LỜI NÓI ĐẦU .1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG THỂ VỀ ĐỀ TÀI .3
1. Căn cứ xuất phát điểm của đề tài .3
2. Mục tiêu .7
3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu.7
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .8
5. phƣơng pháp nghiên cứu.8
6. Phân bố thời gian thực hiện .9
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.10
1. Đặc điểm lao động của ngƣời giáo viên .10
2. Hoạt động dạy học của ngƣời giáo viên .13
3. Hoạt động của học sinh.16
4. Năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên .19
5. Những yêu cầu đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật .30
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHUNG VỀ TRẺ KHUYẾT TẬT VIỆT
NAM VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT HIỆN NAY Ở MỘT SỐ
TỈNH PHÍA NAM .34
1. Thực trạng chung về trẻ khuyết tật Việt Nam.34
2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật .37
3. Một số kết quả khảo sát .39
CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT.61
1. Các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục khuyết tật.61
2. Tổ chức đào tạo thí điểm giáo viên dạy trẻ khuyết tật.63
3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo viên.66
KẾT LUẬN.73
KIẾN NGHỊ.77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .80
95 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý, giữa sự tin tƣởng và sự kiểm tra sƣ phạm.
Ngƣời giáo viên biết đối xử khéo léo là ngƣời luôn quan tâm, ân cần đối với học sinh,
có tính đến đặc điểm tâm lý của từng học sinh. Lòng cao thƣợng, vị tha, sự công bằng trong
đối xử là một trong những tính cách cần có ở một ngƣời giáo viên.
4.2.8. Óc tƣởng tƣợng sƣ phạm - là năng lực đặc biệt, thể hiện ở khả năng thấy trƣớc
đƣợc kết quả của những hành động, sẽ có đƣợc ở từng học sinh trong tƣơng lai về trình độ
học vấn, về sự phát triển trí tuệ hoặc những phẩm chất đạo đức. Óc tƣởng tƣợng và tính sáng
tạo là đặc tính của nền giáo dục con ngƣời. Con ngƣời không thể làm tăng hoặc giảm khối
lƣợng vật chất trong tự nhiên. Tuy nhiên, con ngƣời có thể điều khiển các lực lƣợng đó để
làm ra những gì họ cảm thấy là có giá trị cho bản thân mình. Đó là sự sáng tạo hay khám phá
ra khối vật chất cần cho con ngƣời, và tạo ra khả năng tƣởng tƣợng theo mục đích đã đƣợc
xác định nhằm phục vụ lợi ích của con ngƣời.
Nếu giáo dục đạt đƣợc mục đích là tạo nên những năng lực của học sinh, để họ sáng
tạo ra những giá trị đem lại hạnh phúc cho toàn xã hội
30
cũng nhƣ cho chính họ, thì giáo dục phải đa dạng hóa các nỗ lực vào ba lĩnh vực phƣơng
pháp luận: chăm chút cái Thiện (đức hạnh), cái Hữu ích và cái Đẹp. Mỗi cái làm thành một
mặt của nhân cách toàn diện ở con ngƣời.
5. Những yêu cầu đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật
5.1. Phẩm chất cần thiết của ngƣời dạy trẻ nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng là tình
thƣơng yêu và trách nhiệm đối với trẻ. Yêu nghề, yêu thƣơng trẻ khuyết tật đã giúp giáo viên
đi sâu vào tâm hồn và trái tim của trẻ, thƣơng cảm với khuyết tật, gần gũi và giúp đỡ tận tình,
hƣớng dẫn từng cử chỉ, động tác. Giáo viên hiểu đƣợc nhu cầu, hứng thú của học sinh, nắm
vững những ƣu điểm, khuyết điểm từng em, nhờ vậy mới giáo dục hiệu quả. "Nếu thầy giáo
chỉ biết yêu công việc, thì đó là một thầy giáo tốt. Nếu thầy giáo biết yêu học sinh nhƣ tình
yêu của cha mẹ đối với con trẻ thì sẽ tốt hơn ngƣời thầy giáo đã đọc nhiều sách vở mà lại
không yêu công việc, không yêu trẻ. Nếu ngƣời thầy giáo biết kết hợp trong mình lòng yêu
công việc và lòng yêu trẻ, thì đó là một ngƣời thầy giáo hoàn hảo." (L.N.Tônxtôi)
Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã dạy: "Yêu nghề là gì? Là yêu nƣớc, yêu dân, yêu
sự nghiệp của mình, yêu tiền đồ của dân tộc... Yêu nghề có thiết tha liên tục mới quyết tâm
rèn luyện cho mình về kiến thức
31
đạo đức để làm tròn nhiệm vụ đào tạo con ngƣời mới cho Tổ quốc, cho chế độ."[13]
Giáo dục cho trẻ khuyết tật đòi hỏi ngƣời giáo viên có lòng nhân ái, yêu thƣơng con
ngƣời thực sự, kết hợp với lòng say mê yêu nghề vì "Càng yêu ngƣời bao nhiêu, càng yêu
nghề bấy nhiêu.".
Lòng yêu nghề mến trẻ là cơ sở để xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò:
tính độ lƣợng, vị tha, ân cần chăm sóc, công bằng trong đối xử, biết kính thầy, biết ơn thầy là
những đức tính không thể thiếu đƣợc. Vì thế, trƣớc đây nuôi dạy trẻ khuyết tật chủ yếu là
những ngƣời theo đạo: thiên chúa giáo, tin lành, phật giáo... Họ không có gia đình, họ xem trẻ
khuyết tật nhƣ con của mình nên hết lòng chăm sóc dạy dỗ. Ngày nay, những cơ sở trƣờng
học nhƣ vậy vẫn là những cơ sở giáo dục tốt, cần quan tâm giúp đỡ thích đáng.
5.2. Những năng lực sƣ phạm nhất định đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật
Mỗi loại trẻ khuyết tật, ngoài những quy luật và phƣơng pháp giảng dạy chung còn
cần phải nắm vững những yêu cầu riêng của từng chuyên ngành. Ví dụ, đối với học sinh
khiếm thị thì phải biết chữ nổi Braille, biết sử dụng các dụng cụ dạy học dành cho ngƣời mù,
nhƣ bảng toán, thứ tự chữ cái... , biết và vận dụng cách đọc chữ với hai tay, phƣơng pháp rèn
luyện các giác quan còn lại nhƣ luyện thính giác, xúc giác, khƣớu giác, vị giác và vận động...
. Đối với trẻ điếc câm, kết hợp giữa học chữ với sử dụng dấu hiệu khi trẻ không hiểu nghĩa từ
trong câu...
32
Do đặc điểm của cấp học, giáo viên dạy trẻ khuyết tật phải có tầm hiểu biết rộng, tổng
hợp về nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo ra bức tranh toàn cảnh về thế giới hiện thực mà
các em muốn hiểu biết, khám phá. Giáo viên phải nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý, cá tính của
từng học sinh, cảm thông với trẻ, biết chia sẻ những khó khăn, khiếm khuyết mà trẻ gặp phải
trong quá trình học tập, giao tiếp với bạn bè, với thầy cô, cha mẹ, anh chị em. Có nhƣ vậy,
mới giúp trẻ tự tin vào bản thân và cuộc sống, vƣơn lên trong học tập và các hoạt động của
nhà trƣờng mang lại kết quả về vật chất và tinh thần.
Dạy trẻ khuyết tật ngoài tình thƣơng yêu trẻ cần phải biết các thủ thuật nghề nghiệp:
biết chờ đợi, lắng nghe, cùng trẻ học tập và tin vào khả năng của trẻ. Giáo viên cần kết hợp
chặt chẽ với các phụ huynh học sinh để theo dõi, giúp đỡ trẻ học tập và rèn luyện. Đƣa trẻ
vào sinh hoạt trong tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh để sinh hoạt vui chơi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Kinh
nghiệm của Macarenkô là đƣa trẻ vào trong tổ chức tập thể của trẻ, trẻ mới trƣởng thành, phát
triển và tự hoàn thiện mình.
Cuộc sống luôn thay đổi, giáo dục cũng nằm trong sự thay đổi liên tục để tạo nên
bƣớc đột phá. Ngày nay, khoa học phát triển, công nghệ thông tin đƣợc sử dụng rộng rãi
trong việc dạy trẻ khuyết tật. Các nhà khoa học về lập trình trên thế giới và ở Việt Nam đã
xây dựng những phần mềm để giảng dạy trẻ khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ.
Công nghệ
33
làm sách giáo khoa chữ nổi cho ngƣời mù, thiết bị in sách chữ to cho trẻ nhìn kém, máy thính
học để đo thính lực của học sinh điếc câm, máy trợ thính giúp trẻ nghe âm thanh. Các loại
máy móc giúp phát hiện mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ.... Điều đó đòi hỏi giáo viên
dạy trẻ khuyết tật phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để tiếp cận với sự thay đổi
phƣơng pháp giảng dạy mới hiện nay.
34
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHUNG VỀ TRẺ KHUYẾT
TẬT VIỆT NAM VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
HIỆN NAY Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM
1. Thực trạng chung về trẻ khuyết tật Việt Nam
1.1.Theo điều tra sơ bộ, ngƣời khuyết tật ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số tƣơng
ứng gần 5 triệu ngƣời. Trong đó, số ngƣời khuyết tật dƣới 30 tuổi chiếm 47,6%, từ 30 đến 44
tuổi khoảng 19,2%, trên 55 tuổi là 19,39%. Số ngƣời bị khuyết tật nặng là 1,3 triệu ngƣời,
đây là tỷ lệ cao so với các nƣớc trên thế giới và trong khu vực. số ngƣời khuyết tật sống ở
nông thôn là 87,27%, 12,73% ngƣời sống ở các đô thị, trong khi dân số đô thị chỉ chiếm
khoảng 23% dân số cả nƣớc.
Theo điều tra của Vụ bảo trợ xã hội thuộc Bộ lao động thƣơng binh và xã hội cho
thấy, về nguyên nhân khuyết tật: 34,15% do bẩm sinh, 35,73% do bệnh tật, 19,07% do chiến
tranh, 5,52% do tai nạn giao thông, 1,98% do tai nạn lao động và 3,55% do các nguyên nhân
khác.
Về dạng tật: vận động là 35,46%, thị giác 15,7%, thần kinh 13,93%, thiểu năng trí tuệ
9,11%, thính giác 9,21%, ngôn ngữ 7,92% [19,28].
35
Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ (mới nhất) của Tổ chức y tế thế giới WHO thì ở
Việt Nam có khoảng 7 triệu ngƣời khuyết tật (chiếm khoảng 10% dân số) trong đó có khoảng
3 triệu trẻ em bao gồm: gần một triệu trẻ em khó khăn về vận động, gần nửa triệu trẻ em
chậm phát triển trí tuệ, gần 1,5 triệu trẻ em bị các tật khác.
1.2. Thực trạng về giáo dục đặc biệt ở Việt Nam
1.2.1. Về giáo dục chuyên biệt
Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bao gồm
giáo dục cho trẻ khiếm thị ở Sài Gòn và khiếm thính ở Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dƣơng.
Năm 1936, ở Hà Nội đã xuất hiện cơ sở dạy trẻ khiếm thị đặt tại phố Quang Trung.
Năm 1956 ở trại thƣơng binh đƣờng Nguyễn Thái Học Hà Nội, đã dạy chữ Braille cho ngƣời
khiếm thị.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ giáo dục tiếp quản hai trƣờng nam sinh
mù và nữ sinh mù tại Sài Gòn, sát nhập thành Trƣờng phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu
(tháng 2/1976). Và trƣờng điếc Thuận An, trực thuộc Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội với
chức năng dạy văn hóa và dạy nghề.
Năm 1978, trƣờng dạy trẻ điếc Xã Đàn (Hà Nội) ra đời, tiếp sau đó với sự giúp đỡ của
Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục, nhiều loại trƣờng dạy trẻ khuyết tật đƣợc thành
lập ở các tỉnh Hải Hƣng, Thái Bình, Hòa Bình và thành phố Hải Phòng. Đầu những năm
1980, trƣờng phổ thông
36
cơ sở đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ra đời. Đây là trƣờng dạy trẻ mù đầu tiên ở miền
Bắc (1982).
Vào những năm 1980, tại nhiều quận của thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các
Trung tâm, trƣờng, cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhƣ trƣờng Tƣơng lai quận Tân Bình thành
lập năm 1984; quận 1, quận 5 năm 1988; quận 4, quận 8 năm 1989; đồng thời Sở giáo dục-
đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật
(1988).
Đầu những năm 1990, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều trƣờng nuôi dạy
trẻ khuyết tật khác ra đời: Trƣờng mù Hải Phòng, Trƣờng phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình
Chiểu Đà Nẵng (1992), Trƣờng dạy trẻ khuyết tật Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, An
Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai,
Nha Trang, Phú Yên, Đắc Lắc, Bình Định v.v... Sự ra đời nhiều trƣờng gần nhƣ cùng một lúc
đã tạo nên sự bất cập về nhiều lĩnh vực nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, chƣơng trình, sách
giáo khoa và đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật thiếu và yếu trầm trọng.
1.2.2. Về giáo dục hòa nhập
Ở nƣớc ta, giáo dục hội nhập và hòa nhập đã đƣợc thí điểm vào cuối những năm 1980
thông qua các đợt tập huấn, hội thảo khoa học với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế nhƣ: Tổ
chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, Quỹ Nhi Đồng Anh, UNICEF, CRS (Mỹ), Nhật Bản, Úc,
Tổ chức Na Uy ...
37
Với sự giúp đỡ, phối hợp của tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, Trung tâm tật
học Viện khoa học giáo dục đã triển khai chƣơng trình giáo dục hòa nhập ở 33 tỉnh, thành với
hơn 70 ngàn trẻ khuyết tật đƣợc học hòa nhập.
Từ việc thành lập các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật do nhiều tổ chức quản lý nhƣ giáo
dục, lao động thƣơng binh và xã hội, ủy ban nhân dân các quận huyện, phòng y tế, ủy ban
chăm sóc trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, năm 1995 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị
định 26/CP chuyển các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật sang Bộ giáo dục-Đào tạo quản lý.
Ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố nhƣ Đà Nẵng, Đắc Lắc vẫn tồn
tại các trƣờng do các tổ chức tôn giáo quản lý nhƣ trƣờng Thánh Mẫu, trƣờng Vi Nhân, Mái
ấm Thiên Ân, mái ấm Nhật Hồng. Với sự tài trợ của chính phủ Cộng hòa liên bang Đức, ở Hà
Nội đã xây dựng làng Hòa Bình Thanh Xuân (1991) thu nhận học sinh chậm phát triển trí tuệ.
2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật
Cuối thập niên 60, Nhà nƣớc cử một số cán bộ giáo viên đi đào tạo về chuyên ngành
giáo dục đặc biệt tại Liên xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (trƣớc đây). Sau khi về nƣớc, số
cán bộ này công tác tại Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục. Đây là những chuyên gia
đầu tiên về giáo dục khuyết tật ở nƣớc ta.
38
Cùng với sự ra đời của các trƣờng, cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật là hàng ngàn giáo
viên chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn khuyết tật. Trƣớc nhu cầu của thực tế, năm 1995,
Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
đƣợc thành lập và đã tiến hành tập huấn, đào tạo một số khóa cử nhân tật học với sự trợ giúp
của các tổ chức quốc tế. Tính đến nay, đã mở đƣợc hai khóa đào tạo cử nhân tật học (bằng
hai) với khoảng 70 sinh viên gồm ba chuyên ngành khiếm thị, khiếm thính và chậm phát triển
trí tuệ. Các cán bộ trên hầu hết làm công tác quản lý ở các Sở giáo dục và Đào tạo, các phòng
giáo dục và một số rất ít trực tiếp quản lý tại các các trƣờng và tham gia giảng dạy. Hầu hết,
giáo viên dạy trẻ khuyết tật đều là giáo viên phổ thông chuyển sang.
Ví dụ: Trƣờng giáo dục trẻ khuyết tật tỉnh cần Thơ có gần 200 học sinh, đội ngũ giáo
viên hiện có 30 ngƣời, trình độ giáo viên nhƣ sau: đại học sƣ phạm l0 ngƣời, cao đẳng sƣ
phạm 9 ngƣời, trung cấp sƣ phạm 10 ngƣời, 1 ngƣời là tình nguyện viên chƣa qua đào tạo.
Tất cả đều chƣa đƣợc đào tạo về tật học.
Trƣờng phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu thành phố Hồ Chí Minh hiện có
khoảng 165 học sinh từ mẫu giáo đến hết lớp 9. Đội ngũ giáo viên có 38 ngƣời trong đó bao
gồm đại học có 14 ngƣời, cao đẳng sƣ phạm có 7 ngƣời, trung cấp sƣ phạm có 16 ngƣời. Đặc
biệt, có 2 giáo viên mới tốt nghiệp lớp cử nhân tật học tháng 3 năm 2002. Đây là
39
trƣờng chuyên biệt có đội ngũ giáo viên đƣợc các chuyên gia nƣớc ngoài và trong nƣớc hỗ
trợ nhiều về chuyên môn nên đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trẻ khiếm thị.
Trƣờng đã tiến hành giáo dục hòa nhập cho hàng trăm lƣợt học sinh khuyết tật tại các trƣờng
phổ thông ở quận 10. Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 3... Ngoài ra, còn hỗ trợ cho học sinh
khuyết tật học hòa nhập ở huyện Củ Chi, Cần Giờ.
Trƣờng Nguyễn Đình Chiểu Đà Nẵng là trƣờng chuyên biệt có 47 học sinh bậc tiểu
học, trƣờng có 10 giáo viên (5 đại học, 2 cao đẳng sƣ phạm, 3 trung học sƣ phạm) đƣợc
Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục tập huấn ngắn hạn về chuyên môn.
Trƣờng Hy vọng quận Bình Thạnh có hơn 100 học sinh khiếm thính với đội ngũ giáo
viên trực tiếp giảng dạy là 13, bảo mẫu 13, chỉ có 1 ngƣời tốt nghiệp cử nhân tật học tháng
3/2002, còn lại là trình độ văn hóa phổ thông lớp 11,12 chƣa kinh qua đào tạo về giáo dục
khuyết tật, chỉ dự các khóa tập huấn ngắn ngày ở Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An
(thuộc Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh).
Tóm lại, hầu hết đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trƣờng khuyết tật
chuyên biệt chƣa qua đào tạo về giáo dục đặc biệt, con đƣờng chủ yếu là vừa giảng dạy vừa
tự học qua đồng nghiệp trong trƣờng Vì thế, chất lƣợng chuyên môn rất thấp so với yêu cầu
hiện nay.
3. Một số kết quả khảo sát
40
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai đợt vào năm học 2001-2002 và 2002-2003 thuộc
ba loại đối tƣợng: học sinh khuyết tật về khiếm thính và khiếm thị, Ban giám hiệu 10 trƣờng,
đội ngũ giáo viên thuộc nhiều trƣờng và nhiều tỉnh: Cần Thơ, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí
Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An thuộc
Trƣờng Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh. Các ý kiến tập trung nhận xét về đội ngũ
giáo viên hiện đang giảng dạy tại các trƣờng nuôi dạy trẻ khuyết tật: thực trạng chất lƣợng
đội ngũ giáo viên về năng lực, trình độ, thái độ đối với công việc đang làm và những ý kiến
đề xuất. Sau đây là một số kết quả khảo sát:
3.1. Bảng thống kê đối tƣợng đƣợc khảo sát
Stt Loại đối tƣợng Tổng số
Số lƣợng %
1 Giáo viên 145 58,7
2 Cán bộ quản lý 10 4,0
3 Học sinh 92 37,2
TỔNG CỘNG 247 100
Số lƣợng các đối tƣợng đƣợc khảo sát
41
BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Tổng số Giới Năm công tác Trình độ chuyên môn
Nam Nữ
Dƣới 5
năm
6-10
năm
11-15
năm
16 năm trở
nên
THSP CĐSP ĐHSP
Đã đào tạo
về tật học
Chƣa đào tạo
về tật học
Khiếm thị
Số lƣợng 8 55 15 22 l1 15 21 25 8 40 23
Tỷ lệ 12,6 87,3 23,8 34,9 17,4 23,8 33,3 39,6 12,6 63,4 36,5
Khiếm thính
Số lƣợng 21 61 11 32 17 22 15 26 l1 54 28
Tỷ lệ 25,6 74,3 13,4 39,0 20,7 26,8 18,2 31,7 13,4 65,8 34,1
K.thị và
K.thính
Số lƣợng 29 116 26 54 28 37 36 51 19 94 51
Tỷ lệ 20 80 17,9 37,2 19,3 25,5 24,2 35,1 13,1 64,8 35,1
Khiếm thị: 9 GV chuẩn hóa bằng THSP
Khiếm thính: 28 GV chƣa qua sƣ phạm, mẫu giáo: 2 GV
42
Thời gian dự lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ tật học Thời gian dạy trƣờng khuyết tật Ghi chú
< 1 năm Trên 1 năm CĐSP tật học Cử nhân tật
học
< 5 năm 6-10 năm 11-20 năm Trên 20 năm
42 2 0 2 15 25 7 1 15 không trả
lời
66,6 3,1 0 3,1 23,8 39,6 11,1 1,5 23,8
46 15 8 l1 30 31 3 7 không trả lời
50,0 0 18,2 9,7 13,4 36,5 37,8 3,6 8,5
88 2 15 10 26 55 38 4 22
60,6 1,3 10,3 6,8 17,9 37,9 26,2 2,7 15,1
43
3.2. Ý kiến của giáo viên nhận xét về đội ngũ giáo viên hiện nay
Chúng tôi khảo sát 145 giáo viên tại l0 trƣờng nuôi dạy trẻ khuyết tật ở tỉnh Cần Thơ,
Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Trung tâm điếc Thuận An, và 5 trƣờng khuyết tật
tại thành phố Hồ Chí Minh, thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Câu 1: Theo anh (chị) đội ngũ giáo viên hiện nay:
a. Mong muốn làm công tác dạy trẻ khuyết tật: 122 ý kiến (YK)
b. Có ý thức lo lắng đến việc nâng cao nghiệp vụ dạy trẻ KT: 124 YK
c. Chỉ làm để có thu nhập tạm thời: 5 YK
d. Khi có điều kiện sẽ chuyển sang lĩnh vực khác: 12 YK
e. Yếu về chuyên môn, nghiệp vụ: 52 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 315
(Ghi chú: cột màu nhạt biểu thị số ý kiến, cột màu đậm biểu thị số %)
44
Câu 2: Theo anh (chị) vì sao đội ngũ giáo viên không an tâm công tác:
a. Thu nhập thấp, phải dành thời gian làm thêm công việc khác để cải
thiện kinh tế gia đình: 61 YK
b. Là công việc nặng nhọc, chƣa đƣợc coi trọng trong xã hội: 89 YK c.Không có điều
kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ: 40 YK d.Không ý kiến: 19 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến: 209
45
Câu 3: Công việc của anh (chị) đang đảm nhận hiện nay:
a.Phù hợp với năng lực trình độ đƣợc đào tạo: 88 YK
b.Không phù hợp, quá sức: 53 YK
c.Không ý kiến: 4 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 145
46
Câu 4: Anh (chị) gặp khó khăn gì trong quá trình giảng dạy cho học sinh:
(về phía học sinh và phụ huynh)
a. Khả năng tiếp thu của học sinh kém: 78 YK
b. Sự chênh lệch về tuổi của học sinh: 58 YK
c. Sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của học sinh: 59 YK
d. Học sinh thuộc diện đa tật: 26 YK
e. Phụ huynh chƣa hợp tác tích cực: 3 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 172
47
Câu 5: Anh (chị) gặp khó khăn gì trong quá trình giảng dạy học sinh (về
phía bản thân và khách quan):
a. Chƣa nắm vững đối tƣợng học sinh: 25 YK
b. Còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ: 42 YK
c. Phƣơng tiện và điều kiện giảng dạy còn thiếu: 117 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 184
48
Câu 6: Anh (chị) gặp những thuận lợi nào trong công việc:
a. Đã giảng dạy nhiều năm, có kinh nghiệm: 42 YK
b. Lòng yêu trẻ, tự nguyện dạy trẻ khuyết tật: 119 YK
c. Nắm vững phƣơng pháp dạy học: 25 YK
d. Học sinh chịu khó học tập: 29 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 215
49
Câu 7: Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên:
a. Thƣờng xuyên nâng cao trình độ giáo viên: 143 YK
b. Có chính sách ƣu đãi khi đi học tập bồi dƣỡng nghiệp vụ: 112 YK
c. Đƣợc hƣởng phụ cấp đặc biệt cho những ngƣời làm việc trong các trƣờng khuyết
tật: 98 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 353
50
Câu 8: Con đƣờng bồi dƣỡng chuyên môn có hiệu quả nhất:
a. Tự bồi dƣỡng: 22 YK
b. Học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên: 31 YK
c. Qua trƣờng lớp đào tạo: 92 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 145
51
Câu 9: Cách đào tạo nào sau đây là phù hợp nhất để nâng cao trình độ cho đội ngũ
giáo viên:
a. Bồi dƣỡng tập trung từ 1 năm trở lên: 19 YK
b. Bồi dƣỡng tại chức vào dịp hè: 69 YK
c. Đào tạo chính quy CĐSP, ĐHSP tật học: 46 YK
d. Tham gia chƣơng trình chuẩn hóa đội ngũ giáo viên của Bộ: 38 YK
Tổng số giáo viên: 145
Tổng số ý kiến : 145
52
Làm công tác dạy trẻ khuyết tật đòi hỏi có lòng yêu trẻ yêu nghề rất cao. Qua ý kiến
của giáo viên, chúng tôi đã thấy điều đó đƣợc thể hiện khá rõ (bảng 1): 84,1% số giáo viên
đƣợc hỏi cho rằng họ mong muốn đƣợc làm việc trong ngành khuyết tật và vì vậy, 85,5%
giáo viên luôn có ý thức nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên, các giáo viên cũng cho
rằng thực tế hiện nay có đến khoảng 35,9% số giáo viên còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Đây là điều đáng quan tâm và đó cũng là thực trạng của một quá trình chúng ta chƣa có hệ
thống đào tạo chính quy giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Ngoài ra, có 8,3% giáo viên có ý muốn
chuyển nghề vì cho rằng công việc dạy trẻ khuyết tật là khó khăn. Đây là những giáo viên
gặp khó khăn cả về chuyên môn và kinh tế gia đình.
Lý do làm cho đội ngũ giáo viên chƣa an tâm công tác đƣợc thể hiện rõ ở bảng 2.
Điều làm giáo viên băn khoăn nhất là lâu nay, trong xã hội, nghề dạy trẻ khuyết tật chƣa thực
sự đƣợc xã hội thông cảm và quan tâm (61,4%). Thêm vào đó, cũng nhƣ ngành dạy học nói
chung, có thu nhập thấp nên giáo viên cũng ít nhiều có dao động và muốn dành thời gian làm
thêm công việc khác để cải thiện kinh tế gia đình (42,1%). Nhƣng để có thời gian làm thêm,
cũng không phải dễ dàng vì đặc thù của công việc dạy trẻ khuyết tật, giáo viên phải tốn nhiều
thời gian hơn dạy trẻ thƣờng. Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy mong muôn làm thêm chỉ là
ƣớc muốn, còn thực tế rất ít giáo viên có thể làm thêm đƣợc công việc ngoài. Ngoài ra,
53
một số giáo viên khuyết tật đƣợc khảo sát đang làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật nhƣ một
công tác từ thiện (các nữ tu, những ngƣời tình nguyện).
Một trong những lý do nữa làm cho giáo viên chƣa an tâm công tác là họ gặp khó
khăn trong việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (27,6%). Giáo viên hiểu rằng, với trẻ khuyết
tật, không chỉ nuôi mà còn phải dạy trẻ học, làm sao để trẻ có thể tiếp thu tốt kiến thức theo
chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành. Dạy trẻ thƣờng đã khó, dạy trẻ khuyết tật càng khó
khăn hơn nhiều. Chỉ có 60,7% số giáo viên đƣợc khảo sát cho rằng công việc của họ hiện giờ
phù hợp với khả năng của bản thân (bảng 3), còn đối với 36,6% giáo viên: công việc hiện giờ
là khó khăn đối với họ.
Chúng tôi đặc biệt lƣu ý đến những khó khăn từ phía học sinh và phụ huynh học sinh
(bảng 4). Trong đó, khả năng tiếp thu chậm của học sinh chiếm 53,8% số ý kiến, điều khác
biệt với một lớp học thƣờng là trong lớp học của trẻ khuyết tật thƣờng có sự chênh lệch về
tuổi tác và trình độ học tập của học sinh, khó khăn do những điều này mang lại chiếm tới
40,0% và 40,7% số ý kiến. Ngoài ra, một số học sinh có từ hai dạng tật trở lên cũng mang lại
nhiều khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên (17,9%). Tuy nhiên, về phía phụ huynh lại
có thuận lợi vì đa số phụ huynh đều lo lắng, quan tâm đến con em mình, số phụ huynh không
quan tâm đến việc học của con cái chỉ chiếm 2,1% ý kiến đánh giá của giáo viên. Một khó
khăn lớn là các phƣơng tiện và điều kiện giảng dạy cho trẻ khuyết tật còn thiếu và ít hiệu quả
(80,7%) (bảng 5).
54
Thuận lợi đáng kể của công việc giáo dục trẻ khuyết tật là lòng yêu trẻ, tính tự nguyện
làm công tác khuyết tật khá cao (82,1%) (bảng 6). Kinh nghiệm giảng dạy lâu năm cũng là
một thuận lợi của giáo viên (29 0%).
Các giáo viên cũng đóng góp các giải pháp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.
Điều làm họ quan tâm và mong muốn nhất là đƣợc thƣờng xuyên nâng cao trình độ (98,6%)
(bảng 7) và có chính sách ƣu đãi khi đi học tập bồi dƣỡng nghiệp vụ (72,2%), giáo viên cũng
mong muốn đƣợc Nhà nƣớc có chế độ lƣơng và phụ cấp đặc biệt hơn nữa đối với ngành giáo
dục trẻ khuyết tật (67,6%).
Đã và đang có nhiều hình thức đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên khuyết tật. Qua ý kiến của giáo viên về hình thức đào tạo mà họ thích nhất, chúng tôi thu
đƣợc kết quả là 63,4% số ý kiến cho rằng, con đƣờng bồi dƣỡng hiệu quả nhất là phải qua
trƣờng lớp đào tạo (bảng 8).
Cách bồi dƣỡng, phù hợp với công việc hiện tại của giáo viên là cách bồi dƣỡng tại
chức vào dịp hè (47,6%) (bảng 9). Tiếp đó, cách đào tạo chính quy theo chuyên ngành khuyết
tật ngay từ đầu để làm công tác trong ngành giáo dục khuyết tật cũng là một cách đào tạo tốt
(31,7%).
3.3. Ban giám hiệu nhận xét về giáo viên:
Có 10 ý kiến của Ban giám hiệu của 10 trƣờng khuyết tật nhận xét về đội ngũ giáo
viên của mình qua mẫu thăm dò ý kiến:
Câu 1: Theo đồng chí, đội ngũ giáo viên hiện nay:
55
- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có ý thức học hỏi về chuyên môn: 10/10 ý
kiến.
- Làm cho xong việc, không muốn học hỏi thêm về chuyên môn: không ý kiến.
Câu 2: Tƣ tƣởng của giáo viên đang giảng dạy:
- An tâm công tác: 10/10 ý kiến.
- Không an tâm, muốn chuyển qua trƣờng phổ thông thƣờng: không ý kiến.
Câu 3: Nguyên nhân đội ngũ giáo viên không an tâm công tác:
- Thu nhập thấp, phải dành thời gian làm kinh tế phụ gia đình: 5/10 ý kiến.
- Không có vị trí xã hội bằng giáo viên dạy trƣờng phổ thông thƣờng: 1/10 ý kiến.
- Không đƣợc tạo điều kiện để đi học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: 4/10.
Câu 4: Năng lực của giáo viên (về chuyên môn):
- Giỏi: 1/10 ý kiến.
- Khá: 9/10 ý kiến.
- Trung bình, yếu: không ý kiến.
Câu 5: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh:
- Thân ái, tận tình: 9/10 ý kiến.
- Đối xử không công bằng: không ý kiến.
56
- Thƣờng xuyên la mắng học sinh: 1/10 ý kiến.
Câu 6: Đánh giá chung của đồng chí về đội ngũ giáo viên hiện nay:
- Tốt về tƣ tƣởng cũng nhƣ chuyên môn: 9/10 ý kiến.
- Đạo đức tốt, chuyên môn yếu: 1/10 ý kiến.
- Chuyên môn tốt, không an tâm công tác: không ý kiến.
- Yếu cả về tƣ tƣởng và chuyên môn: không ý kiến.
Câu 7: Theo đồng chí, những việc cần làm để nâng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5888.pdf