trương cho phép các dự án được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư ở mức tối đa theo các quy định của Chính phủ. Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư đơn giản, nhanh chóng. Đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, có thể được tỉnh cho phép hưởng thêm các ưu đãi như: * Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề. * Hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, làm hạ tầng,... * Tăng thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất. 2.2.1.1. Chính sách khuyến khích các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Một là: chính sách đất đai, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh" Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Các thủ tục thuê đất được rút gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh là cơ quan đầu mối tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp hoạt động theo quy chế khu công nghiệp tập trung, Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài khu công nghiệp, phối hợp với các sở, ngành chức năng khác như  Sở Xây dựng  và các sở quản lý các ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư xin thuê đất của doanh nghiệp; phối hợp cùng Sở Tài nguyên môi trường trong việc thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp thuê đất tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh một cách thuận lợi nhất. Hai là: chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ: Các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được tuyên truyền, phổ biến một cách tích cực và sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Thông qua nhiều phương tiện khác nhau, các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương về phát triển kinh tế và các quy định về sản xuất, kinh doanh đã được cộng đồng doanh nghiệp nhận thức khá đầy đủ. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, đề cao chữ tín, chấp hành tốt đường lối, chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chăm lo đời sống và điều kiện làm việc của người lao động. Để hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án dạy nghề. Các dự án dạy nghề đã được đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt như: mặt bằng, tín dụng, thủ tục…Các trường, các trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng được đầu tư xây dựng mới và mở rộng, năng cao chất lượng đào tạo. Ba là: chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại: Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được công khai hóa, doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếp cận. Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Thương mại đã được thành lập và đang triển khai hoạt động, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện và sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân. Bốn là: thực hiện cải cách thủ tục hành chính: Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận dự án đầu tư, biết được các nhà đầu tư muốn đầu tư vào những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi nên tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phải tinh giản các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối duy nhất tiếp nhận dự án đầu tư trong và ngoài nước. Rút ngắn thời gian thẩm định cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đơn giản thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo đúng qui định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý có liên quan; Năm là: chính sách tài chính, tín dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam: Sự bình đẳng trong việc thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với  các thành phần kinh tế đã cơ bản được đảm bảo. Các doanh nghiệp không kể loại hình nếu có dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi, có năng lực quản lý và đáp ứng đủ các điều kiện áp dụng như nhau đều được vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Các dự án đầu tư  theo các mục tiêu, ngành nghề kinh doanh Nhà nước khuyến khích đều được Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Các thủ tục cho vay của các ngân hàng thương mại, đầu tư, Quỹ hỗ trợ phát triển đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa. Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được Quỹ hỗ trợ phát triển, các quỹ tín dụng và ngân hàng tích cực triển khai. 2.2.1.2.Ưu đãi đầu tư a. Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hưởng ưu đãi tối đa theo quy định của Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp lý có liên quan. b. Đối với các doanh nghiệp đầu tư trong nước, chủ đầu tư các dự án được hưởng các ưu đãi đầu tư tối đa theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp lý có liên quan Trên đây là một số vấn đề về chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Hưng Yên sẵn sàng chào đón và tiếp nhận các nhà đầu tư muốn vào tìm hiểu cơ hội đầu tư và đặt chân trên mảnh đất Hưng Yên. 2.2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp trong thời gian qua . Năm năm qua, tỉnh Hưng Yên đã thu hút được 487 dự án đầu tư, trong đó có 143 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ 123 triệu USD và 344 dự án vốn đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 27 nghìn tỷ đồng. Tính đến ngày 31-12-2010, tổng dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh là 869 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 70 nghìn tỷ đồng; trong đó doanh nghiệp có vốn FDI có 193 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,5 tỷ USD. Hiện nay có 570 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm cho gần 100 nghìn lao động; tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trong năm năm qua đạt 21%/năm, năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 20 nghìn tỷ đồng; đóng góp tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.Đến hết tháng 2/2011 tổng số dự án đầu tư vào trong KCN còn hiệu lực là 161 dự án (76 dự án nước ngoài và 85 dự án trong nước), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 942 triệu USD và 7.806 tỷ đồng. Bảng : Số dự án đầu tư và vốn đầu tư vào tỉnh qua các năm 2007- 2010 2007 2008 2009 2010 2011 dự kiến Tổng dự án 16 23 10 20 70 Trong nước 5 7 3 6 30 Ngoài nước 11 16 7 14 40 Tổng vốn đầu tư gồm cả vốn điều chỉnh Trong nước (tỉ đồng) 1520,6 1720,7 973,6 1627,7 2370 Ngoài nước (triệu usd) 130,67 186,75 85,7 185,3 300 (Nguồn : Sở Đầu tư và Kế hoạch tỉnh Hưng Yên năm 2010) Do môi trường đầu tư thông thoáng, hạ tầng kỹ thuật thuận lợi nên trong những năm gần đây, tỉnh đã trở thành “điểm đến” của nhiều nhà đầu tư từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm khoảng 30%, Hàn Quốc 30%, còn lại là các dự án của Nhật Bản, Đài Loan, Luxambua… Trong đó có nhiều nhà đầu tư là các tập đoàn kinh tế lớn như: CJ, Huyndai, Dorco (Hàn Quốc); Kintec (Đài Loan), Inax (Nhật Bản). Đặc biệt, KCN Phố Nối A còn tiếp nhận dự án của Tập đoàn Canon (Nhật Bản) đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư đăng ký 134 triệu USD, giai đoạn I có giá trị đầu tư 63,4 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy cán nhôm và sản xuất các sản phẩm phục vụ công trình từ nhôm của Công ty Huyndai Aluminum Vina với tổng giá trị đầu tư khoảng 37 triệu USD. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều khai thác những ngành công nghiệp được đánh giá là có tỷ suất lợi nhuận cao như: điện, điện tử, gia công cơ khí và chế tạo máy... Công nghiệp FDI thời gian qua luôn khẳng định là khối kinh tế năng động, các doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động trong các doanh nghiệp này có trình độ quản lý, khả năng làm việc tốt, thích ứng nhanh trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên giảm đáng kể chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh cao. Bảng : Tổng số DA và VĐT đăng kí của các doanh nghiệp nước ngoài vào các KCN tỉnh (tính đến tháng 12/ 2010) Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Hàn Quốc 23 214 Nhật Bản 17 330 Trung Quốc 22 282,6 (Nguồn : Ban Quản lý KCN tỉnh Hưng Yên năm 2011) Đến nay, có 11 KCN với tổng diện tích 2.485 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, gồm: KCN Phố Nối A, KCN Dệt May Phố nối, KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức, KCN Agrimeco Tân Tạo, KCN Lingking Park, KCN Minh Quang, KCN Bãi Sậy, KCN Ngọc Long, KCN Yên Mỹ II, KCN Kim Động. Các KCN còn lại các chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai lập quy hoạch chi tiết. UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định thành lập 03 KCN, gồm: KCN Phố Nối A, KCN dệt may Phố Nối (thuộc KCN Phố Nối B), và KCN Thăng Long II (thuộc KCN Phố Nối B. Nhờ có các chính sách thu hút vốn đầu tư với nhiều ưu đãi, đặc biệt với các doanh nghiệp nước ngoài nên các dự án đầu tư vào KCN của tỉnh ngày càng tăng .. Bảng : Tình hình thu hút vốn đầu tư vào một số KCN tỉnh Hưng Yên( tính đến tháng 2/2011) KCN Phố Nối A KCN Dệt May Phố Nối KCN Thăng Long II KCN Minh Đức Tổng dự án 112 11 17 21 Trong nước 62 05 0 18 Ngoài nước 50 06 17 03 Tổng vốn đăng kí Trong nước (tỷ đồng) 6.257 390 0 1.038 Ngoài nước (triệu USD) 415 35,16 478,26 14 (Nguồn : Ban Quản lý KCN tỉnh Hưng Yên) Số lượng các doanh nghiệp trên các khu công nghiệp ngày càng tăng, với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như May mặc, điện tử, chế tạo, lắp ráp linh kiện .Số lượng vốn đầu tư đăng ký lớn với nhiều nhà đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,… Từ 2008 đến hết tháng 12/2010 cơ cấu vốn đầu tư đã có sự thay đổi mạnh, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn cơ khí chế tạo CN phụ trợ. Bảng : Cơ cấu VĐT theo ngành nghề tại các KCN (tính đến hết tháng 12/2010) số dự án (%) số dự án (%) Ngành điện tử viễn thông 25,1 20,12 Cơ khí chế tạo CN phụ trợ 31,3 40,1 May mặc 10,3 10,8 Chế biến 8,3 12,7 Kho vận 10,13 5,2 Khác 14,87 11,08 ( Nguồn : Ban Quản lý KCN tỉnh Hưng Yên năm 2011) 2.2.3.Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN  Các dự án đầu tư vào KCN nhìn chung đều triển khai nhanh, đúng mục tiêu, tiến độ đăng ký và sử dụng đất hiệu quả. Đến hết tháng 2/2011 tổng số dự án đầu tư vào trong KCN còn hiệu lực là 161 dự án (76 dự án nước ngoài và 85 dự án trong nước), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 942 triệu USD và 7.806 tỷ đồng. Đến nay đã có 126 dự án đi vào hoạt động sản xuất (bằng 79 % trên tổng số dự án đầu tư trong các KCN còn hiệu lực); 27 dự án đang triển khai, xây dựng (chiếm 17%) và 06 dự án đang tạm ngừng hoặc không triển khai (chiếm 4%). Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến nay ước đạt 424 triệu USD (bằng 46 % tổng vốn đăng ký) và 6.454 tỷ đồng (bằng 83% tổng vốn đăng ký). Các dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo việc làm cho khoảng 19.500 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2010 đạt khoảng 292 triệu USD và 14.056 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 8, 5 triệu USD và 455 tỷ đồng. Các dự án đầu tư trong các KCN tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất, gia công các sản phẩm điện, điện tử; sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác; sản xuất lắp ráp ô tô xe máy; sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; may mặc... 2.2.3.1.. KCN Phố Nối A Khu công nghiệp Phố Nối A được thành lập theo quyết định số 106/QĐ-UB ngày 15/01/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên do Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A làm chủ đầu tư với quy mô diện tích 390 ha. Đến nay Chủ đầu tư đã GPMB và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống PCCC… trên phần diện tích khoảng 200 ha; còn khoảng 80 ha chưa giải phóng được mặt bằng. Nhà máy cấp nước sạch giai đoạn I, với công suất 6.000 m3/ng.đ và nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn I, với công suất 3.000 m3/ng.đ đã được đưa vào sử dụng, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cấp nước, thu gom xử lý nước thải của các dự án đang hoạt động trong KCN. KCN Phố Nối A đã tiếp nhận 112 dự án đầu tư, trong đó có 62 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.257 tỷ đồng và 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 415 triệu USD; diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 216,8 ha, đạt 77,9% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của cả KCN là 278,4 ha. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở rộng KCN thêm 204 ha. Hiện nay, chủ đầu tư đang tích cực triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích đất còn lại và phần mở rộng của KCN để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dự kiến hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong năm 2011- 2012. 2.2.3.2. KCN Dệt May Phố Nối: Khu công nghiệp Dệt May Phố nối (thuộc KCN Phố Nối B) được thành lập tại Quyết định số 1953/QĐ-UB ngày 06/10/2003 của UBND tỉnh Hưng Yên do Tổng công ty Dệt may Việt Nam (nay là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích KCN Dệt May Phố Nối được quy hoạch là 121 ha, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I có quy mô 25,17 ha và giai đoạn II có quy mô 95,6 ha. Tại khu vực giai đoạn I đã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật: Tổng công suất lượng nước sạch tại KCN là 6.000m3/ngày, trong đó Nhà máy nước của KCN công suất 4.000m3/ngày và bổ sung ngoài từ Nhà máy nước của Hưng Yên công suất khoảng 2.000m3/ngày. Hiện tại công ty đang đầu tư xây dựng mở rộng nâng công suất Nhà máy nước KCN lên 12.000m3/ngày, cùng với 2.000m3/ngày bổ sung từ Nhà máy nước của Hưng Yên sẽ nâng tổng công suất nước sạch cung cấp tại KCN lên 14.000m3/ngày. Trung tâm xử lý nước thải của KCN công suất 10.000m3/ngày được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn Châu Âu II do Hà Lan cung cấp và lắp đặt thiết bị đồng bộ, nước thải ra đạt loại B theo tiêu chuẩn Việt Nam và sẽ được mở rộng nâng cấp công suất xử lý lên 15.000m3/ngày cho cả KCN khi có nhu cầu sử dụng. Công ty Điện lực cung cấp nguồn điện 7.000KVA, tuỳ nhu cầu các nhà máy sẽ cung cấp thêm. Điện áp danh định: 22KV; tần số: 50Hz; phạm vi dao động: nhỏ. Đây là nguồn điện chuyên dành riêng cho sản xuất công nghiệp. Thông tin liên lạc: hệ thống mạng lưới điện thoại và đường truyền Internet tốc độ cao ADSL. Các dịch vụ: có 13 chi nhánh Ngân hàng và tổ chức tín dụng đặt tại xung quanh KCN và bản thân Ngân hàng thương mại cổ phần ACB là cổ đông chiến lược của Công ty, sẽ luôn sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Có trạm y tế, phòng khám sức khoẻ, đội bảo vệ an ninh 24/24h được đào tạo chính quy, đội vệ sinh môi trường và chăm sóc cây xanh... Tại khu vực giai đoạn II sẽ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cung cấp nước sạch: Công ty sẽ đầu tư xây dựng Giai đoạn II nâng công suất cấp nước sạch của toàn KCN (120,6 ha) lên 19.000m3/ngày, trong đó xây dựng mới thêm nhà máy nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.doc
Tài liệu liên quan