Đề tài Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam

Lời nói đầu 1

ChươngI: Những vấn đề lí luận chung về đầu tư và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam 3

I/Cơ sở lí luận về đầu tư: 3

1/ Khái niệm về đầu tư: 3

2/ Khái niệm về vốn đầu tư: 4

3/Đầu tư và vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp. 4

3.1/Đầu tư trong doanh nghiệp: 4

3.2/Vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp: 5

4/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tong doanh nghiệp: 6

5/ Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp: 7

5.1/Hiệu quả tài chính: 7

5.2/ Hiệu quả kinh tế xã hội: 10

II/ Cơ sở lý luận về cạnh tranh. 11

1/ Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh trạnh. 11

2/ Các thước đo cạnh tranh. 12

2.1/ Giá cả sản phẩm. 12

2.2/ Chất lượng sản phẩm. 12

2.3/Chất lượng dịch vụ. 13

2.4/ Uy tín của doanh nghiệp . 13

3/Các loại hình cạnh tranh. 13

3.1/ Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường người ta chia cạnh tranh làm ba loại sau: 13

3.2/Nếu căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường người ta chia ra các loại hình cạnh tranh như sau: 14

III/ Một vài nét khái quát về ngành Thép Việt nam. 15

1/ Quá trình phát triển của ngành thép Việt nam. 15

2/ Cơ cấu sản xuất trong ngành thép hiện nay. 17

3/ Đặc điểm hoạt động đầu tư trong ngành thép. 18

VI/ Một vài nét khái quát về Tổng công ty thép Việt nam . 19

1/ Vị trí của Tổng công ty thép trong ngành thép Việt nam. 19

2/ Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt nam . 20

3/ Một số đặc điểm của Tổng công ty thép Việt nam ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. 24

3.1/ Quy mô, năng lực sản xuất thấp, cơ cấu sản phẩm còn hạn chế. 24

3.2/ Trình độ công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu. 24

V/ Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam . 25

1/Tính tất yếu phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung. 25

1.1/ Xu thế tự do hoá, toàn cầu hoá thương mại. 25

1.2/ áp lực từ khách hàng. 26

1.3/ Đe doạ của các sản phẩm thay thế. 26

1.4/ Đe doạ của người mới nhập cuộc. 27

2/ Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép của Tổng công ty thép Việt nam . 28

 

Chương II: Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam thòi kỳ 1996-2001 29

I/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1996-2001. 29

1/ Sức cạnh tranh hiện tại rất yếu kém. 29

2/ Phương thức cạnh tranh đơn điệu. 30

3/ Tổng công ty thép chưa thực sự tham gia vào cạnh tranh một cách tự chủ trong thị trường. 31

II/ Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1996-2001. 32

1/ Tình hình đầu tư nói chung của Tổng công ty. 32

1.1/ Vốn và nguồn vốn đầu tư 32

1.2/ Thực trạng hoạt động đầu tư của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1998-2001. 37

2/ Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam . 38

2.1/ Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. 38

2.2/ Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ở doanh nghiệp: 40

2.3/ Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; 44

2.4/ Đầu tư cho công tác tiếp thi bán hàng. 47

3/ Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ở các đơn vị chủ lực của Tổng công ty 49

3.1/Công ty gang thép Thái Nguyên: 49

3.3/Công ty thép Đà Nẵng: 53

III/ Những thành tựu đạt được của Tổng công ty thép Việt nam thời gian qua 54

iV/ Những khó khăn tồn tại của hoạt động đầu tư ở Tổng công ty thép Việt nam thời gian qua. 57

1/ Những khó khăn tồn tại: 57

2/ Nguyên nhân. 58

V/Phân tích các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam . 59

1/ Các đối thủ cạnh tranh trong nước: 59

2/Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài chủ yếu. 60

 

Chương III: Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam . 62

I/ Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép trong tương lai. 62

1/ Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép nói chung. 62

2/ Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép theo chủng loại sản phẩm. 63

II/ Phương hướng và mục tiêu của Tổng công ty thép Việt nam đến năm 2010. 64

1/ Phương hướng: 64

2/ Mục tiêu của Tổng công ty thép Việt nam đến năm 2010. 64

III/ Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam trong thời gian tới. 68

1/ Các giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam. 68

1.1/Giải pháp về vốn đầu tư: 68

1.2/ Giải pháp về công nghệ và thiết bị sản xuất: 69

1.3/ Giải pháp về đào tạo và sử dụng lao động: 69

1.4/ Giải pháp đầu tư mở rộng và chiếm lĩnh thị trường: 70

1.5/ Đầu tư đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm: 71

2/ Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của một dự án trong ngành thép: 72

IV/ Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam trong thời gian tới. 74

1/ Đối với Nhà nước: 74

2/ Về phía Tổng công ty: 74

Kết luận 76

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, do vẫn còn quen với vòng tay bảo hộ của nhà nước nên Tổng công ty thép Việt nam đã không có những bước đi phù hợp để thích ứng với cơ chế thị trường. Và đó cũng là một lý do để chúng ta đặt dấu hỏi rằng; Khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam trong vài năm tới sẽ như thế nào? Có thể khẳng định rằng nếu như những khó khăn trên của Tổng công ty chưa được giải quyết thì sự phát triển như vũ bão của các công ty liên doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn trong lĩnh vực sản xuất thép sẽ nhấn chìm thị phần của Tổng công ty trên thị trường trong tương lai không xa. Khả năng cạnh tranh của Tổng công ty sẽ chật vật và khó khăn hơn rất nhiều. II/ Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1996-2001. 1/ Tình hình đầu tư nói chung của Tổng công ty. 1.1/ Vốn và nguồn vốn đầu tư 1.11 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của Tổng công ty. Theo cơ cấu công nghệ của vốn đàu tư, vốn đầu tư của Tổng công ty được chia theo cac khoản mục chính là: Vốn thiết bị, vốn xây lắp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác. Cơ cấu vốn đầu tư của Tổng công ty được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1998-2001. Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷlệ (%) 1.tổng vốn đầu tư 81.631 95809 66386 379951 2. vốn thiết bị 54468 66.72 64432 67.25 43177 65.04 274889 72.35 3. vốn xay lắp 20758 25.43 21559 22.5 15810 23.82 89605 23.58 4. vốn đầu tư XDCB khác 64050 7.85 9818 10.25 7399 11.14 15457 4.07 Nguồn: báo cáo tổng kết giai đoạn 1998-2001, VSC. Qua số liệu trên ta thấy rằng,tổng vốn đầu tư huy động trong thời kỳ này cũng có nhiều biến động. So với năm 1998, tổng vốn đầu tư năm 2000 giảm 18.67%, nhưng đến năm 2001, tổng vốn đầu tư lại tăng 365.45% tương đương 298.320 triệu đồng, và đây cũng là năm tổng vốn đầu tư đạt cao nhất từ trước đến nay. Bởi lẽ trong năm 2001, tổng công ty đã thực hiện rất nhiều dự án quan trọng chẳng hạn như dự án mở rọng công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn I, dự án cán nguội nhà máy thép Phú Mỹ, dự án sản xuất ống định hình của công ty kim khí Thành Phố Hồ Chí Minh, dự án cải tạo lò nung phôi nhà máy thép Nhà Bè... Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư của Tổng công ty trong giai đoạn này ta nhận thấy rằng, vốn đầu tư cho thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tu. Năm 1998, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm 66.72% tổng vốn đầu tư, năm 1999 chiếm 67.25%tổng vốn đầu tư, năm 2000 vốn đầu tư cho thiết bị có giảm nhưng vẫn chiếm 65.04% tổng vốn đầu tư. Trong năm 2001, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm tới 72.35% tổng vốn đầu tư. Chứng tỏ rằng trong khả năng hạn hẹp về vốn đầu tư, Tổng công ty vẫn chú trọng đến công tác đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, ngày càng nâng cao hơn nữu hàm lượng chất xám trong cơ cấu sản phẩm, giảm dần tiêu hao năng lực vật chất đầu vào cho sản xuất. Do nhu cầu vốn đầu tư lớn nhưng lượng vốn trong nước không đủ để cung cấp vì vậy Tổng công ty thép Việt nam đã góp vốn liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm tận dụng những lợi thế về vốn, công nghệ tình đọ quản lý. Trong thời gian qua đã có 14 liên doanh(*) được thành lập, bao gồm 2 liên doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; 5 liên doanh hoạt động trong lĩnh vực cán thép và 7 liên doanh hoạt động trong lĩnh vực gia công sau cán. Tổng vốn đầu tư của các liên doanh khoảng 368 triệu $, trong đó vốn pháp định là 100 triệu $ (phía Tổng công ty chỉ đóng góp khoảng 40 tiệu $). Trong số các liên doanh này,có một số liên doanh góp vốn tương đói lớn như: Công ty liên doanh thương mại quốc tế(IBC) ở thành phố Hồ Chí Minh có tổng vốn hơn 77 triệu $( vốn Tổng công ty chiếm 23,6%) ; Công ty thép VinaKyoei, liên doanh với công ty Kyoei, Nhật Bản đặt tại Bà Rịa, Vũng Tầu có số vốn hơn 67 triệu$ (vốn Tổng công ty chiếm 20,2%);Công ty thépVSC-Posco (VPS), liên doanh với công ty Posco, Hàn Quốc đặt tại Hải Phòng có tổng vốn hơn 55 triệu$ (phía Tổng công ty góp 14,45%). Từ việc nghiên cứu tình hình vốn đầu tư của các đơn vị thuộc Tổng công ty chúng ta thấy rằng trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư cũng như cơ cấu vốn đàu tư của tổng công ty còn nhiều điều bất cập. Trong thời gian tới Tổng công ty cần có những điều chỉnh cho phù hợp từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư của Tổng công ty phát triển hơn nữa 1.12/Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty bao gồm các nguồn cơ bản ,đó là: nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp; Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp ; Nguồn vốn tín dụng trong nước , nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và các nguồn vốn khác. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư của Tổng công ty được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu các nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1998-2001. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng(%) *tổng vốn đầu tư 1.Vốn NSNN 2.Vốn tín dụng. 3.Vốn KHCB. 4. Vốn tự bổ xung. 5.Vốn nước ngoài. 6.Vốn khác 81631 6670 49521 11235 612 2918 10675 100 8.17 60.66 13.76 0.75 3.57 13.03 95809 11715 70999 5803 1185 2047 4060 100 12.22 74.1 6.05 1024 2.14 4.25 66386 5654 24170 9786 19 - 26757 100 8.52 36.41 14.74 0.03 - 40.3 379951 2929 129380 4111 28828 213358 1345 100 0.77 34.05 1.08 7.59 56.16 0.35 *Vốn tích luỹ của doanh nghiệp: Vốn tích luỹ của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ hai nguồn chính: +Nguồn vốn khấu hao cơ bản. +Lợi nhuận để lại sau thuế. Nhìn chung trong mấy năm gần đây do lợi nhuận của Tổng công ty giảm kéo theo nguồn vốn này cũng giảm và rất nhỏ so với các nguồn vốn khác, chẳng hạn trong năm 2000, vốn đầu tư lấy từ lợi nhuận để lại sau thuế của dự án chỉ có 19 triệu ,chiếm 0.03% tổng vốn đầu tư.Nguồn vốn này chỉ đủ để đầu tư chiều sâu, cải tạo một số cơ sở có quy mô nhỏ. *Vốn ngân sách Nhà nước cấp: Vốn ngân sách là vốn Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh để thực hiện các dự án đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và ít lợi nhuận, chủ yếu chỉ mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia. Tổng công ty thép Việt nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91, nên nguồn vốn ngân sách cũng là một bọ phận hết sức quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Trong thời kỳ bao cấp trước đây, khi mà các thành phần kinh tế chưa tự do phát triển ;nhà nước quản lý bằng các chỉ tiêu pháp lệnh từ đầu vào đến đầu ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn ngân sách chủ yếu là được cấp phát trực tiếp hàng năm không theo dự án . vấn đề này đã gây lãng phí rất lớn trong khi các dự án lại không đạt được hiệu quả cao các đơn vị không chủ động sáng tạo trong kinh doanh. Đây chính là lý do khiến các doanh nghiệp Nhà nước thời kỳ đó thua lỗ triền miên. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường vốn ngân sách không còn đống vai trò quyết định mà chỉ đống vai trò định hướng, hỗ trợ phát triển. Trong 4 năm 1998-2001 tổng vốn ngân sách đã cấp cho ngành thép là 26.928 triệu đồng. Trong năm 2001 , kế hoạch vốn ngân sách nhà nước cấp cho Tổng công ty thép chỉ có 2.929 triệu đồng, chiếm 0.77 % tổng vốn đầu tư. Chứng tỏ rằng nguồn vốn NSNN cấp cho hoạt động đầu tư của Tổng công ty ngày càng giảm về cả tuyệt đối lẫn tương đối. Cho dù nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ trọng không lớn song vẫn phải khẳng định lại chắc chắn rằng nguồn vốn này đóng một vai trò rất quan trọng để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất thép phát triển. *Nguồn vốn tín dụng trong nước: Để có thêm vốn đầu tư , tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong công tác đầu tư theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, Tổng công ty thép Việt nam còn phải tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian ân hạn dài. Qua các năm từ 1998-2001, tỷ trọng nguồn vốn này trong Tổng vốn đầu tư luôn lớn nhất so với các nguồn vốn khác. Điều này đã chứng tỏ được tầm quan trọng của nguồn vốn này trong Tổng công ty. Nguồn vốn này thường được Tổng công ty sử dụng để đầu tư các dự án có quy mô lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Tình hình thực hiện vốn tín dụng trong thời gian này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn tín dụng của Tổng công ty thời kỳ 1998-2001. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.KH vốn tín dụng Tỷ.đ 50429 73500 135000 135193 2.Vốn tín dụng thực hiện Tỷ. đ 49521 70999 24170 129380 3.Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) 98.2 96.5 17.9 95.7 Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, VSC. Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn tín dụng của Tổng công ty đạt tỷ lệ tương đối cao. Nhưng riêng năm 2000, tỷ lệ này đạt thấp do dự án đầu tư chiều sâu của công ty gang thép Thái Nguyên không triển khai được trong năm 2000 mà phải chuyển sang năm 2001 để thực hiện. Có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn tín dụng trong nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đầu tư của Tổng công ty. Trong thời gian tới Tổng công ty cần khai thác triệt để nguồn vốn này hơn nữa để tạo ra nguồn cung cấp dồi dào về vốn cho Tổng công ty để hoạt động đầu tư tiến hành được hiệ quả cao hơn. * Nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài được huy động chủ yếu thông qua các hình thức liên doanh, liên kết hoặc vay ưu đãi. Trong thời gian qua, Tổng công ty thép Việt nam đã thu hút khoảng 300 triệu USD nguồn vốn FDI, chủ yếu là các đối tác trong khu vực nhủ Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản... Ngoài vốn đầu tư trực tiếp, Tổng công ty còn tranh thủ tận dụng vốn vay ưu đãi của nước ngoài từ các tổ chức quốc tế như JBIC (Nhật bản), WB,ADB... Tuy nhiên với nguồn vốn này Tổng công ty không trực tiếp vay mà thông qua Chính phủ Việt nam và các ngân hàng Nhà nước bảo lãnh. Tận dụng nguồn vốn từ nước ngoài là hướng đi đúng đắn. Nó không chỉ góp phần giải quyết khó khăn về vốn mà còn cho phép Tổng công ty tranh thủ học tập được khoa học công nghệ và trình độ quản lý kinh tế của nước bạn. 1.2/ Thực trạng hoạt động đầu tư của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1998-2001. Công tác đầu tư của Tổng công ty thép Việt nam thời gian qua có rất nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả, không chỉ mang lại lơi ích đối với ngành thép mà còn đối với cả các ngành khác có liên quan trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động đầu tư của Tổng công ty đã diễn ra thực sự sôi động trong hai năm 2000-2001 vừa qua với rất nhiều dự án quan trọng được thực hiện. . Tổng công ty thép Việt nam đã chỉ đạo các đơn vị chú trọng đầu tư chiều sâu với nội dung đổi mới,hiện đai hoá công nghệ và thiết bị nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với chủ trương trên năm 2000, Tổng công ty đã tổ chức thẩm định xét duyệt được 30 dự án đầu tư chiều sâu và đầu tư mới với tổng nguồn vốn 203,4 tỷ đồng. Các đơn vị thành viên thực hiện 20 dự án với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó có các dự án trọng điểm như: Dây truyền cán thép góc của nhà máy thép Nhà Bè;Lò điện 15T/mẻ của công ty thép Đà Nẵng, cải tạo lò nung phôi của các nhà máy thép Nhà Bè, Biên Hoà, Đà Nẵng;Dự án phá vỡ tầu cũ của công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp, sản xuất ống thép định hình của công ty kim khí Thành Phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm 2000, Tổng công ty đã chỉ đạo và phối hợp với công ty gang thép Thái Nguyên cùng phía Trung Quốc nghiên cứu xây dựng phương án cải tạo, mở rộng sản xuất. Dự án đã được Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và các cấp có thảm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu và chỉ định nhà thầu. Dự án khởi công vào cuối năm 2000 và đang được thi công. Đặc biệt trong năm 2000, Tổng công ty đã triển khai xây dựng, hoàn thiện một số đề án chiến lược dài hạn quan trọng của ngành như: Quy hoạch phát triển thép đến năm 2010, quy hoạch kinh doanh 2001-2006, kế hoạch 5 năm (2001-2005), chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép xây dựng ...Đến nay hầu hết các đề án đã được phê duyệt, đặc biệt quy hoạch chiến lược phát triển ngành thép sau quá trình kiên trì kiến nghị đã được chinhs phủ phê duyệt vào đầu quý 4 năm 2001, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư lớn của Tổng công ty. Cũng trong năm 2001,Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm đạt kết quả:Hoàn thành dự án cải tạo, mở rộng dự án cải tạo, mở rộng sản xuất công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn hai đưa vào vận hành từ tháng 11 năm 2001; Hoàn thành và đã được Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy thép cán nguôị; Xây dựng xong báo cáo nghiên cứu khả thi nhà máy thép Phú Mỹ và báo cáo tiền khả thi nhà máy thép phía Bắc. Tổng công ty đã phê duyệt chủ trương và chỉ đạo các đơn vị triển khai một số dự án nằm trong chiến lược cạnh tranh sản xuất thép xây dựng:Dự án lò luyện 15T/ mẻ của công ty thép Đà Nẵng, dự án sản xuất gạch ốp lát 2triệu m2/ năm của công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn. ngoài ra các đơn vị đã thực hiện trên 30 dự án lớn nhỏ khác. Năm 2001, tổng số vốn được cấp cho các dự án đầu tư là 380 tỷ đồng, đã thực hiện trên 385 tỷ đồng, so với năm 2000 tăng khoảng 572%. Việc giải ngân vốn của các dự án còn chậm do dự án mở rrộng cải tạo công ty gang thép Thái Nguyên chưa được chính phủ điều chỉng tổng mức vốn, mặt khác việc triển khai các dự án ở một số đơn vị còn chậm. Nhìn chung công tác đầu tư ở tổng công ty trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các đơn vị chủ lực của Tổng công ty được đầu tư rất thoả đáng,mang lại hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho Tổng công ty. 2/ Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam . 2.1/ Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một nhân tố hết sức quan trọng để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm bảo đảm, đạt tiêu chuẩn quy định thì khách hàng sẽ ưa chuộng hơn. Đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển như hiện nay thì yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm sẽ cang cao hơn buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ của mình. Có rất nhiều phương thức nâng cao chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để tăng hàm lượng chất xám ttrong sản phẩm, thực hiện đo lường, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm trước khi xuất xuởng... Trong thời kỳ 1991-1995, thị trường thép đang mất cân đối cung nhỏ hơn cầu,Tổng công ty thép Việt nam đã hoạt động theo phương châm tăng nhanh sản lượng nhằm cắt giảm cơn sốt thép và đã không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Nhưng trong những năm gần đây từ 1996-2001, Tổng công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trong giai đoạn này hàng loạt các dự án đầu tư theo chiều sâu đã được thực hiện ở các đơn vị thuộc Tổng công ty như: *Công ty gang thép Thái Nguyên: Đầu tư chiều sâu sản phẩm thép dây với tổng vốn đầu tư khoảng 32 tỷ đồng; Dự án đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhà máy cơ khí có vốn đầu tư hơn 5 tỷ đồng; Mua và lắp đặt thêm nhiều dây chuyền máy cán liên tục, đúc liên tục và lắp đặt thêm một số lò điện. Công ty còn triển khai một số đề tài ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm cải thiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản xuất thành công mác thép SD295A và SD390; Đăng ký và sản xuất theo tiêu chuẩn mới JISG3112 của Nhật Bản. Sản xuất thí nghiệm thành công phối liệu tỷ lệ 40%,50%,60% gang lỏng vào sản xuất lò điện luyện thép ở nhà máy cơ khí. Nhờ vậy, các chỉ tiêu tiêu hao có tiến bộ, dung lượng mẻ nấu của cả 3 nhà máy Gia Sàng, Cơ Khí, Luyện thép Lưu Xá đều tăng so với định mức. Tiêu hao phôi thỏi, điện năng, dầu nặng trong cán thép đã giảm so với định mức. *Công ty Thép Miền nam: Công ty đã duy trì và đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ vật liệu mới trong sản xuất thép luyện như sử dụng oxy để cường hoá quá trình luyện thép ở nhà máy thép Nhà Bè. Đưa vào vận hành ổn định lò điện 20T với phương pháp làm nguội tường và nắp lò bằng nước và thay thế biến thế 16000 KVA ở nhà máy thép Biên Hoà, do vậy làm giảm tiêu hao điện năng từ 70-90KVh/T. Các chỉ tiêu tiêu hao cho cán thép giữ ở mức ổn định, riêng tiêu hao dầu FO đã giảm 6Kg/tấn nhờ đầu tư cải tạo lò nung phôi vào đầu năm 2001. *Công ty thép Đà Nẵng: Công ty đã khắc phục được những hạn chế của thiết bị cũ, phát huy tối đa công xuất lò điện, cải tiến một số khâu trong quá trình luyện thép và cán thép do vậy một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được cải thiện. Các đơn vị thành viên còn triển khai tốt các đề tài nghiên cứu khoa học. Năm 2000,viện luyện kim đen thực hiện 4 đề tài nghiên cứu cấp bộ, biên soạn 6 tiêu chuẩn cấp ngành với tổng chi phí 595 triệu đồng. Công ty gang thép Thái Nguyên hoàn thành đề tài “ nghiên cứu áp dụng công nghệ sử dụng gang lỏng trong lò điện”. Các đề tài “Nghiên cứu cải tiến hệ thống thông gió” của mỏ than làng Cẩm thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên và “Đúc trục gang biíen trắng và trục cán hai lớp theo phương pháp đúc li tâm” của công ty thép Miền Nam cũng đang được thực hiện. Nhờ có hướng đi đúng đắn, Tổng công ty không những đáp ứng được yêu cầu về sản lượng mà còn đảm bảo yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được cải thiện đáng kể. Hiệu suất thu hồi thép thỏi đạt 98,09% ( tăng 3,06% so với năm 1995), tỷ lệ phế phẩm nhỏ chiếm 0,6% trong cơ cấu sản phẩm, giảm 2 lần so với năm1995. Cũng trong thời gian này Tổng công ty đã có rất nhiều đơn vị được cấp chứng nhận ISO 9002 chẳng hạn như: Nhà máy thép Lưu Xá,các phân xưởng cán thép của nhà máy luyện cán thép Gia Sàng, nhà máy thép Thủ Đức, nhà máy thép Nhà Bè, công ty liên doanh Vinakyoei và công ty liên doanh Vinapipe....Các đơn vị còn lại cũng dang gấp rút hoàn thành thủ tục xin cấp chứng nhận ISO 9002 vào năm 2002. Có thể nhận thấy rõ vai trò tích cực của đầu tư trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Tổng công ty. Sản phẩm của tổng công ty đều đã được khẳng định về chất lượng, được cơ quan kiểm tra chất lượng của nhà nước kiểm nghiệm và công nhận. Tổng công ty cần phải ngày càng phát huy hơn nữa lợi thế này của mình để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xứng đáng với vị trí là doanh nghiệp chủ lực của ngành. 2.2/ Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ở doanh nghiệp: Công nghệ có thể hiểu là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành sản phẩm nhằm mục đích sinh lời. Công cụ gồm hai phần là phần cứng và phần mềm. Phần cứng của công nghệ là máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ...Phần mềm của công nghệ là kỹ năng, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Như vậy khái niệm công nghệ bao gồm cả máy móc thiết bị. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiêt bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường , doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động. Khi đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải phân tích thực trạng doanh nghiệp cũng như phân tích các yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị. Các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn công nghệ đó là khả năng tài chính của doanh nghiệp, quy mô vốn có thể huy động và đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc thù của ngành. Một nhân tố nữa cũng rất quan trọng cần phải xem xét là trình độ của đội ngũ lãnh đạo, nhất là năng lực lãnh đạo kỹ thuật và trình độ nghề nghiệp của công nhân trực tiếp sản xuất. Các nhân tố liên quan đến máy móc thiết bị cần phải xem xét như: xem xét xu hướng lâu dài của máy móc, thiết bị và công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu hoặc những khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng máy móc thiết bị(khan hiếm về nguyên liệu hoặc vật liệu mà máy móc thiết bị sử dụng...(trong khi thu hồi vốn ;xem xét lựa chọn thiết bịcó khả năng thay thế; xem xét lựa chọn công nghệ có nguồn cung cấp để không bị sức ép về giá tạo thế chủ động trong việc lựa chọn; xem xét toàn diện các khía cạnh kinh tế kỹ thuật của máy móc thiết bị công nghệ để lựa chọn được công nghệ thích hợp, tối ưu với điều kiện của doanh nghiệp. Hiện nay, Tổng công ty thép Việt nam có; * 3 lò cao cỡ nhỏ 100m3/lò với công suất chỉ đạt 12000-40000 tấn 1 năm dùng để sản suất gang. * 22 lò điện hồ quang AC cỡ nhỏ từ 6 tấn/mẻ đến 30 tấn/mẻ do ta tự chế tạo và nhập khẩu của Trung quốc dùng để sản suất phôi thép. Tổng công suất khoảng 470000 tấn/năm. Phần lớn nhưng lò cỡ nhỏ được đầu tư từ những năm 70. Các lò có dung lượng lớn 20t,30t được đàu tư từ những năm 90. * 4 máy đúc liên tục phôi vuông với tổng cộng 10 dòng đúc, công suất 30000tấn/năm. * Thiết bị dùng trong sản xuất thép cán gồm 12 máy. Trong đó có 5 máy cán liên tục sản xuất thép tròn và hình nhỏ bằng thiết bị của Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ, Italy...tổng công suất khoảng 560000tấn/năm.Ngoài ra, còn có 7 máy cán mini tự trang bị, tổng công suất khoảng 200000 tấn/năm. Các thiết bị sản xuất Ferro, gạch chịu lửa, oxy, cơ khí được đầu tư có mức độ, đủ đáp ứng nhu cầu của sản xuất thép. Nhìn chung về trang thiết bị công nghệ sản xuất thép của Tổng công ty vẫn còn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực. Các trang thiết bị của Tổng công ty phần lớn thuộc loại cũ, lạc hậu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc...Chính vì thế năng lực sản xuất của Tổng công ty còn thấp, cơ cấu sản xuất thiếu đồng bộ, nặng về gia công chế biến, mặt hàng còn hạn hẹp, đơn điệu, hiệu quả sản xuất chưa cao. Bảng 4:Năng lực sản xuất của các nhà máy cán thép thuộc Tổng công ty. Nhà máy Công suất thiết kế(T/n) Tốc độ cán (m/s) Nơi chế tạo Năm lắp đặt *Nhà máy trong nước: +Công ty GTTN +Công ty thép Miền Nam +Công ty thép Đà Nẵng +Công ty cơ khí MiềnTrung 250.000 450.000 40.000 30.000 10-18 7-12 10 6 Trung Quốc Đài Loan, SSC *Nhà máy liên doanh: +Vinakyoei +VPS +Vinaausteel +Natsteelvina +Thép Tây Đô 300.000 200.000 180.000 120.000 120.000 60 60 16 30 12 Italy Hàn Quốc Đài Loan Nhật Đài Loan 1995 1995 1995 1995 1997 Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư , VSC. Để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị trong Tổng công ty, ngày càng tiến dần đến trình độ phát triển khoa học công nghệ chung của khu vực và thế giới, trong thời gian này với Tổng vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ khoảng 437 tỷ đồng Tổng công ty đã tiến hành các dự án sau: *Đầu tư các lò điện siêu công suất như lò điện 12 T của nhà máy thép Nhà Bè và Thủ Đức. *Đầu tư nâng cao chất lượng trục cán bằng việc đầu tư lò điện cảm ứng trung tần của Mỹ, các thiết bị phân tích nhanh nhằm boả đảm cung cấp các loại trục cán chất lượng cao cho dây chuyền cán thép hiện đại. *Đầu tư máy kéo và các dàn mạ có năng suất và chất lượng cao nhằm thay thế các thiết bị cũ tự tạo. Ngoài ra, Tổng công ty còn đầu tư ứng dụng các công nghệ mới trên thế giới như: *Dự án công nghệ trên cơ sở luyện gang không lò cao, sản xuất theo công nghệ mới Corex đã được ứng dụng ở Nam Phi và Hàn Quốc với ưu điểm cho giá thành sản phẩm rẻ, tận dụng được 100% than antraxit trong nước. *Phương án công nghệ trên cơ sở luyện sắt xốp sẽ được đầu tư cho nhà máy mini sản xuất tấm cán nóng. Với các dự án đầu tư cho thiết bị công nghệ trên đây ở Tổng công ty đã góp phần đưa công suất của một số nhà máy cán tăng lên gấp đôi, cụ thể: *Công ty gang thép Thái Nguyên: Công suất năm 1995 là 120.000Tấn/năm. Năm 2001 là 250.000tấn/năm. *Công ty thép Miền Nam: Công suất năm 1995 là 230.000 tấn/năm. Năm 2001 là 460.000 tấn/năm. *Công ty thép Đà Nẵng: Công suất năm 1995 là 25.000 tấn/năm. Năm 2001 là 40.000 tấn/năm. Đây có thể coi là bước tiến rất lớn của Tổng công ty thép Việt Nam. Mặc dù vậy trình độ thiết bị và công nghệ vẫn còn ở mức trung bình so với các đơn vị sản xuất thép trong nước. So với thế giới thì thiết bị của Tổng công ty còn thua xa cả về dung lượng, công suất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác. Chính vì thế mà năng suất còn thấp và sức cạnh tranh chưa cao. Để có thể theo kịp trình độ chung trong khu vực và trên thế giới, tiến tới đủ sức cạnh tranh và tham gia hội nhập có kết quả, Tổng công ty cần phải chú trọng và đẩy mạnh đầu tư hơn nữa nhằm đổi mới, nâng cấp và hiện đại hoá các thiết bị hiện có, loại bỏ các thiết bị cũ, lạc hậu công suất nhỏ, hiệu quả thấp, đồng thời xây dựng thêm một số nhà máy mới hiện đại đạt trình độ cao trên thế giới để thay thế các công suất bị loại bỏ. 2.3/ Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức đã trở thành yếu tố bao trùm quyết định tính chất , đặc ttrung của thời đại và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia. Quốc gia nào nắm được nhiều tri thức, quốc gia đó sẽ ở vị trí chi phối nền kinh tế toàn cầu, khu vực nào hội tụ được n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0065.doc
Tài liệu liên quan