Đề tài Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý các sai phạm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương. Từ đó có thể thấy được những tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực quản lý tiền lương và thu nhập.

Đồng thời tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tế, kết hợp với nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm với các nước có nền kinh tế phát triển, nhất là các nước có nhiều doanh nghiệp công nhưng quản lý có hiệu quả để từ đó hình thành nên cơ chế tiền lương phù hợp.

- Thúc đẩy cải cách hành chính trong khu vực hành chính sự nghiệp theo hướng sắp xếp lại, sử dụng các hình thức việc làm và bố trí lao động linh hoạt để tránh dư thừa lao động gây xáo trộn về kinh tế và xã hội cho người lao động và các khu vực kinh tế khác.

- Đẩy mạnh công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư như đối với khu vực hành chính sự nghiệp.

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp. Như vậy về cơ sở khoa học đã khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong việc xác định tiền lương và trả lương cho người lao động. Vai trò này đã được thừa nhận và luật pháp hoá. Tuy nhiên để thực hiện tốt vai trò của mình thì doanh nghiệp phải tăng cường tính chủ động trong việc xây dựng các quy định tiền lương cụ thể, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời cơ quan quản lý Nhà nước phải hướng dẫn cụ thể các quy định có tính nguyên tắc nêu trên phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp để tạo ra hành lang pháp lý hoàn chỉnh, làm cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện. Trong việc quy định cụ thể chính sách tiền lương phải tôn trọng lý thuyết của người câu cá là "con cá quyết định mồi của nó là gì chứ không phải là người đi câu cá ", nghĩa là chỉ nêu quy định tạo ra hành lang pháp lý chứ không phải quy định cụ thể việc trả lương. Vì cuối cùng thì tiền lương vẫn do thị trường, do doanh nghiệp quyết định, chứ không phải do người làm chính sách chung quyết định. 5. Thực trạng các doanh nghiệp Nhà nước Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trình đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần...; trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng... Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm những vị trí then chốt, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trong và là một công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế”. Đó là quan điểm, phương hướng, nhưng thực trạng doanh nghiệp Nhà nước hiện tại ra sao? Trước hết về số lượng, tính đến nay tổng số doanh nghiệp Nhà nước là 5280. Trong tổng số: doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý là 1.908, doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý là 3.372. Có thể thấy diều này qua bảng số liệu sau: Bảng số 1: Tình hình tài chính, lao động của các doanh nghiệp Nhà nước Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số DNNN 6052 5740 5789 5571 5280 Tổng số laođộng(ng) 1.124.118 1.543.083 1.642.370 1.740.039 1.702.318 Doanh thu (tr.đ) 20.684.757 25.144.082 27.818.045 33.780.427 29.741.144 Lợi nhuận (tr.đ) 179.362.514 236.998.165 269.928.056 264.967.799 259.810.429 Nộp ng.sách (tr.đ) 10.455.111 11.250.053 12.169.787 14.562.270 13.111.126 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình tài chính, lao động, tiền lương chung cả nước 1996 - 2000. So với năm 1990 thì số doanh nghiệp Nhà nước giảm trên 50%, do được sắp xếp lại bằng sát nhập, giải thể, cố phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu. Tính đến 1/1/2000 số doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá là 366, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp là 85, đa dạng hoá là 4, bán hoặc khoán cho thuê là 19. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước đạt trên 530.000 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp khoảng 100 tỷ. Trong đó doanh nghiệp Trung ương đạt trên 440.000tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp là 220tỷ đồng; doanh nghiệp địa phương đạt trên 90.000 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp là 27 tỷ đồng. Tuy tổng số và bình quân 1 doanh nghiệp đã gấp nhiều lần năm 1990, nhưng quy mô như vậy vẫn còn nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương, nếu tính bằng USD còn thấp hơn nhiều. Trong tổng số giá trị tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước, ngành công nghịp chiếm tỷ trọng lớn nhất (31,9%), tiếp đến là ngành tài chính (26%), xây dựng (7,2%), thương mại dịch vụ (6,7%), nông nghiệp (5,6%), bưu chính viễn thông (5%), còn lại là các ngành khác như quản lý Nhà nước, an ninh... (13,2%). Tài sản cố định theo nguyên giá của các doanh nghiệp Nhà nước có trên 220.000 tỷ đồng, cao gấp 7,7 lần so với năm 1990 và gấp 2,6 lần so với 1995 (chưa loại trừ yếu tố tăng giá). Hao mòn tài sản cố định 44%, giá trị còn lại là 56%. Trong tổng số tài sản cố định, số đang dùng trong sản xuất, kinh doanh chiếm 92,7%, còn lại 7,3% là chưa cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý và tài sản cố định không khấu hao. Kinh tế Nhà nước không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân về tài sản cố định mà còn chiếm tỷ trọng lớn về nhiều chỉ tiêu khác. Về chỉ tiêu quan trọng nhất là tổng sản phẩm trong nước (GDP), tỷ trọng khu vực Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế chiếm trên dưới 40% và nhìn chung đã tăng lên. Trong tổng số doanh nghiệp Nhà nước năm 1999, số có lãi chiếm 71,9%, trong đó doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trung ương quản lý có 77,3%, doanh nghiệp thuộc địa phương có 69%; số doanh nghiệp bị lỗ chiếm 19-20%, trong đó doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý chiếm 14,5%, doanh nghiệp địa phương là 22,7%. Chính vì vậy mà hiệu quả và sức cạnh trnh trên thị trường của các doanh nghiệp Nhà nước cồn yếu, tình hình tài chính doanh nghiệp chưa lành mạnh, công nợ khó đòi khó trả còn lớn, vật tư ứ đọng... Để các doanh nghiệp Nhà nước xứng đáng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, một mặt bản thân các doanh nghiệp cần đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học ký thuật, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Mặt khác Nhà nước cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp một bước đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ; khẩn trương giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính, lao động, tiền lương. Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước 1. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước Tình hình quản lý tiền lương , thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước trước khi có Nghị định 28/CP 1.1.1. Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trước khi có Nghị định 28/CP Để có cơ sở cho việc ban hành Nghị định 28/CP về đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước ngày 28/3/1997, năm 1996 Liên Bộ LĐTB & XH - Tài chính - Kế hoạch và đầu tư - Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Ban vật giá Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động tài chính, tiền lương và thu nhập của trên 340 doanh nghiệp Nhà nước từ Trung ương đến địa phương thuộc tất cả các ngành kinh tế ở 61 tỉnh, thành phố từ các doanh nghiệp lớn, lợi nhuận và thu nhập cao đến các doanh nghiệp nhỏ làm ăn thua lỗ, tiền lương và thu nhập thấp. Tình hình nổi bật như sau: Mặt tích cực Tất cả các doanh nghiệp đã thực hiện việc chuyển xếp lương mới theo đúng quy định tại Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Hệ thống thang lương, bảng lương mới có tác dụng trong việc phân phối thu nhập của người lao động và việc xếp lương mơí đã tạo điều kiện đánh giá lại trình độ, chất lượng đội ngũ lao động, tạo điều kiện tính đủ hơn chi phí tiền lương trong giá thành hoặc phí lưu thông, bảo đảm việc thu nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thực hiện thống nhất và thuận lợi hơn. Tiền lương và thu nhập đã thật sự trở thành động lực để các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức, phát triển ngành, nghề, tăng trưởng sản xuất, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và góp phần quản lý tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp không còn ăn vào vốn, khai thác với hiệu suất cao công suất máy móc thiết bị, sử dụng đồng vốn ngày càng có hiệu quả để tăng lợi nhuận, tăng nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng tiền lương và thu nhập (năm 1995: bình quân một đồng tiền lương làm ra 16,3 đồng doanh thu, 2,7 đồng nộp Ngân sách và 1,3 đồng lợi nhuận).Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ký hợp đồng lao động và phân phối tiền lương, tiền thưởng. Việc giao đơn giá tiền lương theo phân cấp quản lý là một chủ trương đúng và cần thiết góp phần gắn tiền lương, thu nhập với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả để tăng thu nhập và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có thu nhập cao, ổn định thì sổ sách kế toán rõ ràng, nề nếp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; nộp Ngân sách lớn, lợi nhuận cao; kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc, trách nhiệm của người lao động đối với sản xuất và tài sản công được nâng cao. Mặt tồn tại Chế độ tiền lương của khu vực sản xuất, kinh doanh, chủ yếu là mức lương tối thiểu phải thực hiện như khu vực hành chính, sự nghiệp, do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước được phép điều chỉnh yếu tố tiền lương phù hợp với giá cả sức lao động theo quan hệ cung - cầu của cơ chế thị trường; trong khi các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân lại được lợi thế, chủ động điều chỉnh mức lương tối thiểu để tính tiền công phù hợp với giá cả sức lao động trên thị trường, cho nên có nhiều cơ hội để cạnh tranh với doanh nghiệp Nhà nước, thu hút nhều lao động, tài năng từ các doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp của họ. Nhiều doanh nghiệp không có hệ thống định mức lao động hoặc có định mức lao động nhưng đã lạc hậu, không được bổ sung, sửa đổi điều chỉnh cho hợp dẫn đến việc tuyển dụng và sử dụng lao động còn tuỳ tiện, chủ quan, không có cơ sở để xây dựng đúng kế hoạch sử dụng lao động và đơn giá tiền lương. Tiền lương và thu nhập giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch quá lớn. Nếu lấy số liệu kiểm tra tiền lương, thu nhập năm 1995 của 340 doanh nghiệp để so sánh thì thu nhập bình quân là 1.100.000 đồng/người/tháng, doanh nghiệp có thu nhập cao nhất là 4.500.000 đồng/người/tháng, doanh nghiệp có thu nhập thấp nhất là 104.000 đồng/người/tháng chênh lệch nhau hơn 40 lần. Tuy vậy, nếu so sánh một đồng tiền lương làm ra bao nhiêu đồng nộp Ngân sách và lợi nhuận, cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh thực sự của các doanh nghiệp để xem xét thì sự chênh lệch đó có phần hợp lý, tiền lương và thu nhập trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhưng trên thực tế, vấn đề tiền lương và thu nhập đi sâu phân tích còn có yếu tố chưa hợp lý, không hoàn toàn trả theo sức lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, không đảm bảo công bằng, xã hội khó chấp nhận. Nhà nước (Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính) chỉ quản lý đơn giá tiền lương của 8 sản phẩm trọng yếu, còn lại phân cấp việc giao đơn giá tiền lương cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Thực tế các Bộ, ngành, địa phương đang buông lỏng quản lý để các doanh nghiệp tự xây dựng và xác định đơn giá tiền lương không theo các quy định của Nhà nước, việc kiểm soát và duyệt cũng thiếu chặt chẽ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có tiền lương và thu nhập cao chưa hợp lý. Nhiều doanh nghiệp không đăng ký đơn giá tiền lương nhưng cũng được cơ quan có thẩm quyền duyệt quyết toán. c) Nguyên nhân của các tồn tại Do hệ thống tiền lương trong khu vực sản xuất, kinh doanh áp dụng cứng như hệ thống tiền lương của khu vực hành chính sự nghiệp cho nên khi giá cả sinh hoạt biến động, tiền lương tối thiểu của khu vực sản xuất, kinh doanh không được điều chỉnh tương ứng, làm cho chi phí tiền lương hạch toán trong giá thành hoặc phí lưu thông không phản ánh đúng giá trị sức lao động, trong khi các chi phí khác như vật tư, nguyên vật liệu... lại là yếu tố “động” thường xuyên được điều chỉnh theo giá cả thị trường. Tương quan giữa thông số tiền lương (mức lương) với năng suất lao động thông qua định mức lao động trong hệ thống chế độ tiền lương ngay từ đầu quy định đã không hợp lý. Tiền lương không tương ứng với giá trị sức lao động. để có đơn giá tiền lương và thu nhập bảo đảm tương quan với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bảo đảm tái sản xuất sức lao động nhằm ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách hạ định mức, khai tăng lao động kế hoạch, tăng cấp bậc công việc và tính thêm, tính trùng nhiều yếu tố ngoài quy định của Nhà nước. Rõ ràng cơ chế tiền lương, đặc biệt là mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương là quá thấp, không phù hợp, buộc các doanh nghiệp, nhất là các doanh ngiệp làm ăn có lãi phải nói dối các cơ quan quản lý Nhà nước. Cơ chế quản lý tiền lương thông qua việc xác định và giao đơn giá tiền lương tuy đã được thực hiện nhưng phương pháp tính toán còn sơ hở, thiếu chặt chẽ và giao trên các chỉ tiêu không quản lý được (tổng thu trừ tổng chi chưa có tiền lương, lợi nhuận), để tiền lương thực hiện của doanh nghiệp vượt nhiều lần so với kế hoạch. Một trong các yếu tố quan trọng để xác định đơn giá tiền lương là định mức lao động lại “thả nổi”, để các doanh nghiệp điều chỉnh một cách tuỳ tiện, do đó mặt bằng đơn giá chênh lệch không hợp lý giữa các ngành, các vùng, các doanh nghiệp, từ đó có tình trạng doanh nghiệp nào khai sai nhiều thì có thu nhập cao. - Nhiều sản phẩm chưa được xác định đơn giá tiền lương và ngay cả những sản phẩm, dịch vụ đang được duyệt đơn giá cũng chưa được tính toán trên cơ sở vững chắc, mang nặng tính hình thức, các cơ quan quản lý thường chấp nhận theo đề nghị của các doanh nghiệp, không có cơ chế kiểm tra, kiểm soát để có thể nắm được thực chất tình hình. Quản lý Nhà nước về lao động, tiền lương bị buông lỏng do bộ phận chuyên trách làm công tác lao động tiền lương ở các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Nhà nước từ năm 1987 bị sáp nhập vào bộ phận tổ chức cán bộ và bị teo dần, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu kém về chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của công tác lao động, tiền lương ngày càng tăng theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật đầu tư nước ngoài. 1.1.2. Những đổi mới về quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước Trước tình hình thực tế nêu trên, để đảm bảo chức năng quản lý Nhà nước theo pháp luật, khắc phục những tồn tại về chính sách tiền lương, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, gắn tiền lương với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, bảo đảm công bằng xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trông các doanh nghiệp Nhà nước. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước đóng vai trò quyết định chính sách phân phối, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nhà nước được coi như hộ sử dụng lao động cho nên đã ban hành hệ thống thang, bảng lương để các doanh nghiệp áp dụng thống nhất và trở thành thang giá trị chung ở đầu vào. Hệ thống thang lương, bảng lương lần này được xây dựng trên cơ sở khoa học hơn, bội số tiền lương được mở rộng hơn (so với trước đây bội số tiền lương được mở rộng gấp 2,5 lần), phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường, đồng thời khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Cơ chế quản lý tiền lương của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp được quyền chủ động trong việc tính toán và trả lương cho người lao động. Một số đổi mới trong cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập: Tách chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất, kinh doanh ra khỏi khu vực hành chính, sự nghiệp, cho phép xem xét, cân đối thu nhập giữa các ngành, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng tự trang trải của doanh nghiệp để tính đúng tiền lương “ở đầu” vào theo chỉ số trượt giá, quan hệ tiền công trên thị trường lao động với tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa tiền lương với năng suất lao động, lợi nhuận và nộp Ngân sách. Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và bảo đảm công bằng xã hội. Để thực hiện cần giải quyết theo những giải pháp sau đây: Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương thông qua báo cáo, tính toán, xét duyệt đơn giá tiền lương và tiền lương thực tế thực hiện của từng ngành, từng doanh nghiệp. Mức tiền lương thực hiện của doanh nghiệp cao nhất không vượt quá 2 lần mức tiền lương bình quân chung của tất cả các doanh nghiệp khi giao đơn giá tiền lương và phải đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Xây dựng định mức lao động Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước phải xây dựng định mức lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ sở tuyển dụng và sử dụng lao động, xác định đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng lao động. Các doanh nghiệp phải đăng ký định mức lao động với Bộ, ngành (đối với các doanh nghiệp do Trung ương quản lý) hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu các doanh nghiệp do địa phương quản lý). Nhà nước kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền lương và quan hệ đơn giá tiền lương của doanh nghiệp nhằm bảo đảm tiền lương và thu nhập hợp lý. Mức lương tối thiểu Cho phép điều chỉnh mức lương tối theo chỉ số trượt giá và quan hệ tiền công trên thị trường để tính đơn giá tiền lương. Trước mắt năm 1997 căn cứ vào mức lương tối thiểu của khu vực hành chính, sự nghiệp (144.00 đồng/tháng) và quy định của Bộ Luật Lao động về mức lương tối thiểu ngành, vùng cho phép áp dụng hệ số tăng thêm không vượt quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu 144.000 đồng/tháng để làm thông số tính đơn giá tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước. Mức cụ thể áp dụng tuỳ theo từng ngành, vùng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức tiền công trên thị trường. Điều kiện áp dụng hệ số lương tối thiểu điều chỉnh nói trên là không giảm các khoản nộp ngân sách Nhà nước, đặc biệt là không giảm lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận thực hiện năm trước, trừ trường hợp Nhà nước can thiệp điều chỉnh giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hàng năm căn cứ vào tốc độ trượt giá, tăng trưởng kinh tế, Chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam điều chỉnh hệ số mức lương tối thiểu dùng để tính đơn giá tiền lương cho phù hợp. Việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hệ số mức lương được xếp theo Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Đơn giá tiền lương Căn cứ vào định mức lao động và các thông số tiền lương do Nhà nước quy định, các doanh nghiệp phải xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp của doanh nghiệp chậm nhất vào quý I năm kế hoạch và trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt theo phân cấp quản lý như sau: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý giao đơn giá tiền lương đối với các doanh nghiệp hạng đặc biệt theo Quyết định 185/TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao đơn giá tiền lương đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp địa phương theo phân cấp quản lý và các công ty cổ phần có trên 50% vốn do các doanh nghiệp Nhà nước góp, đóng trên địa bàn địa phương. Trường hợp các doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hoặc chưa được xét duyệt đơn giá tiền lương theo phân cấp quản lý thì quỹ tiền lương chỉ được quyết toán theo số lao động thực tế sử dụng với hệ số mức lương bình quân do cơ quan quản lý quyết định theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Hằng năm các Bộ, ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả đăng ký, quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương được duyệt và tình hình tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý. Căn cứ quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao, Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), hoặc Giám đốc doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương cho các đơn vị thành viên và sau khi tham khaỏ ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp ban hành quy chế trả lương gắn với năng suất,chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Quy chế này phải thể hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích những lao động có tài năng thực sự, đóng góp nhiều cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương và thu nhập thực nhận hàng tháng của người lao động được ghi đầy đủ trong Sổ lương của doanh nghiệp theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và 5, điều 33, Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/Cp ngày 3/10/1996 của Chính phủ. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức và củng cố lại hệ thống làm công tác lao động, tiền lương nhằm thực hiện đầy đủ nghiệp vụ, yêu cầu của công tác quản lý theo luật định, thực hiện xây dựng định mức lao động, tổ chức và phân công lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và phân phối tiền lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và cá nhân người lao động theo quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp khi báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, đồng thời phải gửi kèm báo cáo quỹ tiền lương thực hiện theo quyết toán của doanh nghiệp cho cơ quan giao đơn giá tiền lương. 1.2. Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước từ khi ban hành Nghị định 28/CP Tính đến nay, cả nước có 5280 doanh nghiệp nhà nước (giảm gần 7000 doanh nghiệp so với năm 1990), trong đó có 17 Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg và 74 Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ với 1750 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phụ thuộc. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 1,8 triệu người trong đó gần 90% lao động có việc làm thường xuyên, trên 10% không có việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, qua 5 năm thực hiện chính sách tiền lương mới trong các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là từ khi ban hành Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ, chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước đã có những thay đổi căn bản, cơ chế tiền lương về cơ bản đã đạt được yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 26/CP và 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, một mặt ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, mặt khác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Chính phủ về xây dựng chế độ tiền lương mới mà trọng tâm là quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Tình hình giao đơn giá tiền lương: Theo số liệu báo cáo tình hình thực hiện trong các năm qua của 12 Bộ, ngành, 61 địa phương và 30 Tổng công ty xếp hạng đặc biệt, thì đến cuối năm 2000 đã có 3.252 doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương, chiếm 61,59% tổng số doanh nghiệp hiện có, với 1,4 triệu lao động chiếm 82,30% tổng số lao động của các doanh nghiệp Nhà nước; trong đó có 100% số doanh nghiệp của các Tổng công ty hạng đặc biệt, 85% số doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành và 47.5% số doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý. So với năm 1997, có 2909 doanh nghiệp Nhà nước được giao đơn giá tiền lương, chiếm 62,09% các doanh nghiệp có báo cáo và chiếm 51% tổng số doanh nghiệp hiện có, với 1,33 triệu lao động chiếm 73,57% tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước; trong đó có 100% số doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty hạng đặc biệt, 88,33% số doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành và 47,51% số doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý. Ta có thể thấy được tình hình giao đơn giá tiền lương qua bảng số liệu sau: Bảng số 2 :Tình hình giao đơn giá tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước. Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số dnNN 6.025 5.740 5.789 5.571 5.280 Tổng số lao động (người) 1.124.118 1.543.083 1.642.370 1.740.039 1.702.318 Tổng số DNNN được giao đơn giá tiền lương 2.520 2.909 3.696 3.885 3.252 Tổng số lao động của các DN được giao đơn giá(tr.ng) 1,009 1,330 1,442 1,714 1,422 Tỷ lệ (%) số DNNN được giao đơn giá 41,64 50,68 63,85 69,74 61,59 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình lao động, tiền lương chung cả nước 96-2000. Theo số liệu trên, chúng ta có thể thấy được tình hình giao đơn giá tiền lương thay đổi qua các năm. Một điều dễ nhận thấy, đó là từ sau khi có sự sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đi rất nhiều, tạo điều kiện cho việc quản lý vĩ mô được tốt hơn; số doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương đã tăng lên đáng kể nhất là từ sau khi có Nghị địn.h 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước ngày 28/3/1997. Tỷ lệ số doanh nghiệp Nhà nước được giao đơn giá qua các năm là: năm 1996: 41,64%, năm 1997: 50,685, năm 1998: 63,85%, năm 1999: 69,74%, năm 2000: 61,59%. Với tỷ lệ số doanh ngiệp được giao đơn giá tiền lương tăng lên, đồng thời số lượng doanh nghiệp lại giảm đi nhanh chóng trong khi lượng lao động thu hút vào trong các doanh nghiệp Nhà nước tăng lên đáng kể thì tình hình quản lý tiền lương, thu nhập đã được tăng cường một bước. Số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước được giao đơn giá tiền lương năm 1996 là: 1,009 triệu người, năm1997 là: 1,330 triệu người, năm1998 là: 1,442 triệu người, năm 1999 là: 1,714 triệu người và năm 2000 là: 1,442 triệu người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3581.doc
Tài liệu liên quan