Đề tài Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cao su Sao vàng Hà Nội và một vài kiến nghị bước đầu về giải pháp

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I 3

Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh 3

I. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 3

II. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 4

1. Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và nghiên cứu dự báo nhu cầu của thị trường. 5

2. Xây dựng chiến lược kinh doanh 6

2.1. Yêu cầu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh 6

2.2. Cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh 7

2.2.1. Căn cứ vào khách hàng 7

2.2.2. Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp 8

2.2.3. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh 8

3. Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh 9

3.1. Nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh 9

3.2. Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh 10

3.3. Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh 10

III. Nội dung của chiến lược kinh doanh 10

1. Chiến lược tổng quát: 11

2. Nội dung của các chiến lược bộ phận. 12

2.1. Chiến lược sản phẩm: 12

2.2. Chiến lược giá cả 13

3. Chiến lược phân phối 15

4. Chiến lược xúc tiến bán hàng 17

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh 17

1. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế quốc dân 17

1.1. Các nhân tố về kinh tế vĩ mô 17

1.2 Các nhân tố thuộc về chính trị - luật pháp. 19

1.3 Nhân tố thuộc về văn hoá - xã hội. 19

1.4. Nhân tố thuộc về dân số. 20

1.5 Các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên 20

1.6 Các nhân tố thuộc về kỹ thuật, công nghệ 21

2. Nhân tố thuộc về môi trường ngành 21

2.1 Các đối thủ cạnh tranh. 21

2.2. Khách hàng 22

2.3. Những nhà cung cấp 22

2.4 Những nhà cạnh tranh tiềm tàng 23

2.5 Sản phẩm thay thế 23

3. Nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp. 23

3.1. Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực 23

3.2. Nhân tố thuộc về tổ chức 24

3.3. Các nhân tố thuộc về mặt vật chất: 24

Chương II 25

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 25

I. Giới thiệu chung về Công ty Cao su sao vàng 25

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25

2. Chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý của Công ty 27

3. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty cao su Sao Vàng. 27

4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban xí nghiệp 28

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cao su Sao Vàng 31

1. Giới thiệu về sản phẩm của Công ty 31

2. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu 32

3. Kỹ thuật - công nghệ của Công ty 33

4. Lao động - tiền lương 34

5. Tình hình tài chính của Công ty. 35

6. Thị trường và khách hàng của Công ty. 38

7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty. 39

8. Kết quả hoạt động kinh doanh. 40

III. Chiến lược và tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cao su Sao vàng. 50

1. Chiến lược tổng quát. 50

1.1. Tăng lợi nhuận 50

1.2. Mở rộng thị trường 50

1.3. Mức độ an toàn trong kinh doanh. 51

2. Các chiến lược bộ phận 51

2.1. Chiến lược sản phẩm. 51

2.2. Chiến lược giá cả. 52

2.3. Chiến lược phân phối sản phẩm 53

2.4. Chiến lược xúc tiến bán hàng. 54

Chương III 56

KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 56

I. Các cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty 56

1. Các điều kiện hoạt động của Công ty trong những năm tới 56

1.1. Khó khăn 56

1.2. Thuận lợi: 57

2. Các cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh 58

II. Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả ở Công ty cao su Sao Vàng 61

1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 61

2. Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật sản xuất 61

3. Giải pháp về phương thức kinh doanh của Công ty: 63

4. Chiến lược con người 65

* Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý vĩ mô: 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cao su Sao vàng Hà Nội và một vài kiến nghị bước đầu về giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày giữa các đơn vị, lập kế hoạch hàng quý, hàng năm theo nhu cầu thị trường. Điều tiết kế hoạch vận chuyển, có kế hoạch cung ứng vật tư nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất đã định, cụ thể là đảm bảo cung ứng vật tư nhập ngoại và vật tư chủ yếu cho các đơn vị sản xuất theo định mức căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch và chiến lược tiêu thụ hàng năm. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy lao động sản xuất, quản lý, sử dụng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức thực hiện mọi chính sách đối với người lao động, xây dựng kế hoạch lao động và quỹ tiền lương hàng năm, quy chế hoá các nguyên tắc trả lương, xác định các đơn giá tiền lương và định mức lao động. - Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về quản lý nguồn vốn, các số liệu về kế toán tài chính, quyết toán tổng kết (kiểm tra tài sản hàng năm theo định kỳ của nhà nước). Phòng tài vụ có trách nhiệm báo cáo về tài chính lên các cơ quan cấp trên, nộp ngân sách nhà nước các khoản theo luật định, kiểm tra về tài chính các hoạt động sản xuất của các đơn vị trong Công ty, hàng quý tổ chức quyết toán, khi cần thiết thì tiến hành thanh tra tài chính đối với đơn vị thành viên, làm thủ tục về thanh lý tài sản, quản lý tiền mặt điều phối giữa các đơn vị giúp bảo toàn phát triển và quay vòng vốn nhanh để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực thị trường (chủ yếu là thị trường nước ngoài). Giải quyết các thủ tục trong ký kết hợp đồng kinh tế đối ngoại xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và thành phẩm, các vấn đề có liên quan đến liên doanh, liên kết với các đơn vị nước ngoài, nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm và mở rộng thị trường, giúp ban giám đốc có định hướng tốt trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. - Phòng quân sự bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ (bảo vệ chính trị và kinh tế) của Công ty. Thực hiện chức năng kiểm tra sản phẩm ra vào Công ty theo đúng quy chế hiện hành, tổ chức hướng dẫn và trực thường xuyên về công tác phòng cháy chữa cháy để bảo đảm an toàn giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính trị, an ninh. - Phòng kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về kỹ thuật cao su bao gồm việc quản lý công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, kiểm tra để các đơn vị thực hiện tốt các quy trình đó, hướng dẫn xây dựng, ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn cấp bậc chuyên môn, tổ chức nghiên cứu nhằm cải thiện, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm cao su, nghiên cứu đề tài kinh tế, kịp thời xử lý các biến động trong công nghệ sản xuất. - Phòng kỹ thuật cơ năng: Tham mưu cho giám đốc về kỹ thuật cơ khí, điện, năng lượng, quản lý ban hành các quy trình về vận hành máy, nội quy an toàn lao động, vệ sinh môi trường, giám sát kiểm tra các đơn vị thực hiện tốt quy trình đó, hướng dẫn ban hành và kiểm tra các định mức kỹ thuật về cơ điện và năng lượng. - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt chất lượng sản phẩm, tổ chức kiểm tra nguyên, nhiên vật liệu, các sản phẩm trước khi nhập kho theo đúng tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành, đồng thời chịu trách nhiệm đóng dấu sản phẩm đã xuất xưởng. - Phòng thiết kế cơ bản: Tham mưu cho giám đốc về công tác xây dựng cơ bản, thiết kế các công trình, lập kế hoạch tổ chức các phương án thi công, kiểm tra, nghiệm thu các công trình xây dựng, lắp đặt các thiết bị cho Công ty, giải quyết các vấn đề có liên quan đến đất đai, nhà ở theo quy chế hiện hành của nhà nước. - Phòng đời sống: Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến đời sống của cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ ban đầu cho những người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám tại Công ty, kiểm tra điều kiện vệ sinh môi trường lao động, phòng hiện có 27 người. - Phòng điều độ: có 4 nhân viên làm chức năng điều hoà phân phối năng lượng điện, hơi nóng, khí nén cho các đơn vị sản xuất nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả kinh tế cho Công ty. Dưới các phòng ban là các xí nghiệp trực thuộc. Các xí nghiệp này hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập. Trong phạm vi của mình, các xí nghiệp có thể tự mua nguyên vật liệu, tự sản xuất theo công nghệ kỹ thuật riêng, tự thành lập hệ thống tiêu thụ. Tuy vậy, hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty, các xí nghiệp này được giao một phần nhiệm vụ sản xuất đó. Điều này cho thấy được hai nhiệm vụ cơ bản của các xí nghiệp thành viên là: một mặt hoàn thành kế hoạch sản xuất do Công ty giao cho, một mặt vẫn phải đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Đây là hướng đi mới của Công ty trong việc từng bước gắn người sản xuất với thị trường và hướng việc sản xuất theo thị trường. Hiện nay, Công ty có 4 xí nghiệp sản xuất chính đó là: - Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất săm lốp xe máy, những sản phẩm cao su kỹ thuật, cao su chống xăng dầu, cao su chống ăn mòn, curoa, ống các loại... - Xí nghiệp cao su số 2: Sản xuất lốp xe đạp các loại. - Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất lốp ôtô, lốp xe thồ. - Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất săm xe đạp, săm xe máy các loại. Ngoài bốn xí nghiệp sản xuất chính Công ty còn có các xí nghiệp sản xuất phụ khác là: - Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp nước lạnh, khí nén, hơi nóng cho các xã hội sản xuất chính. - Xí nghiệp cơ điện: Đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và chiếu sáng, chế tạo khuôn mẫu, phụ tùng thay thế, đại tu, bảo dưỡng máy móc... - Xí nghiệp thương mại tổng hợp: Tiêu thụ các sản phẩm do Công ty sản xuất ra, ngoài ra còn kinh doanh một số mặt hàng khác như xi măng, sắt thép. - Phân xưởng thiết kế nội bộ, vệ sinh công nghiệp: sửa chữa nhỏ các công trình xây dựng và đảm bảo vệ sinh môi trường cho Công ty. Bên cạnh các xí nghiệp sản xuất ở Hà Nội, Công ty còn có 2 chi nhánh: - Xí nghiệp cao su Thái Bình: Sản xuất săm lốp xe thồ và xe đạp. - Xí nghiệp pin Xuân Hoà: Sản xuất pin và hoá chất. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cao su Sao Vàng 1. Giới thiệu về sản phẩm của Công ty Kể từ khi cao su được phát hiện với những tính năng đặc biệt như: tính đàn hồi cao, sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thấm khí, thấm nước... Nó được coi như một nguyên liệu lý tưởng chưa có loại nào thay thế được, nhất là trong việc phục vụ ngành giao thông vận tải. Do vậy, nói đến cao su là nói đến ngành sản xuất săm lốp. Công ty cao su Sao Vàng tham gia thị trường với những sản phẩm truyền thống như săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ôtô, những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Từ những sản phẩm truyền thống, Công ty cũng đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại như: - Săm lốp xe đạp có các kích cỡ từ 460, 540, 650, 660, 680 và các loại màu đỏ, đen, trắng, hai màu, săm nối liền, không van và có van. - Săm lốp xe máy của Honda, Charly, Babeta, Win 100, Minsk... - Hơn 22 quy cách sản phẩm săm lốp ôtô, máy kéo. - Săm lốp máy bay. - Pin, điện cực, hoá chất - Các sản phẩm cao su kỹ thuật như dây curoa, băng tải, đệm cao su, ống cao su, yếm cao su, phụ tùng máy, ủng cao su... 2. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu Đặc điểm chủ yếu về nguyên vật liệu sản xuất của Công ty là tính đa dạng và phức tạp. Nó được thể hiện qua đặc thù của các sản phẩm cao su. Đó là sự kết hợp phức tạp của các nguyên vật liệu, các nguyên tố hoá học... Tóm lại, nguyên vật liệu của Công ty có thể chia thành 11 nhóm chính. - Nhóm 1: Bao gồm các loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. - Nhóm 2: Chất lưu hoá, chủ yếu là lưu huỳnh (5) - Nhóm 3: Chất xúc tác: Axit Stearic, xúc tác M... - Nhóm 4: Chất trợ xúc tác: ZnO, axit Stearic... - Nhóm 5: Chất phòng lão: Phòng lão D, phòng lão MB... - Nhóm 6: Chất phòng tự lưu AP. - Nhóm 7: Chất độn: than đen, N330, N774, SiO2, bột than BaSO4, cao lanh, màu đỏ (Fe3O4)... - Nhóm 8: Chất làm mềm: Parphin, antilux 654. - Nhóm 9: Vải mành: vải mành ôtô, vải mành xe máy, vải mành xe đạp. - Nhóm 10: Tanh các loại - Nhóm 11: Các nguyên vật liệu khác: Bạt PA, xăng công nghệ... Nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ 2 nguồn chính - Nguồn trong nước: Sử dụng khoảng 60% giá trị, khoảng 2.500 tấn/năm cao su thiên nhiên từ các tỉnh miền Trung, miền Nam. Một số loại hoá chất khác như: Oxit kẽm, Oxit sắt, bột tan, xà phòng, vải lót... lấy từ các nhà máy hoá chất. Phương thức mua các loại vật tư hoá chất này thường là ký hợp đồng cả năm với đơn vị cung cấp. - Nguồn nhập khẩu: Hầu như các nguyên liệu quan trọng của ngành cao su, Công ty đều phải nhập khẩu ở nước ngoài, chủ yếu từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, úc. Phương thức nhập khẩu theo 2 cách: + Công ty nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài với khối lượng lớn, giá cả rẻ hơn và không phải trả chi phí trung gian. + Công ty nhập qua các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước khi số lượng nguyên vật liệu cần nhập là nhỏ. Theo phương thức này, Công ty sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và rủi ro. Chính do việc Công ty phải thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài ,nên Công ty gặp khó khăn trong việc bị phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng, dễ bị họ gây sức ép, kế hoạch sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào thời gian nhập khẩu, thị trường cung ứng. Tuy nhiên, thời gian gần đây do khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước nên giá nguyên vật liệu nhập vào giảm và rất thuận tiện. 3. Kỹ thuật - công nghệ của Công ty Với đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất, tài sản cố định chiếm một phần lớn trong tổng tài sản của Công ty với nguyên giá lên tới 136,5 tỷ đồng nhưng đã đưa vào sử dụng khá lâu. Qua đó, có thể thấy rằng máy móc của Công ty đã cũ, lạc hậu. Có một số máy như máy luyện các loại được đưa vào sản xuất từ những năm 1960-1975, các máy móc được nâng cấp gần đây nhất cũng từ năm 1996. Nhiều máy móc cũ là một nhân tố cản trở năng lực sản xuất của Công ty. Trong những năm qua, Công ty đã chi khá nhiều cho việc mua sắm máy móc mới, đại tu sửa chữa những máy móc có thể còn dùng được. Trong hơn 10 năm, Công ty đã đầu tư hơn 70 tỷ đồng để nâng cấp máy móc thiết bị. Một số dự án lớn về máy móc được thực hiện như: - Xây dựng nhà máy coa su BTP 12.000 tấn/năm tại Xuân Hoà. - Nhập ngoại và đưa vào sử dụng 50 máy lưu hoá lốp xe đạp, 8 máy thành hình tự động, 2 máy cắt vải tiên tiến và một số loại máy khác. - Bổ xung thiết bị lốp xe máy, máy nén khí, máy cuốn bao bì. - Hoàn thiện dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân sự... Đặc biệt trong năm 1999, dây chuyền sản xuất lốp xe đạp trị giá 15 tỷ đồng đã được đưa vào hoạt động. Hơn 10 năm qua, Công ty cao su Sao Vàng đã có những bước đi táo bạo nhưng hợp lý, dần dần thay thế máy móc cũ, lạc hậu bằng những máy móc tiên tiến hơn, vừa tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất tăng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 4. Lao động - tiền lương - Về lao động. Hiện nay, tổng số lao động chính thức của Công ty là 2769 người, những khi vào thời vụ thì số lao động làm theo hợp đồng có khi lên tới hơn 500 người. Trình độ của người lao động trực tiếp đều tốt nghiệp phổ thông trung học, ngoài ra có hơn 100 người tốt nghiệp trung cấp chiếm hơn 3,3% và 200 người tốt nghiệp đại học và trên đại học chiếm gần 10% trong tổng số lao động. Lao động gián tiếp trong Công ty cũng được tinh giảm dần tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, năm 1994 lao động gián tiếp là 316 người chiếm 16,6% tổng số lao động, đến năm 1999 chỉ còn 287 người, chiếm 10,36%. Bên cạnh đó, Công ty cũng có các hoạt động nâng cao chất lượng của lực lượng lao động bằng việc đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Về tiền lương: Đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện, mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao. Năm 1997 là 950.000 đồng/người/tháng, năm 1998 là 1.250.000 đ/người/tháng, năm 1999 là 1.300.000 đ/người/tháng và dự kiến năm 2000 sẽ là 1.400.000 đ/người/tháng. Công ty áp dụng phương pháp trả lương linh hoạt. Với công nhân viên làm việc ở các cửa hàng, bộ phận tiêu thụ, kho trạm, ban đại diện Công ty trả lương theo phần trăm công việc hoàn thành, % doanh số, khối lượng sản phẩm nguyên vật liệu xuất kho. Với công nhân trực tiếp sản xuất thì trả lương theo sản phẩm. Cán bộ quản lý thì áp dụng trả lương theo thời gian. 5. Tình hình tài chính của Công ty. Chức năng của bộ phận tài chính trong Công ty bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của Công ty và nó có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn Công ty. Các nhân xét về tài chính, các mục tiêu và chiến lược tổng quát của Công ty gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và các quyết định của Công ty liên quan đến nguồn tài chính. Bộ phận tài chính của Công ty có nhiệm vụ lập kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực về vốn. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty hiện nay là trên 86 tỷ đồng, để đảm bảo mức doanh số hàng năm trên 200 tỷ đồng, Công ty phải huy động một lượng vốn lớn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Do đó, vấn đề lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn của Công ty là hết sức quan trọng, nó liên quan đến toàn bộ kết quả của chiến lược kinh doanh. Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Bảng tóm tắt tình hình tài chính của Công ty năm 1997 - 1998 - 1999. Đơn vị: nghìn đồng Các chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Tài sản A/ Tài sản lưu động 66.753.579 71.358.126 113.360.787 - Tiền 9.545.112 2.452.183 5.575.036 - Các khoản phải thu 17.595.728 25.798.229 32.687.079 - Hàng tồn kho 35.755.922 40.011.302 68.547.852 - Tài sản lưu động khác 3.832.159 3.066.412 6.550.820 - Chi sự nghiệp 24.658 30.000 0 B/Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 88.608.048 112.353.214 152.268.454 - TSCĐ 53.254.147 70.409.231 115.314.623 - Đầu tư tài chính dài hạn 35.086.328 35.618.462 35.589.0801 - Kinh phí XDCB dở dang 267.573 6.154.521 1.114.614 - Các khoản ký quĩ , kỹ cược dài hạn 0 171.000 249.137 Tổng tài sản 155.361.627 183.711.340 265.629.241 Nguồn vốn A/ Nợ phải trả 75.405.304 93.464.474 174.057.472 - Nợ ngắn hạn 67.937.203 78.780.873 120.269.731 - Nợ dài hạn 7.064.386 14.231.752 53.546.244 - Nợ khác 403.715 451.849 241.497 B/ Nguồn vốn chủ sở hữu 79.956.323 90.246.866 91.571.769 - Nguồn vốn kinh doanh 75.188.365 85.911.976 86.234.976 Tổng nguồn vốn 155.361.627 183.711.340 265.629.241 Nguồn: Phòng tài vụ Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty khá lớn. năm 1997 là 155.361.627 nghìn đồng, năm 1998 là 183.711. 340 nghìn đồng tăng 18,2% 28.349,713 năm 1999 là 265.629.241 nghìn đồng, tăng (81.917.901) 44,9% so với năm 1998 và tăng 71% (11.02.67.614 nghìn đồng) So với năm 1997. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Bên cạnh đó, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để làm rõ điều này, ta đi phân tích các chỉ tiêu tài chính sau: Tỷ suất tài trợ = Tỷ suất tài trợ năm 1997 là 0,51, năm 1998 là 0,49, năm 1999 chỉ còn 0,34. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối, cả vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả đều tăng lên. Sở dĩ tỷ suất tài trợ giảm là do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (năm 1998 tăng 112,8% so với năm 1997, năm 1999 tăng 101, 5% so với năm 1998)thấp hơn tốc độ tăng công nợ phải trả (năm 1998 tăng 124% so với 1997, năm 1999 tăng 186, 2% so với năm 1998). Như vậy, mức độ độc lập về tài chính của Công ty giảm dần theo các năm, đặc biệt năm 1999 nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm tới 65% tổng nguồn vốn. = Tỷ suất này cho ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tỷ suất thanh toán hiện hành năm 1997 là 0,98, năm 1998 là 0,91 năm 1l999 là 0,94. Vậy Công ty khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm. = Năm 1997, tỷ suất này là 0,14, năm 1998 là 0,03, năm 1999 là 0,05 cho thấy doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán. Tuy nhiên nếu tính cả các khoản phải thu thì tỷ suất này năm 1997 là 0,4, năm 1998 là 0,39, năm 1999 là 0,34. Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng thanh toán trong vòng 1 năm (các khoản nợ ngắn hạn). = Tỷ suất thanh toán tức thời năm 1997 là0,14, năm 1998 là 0,03 năm 1999 là 0,05. Kết hợp với chỉ tiêu "tỷ suất thanh toán của vốn lưu động" cho thấy mặc dù Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm song lại khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành (đến hạn, quá hạn) do lượng tiền trong quỹ quá ít. Vì thế, Công ty phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngay. Qua đó, ta thấy tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm qua có một số bất lợi như khả năng đảm bảo về mặt tài chính không cao khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thấp... Nhưng cũng có một số thuận lợi là khả năng huy động vốn cao, hiệu quả sử dụng vốn cao không để vốn ứ đọng, nguồn vốn kinh doanh tăng. 6. Thị trường và khách hàng của Công ty. Công ty cao su Sao vàng có nhà máy chính đặt tại Hà Nội, đồng thời khu vực miền Bắc cũng là thị trường trọng điểm của Công ty. Khu vực này có tổng doanh thu lớn hơn 50% trong tổng doanh thu của Công ty. Hiện nay mục tiêu của Công ty là chiếm lĩnh thị trường ở phía Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung. Mạng lưới tiêu thụ của Công ty được mở rộng với trên 200 đại lý trên toàn quốc trực thuộc 6 chi nhánh, chiếm khoảng 60% thị phần toàn quốc về ngành hàng cao su đặc biệt là săm lốp ô tôm, xe máy, xe đạp. Với uy tín của Công ty và chất lượng sản phẩm của mình, thị phần của Công ty luôn được ổn định và ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, do mạng lưới tiêu thụ lớn như vậy nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát. Sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô sản xuất ra còn phải phụ thuộc vào thị trường có tính thời vụ, mùa mưa dung lượng săm lốp trên thị trường giảm và ngược lại vào thời điểm khí hậu nóng lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ nhiều hơn. Tại thị trường trong nước, Công ty có hai nhóm khách hàng lớn là các cá nhân tiêu dùng, các tổ chức như các đơn vị giao thông vận tải, các đơn vị bộ đội và mọi tầng lớp dân cư. Các Công ty sản xuất xe đạp là một đầu mối tiêu thụ rất lớn săm lốp xe đạp của Công ty như Công ty xe đạp thống nhất, Xixeha, xe đạp Xuân hoà... Trong thời kỳ bao cấp, sản phẩm của Công ty có được xuất sang các nước như Mông Cổ, Ba Lan, Tiệp khắc, Liên xô nhưng đến nay thì hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Một trong những nguyên nhân cơ bản là sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng, mẫu mã, giá bán sản phẩm còn cao, không cạnh tranh được với sản phẩm của các nước tư bản. Trong giai đoạn mở cửa, việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia ngày càng phát triển nên việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là một chiến lược lâu dài mà Công ty cần quan tâm. Qua phân tích thị trường, Công ty thấy rằng nhu cầu về các sản phẩm săm lốp ngày càng lớn. Hiện nay, nước ta với gần 20 triệu hộ gia đình, mỗi hộ có ít nhất từ 1 đến 2 xe đạp các loại thì nhu cầu thay thế, mua sắm mới săm lốp hàng năm là rất lớn. Mặt khác, tại các thành phố, thị trấn, thị xã và ngay cả ở các khu vực nông thôn đời sống của người dân đã ngày càng một cao, xe máy đã là phương tiện giao thống khá phổ biến. Theo tính toán cả nước hiện có hơn 8 triệu xe máy và đến những năm tới lượng xe máy sẽ tăng lên nhiều hơn. Nhu cầu săm lốp xe máy hàng năm khá lớn, nhưng năng lực sản xuất của cả nước mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Do vậy, mục tiêu phấn đấu của Công ty nhằm chiếm lĩnh thị trường săm lốp xe máy là rất cần thiết. Mặc dù hiện nay ở thị trường này, Công ty đang chiếm thị phần lớn nhất, hơn hẳn cao su Miền Nam và cao su Đà Nẵng nhưng vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm ngoại nhập. Vấn đề này thể hiện rõ nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm săm lốp ô tô. Nhu cầu trong nước một năm cần khoảng 1,2 triệu săm lốp ô tô, nhưng năng lực của các nhà máy trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, số còn lại bị sản phẩm ngoại nhập thao túng. Việc giành lại thị trường này là một bài toán khó giải cho ngành cao su Việt Nam chứ không phải của riêng Công ty cao su Sao Vàng Hà Nội. 7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty. Trong Tổng Công ty hoá chất Việt Nam, cao su Sao vàng có 2 đối thủ trực tiếp là cao su Đà Nẵng ở miền Trung. Cả 3 Công ty đều có nhiệm vụ chung là điều hoà nhu cầu sản phẩm tại ba miền, nhưng trong giai đoạn hiện nay, việc xâm chiếm thị trường của nhau đang diễn ra rất quyết liệt. Mỗi Công ty đều có thế mạnh riêng trong từng loại sản phẩm; chẳng hạn, lốp ô tô, máy kéo thì chủ yếu là của cao su Sao vàng và cao su Đà Nẵng, Công ty lần lượt chiếm 48,6% và 47,1% trong tổng khả năng của Tổng Công ty là 207.700 bộ năm 1999. Trong khi đó, Công ty cao su miền Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất về thị trường săm lốp xe máy, trong năm 1999 Công ty cao su miền Nam tiêu thụ hơn 2,5 triệu săm xe máy so với hơn 1 triệu của Công ty cao su Sao vàng vì chỉ có 9000 chiếc của cao su Đà Nẵng. Cũng như vậy, lốp xe máy của Công ty cao su miền Nam là hơn 1,3 triệu chiếc. Công ty cao su Sao vàng khoảng 0,51 triệu chiếc và Công ty cao su Đà nẵng là hơn 20.000 chiếc, lốp xe đạp là sản phẩm mà Công ty Cao su Sao vàng khá mạnh với mức tiêu thụ 7.029 triệu chiếc trong năm 1999 chiếm lĩnh hơn 60% thị trường và hơn Công ty cao su miền Nam khoảng 3 triệu chiếc. Nhưng săm xe đạp lại kém Công ty cao su miền Nam, nghĩa là chỉ đạt 7,3 triệu chiếc trong năm 99, chiếm gần 45% nhu cầu của thị trường. Chỉ riêng trong Tổng Công ty, Công ty cao su Sao vàng đã có sự cạnh tranh của hai Công ty có tiềm năng rất lớn và đặc biệt lại có thế mạnh tại những thị trường mà Công ty cao su Sao vàng muốn xâm nhập. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn mới có thể tiến xa hơn tại những khu vực này. Ngoài hai Công ty kể trên Công ty cao su Sao vàng còn gặp phải các đối thủ khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ đó là những cơ sở sản xuất tư nhân như Việt Tiến, Sao Mai, Sao Sáng tại khu vực Hà Nội. Những cơ sở này sản xuất chủ yếu tại gia đình nên chi phí sản xuất thấp tránh được một số loại thuế nên giá thành rẻ có sức cạnh tranh lớn. Cũng như đã nói ở trên do khả năng trong nước chưa đáp ứng được hết nhu cầu nên nhiều chủng loại hàng hoá phải nhập ngoại, xu thế chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng cũng khiến khối lượng tiêu thụ hàng hoá của Công ty giảm đáng kể. Ngoài ra, trong hai năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng tiền của các nước trong khu vực mất giá khiến giá thành sản phẩm của nước họ trở nên rẻ so với hàng hoá trong nước, vì thế hàng hoá được nhập ồ ạt bằng cả đường chính ngạch lẫn hàng nhập lậu tạo một sức ép về giá rất lớn đối với các Công ty trong nước. Công ty cao su Sao vàng cũng không nằm ngoài tình hình chung đó khi những hàng hoá của Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc... bán tràn ngập ngoài thị trường đặc biệt là khu vực Miền Trung. Đây là những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh, do vậy Công ty cần có chiến lược thích nghi với hoàn cảnh và vượt qua những trở ngại trước mắt nhằm đạt mục tiêu giữ vững thị trường hiện có, không ngừng mở rộng tại thị trường miền Trung miền Nam và xuất khẩu ra nước ngoài. 8. Kết quả hoạt động kinh doanh. Công ty cao su Sao vàng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp của nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh ngành hàng cao su, cụ thể là các sản phẩm chủ yếu như săm lốp xe đạp, xe máy ô tô, máy bay và một số sản phẩm cao su khác. Đến nay, Công ty đã hình thành và phát triển được gần 40 năm, là một trong những Công ty đang thực sự chuyển mình theo sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, sự phân cực giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn dẫn đến hiện tượng nhiều doanh nghiệp không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng, không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, mà nhiều doanh nghiệp đã đi đến sự phá sản. Cũng vì điều đó ta mới thấy hết được giá trị của những thành tựu đã đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như sự cần thiết khắc phục những vấn đề còn tồn tại của Công ty cao su Sao vàng, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển trên thị trường. Do vậy, chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty là lấy chiến lược thị trường tiêu thụ hiện tại làm nền tảng. Công ty cao su Sao vàng là một trong những doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty cao su Việt Nam có tổng doanh thu hơn 200 tỉ đồng và nộp ngân sách nhà nước cao. Mức thu nhập bình quân các năm tăng rõ rệt. Dưới đây là kết quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây: Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cao su sao vàng năm 1997 - 1998 - 1999 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1997 1998 Mức tăng giảm (±) năm 98 so với năm 97 1999 Mức tăng giảm (±) năm 99 so với năm 98 1. Giá trị tổng sản lượng 191.085 241.138 +26,2 280.543 + 16,3 2. Tổng doanh thu 233.484 286.742 +22,8 274.658 -4,2 3. Tổng chi phí 226.537 272.930 +20,4 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0328.doc
Tài liệu liên quan