Đề tài Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong nghành công nghiệp Việt Nam

 

 

 

MỤC LỤC

PHẦN I : MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3

I.Khái niệm cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 3

1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 3

2. Đặc điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay . 4

3. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay . 5

II.Một số quan điểm cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 7

1.Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải được đặt trên cơ sở đổi mới khu vực kinh tế nhà nước và sắp sếp lại các doanh nghiệp nhà nước . 7

2. Việc xác định giá trị của doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá cần phải chú ý đến cả hai yếu tố cấu thành : Giá trị hữu hình và giá trị vô hình . 8

3. Phương pháp bán cổ phiếu ở những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá cần thực hiện công khai , rõ ràng , thủ tục đơn giản , dễ hiểu đối với mọi người . 9

III.Người lao động với cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 10

1.Chính sách đối với người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 10

2. Một số ưu đãi đối với người lao động khi chuyển sang Công ty cổ phần . 12

PHẦN II : THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NGHÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 14

I.Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong nghành công nghiệp 14

II. Một số tồn tại chủ yếu trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 17

1.Bản thân nhận thức và tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý và doanh nghiệp chưa đầy đủ , còn nhiều lúng túng chậm trễ . 17

2. Các chính sách khuyến khích công nhân viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần chưa nhiều , chưa hấp dẫn . 18

III. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 20

1.Tiến hành phân loại doanh nghiệp nhà nước để làm cơ sở cho việc cổ phần hoá . 20

2.Hình thành chính sách ưu đãi đối với người lao động . 22

3. Xây dựng môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của các Công ty cổ phần . 24

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong nghành công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ) . Phương pháp này là cách khả thi để có được một hình dung về đại lượng giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp . Phương pháp tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận bình quân . Đây là phương pháp cần thiết để bổ xung thêm phần giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trên thực tế việc kết hợp của hai phương pháp tính giá trị nêu trên hết sức linh hoạt , tuỳ thuộc vào những điều kiện thực tế và quan hệ cung cầu cụ thể đối với từng doanh nghiệp . Về cơ bản các phương pháp và công thức tính giá trị doanh nghiệp đã được nêu trong đề án ban hành kèm theo quyết đinh 202-HĐBT và được cụ thể hoá đầy đủ , chi tiết trong các tài liệu hướng dẫn của bộ tài chính và một số sách báo đã công bố . Tuy nhiên quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn vừa qua cho thấy công việc xác định giá trị của doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn và phức tạp bởi chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề này để theo dõi hướng dẫn và điều chỉnh cụ thể . Mặt khác thủ tục xác định giá trị của doanh nghiệp còn rườm rà mất nhiều thời gian , nhất là các doanh nghiệp thuộc bộ , hoặc các tổng công ty 91 . 3. Phương pháp pháp bán cổ phiếu ở những doang nghiệp cổ phần hoá cần thực hiện công khai rõ ràng thủ tục đơn giản , dễ hiểu đối với mọi người : Về cơ bản có thể vận dụng một hoặc kết hợp ba phương pháp cổ phần hoá sau: - Bán cho các đối tượng xác định trước áp dụng cho các doanh nghiệp có bộ máy quản lý yếu kém . Các đối tượng được lựa chọn thường đóng vai trò những cổ đông chủ lực để tạo lập cơ sở cho việc tiếp tục cổ phần hoá rộng rãi sau này . Vì vậy thường là những người có vốn , có trình độ kỹ thuật hoặc có kinh nghiệm về quản lý.áp dụng phương pháp này thường thích hợp cho loại doanh nghiệp nhà nước sẽ được chuyển thành công ty cổ phần tư nhân. - Bán rộng rãi cho mọi đối tượng , áp dụng cho những doanh nghiệp có thành tích kinh doanh khả quan , mức độ lợi nhuận bảo đảm . Đối với những doanh nghiệp này mức giá cổ phiếu phải được nghiên cứu cụ thể theo từng quan hệ cung cầu của thị trường những người mua tiềm tàng . - Bán cho nội bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và họ có khả năng mua đại bộ phận cổ phiếu của doanh nghiệp . Việc bán cổ phiếu có thể được tiếp tục được bán trực tiếp tại trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc uỷ thác cho ngân hàng , các công ty tài chính làm đại lý . III .Người lao động với cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước : 1. Chính sách đối với người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước : Để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá thì một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu là chính sách đối với người lao động . Người lao động có quyền lợi và trách nhiệm gì khi doanh nghiệp thực hiên cổ phần hoá ? Phải xây dựng chính sách liên quan đến người lao động như thế nào để có thể giải quyết được những vướng mắc của người lao động , tạo niềm tin và sự ủng hộ của người lao động đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiên cổ phần hoá . Đây là một bài toán đối với cơ quan quản lý vĩ mô mà lời giải của nó đang dần được giải đáp . - Những đã đến tuổi nghỉ hưu thì giải quyết theo chính sách tại điểm 3 mục C của quyết định 176 /HĐBT và thông tư hướng dẫn 18/LĐTBXH ngày 21/10/1989 của Bộ Lao động và thương binh xã hội . - Những người lao động mà doanh nghiệp xác định là dôi dư thì giải quyết theo chế độ thôi việc và huưởng lương trợ cấp 1 lần . Nguồn kinh phí giải quyết cho những người thôi việc sẽ do doanh nghiệp chịu 50% , nhà nước hỗ trợ 50% theo hướng dẫn của bộ tài chính . -Khi doanh nghiệp chuyển qua công ty cổ phần có thể thực hiện xắp xếp tuyển dụng lại lao động , nhưng trước hết phải ưu tiên ký hợp đồng lao động đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá . Có thể xảy ra trường hợp là : một số lao động mà doanh nghiệp xếp vào diện " dôi thừa " thì lại được công ty ký hợp đồng sử dụng , còn những người " đủ tiêu chuẩn " để tiếp tục lao động lại không được ký hợp đồng lao động đó là trường hợp bình thường , nhưng chỉ là cá biệt. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá nay tiếp tục ký hợp đồng lao động với công ty cổ phần thì thời gian công tác được cộng dần để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội . Những người đã làm việc cho doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá hoặc khu vực hành chính sự nghiệp mới tuyển vào , đã nhận trợ cấp thôi việc một lần theo chế độ hiên hành ( quyết định 176/HĐBT , 111/HĐBT ) nay tiếp tục ký hợp đồng lao động với công ty cổ phần thì thời gian làm việc trước đó sẽ không được cộng dần để hưởng bảo hiểm lao động xã hội . Những người đã làm việc trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá , được tiếp tục ký hợp đồng lao động với công ty cổ phần , sau khi hết hạn hợp đồng lao động với công ty cổ phần , sau khi hết hạn hợp đồng căn cứ vào lý do cụ thể để giải quyết : + Đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định hiện hành . + Do mất sức lao động ( đã qua giám định y khoa ) thì được nghỉ và hưởng chế độ mất sức lao động theo quyết định 176/HĐBT. + Nếu chấm dứt hợp đồng lao động do những lý do khác thì giải quyết theo Nghị định 165/HĐBT. - Sau khi doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần nhưng công ty chưa ký lại hợp đồng lao động với công nhân viên của doanh nghiệp thì công ty phải thực hiên chế độ tiền lương , tiền thưởng như hiện hành , đảm bảo mức thu nhập của công nhân tối thiểu bằng mức thu nhập trước khi cổ phần hoá. Sau khi công ty đã ký lại hợp đồng lao động với công nhân viên của doanh nghiệp thì tiền lương của công nhân viên hưởng theo hợp đồng đã ký. - Khi có pháp lệnh bảo hiểm xã hội , doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm bảo hiểm theo pháp lệnh quy định . Trước mắt , trong khi chờ pháp lệnh bảo hiểm xã hội , doanh nghiệp bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy đinh hiện hành : nộp 15% tổng quỹ tiền lương của công nhân viên vào quỹ bảo hiểm xã hội ( theo QĐ 40/HĐBT), trong đó nộp 10% cho hệ thống bảo hiểm xã hội do cơ quan lao động và thương binh xã hội quản lý và 5% hệ thống bảo hiểm xã hội do cơ quan tổng liên đoàn Việt Nam quản lý. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau : chế độ ốm đau , chế độ thai sản , chế độ tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp chế độ mát sức lao động , chế độ hưu trí và chế độ chôn cất , tuất . Các mức và tỷ lệ hưởng bảo hiểm xã hội của các chế độ thực hiện theo quy định hiện hành . - Sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần , để đảm bảo cho người lao động có điều kiện làm việc trong điều kiện an toàn , vệ sinh , nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động , tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước và bảo hộ lao động , nhằm phòng ngưà tai nạn lao động , bệnh nghề ngiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động , các doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm thực hiện bảo hộ lao động theo pháp lệnh bảo hộ lao động của hội đồng nhà nước ban hành ngày 10/9/1991 . 2. Một số ưu đãi đối với người lao động khi chuyển sang công ty cổ phần : Trong tương lai , khi mà doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần sẽ sản xuát kinh doanh có hiệu quả hơn , do đó đời sống của người lao động nói chung sẽ tốt hơn . Nhưng trước mắt khi chuyển sang công ty cổ phần cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp phải một số khó khăn nhất định đòi hỏi nhà nước phải có trách nhiệm giúp đỗ và tạo điều kiện vật chất để họ thích nghi với cơ chế hoạt động mới . Nghị định 44/CP ngày 2/6/1998 quy định rõ chế độ ưu đãi đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước như sau: - Được nhà nước bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tuỳ theo năm công tác của từng người . Một năm làm việc cho nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng )với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác . Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không vượt quá 20% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp . Những doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không vượt quá 30% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Đối với người lao động nghèo trong doanh nghiệp được mua cổ phần ưu đãi , được hoãn trả tiền trong vòng 3 năm và trả dần tối đa trong vòng 10 năm không phải trả lãi suất . Tuy nhiên số lượng này rất nhỏ , chỉ chiếm 20% tổng số cổ phần nhà nước bán ưu đãi, có nghĩa là chỉ 4% số vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Được trợ cấp số cổ phiếu tuỳ theo thâm niên và chất lượng công tác của từng người nhưng không 12 tháng lương cấp bậc , chức vụ và không qúa 10% giá trị doanh nghiệp . Số cổ phiếu này thuộc sở hữu nhà nước . Người lao động được hưởng cổ tức , đuợc thừa kế cho con đuợc làm việc tại công ty cổ phần , nhưng không được chuyển nhượng . - Doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá có trách nhiệm xắp xếp , sử dụng hết số lao động hiện có tại doanh nghiệp . Đối với số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết theo chế độ hiện hành. - Đối với những lao động còn trẻ ( dưới 40 tuổi đối với nam , dưới 35 tuổi đối với nữ ) có khả năng phát triển , khi chuyển sang công ty cổ phần được đào tạo lại trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và nguyện vọng của cá nhân . Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ có hàng vạn lao động tham gia vào quá trình này và chắc chắn sẽ có một số không nhỏ lao động dôi dư . Tuy nhiên , từ thực tế kết quả sản xuất kinh doanh khá khả quan trong giai đoạn vừa qua , chúng ta hy vọng rằng các doanh nghiệp nhà nước sắp cổ phần hoá sẽ làm ăn có hiệu quả , thu hút được một lực lượng lao động dôi dư đáng kể trở lại làm việc , nhất là những lao động trẻ , khoẻ có trình độ , có tay nghề và có kỷ luật lao động tốt. PHần II thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong nghành công nghiệp việt nam hiện nay I. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong nghành công nghiệp: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương mới mẻ và việc thực hiên cổ phần hóa sao cho sản xuất kinh doanh có hiêu quả , tạo điều kiện để nguồn lao động đóng góp vốn được làm chủ thực sự là một vấn đề còn nhiều khó khăn trước mắt . Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua thì tốc độ cổ phần hoá nói chung còn khá chậm . - Trong những năm đầu của quá trình cổ phần hoá , tiến triển thực tế còn rất chậm . Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước bắt đầu từ năm 1992 khi có quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần , mặc dù kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều rất tốt , hầu như không có doanh nghiệp nào sau khi cổ phần hoá lại hoạt động kém hơn trước . Nhưng tốc độ cổ phần hoá lại diễn ra rất chậm . Năm 1993 cổ phần hoá 2 doanh nghiệp , năm 1994 cổ phần hoá 1 doanh nghiệp , năm 1995 cổ phần hoá 3 doanh nghiệp và năm 1996 cổ phần hoá 5 doanh nghiệp , 6 đầu năm tháng năm 1997 cổ phần hoá 3 doanh nghiệp . Nghĩa là tính đến cuối tháng 6 năm 1997 đã có 14 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá ( trong đó có 10 công ty ở phía Nam và riêng ở Hồ Chí Minh có 8 công ty ) trong số đó có nghành Giao thông vận tải có 3 đơn vị , nghành công nghiệp có 5 đơn vị , nghành chế biến nông hải sản có 4 đơn vị va nghành dịch vụ có 2 đơn vị . Các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá đều là doanh nghiệp có quy mô nhỏ , ít vốn ( nhiều nhất là trên 18 tỉ đồng Việt Nam , ít nhất là 351 triệu đồng ) ; kinh doanh trong lĩnh vực không quan trọng . Số doanh nghiệp dã cổ phần hoá quá ít , chưa đại diện cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau , các vùng khác nhau , các cấp quản lý khác nhau . Đến hết tháng 12/1997 đã có khoảng 21 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá(trong tổng số khoảng 6000 doanh nghiệp nhà nước) , nhà nước đã thu 30 tỉ 207 triệu đồng tiền bán cổ phần và nắm 18%-51% cổ phần trong các doanh nghiệp . Tuy nhiên hầu hết các đơn vị này đều có qui mô nhỏ , vốn ít ( trên dưới 10 tỷ đồng ) kinh doanh trong những lĩnh vực không quan trọng . Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá đợt sau đều đạt hiệu quả , vốn mỗi năm tăng bình quân 45% , doanh thu tăng trên 60% , lợi nhuận tăng 64% thu nhập người lao động tăng 20% , nộp ngân sách tăng 9% , thu về 7 tỷ đồng lợi tức cổ phần và 522 triệu đồng tiền lãi , thu hút trên 1000 lao động , vốn cổ phần của người lao động tăng 1.5-2 lần , đặc biệt giá trị vốn cổ phần có doanh nghiệp tăng 2-5 lần . - Tính đến ngày 31/12/1999 , trên cả nước đã có 370 doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá . Đây là một kết quả khá khiêm tốn , đạt được sau gần 8 năm , kể từ ngày có quyết định 202/HĐBT ( ngày 8/6/1992 của Hội đồng bộ trưởng ) . Nhưng cũng thực đáng mừng , vì nếu chỉ tính sau ngày 19/6/1998 ( khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ) đến hết năm 1999 , con số này là 340 doanh nghiệp . Riêng năm 1999 có 250 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá . Rõ ràng , tiến hành cổ phần hoá được tăng tốc ! + Số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá hiện mới chỉ bằng 7% tổng số doanh nghiệp hiện nay . Trong đó có 311 doanh nghiệp độc lập , còn lại 59 nguyên là các bộ phận doanh nghiệp . Tại 40/64 tỉnh thành có 274 doanh nghiệp cổ phần hoá , dẫn đầu là Hà Nội ( 71 ) , Thành phố Hồ Chí Minh ( 45 ) , Nam Định ( 22 ) ... Thuộc 7/13 Bộ , Nghành có 68 doanh nghiệp cổ phần hoá , nhiều nhất là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ( 20 ) , Giao thông vận tải ( 16 ) , Xây dựng ( 15 ) ... Và tại 10/17 tổng công ty 91 có 28 doanh nghiệp cổ phần hoá , các tổng công ty Dệt-May , Hàng Hải mỗi tổng công ty có 5 doanh nghiệp cổ phần hoá , các tổng công ty cà phê , Xi măng , Bưu chính -viễn thông , Than mỗi tổng công ty có 3 doanh nghiệp cổ phần hoá . + Các doanh nghiệp được cổ phần hoá rất đa dạng , thuộc các nghành kinh tế . Có 165 doanh nghiệp nghành công nghiệp xây dựng ; 151 doanh nghiệp nghành dịch vụ thương mại ; 38 doanh nghiệp nghành giao thông vận tải , 10 doanh nghiệp nông nhiệp và 6 doanh nghiệp thuỷ sản . Đa số các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng . Doanh nghiệp cổ phần hoá có số vốn nhà nước lớn nhất là công ty cổ phần mái đường Lam Sơn với 92,5 tỷ đồng và doanh nghiệp có số vốn nhà nước ít nhất là Công ty cổ phần chế biến xuất khẩu Kim Sơn chỉ có 32 triệu đồng . + Các doanh nghiệp nhà nước sau khi được chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trước , xét tổng thể trên các mặt doanh thu , lợi nhuận , nộp ngân sách , tích luỹ vốn ... Về doanh thu , bình quân tăng gần 2 lần so với trước khi tiến hành cổ phần hoá . Có nhiều đơn vị tăng rất cao , Công ty cổ phần cơ điện lạnh ( Thành phố Hồ Chí Minh ) doanh thu năm 1999 đạt 178,67 tỷ đồng bằng 3,83 lần ; Công ty cổ phần đồ hộp Mỹ châu ( Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ) năm 1999 đạt 22,72 tỷ bằng 1,57 lần ; Công ty cổ phần Công nghiệp hoá chất ( Vũng tàu ) đạt 11,68 tỷ bằng 2,35 lần ... Vốn bình quân tăng gần 2,5 lần , bao gồm cả tích luỹ từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài , nổi bật là Công ty cổ phần chế biến hàng xuất nhập khẩu Long An vốn tăng 5 lần , Công ty cổ phần Việt Phong vốn tăng 2,4 lần ... Nộp ngân sách tăng bình quân khoảng 2 lần . Công ty cổ phần Cơ điện lạnh nộp 8,3 tỷ đồng bằng 2,8 lần ; Công ty cổ phần Sơn Bạch Tuyết nộp 18,5 tỷ đồng bằng 2,68 lần ; Công ty cổ phần Cao su Sài Gòn nộp 6,7 tỷ đồng bằng 4,1 lần ... Hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều mở rộng sản xuất thu hút thêm người lao động . Thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần cũng được cải thiện , với mức tăng bình quân hàng năm gần 20% , chưa kể thu nhập từ các cổ tức ( khoảng 1-2%/tháng ) . Năm 1999, có nhiều Công ty cổ phần thu nhập rất cao như Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển gần 1,2 triệu đồng /người /tháng bằng 2,6 lần ... - Đến 15/8/2000 đã có 460 doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần . Trong đó có 73% doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương ; 18,2% doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ , Trung ương ; 8,8% doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty 91 . Nếu phân loại theo nghành kinh tế thì ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản có 44,2% doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần , nghành dịch vụ thương mại có 39,2% ; nghành giao thông vận tải có 9,5% ; nghành nông nghiệp có 4,1% ; nghành thuỷ sản có 2% Rõ ràng , tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước dang ngày một tăng tốc và đạt hiệu quả cao . Cơ chế quản lý mới đã làm cho người lao động trở thành thành người chủ thực sự trong các công ty cổ phần với tính chủ động và ý thức kỷ luật tự giác và tiết kiệm trong sản xuất đã góp phần làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng cao . II. Một số tồn tại chủ yếu trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước : Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như : tăng thêm vốn , tăng thêm lao động , tăng thu nhập của người lao động , tăng doanh thu , tăng nộp Ngân sách ... vẫn còn một số tồn tại chủ yếu là nguyên nhân của sự chậm trễ trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua . Đến cuối năm 1999 vẫn còn 6 Bộ , 7 tổng công ty 91 và 21 tỉnh thành chưa có một doanh nghiệp nhà nước nào được chuyển thành Công ty cổ phần . Đó là các Bộ y tế , Bộ Giáo dục và đào tạo , Bộ Khoa học và công nghệ môi trường , Bộ Văn hoá thông tin , Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ,Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia ; Các tỉnh : Lạng Sơn , Lai Châu , Sơn La , Bắc Cạn , Hưng Yên , Thái Nguyên , Lào Cai , Quảng Trị , Phú Thọ , Kon-Tum , Tây Ninh , Bình Định , Bình Phước , Tiền Giang , Bến Tre , Sóc Trăng , Đồng Tháp , Trà Vinh , Kiên Giang , Bạc Liêu ; Các tổng công ty : Dầu khí , Hàng không , Thuốc lá , Giấy , Công nghiệp tầu thuỷ , Cao su , Lương thực Miền Nam . Đâu là nguyên nhân của tình trạng này ? 1. Bản thân nhận thức và tổ chức thực hiện của cơ quan quản lí và doanh nghiệp chưa đầy đủ , còn nhiều lúng túng và chậm trễ : Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thực chất là chuyển doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước thành đa sở hữu , trong đó có chủ sở hữu là cán bộ , nhân dân . Cán bộ và nhân dân nói chung còn chưa quen với cơ chế thị trường , lại càng ngỡ ngàng đối với hình thức cổ phần hoá và chưa nhận thức đầy đủ về hiệu quả của cổ phần hoá . Mặc dù vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện nhiều năm , song trong nhận thức của một số cán bộ , đảng viên và một số doanh nghiệp vẫn còn sự nhầm lẫn giữa Cổ phần hoá và Tư nhân hoá . Mặt khác về mặt pháp lí trong nhiều năm mọi người đều nghĩ chỉ là thí điểm cổ phần hoá nên nghe và trông chờ cho đến Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 cũng mới chỉ là " chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần " tiếp đó lại có Nghị định 25/CP làm cho tính pháp lí hoá ổn định nên chưa làm chuyển biến nhận thức sâu sắc dẫn đến sự chần chừ chờ đợi . Chỉ khi có Nghị định 44/CP ngày 2/6/1998 về " chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần " thì quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mới thực sự tăng tốc và đạt hiệu quả cao . Đối với các cơ quan quản lí nhà nước do đứng trức 3 nguy cơ lớn của đất nước là : nguy cơ đi chệch hướng Xã hội chủ nghĩa , nguy cơ tụt hậu so với sự phát triển chung , nguy cơ của quốc nạn tham nhũng của một số cán bộ có chức có quyền . Cán bộ các cấp còn dè dặt trong việc chỉ đạo công tác cổ phần hoá . Trong tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng , chậm trễ , thủ tục cổ phần hoá đặc biệt là thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp còn rườm rà mất nhiều thời gian . Đối với các doanh nghiệp , do yếu tố tâm lý , tư duy cũ của thời kì bao cấp vẫn là lực cản đối với chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Người lao động thì sợ mất việc làm , sợ không được hưởng chế độ như các công nhân viên chức các doanh nghiệp nhà nước ...Lãnh đạo các doanh nghiệp thì sợ mất quyền điều hành , quyết định do phần lớn giám đốc lãnh đạo doanh nghiệp đều là sự bổ nhiệm của cấp trên . Vì thế họ không muốn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Sự chậm trễ trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một phần do nhận thức và tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng , chưa thường xuyên liên tục bởi vì cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề mới mẻ , phức tạp , liên quan đến việc thay đổi hình thức sở hữu : từ sở hữu nhà nước toàn bộ đến hình thức sở hữu nhiều thành phần . Như vậy, việc khắc phục tồn tại này chỉ còn là yếu tố thời gian 2. Các chính sách khuyến khích công nhânviên chức trong các doanh nghiệp nhà nước chuển sangcông ty cổ phần chưa nhiều, chưa hấp dẫn: Tuy kết quả buổi đầu ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá các chỉ tiêu về vốn lãi, họp ngân sách, việc làm và thu nhập của nguồn lao động đều tăng so với trước, nhưng nguồn lao động vẫn còn băn khuăn lo ngại - đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nướctiến hành chậm. Nguyên nhân vì sao ? Vấn đề quyền lợi trong quá trình cổ phần hoá chưa đủ sức hấp dẫn đối với mọi tầng lớp tham gia thực hiện chương trình này. Mặc dù chính phủ đã có những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và nguồn lao động trong doanh nghiệp nhưng xem ra vẫn chưa đủ sức hấp dẫn . Nghị định 44/CP 1998 quy định '' Được nhà nướcbán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tuỳ theo năm công táccủa từng người . Một năm làm việc cho nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần ( trị giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng ) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác . Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp . Những doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 30% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp " . Như vậy , nhà nước đã cho người lao động 30% còn lại 70% giá trị cổ phần họ phải mua bằng tiền của họ . Giả sử một người lao động có thâm niên 30 năm công tác tại doanh nghiệp , họ được mua 300 cổ phần có giá trị 30 triệu đồng và phải trả 21 triệu đồng . Đây là món tiền lớn mà ít người lao động chân chính có được . Nhưng điều đó không quan trọng bằng vấn đề , liệu đồng tiền họ bỏ ra có sinh lợi không ? Cứ xem tốc độ tăng giá của đông USD trong thời gian qua , thì VNĐ đã mất giá 9-10% và vẫn chưa lấy lại được cân bằng trong suốt một thời gian dài ; trong khi phần lớn các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ , vốn ít , và hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá là rất thấp , do đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chỉ là những con số khiêm tốn . Vì thế người lao động có tiền sẽ sử dụng biện pháp gửi tiền tiết kiệm hoặc đổi ra USD để giữ giá đồng tiền chứ không mua cổ phiếu . Đối với người lao động nghèo , nhà nước ưu đãi hơn được mua trả dần trong 10 năm không phải chịu lãi suất , trong đó 3 năm đầu chưa phải trả . Nhưng số lượng này rất nhỏ , chỉ chiếm có 20% tổng số cổ phần nhà nước bán , có nghĩa là chỉ 4% số vốn nhà nước tại doanh nghiệp . Về việc làm cho người lao động , Nghị định 44/CP quy định doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá phải có trách nhiệm sắp sếp , sử dụng hết số lao động hiện có tại doanh nghiệp . Đồng thời lại quy định " Sau 12 tháng , kể từ khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần , nếu do nhu cầu tổ chức lại sản xuất kinh doanh , thay đổi công nghệ , dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của chính phủ " . Điều đó có nghĩa là người lao động chỉ được tiếp tục làm việc ổn định sau 12 tháng sau đó tuỳ tình hình thực tế của doanh nghiệp . Trên đây là những điểm mấu chốt có liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp . Rõ ràng , những điểm mấu chốt này chưa có gì hấp dẫn họ . III. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước : Theo dự kiến , trong giai đoạn 2000-2003 sẽ tiến hành cổ phần hoá 1056 doanh nghiệp nhà nước ( chiếm 46,03% tổng số doanh nghiệp nhà nước thuộc diện xắp xếp trong thời kì này ) ; trong đó năm 2000 ( 337 doanh nghiệp ) ; năm 2001 ( 345 doanh nghiệp ) ; và năm 2002 ( 374 doanh nghiệp ) . Để thực hiện được dự kiến này đồng thời giải quyết được những tồn tại chủ yếu trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chúng ta cần phải nghiên cứu và đề ra những giải pháp hấp dẫn , kịp thời , sát thực tế , từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện , trong những chính sách liên quan đến lợi ích nhiều mặt của người lao động , cũng như tạo cơ sở cho quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Tiến hành phân hoá loại doanh nghiệp nhà nước để làm cơ sở cho việc cổ phần hoá : Việc tiến hành phân loại các doanh nghiệp nhà nước là điều rất quan trọng vì cho đến nay chưa có một sự phân loại rõ ràng nào làm cơ sở cho việc cổ phần hoá . Các doanh nghiệp nhà nước hiện có được phân loại theo hướng như sau . Loại doanh nghiệp nhà nước cần nắm vững cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt gồm : doanh nghiệp công ích có mức vốn trên 10 tỷ đồng , khai thác quặng quý hiếm , dầu khí và khoáng sản quy mô lớn , sản xuất phân bón , thuốc trừ sâu , thuốc chữa bệnh , hoá dược , sản xuất kim loại mầu và kim loại quí hiếm quy mô lớn , sản xuất điện quy mô lớn , tru

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35099.doc
Tài liệu liên quan