Vận dụng quy tắc taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. ii

DANH MỤC BẢNG. iv

DANH MỤC HÌNH . vi

MỤC LỤC. vii

1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài . xii

2. Tổng quan về công trình nghiên cứu .xv

3. Mục tiêu nghiên cứu . xxiii

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.xxv

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .xxv

6. Những đóng góp và hạn chế của luận án . xxvii

7. Kết cấu của luận án . xxviii

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TẮC TAYLOR VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU

HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG.1

1.1 Những vấn đề cơ bản về quy tắc Taylor .1

1.1.1 Khái niệm.1

1.1.2 Quy tắc Taylor tính lãi suất chính sách.2

1.1.3 Các thành tố quyết định tính chính xác của quy tắc Taylor.6

1.1.3.1 Lãi suất thực cân bằng (r*) hay Lãi suất tự nhiên.6

1.1.3.2 Tỉ lệ lạm phát mục tiêu .11

1.1.3.3 Độ lệch sản lƣợng .13

1.1.3.4 Một số khái niệm kinh tế vĩ mô .18

1.1.3.5 Ý nghĩa của các khái niệm độ lệch lãi suất, độ lệch lạm phát và độ lệch sản

lƣợng và độ lệch thất nghiệp.20

1.1.4 Quan hệ giữa các thành tố và ý nghĩa các hệ số trong quy tắc Taylor .21

1.1.4.1 Quan hệ giữa các thành tố.21

1.1.4.2 Các ý nghĩa của hệ số trong quy tắc Taylor.24

1.1.5 Các dạng phát triển của quy tắc Taylor và mô hình kinh tế lƣợng.25

1.1.5.1 Dạng phát triển nhìn từ quá khứ (back-looking).25

pdf256 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng quy tắc taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa việc làm phẳng lãi suất γilag là tƣơng đối nhƣng BI đã phản ứng quá mạnh đến kỳ vọng lạm phát ở trên mức mục tiêu lạm phát; hệ số độ lệch tỉ giá hối đoái γzgap thấp cho thấy dƣờng nhƣ BI không xem trọng vấn đề tiến triển tỉ giá hối đoái trong việc thực thi CSTT, mặc dù nó có thể phản ánh việc sử dụng các biện pháp can thiệp trao đổi ngoại hối để quản lý tỉ giá hối đoái. Kết luận: Lãi suất tham chiếu theo quy tắc Taylor đƣợc vận dụng kể từ năm 2005 khi Indonesia chấp nhận theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu. Quy tắc Taylor đƣợc BI áp dụng có dạng làm phẳng lãi suất. Một số ý chính rút ra nhƣ sau: - BI có khung pháp lý rõ ràng về CSTT là khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu với tỉ lệ lạm phát mục tiêu đƣợc xác định hàng năm. LSCS là lãi suất liên ngân hàng qua đêm (BI rate) đƣợc quyết định và công bố trong cuộc họp hàng tháng của Hội đồng Thống đốc của BI. Biên độ thay đổi điều chỉnh LSCS (BI rate) là 25 điểm cơ bản (bps) và bội số của nó. - Tỉ lệ lạm phát mục tiêu đƣợc công bố hàng năm và giảm dần theo thời gian cho thấy BI đã thực hiện tốt mục tiêu CSTT theo khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu kể từ năm 2005. - Lãi suất thực cân bằng dài hạn đƣợc BI ƣớc tính là 2%. 65 - BI tham khảo các yếu tố kinh tế vĩ mô khác trƣớc khi quyết định vị thế của CSTT (thắt chặt hay mở rộng) và sử dụng các dự báo trong quá trình xác định LSCS. - BI không đặt nặng vấn đề tỉ giá hối đoái trong CSTT qua kết quả kiểm định của Peiris (2012) và quy tắc Taylor áp dụng bởi BI không có yếu tố tỉ giá (mô hình 1.50 theo Nasution 2015). - BI cũng gặp phải các vấn đề khó khăn về dữ liệu hạn chế của thị trƣờng lao động, thị trƣờng tài chính và thị trƣờng vốn. Lạm phát và lạm phát kỳ vọng ở đất nƣớc mới nổi nhƣ Indonesia không chỉ chịu ảnh hƣởng của nhu cầu vƣợt quá mà còn bởi các khiếm khuyết trong các hạn chế của cung ứng hàng hóa (supply bottlenecks) nhƣ hệ thống giao thông, kho lƣu trữ và phân phối. Ngoài ra, các biến không thể quan sát nhƣ lãi suất thực cân bằng dài hạn, độ lệch sản lƣợng phụ thuộc vào quan điểm phù hợp và nguồn thông tin dùng trong công tác phân tích. Kết luận về thành quả của việc áp dụng quy tắc Taylor phụ thuộc vào các giả thiết liên quan đến việc có sẵn và độ tin cậy của dữ liệu (Nasution 2015). Qua phân tích so sánh cho thấy nền kinh tế của Việt Nam và Indonesia có một số điểm tƣơng đồng, cụ thể: - Việt Nam và Indonesia đều là các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). - Tỉ lệ lạm phát bình quân giai đoạn năm 2001 – 2015 của Việt Nam là 7,81% 21 , của Indonesia là 7,53%, trong đó năm 2008 cả hai quốc gia đều trải qua tình trạng lạm phát cao, ở Việt Nam là 19,89%, ở Indonesia là 11,16%22. - NHNN xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm và trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội quyết định. BI xây dựng mục tiêu lạm phát hàng năm với sự tham vấn của Chính phủ và Cục Thống kê Trung ƣơng; Chính phủ Indonesia xác lập (establish) mục tiêu lạm phát23. 21 Tác giả tính trên số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn 22 inflasi/bi-dan-inflasi/Contents/Penetapan.apx 23 NHNN: theo điều 4 Luật NHNN năm 2010. BI: theo Nusation (2015) và inflasi/bi-dan-inflasi/Contents/Penetapan.apx. 66 - Kết quả nghiên cứu của Allan Dizioli và Jochen M. Schmittmann (2015) về CSTT của Việt Nam và của Peiris (2012) về CSTT của Indonesia có một số điểm tƣơng đồng nhƣ hệ số tính ì của CSTT γilag gần bằng nhau, hệ số độ lệch lạm phát γπ tƣơng đối cao và hệ số độ lệch tỉ giá hối đoái γzgap thấp 24 . Cụ thể: γilag γπ γygap γzgap Tiền định Hậu định Tiền định Hậu định Tiền định Hậu định Tiền định Hậu định Việt Nam 0,5 0,4909 1,8 1,527 0,45 0,4398 0,10 0,1158 Indonesia 0,5 0,4940 1,5 1,509 0,20 0,1950 0,05 0,1110 Từ kết quả phân tích sự vận dụng quy tắc Taylor của Indonesia có thể nhận định sơ bộ rằng Việt Nam có khả năng và điều kiện để có thể vận dụng quy tắc Taylor nhƣ Indonesia đã áp dụng kể từ năm 2005. 1.3.7 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu sự vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của NHTW các nƣớc, cùng với các thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi vận dụng quy tắc Taylor, một số kinh nghiệm đƣợc đúc kết cho Việt Nam khi vận dụng quy tắc Taylor trong thực tiễn nhƣ sau: + NHTW các nƣớc có khung pháp lý CSTT rõ ràng, xác định một loại lãi suất làm LSCS, trên cơ sở đó hoạch định và điều hành CSTT, đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu CSTT, chủ yếu hai mục tiêu cơ bản là ổn định lạm phát và duy trì tăng trƣởng kinh tế. + NHTW các nƣớc đã và đang vận dụng quy tắc Taylor nhƣ là công cụ hƣớng dẫn thông qua sự kết hợp với các mô hình kinh tế khác để hoạch định CSTT (Fed, BoE, RBA, BI), quyết định sử dụng các công cụ kích thích tăng trƣởng kinh tế khác khi lãi suất tiến về mức không (BoJ), và đánh giá sự hợp lý của CSTT. Mặc dù còn một số vấn đề tồn tại trong bản thân quy tắc Taylor, tuy nhiên, chi phí cho việc thắt chặt CSTT trong khi việc không thắt chặt CSTT là hợp lý nhỏ hơn chi phí việc 24 Sự so sánh mang tính chất tƣơng đối do thời gian dữ liệu nghiên cứu ở Việt Nam (năm 2000 – 2014) khác với Indonesia (năm 2000 – 2012); quy tắc CSTT là quy tắc Taylor sử dụng bởi hai tác giả trong các mô hình là tƣơng tự nhau. 67 không thắt chặt CSTT trong khi việc thắt chặt mới là hợp lý (Fed) cho thấy việc sử dụng quy tắc Taylor để kiềm chế lạm phát là phù hợp. Suy cho cùng nếu NHTW phản ứng mạnh với lạm phát, kết cục lạm phát sẽ tiến gần đến mức lạm phát mục tiêu (RBA). + Sự thống nhất về cơ sở dữ liệu kinh tế vĩ mô và phƣơng pháp tính các biến trong quy tắc Taylor, bảo đảm tính xuyên suốt của kết quả tính toán. Do LSTN và sản lƣợng tiềm năng là hai đại lƣợng không thể quan sát và chỉ có thể ƣớc lƣợng nên độ chính xác mang tính chất tƣơng đối. Sự thống nhất phƣơng pháp ƣớc lƣợng đảm bảo các kết quả có thể so sánh đƣợc giữa các thời kỳ và sử dụng để dự báo cho tƣơng lai. Việc vận dụng quy tắc Taylor là một quá trình kinh nghiệm và đúc kết từ thực tiễn dựa trên cấu trúc đặc thù của nền kinh tế (RBA). + Về quy tắc Taylor, mô hình đƣợc sử dụng ở dạng làm phẳng lãi suất và nhìn về quá khứ (Fed), độ trễ của biến độc lập phổ biến là 1 (Fed, BoE, RBA). Mô hình New Keynesian kết hợp quy tắc Taylor đƣợc sử dụng để tính toán hệ số lạm phát và hệ số độ lệch sản lƣợng của quy tắc CSTT tối ƣu với giá trị hàm tổn thất nhỏ nhất (ECB). Phản ứng với sốc cung, hệ số độ lệch lạm phát có thể bằng hệ số độ lệch sản lƣợng; với sốc cầu, hệ số độ lệch lạm phát nhỏ hơn hệ số độ lệch sản lƣợng (Fed). + Xem xét sự thay đổi của LSTN và tỉ lệ lạm phát mục tiêu trong trung và dài hạn khi có sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế và/hoặc sự thay đổi của chu kỳ kinh tế (Fed, ECB, RBA). NHTW các nƣớc có xu hƣớng xây dựng tỉ lệ lạm phát mục tiêu ở mức thấp từ 2%-3%/năm. + NHTW các nƣớc họp định kỳ xem xét việc thay đổi CSTT và công bố thông tin ngay sau khi ra quyết định về CSTT, góp phần minh bạch hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của NHTW, tăng niềm tin của công chúng vào cam kết thực hiện mục tiêu CSTT của NHTW. 1.4 Điều kiện vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ƣơng Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm quy tắc Taylor, cơ chế điều hành lãi suất và kinh nghiệm vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của một số NHTW 68 trên thế giới, tác giả đúc kết một số điều kiện có thể vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHTW nhƣ sau: Một là, ổn định lạm phát, và tăng trƣởng kinh tế bền vững (hoặc tối đa việc làm) là các mục tiêu chính, cơ bản của CSTT của NHTW đƣợc thực hiện chủ yếu bằng công cụ của CSTT là loại lãi suất ngắn hạn hay LSCS. Theo Asso, Kahn, và Leeson (2010), quy tắc Taylor có thể áp dụng trong chế độ tiền tệ thực hiện mục tiêu kép là ổn định giá cả và tăng trƣởng kinh tế hoặc trong chế độ tiền tệ qui định lạm phát là mục tiêu chính yếu nhƣ ở các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu. Do bởi bên cạnh mục tiêu rõ ràng về tỉ lệ lạm phát, các NHTW với chế độ tiền tệ lạm phát mục tiêu không cố gắng để đạt mục tiêu bền vững giá cả theo từng giai đoạn mà thực hiện mục tiêu này trong thời kỳ trung hạn, hơn nữa độ lệch sản lƣợng đƣợc xem nhƣ là chỉ báo của áp lực lạm phát ở tƣơng lai dẫn đến sự tập trung vào mục tiêu duy nhất là mức lạm phát hiện tại và tƣơng lai. Hai là, phân tích chính sách lãi suất của NHTW trong lịch sử bằng quy tắc Taylor với các kết quả thực nghiệm cho thấy sự hợp lý và/hoặc bất hợp lý của chính sách lãi suất của NHTW có thể giải thích bằng quy tắc Taylor. Giá trị hàm tổn thất của NHTW đƣợc tính toán theo mô hình kinh tế vĩ mô đặc thù nhỏ đi khi NHTW vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của mình so với khi không áp dụng quy tắc Taylor. Bằng chứng thực nghiệm là kết quả nghiên cứu khoa học minh chứng hiệu quả của việc vận dụng quy tắc Taylor của NHTW trong cơ chế điều hành lãi suất. Ba là, NHTW có sự độc lập về thực thi CSTT. Theo Fed, một NHTW độc lập về thực thi CSTT có thể cam kết đáng tin cậy hơn trong việc thực hiện mục tiêu giá cả bền vững và tối đa hóa việc làm25. Điều kiện này giúp NHTW chủ động trong việc điều hành công cụ lãi suất và các công cụ CSTT khác nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất góp phần thực hiện tốt các mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định lạm phát và tăng trƣởng kinh tế bền vững. 25 https://www.richmondfed.org/research/our_perspective/monetarypolicyindependence 69 Bốn là, sự minh bạch về CSTT. Mức độ công bố thông tin về CSTT ảnh hƣởng đến kỳ vọng lạm phát của công chúng và các tổ chức kinh tế thông qua sự hiểu biết về cách thức điều hành CSTT của NHTW. Sự minh bạch về CSTT giúp công chúng hiểu rõ hơn về mức độ cam kết của NHTW trong việc thực hiện các mục tiêu CSTT và cách thức điều hành công cụ CSTT. Điều kiện (1) và (2) là điều kiện cần thiết để có thể vận dụng quy tắc Taylor trong hoạch định chính sách lãi suất; điều kiện (3) và (4) giúp nâng cao hiệu quả của việc vận dụng quy tắc Taylor trong quá trình điều hành lãi suất. Ngoài bốn điều kiện trên, đối với các nền kinh tế mở có qui mô nhỏ, các yếu tố về khung pháp lý của CSTT, dạng quy tắc Taylor sử dụng (hƣớng về tƣơng lai hay nhìn về quá khứ), việc chọn lựa quy tắc chính sách (công cụ - instrument rules hay mục tiêu – targeting rules) trong quá trình ra quyết định về CSTT và công bố thông tin của NHTW cũng nên đƣợc xem xét trong việc vận dụng quy tắc Taylor của các NHTW (Asso, Kahn, và Leeson 2010). Kết luận chƣơng 1: Chƣơng 1 của luận án đã khái quát hóa những nét chung nhất và cơ bản nhất của quy tắc Taylor cùng với vai trò, ý nghĩa của các thành tố của quy tắc gắn liền với các quyết sách về CSTT trong quá trình hoạch định và ứng phó với các thay đổi của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày nội dung cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ƣơng, kinh nghiệm vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của một số NHTW trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi vận dụng quy tắc Taylor cùng với các khó khăn và thuận lợi. Lý luận ở chƣơng 1 là nền tảng cơ bản để tiến hành công tác phân tích thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam qua lăng kính quy tắc Taylor với phƣơng pháp và kỹ thuật phân tích đƣợc trình bày chi tiết ở chƣơng 2 của luận án, đồng thời là cơ sở đề xuất các giải pháp cơ bản để vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. 70 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BẰNG QUY TẮC TAYLOR 2.1 Phƣơng pháp tính toán thông thƣờng 2.1.1 Quy tắc Taylor sử dụng trong phƣơng pháp tính toán thông thƣờng Phƣơng pháp tính toán thông thƣờng dựa trên công thức của Billi (2011), một dạng biến thể của quy tắc Taylor (1993). Tác giả sử dụng công thức (1.5) it = π* + r* + βπ(πt – π*) + βy(gt – g*) để tính toán mức LSCS và so sánh với các loại lãi suất của NHNN để kết luận về sự phù hợp giữa quy tắc Taylor và chính sách lãi suất thực tế ở Việt Nam. Hệ số βπ và βy đƣợc giả định là bội số của 0,5 thuộc dãy giá trị (0,5; 1,5). Ƣu điểm của công thức Billi (2011) là có thể xác định LSCS bằng phƣơng pháp tính thông thƣờng mà không thông qua các mô hình kinh tế lƣợng và do đó nhanh chóng cho kết quả tham khảo. Bằng chứng thực nghiệm từ Billi (2011) cho thấy sự khác biệt về tác động của độ lệch sản lƣợng yt và độ lệch tăng trƣởng sản lƣợng (gt – g*) đối với quy tắc Taylor qua sự biến động của lạm phát và độ lệch sản lƣợng là không đáng kể (so sánh bằng độ lệch chuẩn của các biến động). Trong trƣờng hợp không có sự hiệu chỉnh số liệu GDP, tác động của sự thay thế này đến biến động của độ lệch sản lƣợng yt của quy tắc Taylor là nhƣ nhau. Công trình nghiên cứu của Asso, Kahn, và Leeson (2010) cho thấy, các NHTW đã sử dụng quy tắc Taylor gốc để thảo luận, phân tích và đánh giá CSTT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, các NHTW đã coi trọng quy tắc Taylor trong viêc kiểm chứng và hoạch định CSTT. Kahn (2010) sử dụng bốn biến thể từ quy tắc Taylor gốc với sự thay đổi giá trị của hệ số βy và/hoặc r* để tính toán mức lãi suất từ quy tắc này với sự so sánh với FFR thực của Fed giai đoạn 1987-2009, theo đó FFR gần sát với mức LSCS từ các quy tắc Taylor biến thể trong giai đoạn 1987-1997 và thấp hơn trong giai đoạn 1998-2009. Một trong số các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự thay đổi của FFR là khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, vỡ nợ ở Nga năm 1998, và sự sụp đổ của 71 Quỹ Phòng hộ Quản trị Vốn đầu tƣ Dài hạn ở Mỹ (Long term capital management hedge fund). Sau đó Fed buộc phải thắt chặt CSTT bằng cách nâng FFR vào tháng 6/1999 nhƣng mức tăng của FFR không cao nhƣ mức đƣợc đề xuất từ quy tắc Taylor. Nghiên cứu này đã phân tích chi tiết CSTT của Fed qua các biến thể của quy tắc Taylor. De Brouwer và O‟Regan (1997) đánh giá các qui tắc giản đơn của CSTT đối với nền kinh tế Úc trong giai đoạn 1980-1996, đã kiểm định bảy mô hình tính lãi suất ngắn hạn đơn giản để chọn mô hình hoạt động tốt nhất, trong đó có quy tắc Taylor. Phƣơng pháp kiểm định đƣợc sử dụng là phân tích mô phỏng đối với từng mô hình với các giá trị khác nhau của hệ số trong hàm phản ứng. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong số bảy mô hình nghiên cứu, quy tắc Taylor cho kết quả tốt nhất. Quy tắc Taylor không chỉ làm giảm sự biến động trong sản lƣợng mà về căn bản còn làm giảm sự biến động của lạm phát. Lee và Crowley (2010) tiến hành đánh giá CSTT của NHTW châu Âu (ECB) gồm 12 nƣớc thành viên của khu vực đồng tiền chung Euro trong giai đoạn 1999- 2009, sử dụng quy tắc Taylor gốc (1993). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cho thấy có sự bất cân xứng giữa các thành viên của ECB. Đối với hai thành viên nòng cốt là Pháp và Đức, CSTT của ECB gần nhƣ tƣơng thích với đề xuất từ quy tắc Taylor gốc. Ngƣợc lại, chính sách ECB quá nới lỏng đối với hai nƣớc là Hy Lạp và Ireland có mức lạm phát cao trong thời kỳ đầu của giai đoạn nghiên cứu. Dựa trên một số nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới, có thể nhận định rằng có thể áp dụng phƣơng pháp tính toán thông thƣờng đối với quy tắc Taylor gốc để phân tích CSTT. Việc thay đổi các hệ số của quy tắc Taylor trong phân tích CSTT là để xem xét mức độ tác động của sự thay đổi lạm phát và tăng trƣởng kinh tế đến sự thay đổi của LSCS theo quy tắc và sự khác biệt đối với LSCS thực của NHTW khi có sự thay đổi của các hệ số. Độ lệch giữa LSCS thực tế của NHTW với mức lãi suất tính bằng quy tắc Taylor chỉ ra mức độ phù hợp của chính sách lãi suất tham chiếu theo quy tắc này. 72 2.1.2 Phƣơng pháp phân tích chính sách lãi suất bằng quy tắc Taylor (1993) theo tính toán thông thƣờng + Bước một: Thiết lập một số giả thiết điều kiện để áp dụng quy tắc Taylor (1993). + Bước hai: Sử dụng công thức (1.5) để tính toán giá trị LSCS đƣợc đề xuất bởi quy tắc Taylor (it TAYLOR) theo năm trong giai đoạn 2000-2014. Các hệ số βπ và βy nhận các giá trị là bội số của 0,5 trong dãy giá trị từ 0,5 đến 1,5, cụ thể là 0,5, 1 và 1,5. Tỉ lệ lạm phát mục tiêu có giá trị 5-7%/năm. + Bước ba: Tính toán độ lệch giữa các loại lãi suất và it TAYLOR đƣợc tính toán ở bƣớc hai theo công thức: Độ lệch = it - it TAYLOR . Biến it đại diện cho LSCB, TLS, LSTCK và LSTCV. Giá trị trung bình tuyệt đối là giá trị bình quân của các giá trị tuyệt đối (>0) của các độ lệch (ký hiệu t là n đối với dữ liệu năm, q đối với dữ liệu quý). + Bước bốn: Kết quả các giá trị về hệ số βπ, βy và tỉ lệ lạm phát mục tiêu có độ lệch giữa it và in TAYLOR có mức khác biệt thấp nhất (giá trị tuyệt đối nhỏ nhất) từ phân tích theo năm sẽ áp dụng cho phân tích theo quý. Thực hiện các bƣớc hai và ba đối với các hệ số βπ, βy và tỉ lệ lạm phát mục tiêu đã xác định để phân tích theo quý. + Bước năm: Phân tích chính sách lãi suất của NHNN qua kết quả tính toán năm và quý, từ đó đƣa ra nhận xét về chính sách lãi suất của NHNN. + Bước sáu: Kiểm định và dự đoán lãi suất theo công thức (1.5) ở thời kỳ năm 2015 – 2016. 2.2 Phƣơng pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lƣợng 2.2.1 Mô hình kinh tế lƣợng theo quy tắc Taylor Phƣơng trình (1.4) đƣợc viết lại: Đặt c = r* + (1 – βπ)π*, ta có biểu thức it = c + βππt + βyyt + ut (2.1) 2.2.1.1 Xác định các biến của mô hình hồi qui theo quy tắc Taylor Các biến đƣợc đƣa vào mô hình hồi qui nhƣ sau: 73 + INF: biến số tỉ lệ lạm phát bốn quý liền kề (=πt) + OGAP: biến số độ lệch sản lƣợng (yt) đƣợc xác định bằng công thức OGAP = 100*[log(GDP94_SA) – log(GDP94_SA_HP)], trong đó (GDP94_SA) là giá trị GDP quý theo giá năm 1994 đƣợc hiệu chỉnh mùa vụ theo phƣơng pháp hiệu chỉnh X12 và GDP94_SA_HP là giá trị GDP tiềm năng tính theo bộ lọc Hodrick- Prescott (HPF) sau khi đã hiệu chỉnh thời vụ. + LSCB: biến số lãi suất cơ bản quý. + TLS: biến số trần lãi suất huy động quý (tính giá trị lớn nhất bằng 1,5 x LSCB khi áp dụng). + LSTCK: biến số lãi suất tái chiết khấu quý. + LSTCV: biến số lãi suất tái cấp vốn quý. + LSCB, TLS, LSTCK, và LSTCV đƣợc tính theo quý, năm theo phƣơng pháp bình quân gia quyền với quyền số là tổng số ngày hiệu lực áp dụng các mức lãi suất tƣơng ứng trong một quý hoặc một năm. Nhƣ vậy, phƣơng trình (2.1) có thể viết lại nhƣ sau: it = c + βπINF + βyOGAP + ut (2.2) Trong đó it nhận các giá trị lãi suất khác nhau là LSCB, TLS, LSTCK, LSTCV để xác định sự tƣơng quan giữa các biến INF và OGAP với từng loại lãi suất của NHNN theo mô hình quy tắc Taylor dạng (1.4). Do bởi quy tắc Taylor (2.2) có dạng mô hình kinh tế lƣợng ba biến là it, INF, OGAP, việc ƣớc lƣợng mô hình (2.2) đƣợc thực hiện với từng loại lãi suất (it) của NHNN trong giai đoạn 2000Q1 – 2015Q4 nhằm xác định các lãi suất của NHNN có phù hợp với quy tắc Taylor không. Việc phân tích thực trạng chính sách lãi suất dựa trên đặc điểm của cơ chế điều hành lãi suất tổng thể toàn giai đoạn nghiên cứu và theo từng thời kỳ. Các loại lãi suất phù hợp với quy tắc Taylor sẽ đƣợc lựa chọn để tiến hành tiếp tục phân tích qua các mô hình kinh tế lƣợng để làm rõ khả năng vận dụng quy tắc Taylor ở Việt Nam và dự báo lãi suất trong năm 2016. Với các mục tiêu nhƣ vậy, tác giả đã thực hiện ƣớc lƣợng quy tắc Taylor dạng (2.2) theo phƣơng pháp sau: 74 2.2.1.2 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình kinh tế lƣợng ba biến theo quy tắc Taylor - Bước 1: Kiểm định tính dừng của các biến. - Bước 2: Ƣớc lƣợng mô hình hồi qui theo phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu (OLS) đối với từng biến it (LSCB, TLS, LSTCK, và LSTCV). - Bước 3: Chọn lựa mô hình ƣớc lƣợng của it (LSCB, TLS, LSTCK, và LSTCV) tƣơng thích nhất với quy tắc Taylor thông qua việc xác định LSTN của mô hình phù hợp nhất với LSTN theo số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Do it nhận các giá trị lãi suất khác nhau là LSCB, TLS, LSTCK, LSTCV nên việc chọn lựa mô hình hồi qui tƣơng thích nhất dựa trên các bƣớc đánh giá sau: (i) Các hệ số hồi qui của biến INF và OGAP phải có ý nghĩa thống kê. (ii) Các hệ số hồi qui của biến INF và OGAP phải lớn hơn không. (iii) Tính mức LSTN từ hệ số hồi qui đã ƣớc lƣợng so sánh với mức LSTN ƣớc tính của Việt Nam, qua đó chọn lựa mức LSTN của mô hình gần nhất với mức LSTN thực tế ở Việt Nam đã ƣớc tính theo phƣơng pháp bình quân các lãi suất thực trong trung hạn. Giả thiết từ công thức (2.2) với c = r* + (1 - βππ*); βπ là hệ số biến lạm phát INF, βy là hệ số biến độ lệch sản lƣợng OGAP. Sau khi ƣớc lƣợng hồi qui mô hình theo công thức (2.2), ta có giá trị c và βπ, từ đó tính đƣợc giá trị của r*: c = r* + (1 – βπ)π*  r* = (1 – βπ)π* – c (2.3) - Bước 4: Tiến hành dự báo lãi suất đã chọn cho năm 2016. Quy tắc Taylor (2.2) bao gồm ba biến chính là lãi suất, tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lƣợng, do đó về cơ bản khó có thể bỏ biến hay thêm biến khác ngoài biến chính vào mô hình để đảm bảo không làm mất bản chất của mô hình quy tắc Taylor gốc. Một trong các giải pháp cơ bản là đƣa độ trễ của các biến chính vào mô hình đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới theo phƣơng pháp thử và sai (độ trễ từ 1 đến 4) cho đến khi tìm đƣợc mô hình có độ trễ thích hợp của biến có các giá trị thống kê AIC, SC nhỏ nhất đƣợc xem là mô hình tốt nhất (Hoàng Ngọc Nhậm và ctg 2007). 75 2.2.2 Các mô hình dự báo tỉ lệ lạm phát và sản lƣợng 2.2.2.1 Mô hình dự báo tỉ lệ lạm phát Theo Rudebusch và Svensson (1998) mô hình đƣợc biểu diễn dƣới dạng sau: πt+1 = θπ1πt + θπ2πt-1 + θπ3πt-2 + θπ4πt-3 + θyyt + єt+1 (2.4) Trong đó: πt+1 : tỉ lệ lạm phát quý thời kỳ t+1; єt+1: là sốc cầu tại thời kỳ t+1; yt: độ lệch sản lƣợng ở thời kỳ t. Mô hình (2.4) biểu diễn lạm phát ở thời kỳ t+1 trong mối quan hệ với biến trễ độ lệch sản lƣợng và các biến trễ tỉ lệ lạm phát, có dạng đƣờng cong Phillips. 2.2.2.2 Mô hình dự báo sản lƣợng Mô hình dự báo độ lệch sản lƣợng (yt) theo Svensson (1996) và Rudebusch và Svensson (1998) đƣợc biểu diễn dƣới dạng sau: (2.5) Trong đó, ηt+1 là sốc cung tại thời kỳ t+1. 2.3 Phân tích tác động giữa các biến it, INF và OGAP qua mô hình VAR(p) Mô hình tự hồi qui theo vector (VAR) là một mô hình kinh tế đƣợc dùng để khảo sát sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong mô hình theo thời gian. Trong mô hình VAR, mỗi biến số phụ thuộc tuyến tính vào các giá trị trễ của biến số chính nó và các giá trị trễ của các biến số khác trong mô hình. Hay nói một cách khác, mô hình VAR đƣợc sử dụng để phân tích rõ hơn sự tác động do bởi thay đổi của một biến lên các biến còn lại. Do các biến kinh tế vĩ mô là lãi suất it, lạm phát (INF), và độ lệch sản lƣợng (OGAP) có thể có tác động quan hệ nhân quả lẫn nhau, do đó mô hình VAR(p) với hai công cụ phân tích là hàm phản ứng đẩy (impulse response function – IRF) và phân rã phƣơng sai (variance decomposition) đƣợc sử dụng để xem xét tác động qua lại giữa các biến. Các biến lãi suất (it), lạm phát (INF) và độ lệch sản lƣợng (OGAP) có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Khi sản lƣợng thực tế lớn hơn sản lƣợng tiềm năng (OGAP > 0) sẽ gây áp lực lên tổng mức giá cả gia tăng và do đó có thể dẫn đến lạm 76 phát. Khi đó, NHTW sẽ buộc phải điều chỉnh mức lãi suất chính sách để giảm bớt nhiệt tăng trƣởng của nền kinh tế. Ngƣợc lại khi nền kinh tế chậm tăng trƣởng, NHTW sẽ giảm mức LSCS để kích thích sản xuất, gia tăng mức sản lƣợng thực tế. Khi lạm phát giảm, tiêu dùng có xu hƣớng tăng, và cầu tăng có thể kích thích sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ tăng làm thay đổi độ lệch sản lƣợng. Mô hình tổng quát của VAR có độ trễ p (ký hiệu là VAR(p)): Đối với một chuỗi dữ liệu n biến thời gian dạng Yt = (y1t, y2t, ynt), mô hình VAR theo thứ tự p (VAR(p)) đƣợc biểu diễn dƣới dạng: ; với p < t (2.6) Trong đó: yt = (y1t, y2t, ynt)‟ là các biến số của mô hình VAR(p); Ai là ma trận hệ số (m x m); ut = (u1t, u2t, , umt)‟ là số dƣ ngẫu nhiên phân bố độc lập có trung bình bằng 0 không quan sát đƣợc (unobservable independent identically-distributed (i.i.d.) zero mean error term) nghĩa là ∑ và E(utu‟t) = Ʃu, i ϵ (1,m) Các ma trận đƣợc biểu diễn nhƣ sau: Ma trận Yt: y1t y2t Ymt Ma trận hằng số: a10 a20 am0 77 Ma trận Ai(m x m): a i 11 a i 12 a i 1m a i 21 a i 22 a i 2m a i m1 am2 a i mm Ma trận Yt-p với p < t: y1,t-1 y1,t-2 y1,t-p y2,t-1 y2,t-2 y2,t-p , , , ym,t-1 Ym,t-2 Ym,t-p Ma trận Ut: u1t u2t unt Công thức VAR(p) theo ma trận: (2.7) y1t a10 a 1 11 a 1 12 a 1 1m y1,t-1 y2t = a20 + a 1 21 a 1 22 a 1 2m x y2,t-1 + ymt am0 a 1 m1 a 1 m2 a 1 mm ym,t-1 a p 11 a p 12 a p 1m y1,t-p u1t + + ap21 a p 22 a p 2m x y2,t-p + u2t a p m1 a p m2 a p mm ym,t-p umt 2.3.1 Lựa chọn độ trễ tối ƣu của mô hình VAR Để lựa chọn độ trễ tối ƣu, việc chọn lựa mô hình tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_van_dung_quy_tac_nguyen_tran_an_6865_2016858.pdf
Tài liệu liên quan