MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.2
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.3
I. Vai trò, tầm quan trọng của vấn đề .3
II. Thực hiện chiến lược ngành dược ở nước ta.4
III. Chống độc quyền, phá giá thuốc chữa bệnh.7
IV. Tham khảo một số mô hình quản lý giá thuốc,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,.7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.12
I. Thực trạng quản lý thuốc trong bệnh viện.12
II. Giá thuốc nội giảm mạnh. thuốc ngoại tăng.13
III. Những đơn thuốc vì lợi nhuận của lương y.14
IV. Sính thuốc ngoại.17
V. Công nghiệp dược phẩm đang cần “hồi sinh”.17
VI. Giá thuốc tăng: cả bệnh viện và người bệnh đều lao đao.18
VII. Tác động của Thông tư 08 Liên Bộ Y tế và Tài chính về niêm yết giá thuốc.19
VIII. Giá thuốc: Ai niêm yết, ai kiểm tra?.21
IX. Những biến động trên thị trường Đông Dược.22
X. Trình dược viên vào bệnh viện.23
XI. Giá thuốc Tây tăng ảo vì phải niêm yết.25
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA.26
I.Để quản lý tốt giá thuốc cần quan tâm đến các vấn đề sau.26
II. Thị trường sẽ tự điều chỉnh giá thuốc.27
III.Không thả nổi giá thuốc.28
IV. Quy định giá bán lẻ thuốc: Có lợi cho người bệnh?.29
KẾT LUẬN.30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.31
33 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của vấn đề quản lý giá thuốc ở nước ta giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................2
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.....................................3
I. Vai trò, tầm quan trọng của vấn đề ...................................................................3
II. Thực hiện chiến lược ngành dược ở nước ta......................................................4
III. Chống độc quyền, phá giá thuốc chữa bệnh....................................................7
IV. Tham khảo một số mô hình quản lý giá thuốc,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,.7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................................................................12
I. Thực trạng quản lý thuốc trong bệnh viện........................................................12
II. Giá thuốc nội giảm mạnh. thuốc ngoại tăng....................................................13
III. Những đơn thuốc vì lợi nhuận của lương y....................................................14
IV. Sính thuốc ngoại.............................................................................................17
V. Công nghiệp dược phẩm đang cần “hồi sinh”................................................17
VI. Giá thuốc tăng: cả bệnh viện và người bệnh đều lao đao..............................18
VII. Tác động của Thông tư 08 Liên Bộ Y tế và Tài chính về niêm yết giá thuốc....................................................................................................................19
VIII. Giá thuốc: Ai niêm yết, ai kiểm tra?............................................................21
IX. Những biến động trên thị trường Đông Dược.................................................22
X. Trình dược viên vào bệnh viện.........................................................................23
XI. Giá thuốc Tây tăng ảo vì phải niêm yết..........................................................25
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA........................................................................................26
I.Để quản lý tốt giá thuốc cần quan tâm đến các vấn đề sau...............................26
II. Thị trường sẽ tự điều chỉnh giá thuốc..............................................................27
III.Không thả nổi giá thuốc..................................................................................28
IV. Quy định giá bán lẻ thuốc: Có lợi cho người bệnh?.......................................29
KẾT LUẬN.........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................31
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý giá thuốc chữa bệnh ở nước ta hiện nay là một vấn đề rất bức xúc, được toàn xã hội quan tâm, vì nó liên quan tới sức khoẻ con người; là vấn đề trăn trở trong chi tiêu của mỗi gia đình, nhất là với đại bộ phận nhân dân có thu nhập thấp.
Chỉ rõ nguyên nhân của những biến động giá cả, có lúc đã thành “cơn sốt” của thị trường tân dược, thật không đơn giản và đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng có thể kể đến một vài nguyên nhân chính: đó là sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan chức năng, là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường và cuối cùng là sự xuống cấp của một bộ phận không nhỏ những người thầy thuốc, những nhà nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc hiện nay.
Quản lý giá thuốc như thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của người bệnh, lại vừa phù hợp quy luật không làm triệt tiêu quyền chủ động và động lực phát triển của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, đang một là vần đề cấp thiết từ các nhà lãnh đạo cao nhất, Quốc hội và cơ quan quản lý phải xem xét.
Với ý nghĩa đó tôi xin đề cập tới một số vấn đề trong bài viết này:
Vai trò, tầm quan trọng của vấn đề quản lý giá thuốc ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Thực trạng của vấn đề quản lý giá thuốc ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Một số kiến nghị và giải pháp quản lý giá thuốc ở nước ta.
Vì phạm vi của vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn bài viết này còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội 20/10/2003
Hoàng Thị Lan Anh
Chương I
VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ GIÁ THUỐC Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Vai trò, tầm quan trọng của vấn đề
Ngành y tế Quảng Trị đã tổ chức một hội thảo bàn về việc quản lý thuốc và tiền thuốc trong bệnh viện. Ở hội thảo này, các đại biểu phát hiện ra những bất cập tồn tại; thuốc dùng trong bệnh viện nhiều (chiếm khoảng 60% tổng kinh phí chung) phức tạp về chủng loại (khoảng 300 ở tuyến huyện và 800 ở tuyến tỉnh), giá cả luôn luôn biến động. Quản lý thuốc và tiền thuốc vì thế trở thành một vấn đề quản lý chuyên môn và tài chính lớn. Mặt tích cực hay tiêu cực trên lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Tuy nhiên đến nay chưa có một mô hình quản lý thống nhất. Vì thế, tổ chức và biên chế khoa dược (khoa làm chính việc này) ở các bệnh viện không giống nhau (tính trên số giường bệnh hay trên khối lượng tiền thuốc cụ thể). Mối quan hệ giữa khoa dược và phòng kế toán tài chính chưa được phân định rõ. Khoa dược làm nhiệm vụ cung ứng quản lý hàng và phòng tài chính kế toán quản lý tiền và đúng ra phải là người giám sát các hoạt động hàng hoá ở khoa dược. Thế nhưng trong đa số cơ sở hiện nay, mọi việc quản lý hàng hoá và tiền tệ do khoa dược làm, phòng kế toán tài chính đôi khi chỉ ký vào bảng cân đối mà không thực hiện đầy đủ chức năng giám sát. Với cách làm này, khoa dược chỉ lao vào việc quản lý hàng hoá, tiền long mà không còn thời gian làm được đầy đủ các chức năng chuyên môn (kiểm tra việc thực hiện quy chế và tham vấn việc dùng thuốc).
Vấn đề quản lý thuốc và tiền thuốc tại bệnh viện nếu không được đặt đúng tầm, cách quản lý thuốc và tiền thuốc nếu thiếu mô hình thống nhất, ranh giới giữa việc quản lý, giám sát hàng và tiền nếu không được xác định thật rõ thì sẽ đẻ ra nhiêu khê, chồng chéo, vất vả, tốn kém giấy tờ, công sức cho cả bệnh viện và người bệnh. Điều này cần được quan tâm giải quyết.
Vấn đề phục vụ chăm lo sức khoẻ cho xã hội
Nhiều tháng nay, các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt lên án sự biến động theo chiều hướng xấu của thị trường tân dược. Đây là ”cơn sốt” giá thứ hai (sau cơn sốt hồi tháng 3 vừa rồi) khiến người tiêu dùng vô cùng khó khăn, gây bức xúc trong đời sống xã hội. Thêm nữa việc ra đời Thông tư 08 tưởng như nhắm mục tiêu bình ổn thị trường thì hiệu ứng của nó lại có lại có tác dụng ngược lại. Trước sự phản ứng dữ dội của người tiêu dùng về việc quy định niêm yết giá thuốc từ 1/10 Liên Bộ Y tế – Tài chính hoãn lại đến thời điểm 1/1/2004 mới thực hiện. Giải pháp cho “cơn sốt tân dược” dường như vẫn đang còn nhiều bất cập. Sự phẫn lộ của dư luận đang đòi hỏi cần phải có những biện pháp hữu hiệu mạnh hơn.
Trở lại sự bức xúc từ đợt sốt giá thuốc hồi tháng 3, người tiêu dùng dường như đã phải nén quá nhiều sự chịu đựng bởi việc tăng giá thuốc vô tội vạ. Báo chí đã vạch trần các thủ đoạn kinh doanh trên sức khoẻ con người, đồng thời cấp báo về một tình trạng đạo đức y dược đang có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Giá thuốc quá đắt có phải vì “cầu” lớn hơn “cung”? Trong bối cảnh thị trường thuốc tây đều đang ế ẩm, có thể nói nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất làm rối loạn thị trường tân dược trong nước chính là sự dễ dãi, tràn lan bởi hệ quả của việc cung cấp visa nhập khẩu tân dược của Bộ Y tế, gây sự mất cân đối trầm trọng giữa thuốc nội và thuốc ngoại. Theo số liệu của cơ quan chức năng, hiện thuốc ngoại chiếm tới 80% và đó chính là tiền đề làm đảo điên thị trường tân dược. Hậu quả phải gánh chịu không ai khác chính là người bệnh. Các nhà chức tránh bằng mọi lý lẽ biện minh. Nhưng dù gì thì vai trò, trách nhiệm quản lý cũng không thể phủ nhận được. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Bộ Y tế cho rằng “quản lý giá thuốc thuộc nhiệm vụ của Bộ Tài chính”. Và Bộ Tài chính thì khẳng định “ không thể ai hơn Bộ Y tế trong việc quản lý giá thuốc”. Sự tranh luận thiếu tính thuyết phục này cùng với sự đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau đã mang lại một Thông tư vội vàng không hợp quy luật kinh tế và kết quả là càng làm tổn hại lợi ích của người tiêu dùng. Cùng với sự bất an của thị trường tân dược là sự cảnh báo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức y dược. Nhân lúc thị trường hỗn loạn , những người kinh doanh nghề dược mặc sức “chém” người bệnh. Mục tiêu kinh doanh tìm kiếm siêu lợi nhuận trên cơ thể người bệnh đã trở thành một thực tế nhức nhối khiến dư luận hết sức phẫn lộ và không ngớt lên án.
Trước sự yếu kém của năng lực quản lý và sự xuống cấp nhức nhối của đạo đức y dược, hy vọng những biện pháp mạnh của Chính phủ sớm được ban hành để nhanh chóng tạo sự bình ổn cho thị trường tân dược.
Quản lý giá thuốc trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình phức tạp vì nó vừa phải bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời không làm triệt tiêu quyền chủ động và động lực phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Các mức quy định thặng số phải thể hiện được đủ bù đắp các yếu tố của chi phí sản xuất kinh doanh và có lợi nhuận hợp lý để doanh nghiệp có thể tái đầu tư mở rộng sản xuất. Chỉ khi nào đáp ứng được yêu cầu nói trên các quy định này mới thực sự đi vào cuộc sống và được các nhà sản xuất kinh doanh tự giác chấp hành.
II. Thực hiện chiến lược ngành dược nước ta
Ngày 15-8-2002, Chính Phủ đã phê duyệt “ Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến 2010”. Đó là thuận lợi lớn và cơ bản để ngành dược có điều kiện phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước để hội nhập với khu vực và thế giới, đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng tốt, phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Thực trạng:
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp tuy nhiều song qui mô không lớn, lại phân tán, manh mún. Tổng số các doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước tính đến năm 2002 là 577 doanh nghiệp. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước: 82; công ty cổ phần: 45; công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): 450.
Sức cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước còn yếu. Thuốc có cùng hoạt chất, hàm lượng, nồng độ, kể cả quy cách đóng gói, nếu mang nhãn thuốc nước ngoài thì giá bán gấp nhiều lần thuốc nội địa. Một trong những khâu yếu nhất hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa đánh giá được sinh khả dụng của thuốc.
Một vấn đề rất đáng quan tâm là sản xuất trong nước có nhiều sản phẩm với khoảng 6.000 số đăng ký lưu hành trên thị trường, nhưng số lượng hoạt chất chỉ có ngót 400, nên công nghiệp bào chế chậm phát triển. Sản phẩm trùng lặp tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước, bán phá giá dẫn tới tình trạng thua lỗ. Hiện tượng bắt chước, nhái mẫu mã còn tương đối phổ biến ở nhiều doanh nghiệp trong khi thuốc nước ngoài nhập vào Việt Nam có hơn 4.700 số đăng ký nhưng có tới 860 hoạt chất. Do vậy, để có đủ thuốc, hàng năm, ngành dược vẫn phải nhập khẩu hơn 60% (tính theo giá trị tuyệt đối khoảng 5.500 tỷ đồng).
Các doanh nghiệp trong nước, các cơ sở viện, trường cũng chưa tập trung nhiều cho nghiên cứu sản phẩm thuốc mới, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản. Một phần do thiếu cơ sở vật chất, tiền vốn và đội ngũ, năng lực cán bộ, song phần quan trọng là nhận thức, trước hết là đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Tuy có một số sản phẩm mới (đa phần là đông dược) được đưa vào sản xuất, tăng thêm doanh thu và có hiệu quả kinh tế, nhưng tác dụng chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ chưa thực sự rõ nét.
Công tác xuất khẩu dược ở nước ta quy mô còn nhỏ. Nguồn hàng hoá xuất khẩu ít, không ổn định, không vững chắc. Nếu chỉ tính riêng giá trị xuất khẩu về dược phẩm, dược liệu thì năm cao nhất cũng chỉ đạt 15 triệu USD. Thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp, một số thị trường còn mang tính rủi ro, thủ tục thanh toán khó khăn…
Về giá thuốc chưa quản lý, nhất là thuốc thông thường, thuốc thiết yếu. Giá thuốc bán lẻ mỗi nơi một khác, đặc biệt là biệt dược nhập ngoại, độc quyền có thể bán với bất cứ giá nào, rất khó khăn cho người bệnh nhất là người nghèo.
Những giải pháp:
Trong khi chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu thì thị trường trong nước được coi là nơi tiêu dùng thuốc chính. Cần khảo sát, đánh giá nhu cầu xu thế phát triển của từng nhóm thuốc để đầu tư cho phù hợp, tránh lãng phí. Cần phải quy hoạch lại tổng thể ngành dược nhằm tập trung phát huy các nguồn lực, thế mạnh của toàn ngành và từng địa phương. Ngành kinh tế kỹ thuật dược tập chung vào một lĩnh vực chủ yếu như ưu tiên phát triển công nghiệp bào chế, đầu tư cho nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh và tiến tới thay thế hàng nhập khẩu, tăng tỷ trọng của thuốc sản xuất trong nước, từng bước phân công, phân cấp trong sản xuất. Tuy nhiên cần phải xác định rõ cần bao nhiêu nhà máy sản xuất thuốc viên, thuốc tiêm ống, dịch truyền trên cơ sở cung, cầu. Xác định các cây, con dược liệu, nhu cầu sử dụng để quy hoạch và tập trung đầu tư một cách đồng bộ, kể cả việc tạo điều kiện hỗ trợ của cơ quan nhà nước về vật tư, tiền vốn và chính sách ưu đãi.
Việc xây dựng công nghiệp sản xuất nguyên liệu trước hết là kháng sinh, hoá dược cũng còn rất nhiều ý kiến khác nhau, nên có sự thống nhất sớm.
Xây dựng công nghiệp phân phối theo tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution Practice: GDP) là rất cần thiết theo hướng hiện đại hoá mạng lưới lưu thông từ người cung ứng đến người tiêu dùng đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả. Nó vừa là trách nhiệm của người quản lý vừa là lợi ích của người tiêu dùng. Hiện nay một số doanh nghiệp kinh doanh mới làm được công đoạn đầu của đầu của GDP là xây dựng kho đạt tiêu chuẩn DSP (tiêu chuẩn thực hành tốt tồn trữ thuốc).
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đánh giá chất lượng thuốc, nghiên cứu đánh giá các sản phẩm mới. Ở nhiều nước, ngoài các cơ sở chuyên nghiên cứu như viện, trường thì nhiều công ty, nhất là các công ty lớn đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia đều có những cơ sở nghiên cứu phát triển lớn. Đây là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu trước mắt vừa đảm bảo cho sự tồn tại phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Đối với chúng ta hiện nay nghiên cứu các sản phẩm mới còn bất cập về nhiều mặt: thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực, thiếu tiền vốn, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật và thiếu cả đường lối chiến lược và phương án sản phẩm. Khi các luật về sở hữu trí tuệ được thực hiện một cách nghiêm túc thì buộc các cơ sở nghiên cứu, phát triển không còn con đường nào khác là phải tập trung cho nghiên cứu sản phẩm mới. Tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà có thể đề ra những chương trình cụ thể thiết thực và có hiệu quả theo hướng phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp.
Tiếp tục mở rộng việc hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ với nước ngoài… dưới nhiều hình thức: liên doanh, hợp đồng hợp tác liên doanh, doanh nghiệp có vốn 100% của nước ngoài, sản xuất nhượng quyền, mua công nghệ tiên tiến, hiện đại, mua sản phẩm mới. Hiện nay trong nước đã có 17 dự án hợp tác kinh tế trong lĩnh vực dược đang được triển khai. Nói chung quy mô còn nhỏ, sản phẩm còn nghèo nàn. Thậm chí còn nhiều sản phẩm trùng lặp với sản xuất trong nước. Vì vậy chỉ nên hợp tác với nước ngoài những sản phẩm mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chất lượng thấp. Chẳng hạn như các nhà máy kháng sinh, hoá dược, có thể 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh nhưng vốn của nước ngoài là chủ yếu.
Đối với công nghiệp bào chế chỉ hợp tác những sản phẩm như các biệt dược, sản phẩm đông dược có tác dụng chữa bệnh tốt, sản phẩm có công nghệ cao, những sản phẩm có thể trùng với sản phẩm trong nước nhưng xuất khẩu sang nước thứ ba…
Vấn đề quan trọng hơn nữa là làm thế nào có được đội ngũ cán bộ dược đầu đàn trong từng lĩnh vực. Hiện nay đào tạo còn nặng về số lượng. Những chuyên gia giỏi là rất ít. Vì thế cần có chiến lược về đào tạo, đặc biệt là cán bộ chuyên môn giỏi. Có thể đào tạo trong nước hoặc ngoài nước. Đồng thời có chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ, chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực.
III. Chống độc quyền, phá giá thuốc chữa bệnh
Nội - phá giá, ngoại - độc quyền
Các doanh nghiệp trong nước do trình độ kỹ thuật- công nghệ và chi phí sản xuất không đồng đều nên có tình trạng giá cả của cùng một loại dược phẩm sản xuất trong nước rất khác nhau. Do cạnh tranh không lành mạnh, có một tình trạng đáng báo động là các doanh nghiệp trong nước đua nhau bán phá giá. Có thể coi việc bán phá giá chẳng khác gì hàng ngày uống thuốc độc để... sống cầm hơi. Trái lại, một số công ty dược phẩm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam , đặc biệt là các công ty đa quốc gia nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại thuốc mới phát minh, các thuốc chuyên khoa, biệt dược đang có xu hướng liên kết độc quyền. Độc quyền về nhãn hiệu và giá cả loại thuốc mới đã làm giá thuốc vượt gấp nhiều lần giá trị sử dụng của thuốc, gây thiệt hại cho ngân sách, cho các cơ sở y tế và cho cuộc sống của nhân dân đặc biệt là người bệnh có thu nhập thấp. Mặt khác siêu lợi nhuận do độc quyền giá thuốc đưa lại đã làm cho các công ty đa quốc gia ngày càng có nhiều vũ khí cạnh tranh thông qua quảng cáo, khuyến mại, chia hoa hồng (từ 30-50%) cho đội ngũ thầy thuốc và tỷ lệ tiền thưởng cao cho trình dược viên. Lợi nhuận siêu ngạch của các công ty dược phẩm đa quốc gia cũng đã biến một bộ phận thầy thuốc bị công ty nước ngoài cầm tay kê đơn để đổi lại một số quyền lợi vật chất. Một thực tế nữa là các cơ sở tư nhân trở thành người bán thuốc đầy quyền lực làm cho bệnh nhân phải lệ thuộc vào chủng loại, giá cả các thuốc do cơ sở hành nghề khám chữa bệnh bán trực tiếp cho bệnh nhân.
IV. Tham khảo một số mô hình quản lý thuốc
Trước tình hình biến động giá thuốc của nước ta, các cơ quan quản lý nhà nước đang nghiên cứu ban hành các văn bản pháp quy về quản lý giá thuốc ở nước ta nhằm thực hiện Pháp lệnh về giá do Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ 1-7-2002. Để góp phần tìm hiểu các nước trên thế giới xử lý vấn đề giá thuốc như thế nào, chúng ta sẽ tham khảo một số mô hình quản lý giá thuốc ở các nước châu Mỹ và một số nước SNG (Nga, Belarus, Ucraina) và Đông Âu (Rumani, Bungri).
Quản lý giá thuốc ở Châu Mỹ
Ở các nước Châu Mỹ, từ giữa thập kỷ 90, có 4 mô hình quản lý giá thuốc, chia thành các loại sau đây:
- Kiểm soát hoàn toàn: Ecuador, Honduras, Panama, Paraguay.
- Tự do hoàn toàn: Argentina, Bolivia, Chile, Cộng hoà Dominican, El Salvador, Guatemala, Peru, Hoa Kỳ.
- Kết hợp kiểm soát và tự do: Brazil, Costa Rica, Mexico, Uruguay.
- Hỗn hợp tự do và kiểm soát: Canada, Columbia, Venezuela.
Tất cả các mô hình quản lý giá trên đây đều có ưu và nhược điểm của nó. Vấn đề là không thể áp dụng một mô hình chung cho tất cả các nước.
* Mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn
Theo mô hình này, giá thuốc được xác định bởi một cơ quan của Chính phủ. Các nhà sản xuất phải trình cơ quan của Chính phủ, có thể là Bộ y tế hoặc Bộ kinh tế, các tài liệu làm cơ sở để hình thành giá thuốc. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, các cơ quan quản lý quyết định cho phép nhà sản suất cộng thêm vào giá thành một thặng số từ 20 đến 30% để hình thành giá bán buôn. Trên cơ sở giá bán buôn, nhà thuốc bán lẻ được cộng thêm một thặng số từ 25 đến 30% để hình thành giá bán lẻ. Nhà nước cũng quy định thặng số cộng thêm vào giá CIF cho thuốc nhập khẩu (Xem bảng 1).
Bảng 1
Cơ quan quản lý giá
Thặng số của nhà sản suất
Thặng số của hiệu thuốc
Ecuador (Bộ y tế)
Honduras (Bộ kinh tế )
Panama (Văn phòng kiểm soát giá của Chính phủ)
Thuốc nội: +20%
Thuốc nhập: Giá CIF+ phí+ 20%
Thuốc nhập: Giá CIF+ phí +4%
Thuốc kê đơn: +30%
Thuốc OTC: +25%
+25%
+27%
Thuốc kê đơn: +33%
Thuốc OTC: +30%
C¸c quèc gia qu¶n lý gi¸ thuèc theo m« h×nh nµy cho r»ng c¸c chÝnh s¸ch qu¶n lý nh vËy cã t¸c ®éng tÝch cùc, ®¶m b¶o gi¸ c¶ t¬ng ®èi ®ång nhÊt, chèng ®îc ®Çu c¬ vµ ®¶m b¶o viÖc cung øng diÔn ra b×nh thêng. Tuy nhiªn, Honduras cho r»ng c¬ chÕ nµy sÏ lµm gi¸ thuèc cã thÓ cao lªn do c¸c nhµ cung cÊp ghi t¨ng gi¸ trªn ho¸ ®¬n. MÆt kh¸c nguån thuèc còng rÊt kh¸c nhau: thuèc s¶n xuÊt trong níc, trong khu vùc (gi¸ rÎ), t¹i ch©u ¢u (®¾t h¬n) vµ thuèc bu«n lËu... MÆc dï vËy, Honduras kh«ng ban hµnh chÝnh s¸ch ®Ó k×m h·m gi¸.
* C¸c m« h×nh trung gian:
Ch©u Mü cã 7 níc ¸p dông c¸c m« h×nh trung gian (hçn hîp) kÕt hîp gi÷a c¬ chÕ tù do vµ cã kiÓm so¸t. Nh×n chung c¸c níc nµy x©y dùng nh÷ng quy ®Þnh qu¶n lý gi¸ riªng phï hîp víi ®iÒu kiÖn cô thÓ cña m«Ü níc. (Xem b¶ng 2).
B¶ng 2
Cơ quan quản lý giá
Thặng số của nhà sản xuất
Thặng số của hiệu thuốc
Brazil
Canada
Columbia (Bộ phát triển kinh tế )
Costa Rita (Bộ kinh tế )
Mexico
Uruguay
Vênêzuêla
Chiết khấu (discount) tối đa cho nhà bán lẻ: 10,5%
Chính quyền địa phương quyết định: kiểm soát giá thuốc hết hạn bảo hộ sáng chế.
Chính sách tự do cho 80% các loại thuốc. Thuốc cho hộ gia đình: tự do có kiểm soát.
Kiểm soát thặng số
Nhập khẩu: CIF+30% (CIF +25% cho thuốc thiết yếu- TTY)
Các nhà sản xuất tự quy định giá .
Chính phủ quy định chỉ số tăng giá
Nhà sản xuất quy định giá bán: chi
phí + thặng số + cạnh tranh CP giám sát việc tăng giá
Chiết khấu cho bán lẻ: 40,5%
Chính phủ giám sát
Bán hạ giá phải được thoả thuận
Kiểm soát giá các thuốc thiết yếu
Không kiểm soát
Không kiểm soát
+25%
+30%
+25% cho TTY
Không quy định
Không quy định
Chiết khấu: 37%
Mô hình trung gian là sự kết hợp hai kiểu quản lý:
- Kết hợp sự giám sát của Chính phủ để xác định giá đối với một số thuốc ( thường là thuốc thiết yếu) với mô hình như đã mô tả ở nhóm “kiểm soát toàn bộ”, trong khi giá các dược phẩm khác được tự do.
- Các nhà sản xuất được tự định giá và Nhà nước giám sát. Giá thuốc có thể tăng mà không hoàn toàn chứng minh.
Hệ quả:
- Mô hình quản lý này được các nước ưa chuộng vì nó giúp ổn định thị trường thuốc và cho phép cung ứng đầy đủ các thuốc biệt dược nhưng quy trình quản lý thì đơn giản đối với nhà quản lý và cho phép các công ty dược cạnh tranh với nhau.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách quản lý và “tự do kiểm soát” có thể dẫn đến tăng giá cao hơn so với khi áp dụng các phương thức “quản lý hỗn hợp”.
Cũng có thể thấy cho cùng loại thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể có giá cả rất khác biệt.
Nước
Thặng số của nhà sản xuất
Thặng số của hiệu thuốc
Argentina
Bolivia
Chile
Dominican
El Salvador
Guatamela
Peru
Hoa Kỳ
Thặng số cho bán buôn: +60%
Cho nhà sản xuất hoặc nhập khẩu: +30%
Dược phẩm trong nước: +35%
Thị trường quyết định
Thặng số cho nhập khẩu: +40%
Thị trường quyết định
Thị trường quyết định
Nhà nhập khẩu và bán lẻ tự quyết định
Thị trường quyết định
+25%
Thị trường quyết định
+30%
Thị trường quyết định
Bộ y tế định giá thuốc tại bệnh viện & trạm y tế
Thị trường quyết định
M« h×nh c¬ chÕ thÞ trêng tù do:
Cã 8 níc ch©u Mü cho phÐp nhµ s¶n xuÊt chñ ®éng x¸c ®Þnh gi¸ thuèc vµ thùc hiÖn thÆng sè hoÆc theo quy luËt cung cÇu.
HÖ qu¶:
- Gi¸ thuèc t¨ng h¬n so víi tØ gi¸ hèi ®o¸i vµ chØ sè tiªu dïng t¨ng
- Gi¸ c¶ biÕn ®éng thÊt thêng vµ kh«ng râ rµng
- KhuyÕn khÝch nh©n d©n tù ®iÒu trÞ do qu¶ng c¸o th¸i qu¸ do quy luËt c¹nh tranh
- Bu«n lËu thuèc
- Ở Mỹ 97% tăng chi tiêu y tế là do giá thuốc tăng. Bill Clinton chủ trương khuyến khích dùng thuốc generic. Đến nay ở Mỹ có 33% số đơn thuốc được kê toàn bộ bằng thuốc generic, nhưng chỉ chiếm 8% giá trị các thuốc được kê đơn.
Một số nước Liên Xô cũ và Đông Âu
Một cuộc tham khảo cơ chế quản lý giá thuốc ở Nga, Belarus, Ucraina, Rumani và Bungari cho thấy các nước xã hội chủ nghĩa này sau khi chuyển sang cơ chế thị trường đều áp dụng các nguyên tắc sau đây:
- Nhà sản xuất tự quyết định giá thành sản phẩm
- Các cơ quan quản lý nhà nước quy định thặng số cho các khâu của quá trình lưu hàng hoá.
Nước
Thặng số bán buôn
Thặng số cho hiệu thuốc
Nga
Belarus
Ucraina
Rumani
Bungari
+20%
+10%
Thị trường quy định
Không quy định
+12%
+20%
+40%
Thị trường quy định
+19%
Mỹ phẩm: +30%
Chia làm 4 nhóm theo giá trị mặt hàng
§èi víi thuèc nhËp khÈu gi¸ b¸n bu«n ®îc tÝnh b»ng: gi¸ CIF + 20%
Mét sè níc ®Æc biÖt lµ Bungari, thÆng sè kh©u b¸n lÎ ®îc quy ®Þnh 4 lo¹i phô thuéc vµo gi¸ cô thÓ cña dîc phÈm theo nguyªn t¾c nh÷ng mÆt hµng gi¸ cao sÏ cã thÆng sè thÊp nh»m b¶o ®¶m lîi nhuËn ë møc ®é hîp lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng của vấn đề quản lý giá thuốc ở nước ta giai đoạn hiện nay.doc