Đề tài Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Đông Anh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.1 - Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp.

1.2 - Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.

1.3- ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.4- Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm.

1.5- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm.

1.6- Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.7- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

1.8- Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kỳ.

1.9- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu.

Chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Đông Anh.

2.1- Đặc điểm chung của xí nghiệp

2.2- Thực tế công tác kế toán của xí nghiệp.

2.2.1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp QLKTCTTL Đông Anh.

2.2.2- Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của xí nghiệp.

2.2.3- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

2.2.3.1- Kế toán tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.

2.2.3.2- Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu vật liệu

2.2.3.3- Kế toán tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất

2.2.3.4- Kế toán tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định

2.2.3.5- Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài

2.2.3.6- Kế toán chi phí bằng tiền khác

2.2.3.7-Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

2.2.3.8- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

2.2.4- Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp QLKTCTTL Đông Anh.

3.1- Nhận xét chung.

3.2- Một số ý kiến nhằm bổ sung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp QLKTCTTL Đông Anh.

KẾT LUẬN.

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu chuẩn ( có hệ số = 1). + Tính quy đổi sản lượng sản phẩm thực tế ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Q = SQiHi Trong đó: Q: Tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Qi : Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Hi: Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i + Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Công thức: Zi = DDK + C - DCK x QiHi Q Zi= Zi Qi 1.9.1.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau ( DNSX ống nước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất chè....). Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Trình tự tính giá thành: + Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý ( giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức ) và CPSX đã tập hợp để tính tỷ lệ tính giá thành. Tỷ lệ tính giá thành (Theo từng KM) = Giá thành thực tế cả nhóm SP (Theo từng KM) x 100% Tổng tiêu chuẩn phân bố (Theo từng KM) + Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục tính giá thành thực tế cho từng quy cách. Giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm (Theo từng KM) = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách sản phẩm (Theo từng KM) x Tỷ lệ tính giá thành (Theo từng KM) 1.9.1.4. Phương pháp loại trừ chi phí Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp: + Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. + Trong cùng quy trình công nghệ sản xuất kết quả thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà các khoản thiệt hại này không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. + Đối với phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm, lao vụ lẫn cho nhau cần loại trừ trị giá lao vụ cung cấp giữa các bộ phận sản xuất phụ ra khỏi giá thành của sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ phục vụ cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn hoặc sản phẩm, lao vụ của bộ phận sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận chính và các bộ phận khác. Kế toán căn cứ vào tổng chi phí đã tập hợp được sau đó loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng sản xuất phụ. Công thức tính: Z= DDK + C - DCK - CLT Trong đó: CLT: Chi phí cần loại trừ Để đơn giản việc tính toán, chi phí cần loại trừ (CLT) thường được tính như sau: + Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. + Trị giá sản phẩm hỏng tính theo CPSX thực tế đã hao phí, khi tính lưu ý phải căn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng. + Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch. Hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương pháp đại số. Sản xuất phụ là phân xưởng sản xuất độc lập được tổ chức ra để sản xuất sản phẩm, lao vụ nhằm phục vụ cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài. Hoặc để tận dụng năng lực sản xuất dư thừa, tận dụng phế liệu, phế thải để sản xuất ra sản phẩm phụ làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều phân xưởng phụ, các phân xưởng phụ ngoài việc cung cấp sản phẩm, lao vụ cho sản xuất chính còn cung cấp lẫn cho nhau giữa bộ phận sản xuất phụ. Thì khi tính giá thành sản phẩm phụ cung cấp cho sản xuất chính kế toán sử dụng phương pháp loại trừ chi phí. Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất phụ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm, lao vụ, sản xuất phụ phục vụ cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài. Việc tính toán giá trị sản phẩm, lao vụ phục vụ, cung cấp lẫn nhau có thể theo một trong các phương pháp: - Phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp lẫn nhau theo chi phí ban đầu. Trước hết căn cứ vào số chi phí thực tế phát sinh ban đầu ( chưa tính phần giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp hoặc nhận của các bộ phận khác ) và sản lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành của từng phân xưởng phụ để tính đơn giá ban đầu cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ. Sau đó căn cứ vào sản lượng sản phẩm, lao vụ cung cấp lẫn nhau và đơn giá ban đầu để tính giá trị cung cấp lẫn nhau. Quá trình trên được thực hiện thông qua các bước : + Tính đơn giá ban đầu cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ: Đơn giá ban đầu = Tổng chi phí ban đầu Sản lượng ban đầu Tổng chi phí ban đầu = Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ +Tính trị giá sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau. Trị giá sản phẩm lao vụ sản xuất phị cung cấp lẫn nhau = Sản lượng cung cấp lẫn nhau x Đơn giá ban đầu + Tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác. Giá thành đơn vị thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ = Tổng chi phí ban đầu + Trị giá SP, lao vụ nhận của PXSX phụ khác - Trị giá SP, lao vụ cung cấp PXSX phụ khác Sản lượng sản xuất - Sản lượng cung cấp cho PXSX phụ khác + Tính trị giá sản phẩm, lao vụ, sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận, sản xuất chính. Trị giá sản phẩm, lao vụ cung cấp cho các bộ phận khác. = Sản lượng cung cấp cho các bộ phận khác x Giá thành đơn vị thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ - Phương pháp phân bổ trị giá sản phẩm, lao vụ của sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau theo giá thành kế hoạch. Trước hết căn cứ vào đơn giá kế hoạch và sản lượng sản phẩm, lao vụ phụ vụ lẫn nhau để tính trị giá sản phẩm. Sau đó tính giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất phục vụ cho các bộ phận khác theo công thức phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau theo đơn giá ban đầu. 1.9.1.5. Phương pháp cộng chi phí Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ ( như doanh nghiệp dệt, khai thác, cơ khí chế tạo, may mặc...) Đối tượng tập hợp CPSX là từng bộ phận sản xuất hoặc từng giai đoạn công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ. Trình tự tính giá thành + Tập hợp CPSX theo từng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất. + Cộng CPSX của các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ sản xuất theo công thức: Z = S Ci Trong đó: Ci : là CPSX tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất. 1.9.1.6. Phương pháp liên hợp Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ( như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy...) Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ. 1.9.1.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. Trình tự đánh giá thành - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện nay và dự đoán chi phí hiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. - Tổ chức hạch toán rõ ràng CPSX thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. - Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch CPSX do thay đổi định mức. - Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức sau: Giá thành sản xuất thực tế = Giá thành định mức + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức 1.9.2. ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành sản phẩm nói trên, kế toán cần lựa chọn và áp dụng phương pháp thích hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp như: đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như đối tượng tập hợp CPSX. 1.9.2.1. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với loại hình doanh nghiệp này sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã sản xuất hoàn thành của từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất tổ chức tập hợp CPSX theo từng sản phẩm, từng lô hàng hoặc từng đơn đặt hàng. + Đối với chi phí trực tiếp ( như chi phí NL, VL trực tiếp, chi phí NCTT ) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hoạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc. + Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn cho tiêu chuẩn phù hợp như ( giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp..) Phương pháp tính giá thành: Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ hay phương pháp liên hợp. Cuối mỗi tháng căn cứ CPSX đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán CPSX để ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan. Khi nhận chứng từ xác nhận đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá của sản phẩm dở dang. 1.9.2.2 Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn ( phân xưởng ) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành thì tuỳ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm ( NTP ) ở từng giai đoạn và thành phẩm. Khì tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp tính giá thành là phương pháp cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp để tính giá thành. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành được chia thành 2 phương án: 1.9.2.2.1 Phương án tính giá thành có tính giá thành NTP Đối tượng tính giá thành trong phương án này là NTP hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm. Kế toán áp dụng nhiều phương pháp tình giá thành: phương pháp đơn giản và phương pháp cộng chi phí. Kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của NTP giai đoạn trước, sau đó chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng để tính được tổng g+iá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Do cách kết chuyển chi phí như vậy nên phương án này còn gọi là phương pháp phân bước có tính giá thành NTP hạch còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự Chi phí NL, VL trực tiếp Tổng giá thành và giá thành ĐV GĐII Tổng giá thành và giá thành ĐV GĐI CP chế biến giai đoạn I CP chế biến giai đoạn II CP chế biến giai đoạn n Trị giá NTP giai đoạn n- 1 chuyển sang Trị giá NTPGĐI chuyển sang Tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm + + + Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III + 7 Công thức tính: Z1= DDK1+ C1- DCK1 Z1= Z1 Q1 Trong đó: Z1: Tổng giá thành của NTP hoàn thành GĐI Z1: Giá thành đơn vị C1: Tổng CPSX đã tập hợp ở GĐI DDK1, DCK1: CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ GĐI Q1: Sản lượng NTP hoàn thành GĐI Kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 154 ( chi tiết GĐ II ) : Trị giá NTP GĐ I chuyển sang GĐ II. Nợ TK 155, 157, 632: Trị giá NTP GĐI nhập kho hoặc bán ra ngoài. Có TK 154 ( chi tiết GĐ I ) : Trị giá NTP GĐ I sản xuất hoàn thành. Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế NTP GĐ I chuyển sang GĐ II và các chi phí chế biến đã tập hợp được của GĐII để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của NTP hoàn thành của GĐII. Z2= DDK2+Z1+C2-DCK2 J2= Z2 Q2 Kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 154 ( chi tiết GĐ III ) : Trị giá NTP GĐ II chuyển sang GĐ III. Nợ TK 155, 157, 632: Trị giá NTP GĐII nhập kho hoặc bán ra ngoài. Có TK 154 (chi tiết GĐ II): Trị giá NTP GĐ II sản xuất hoàn thành. Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm. ZTP= DDKn+ Zn-1+Cn- DCKn JTP= ZTP QTP Kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 155 : Trị giá thành phẩm nhập kho. Nợ TK 157, 632: Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài. Có TK 154 (chi tiết GĐ n ):Trị giá thành phẩm sản xuất hoàn thành. Việc kết chuyển tuần tự giá thành NTP từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể theo số tổng hợp hoặc từng khoản mục chi phí. + Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp dẫn đến giá thành của NTP từ GĐII đến giá thành thành phẩm không phản ánh đúng các khoản mục chi phí, phải tính hoàn nguyên ngược trở lại theo các khoản mục chi phí quy định việc hoàn nguyên rất phức tạp, do vậy ít được sử dụng trong thực tế. + Nếu kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí có nhược điểm khối lượng tính toán nhiều nhưng giá thành NTP của các giai đoạn và giá thành thành phẩm được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, phù hợp với công tác quảnm lý chi phí nên được áp dụng phổ biến trong các doanh ngiệp sản xuất. 1.9.2.2.2 Tính giá thành theo phương án không tính giá thành NTP Trong phương án này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành và phương pháp tính giá thành ứng dụng là phương pháp cộng chi phí. Trước hết kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính ra gía thành thành phẩm. Vì cách kết chuyển chi phí để tính giá thành như vậy nên phương án này còn gọi là phương pháp phân bước không tính giá thành NTP hay còn gọi là phương pháp kết chuyển song song. Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương pháp kết chuyển song song CPSX phát sinh của GĐn CPSX của GĐn nằm trong giá thành TP CPSX phát sinh của GĐI CPSX phát sinh của GĐII CPSX của GĐI nằm trong giá thành TP CPSX của GĐII nằm trong giá thành TP Kết chuyển song song từng khoản mục Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giá thành sản xuất của thành phẩm Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song. Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm. Tính chi phí NL, VL trực tiếp từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm. Czn= DDKn+Cn x QTP QTP+QDN Trong đó: CZN: CPSX của giai đoạn n trong giá thành thành phẩm DĐKn: CPSX dở dang đầu kỳ của giai đoạn n Cn: CPSX phát sinh ở giai đoạn n. QTP: Sản lượng TP hòan thành ở giai đoạn cuối QDn: Sản lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn n. Sản lượng sản phẩm dở dang ở các giai đoạn ( QĐn ) được tính phụ thuộc vào phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp áp dụng. Bao gồm: sản lượng, sản phẩm dở dang ở tại giai đoạn đó và đang tiếp tục chế biến dở dang ở các giai đoạn sau: Tính chi phí chế biến ( CPNCTT, CPSXC ) vào giá thành sản phẩm: TH1: đánh giá SPDD theo CPNLVLTT. CZn = D ĐKn + Cn x QTP QTP + QDSn Trong đó: QDSn: Khối lượng dở cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn n TH2: Đánh giá SPDD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. CZN= DĐKn+ Cn x QTP QTP+ Q’Dn + QDSn Trong đó: Q’Dn: Khối lượng SPĐ cuối kỳ giai đoạn n quy đổi ra sản phẩm hòan thành tương đương giai đoạn n. Bước 2: Kết chuyển song song CPSX từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng KMCP để tính giá thành sản xuất của thành phẩm. ZTP = S CZN Tính giá thành sản phẩm theo phương án không tính giá thành NTP giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng nhưng do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn nên không có số liệu để ghi sổ kế toán NTP nhập kho, NTP giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau. Số dư cuối kỳ ở sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng giai đoạn cũng không thể hiện tương ứng với sản lượng sản phẩm dở dang hiện có ở từng giai đoạn. Chương II Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Đông Anh 2.1 Đặc điểm chung của doanh nghiệp 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp QLKTCT Thuỷ Lợi Đông Anh Năm 1964 xí nghiệp QLKTCT Thuỷ Lợi Đông Anh tiền thân có tên gọi là công ty Nông Giang được thành lập từ công trình ấp Bắc trực thuộc UBND Đông Anh được thành lập theo quyết định số 0135/- TC-UB ngày 10/3/1971 của UBND thành phố Hà Nội với tên gọi là xí nghiệp Thuỷ Nông Đông Anh. Xí nghiệp được bổ xung nhiệm vụ theo quyết định số 1354/ QĐ-UB ngày 19/6/1992 của UBND thành phố Hà Nội. Căn cứ vào nghị định số 388/HĐBT ngày 20-11-1991 của hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xí nghiệp được thành lập lại theo quyết định số 1394/QĐUB ngày 03/04/1993 của UBND thành phố Hà Nội với tổng số vốn nhà nước giao là 9.344.000.000 VNĐ trong đó: Vốn cố định: 9.226.000.000 VNĐ Vốn lưu động: 118.000.000 VNĐ Với tên gọi là xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (QLKTCTTL) Đông Anh. Năm 1998 xí nghiệp có quyết định đổi tên và chuyển từ XNQLKTCT Thuỷ Lợi Đông Anh thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo quyết định số 2805/QĐUB ngày 21/7/1997 của UBND thành phố Hà Nội. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp QLKTCT Thuỷ Lợi Đông Anh Xí nghiệp QLKTCT Thuỷ Lợi Đông Anh là một doanh nghiệp nhà nước do nhà nước cấp vốn bổ xung hàng năm. Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạch toán độc lập, có tài khoản tiền gửi ngân hàng đăng ký giao dịch tại ngân hàng Phát triển nông nghiệp Đông Anh, có con dấu pháp quyền riêng để hoạt động, tự chủ trong việc ký kết hợp đồng kinh tế. Xí nghiệp chịu sự quảnlý trực tiếp và toàn diện của huyện uỷ, UBND huyện Đông Anh, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thành phố Hà Nội, sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban nghành chức năng chuyên môn của UBND thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là tưới và tiêu nước đồng thời xí nghiệp còn là cơ quan thường trực về công tác phòng chống bão, lụt, úng ngập của huyện Đông Anh. Với chức năng chủ yếu là quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn nước và các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong huyện Đông Anh và các huyện giáp danh ( huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội, Huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc ) theo sự phân cấp của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội góp phần tăng sản lượng lương thực và ổn định đời sống nhân dân. Xí nghiệp QLKTCT Thuỷ Lợi Đông Anh có trụ sở chính làm việc địa điểm đặt tại xã Tiến Dương huyện Đông Anh-Hà Nội. Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh là: xí nghiệp hoạt động theo hình thức lấy thu bù chi và được nhà nước xem xét hỗ trợ về tài chính trong các trường hợp cụ thể theo quyết định của nhà nước. Xí nghiệp được UBND thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất chỉ tiêu lao động tiền lương...hàng năm. Một số chỉ tiêu chủ yếu của xí nghiệp: Diện tích tuới tiêu: 32.000 ha Trong đó: + Diện tích tưới: 14.000 ha + Diện tích tiêu: 18.000 ha Giá trị sản lượng: 3 200 000 000 Nguyên gía TSCĐ: 42 000 000 000 Vốn sản xuất kinh doanh: 18 784 000 000 Số lao động: 150 nhân viên Lương bình quân: 750 000 VNĐ/1 người/ tháng. Do đặc thù của các xí nghiệp thuỷ lợi nói chung và xí nghiệp QLKTCTTL Đông Anh nói riêng việc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn vì những ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất là tưới tiêu phục vụ nông nghiệp mang tính chất đặc thù,thời gian sản xuất và thời gian lao động không đồng nhất, chu kỳ sản xuất dài, mức độ rủi ro lớn. Cây trồng lại chịu sự ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tác động của các yếu tố tự nhiên như: nắng, mưa, úng, lụt ...lại thất thường cho nên chi phí về tiền điện cho bơm nước, tưới, tiêu thường chiếm tỷ trọng lớn. Hơn nữa giá thu thuỷ lợi phí lại do nhà nước quy định thấp hơn so với giá thị trường cho nên dẫn đến việc thu không đủ bù chi và tái sản xuất. Bên cạnh đó thực chất về cơ sở vật chất, hạ tầng máy móc thiết bị công trình lại được đầu tư từ những năm đầu thành lâp, mặc dù hàng năm được tu bổ nâng cấp và bảo dưỡng nhưng đa số là đã xuống cấp và lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, nhất là đối với công trình thuỷ lợi kênh mương, cống đập, trạm bơm, hệ thống điện máy, biến áp cung cấp điện. Mặt khác TSCĐ của xí nghiệp lại phân bổ trên diện rộng, phân tán rải rác theo toàn bộ địa giới hành chính của huyện Đông Anh. Do vậy, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng nên chi phí bảo dưỡng, sửa chữa chống xuống cấp cho tài sản ngày một gia tăng dẫn đến chi phí sửa chữa cho TSCĐ hàng năm cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số chi phí. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các ban ngành chức năng chuyên môn từ thành phố tới huyện giúp đỡ ( như xem xét cấp bổ sung vốn lưu động, giải quyết kịp thời việc hỗ trợ giá theo quy định đầu tư nâng cấp sửa chữa công trình...) cộng với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ xí nghiệp cùng với sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn của tập thể cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp nên hàng năm xi nghiệp vẫn luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ Nhà nước giao cho về các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất phụ vụ tốt nhiệm vụ tưới, tiêu nước, tăng dần diện tích, tiết kiệm điện và nước trong quản lý vận hành. 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp QLKTCTTL Đông Anh Là một xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh tưới, tiêu nước, sản xuất nông nghiệp nên sản phẩm chủ yếu là bơm tưới nước theo các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, nước bơm tới đâu thì đưa vào đồng ruộng tới đó nên không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cuối mỗi mùa vụ thu hoạch xí nghiệp sẽ tiến hành nghiệm thu tưới tiêu theo diện tích phục vụ ( ha reo trồng ) mức thu thóc thuỷ lợi ( kg/ha ) và giá thóc thuỷ lợi phí/kg đều do Nhà nước quy định thống nhất trên từng địa bàn. So với khi mới thành lập, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp đã được đầu tư ngày càng hiện đại điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện. Cụ thể là trong những năm gần đây xí nghiệp đã trang bị cho các trạm bơm lớn và một số trạm bơm nhỏ tự điều khiển tự động, cải tiến máy bơm trục lớn bằng nguồn vốn tự có. Xí nghiệp còn được ngân sách đầu tư xây dựng mới nhiều công trình như : trạm bơm tiêu Đồng Dầu do Nhật bản tài trợ, cải tạo hệ thống ấp Bắc Nam Hồng từ nguồn vốn ADB kết hợp với HTX xây dựng hệ thống kênh rạch nhằm đưa nước vào một cách tiết kiệm và hiệu quả. Quy mô sản xuất của xí nghiệp hiện nay là doanh nghiệp xếp loại II, mô hình quản lý tổ chức của xí nghiệp được sắp xếp phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngành bao gồm: một đồng chí giám đốc điều hành cùng một đồng chí phó giám đốc xí nghiệp. Bên cạnh đó còn có các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc điều hành, phó giám đốc xí nghiệp mọi hoạt động của xí nghiệp. Chức năng của các phòng ban như sau: *Khối phòng ban: có chức năng là cơ quan điều hành và quản lý toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, cũng như hoạt động phong trào văn hoá xã hội chung của toàn xí nghiệp. Khối phòng ban gồm lãnh đạo xí nghiệp và bốn phòng ban: Phòng tài vụ kế toán Phòng kế hoạch cơ điện Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật công trình Hoạt động của xí nghiệp theo chế độ thủ trưởng, giám đốc xí nghiệp do Nhà nước bổ nhiệm và chịu trách nhiệm với nhà nước về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp , là người điều hành, quản lý cùng một phó giám đốc là bộ mặt của xí nghiệp và có quyền hành cao nhất trong xí nghiệp quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến xí nghiệp. *Khối cụm: Chức năng của khối cụm là thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu nước theo từng khu vực đã được phân cấp quản lý và điều hành của giám đốc xí nghiệp. Bảo quản tốt cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả cũng như việc phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp theo từng khu vực được phân công trực tiếp xuống HTX để đôn đốc việc ký kết hợp đồng và nghiệm thu tưới tiêu thuỷ lợi phí nộp cho xí nghiệp. Khối cụm gồm có: + Cụm ấp Bắc + Cụm Nam Hồng + Cụm Kênh Đông + Cụm Kênh giữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc554.DOC
Tài liệu liên quan