Đề tài Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

1. Cạnh tranh

1.1. Khái niệm cạnh tranh

1.2. Năng lực cạnh tranh

2. Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của doanh nghiệp cạnh tranh

2.1. Lợi thế cạnh tranh

2.2. Lợi thế so sánh

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

3.1. Tính chất cạnh tranh

3.2. Khu vực hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu

3.3. Chất lượng quản lý vĩ mô

3.4. Cơ sở hạ tầng

3.5. Chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệp

3.6. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng

3.7. Nhân tố quản trị

II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM

1. Khái quát về ngành da giầy Việt Nam

1.1. Sự hình thành của ngành da giầy Việt Nam

1.2. Đặc điểm và vai trò của ngành

1.3. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của ngành da giầy Việt Nam

1.3.1.Thị trường EU

1.3.2.Thị trường Mỹ

1.3.3.Thị trường các nước Đông Nam Á

1.3.4.Các thị trường khác

2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành da giầy vn

2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành

2.2.1. Các yếu tố tác động đến chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm

2.2.2. Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.2.3. Các yếu tố tác động đến tốc độ cung ứng sản phẩm

2.3. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của ngành da giày

2.3.1. Điểm mạnh về năng lực cạnh tranh

2.3.2. Điểm yếu về năng lực cạnh tranh

2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM

1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2010

1.1.Mục tiêu của ngành da giầy đến năm 2010

1.2.Phương hướng phát triển

2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam

2.1 Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn

2.2 Đổi mới công nghệ và thiết bị máy móc

2.3 Phát triển nguồn nguyên liệu

2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.5 Phát triển hệ thống kênh phân phối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kim ngạch xuất khẩu da giày các loại trong 4 tháng năm 2008 ước đạt 1,356 tỉ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD. Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành da giày: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế. Song, hội nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các thế lực kinh tế mạnh trong khu vực và quốc tế như Brazil, Trung Quốc và một số nước ASEAN. Những cơ hội và thách thức mà ngành da giày Việt Nam đang phải đối mặt trước thềm hội nhập phải kể đến như sau: Cơ hội: Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực. Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp. Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử. Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thị trường nội địa. Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giày phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà. Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Về năng lực sản xuất. Đến hết năm 2007, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt: Giày dép các loại: 680 triệu đôi Cặp túi xách các loại: 88 triệu chiếc Da thuộc thành phẩm: 150 triệu sqft. Năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bình đạt 10%/năm trên 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại. Riêng sản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường xuất khẩu. Thách thức: Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép. Gần đây Trung Quốc là có thêm lợi thế với việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn. Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU la10%. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng thị phần của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc. Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nướcnày. Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Theo LEFASO, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu. Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và trẻ em. Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước. Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia. Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. 2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành 2.2.1. Yếu tố nguyên vật liệu của ngành da giầy. Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giầy chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm, trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên, đây cũng là khâu yếu nhất trong ngành da giầy vn. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước co khoảng gần 7 triệu con trâu, bò.Trên lý thuyết, lượng da sống đủ sức phục vụ cho công nghiệp thuộc da hiện tại( năng lực 25 triệu sqft/năm). Tuy nhiên, trên thực tế chỉ thu được khoảng 70%( 22,9 triệu sqft). Theo LEFASO, nhu cầu thuộc da năm 2006 của toàn ngành khoảng 320 triệu sqt, trong khi đó các nhà máy thuộc da của vn và nước ngoài đầu tư tại vn mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước( khoảng 65 triệu sqt), 80% còn lại phải nhập khẩu. Theo một chuyên gia quốc tế về da giầy của Italia, nếu vn tự gia công được sản phẩm da thô thành da tinh cho sản xuất, sẽ giảm được 15% đến 20% chi phí. Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, có thể nói vn gần như để trống trong lĩnh vực này. Hiện nay, các doanh nghiệp vn mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giàynhưng lại bỏ ngỏ các loại phụ liệu tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giầy, đặc biệt là giầy nữ và giày trẻ em( hoa, nơ). Bên cạnh đó, chúng ta chưa có các ngành công nghiệp phu trợ( sản xuất mũi giầy, đế giầy), hầu hết các nhà máy trong ngành đều tự sản xuất toàn bộ các phần chinhscuar sản phẩm với quy mô vừa đủ đáp ứng sản xuất. Gần đây đã có một số cơ sở sản xuất nhỏ với quy mô đầu tư hạn chế,công nghệ lạc hậu, đặt trong các khu dân cư gây ô nhiễm nên cũng không được khuyến khích đầu tư mở rộng. Chính vì nguyên nhân này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp của nước ta rơi vào tình trạng bị động trong đầu vào tìm nguồn nguyên liệu, nhiều trường hợp còn bị các đối tác ép giá. Điều này làm cho chi phí sản xuất tăng cao, đồng thời cung khiến cho tốc độ cung ứng sản phẩm bị ảnh hưởng rất lớn do không chủ động được nguồn nguyên liệu. 2.2.2.Yếu tố thiết bị máy móc của ngành da giầy Phần lớn máy móc thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất giày dép, thuộc da, sản xuất nguyên liệu nhân tạo đều được nhập khẩu từ Ðài Loan, Hàn Quốc, Ý, Pháp, và Trung Quốc Hiện nay một số nhà máy cơ khí trong nước và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực sản xuất được những thiết bị giản đơn cho ngành da giày. Tuy nhiên những nhà máy này chỉ có trình độ công nghệ ở mức trung bình hoặc thấp. Thiết bị sản xuất trong nước có giá bán chỉ bằng 50-70% so với giá nhập khẩu nhưng chất lượng của chúng thiếu ổn định và tuổi thọ không cao. Tuy vậy, có thể chấp nhận được khi so sánh các mặt tác dụng qua lại với nhau. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Thiết bị đơn giản, công nghệ thấp, so sánh các mặt 100 90 120 80 80 100 Thiết bị phức tạp công nghệ cao 100 110 100 150 150 100 2.2.3.Yếu tố công nghệ- kỹ thuật của ngành da giầy Ðây là khâu yếu nhất của ngành da giày Việt Nam do tuổi đời của ngành chưa cao, thiếu kinh nghiệm. Trong khi đó nếu so với những nước trong khu vực thì họ đã có quá  trình phát triển khá lâu. Việc sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên nghiệp, giày y tế yêu cầu công nghệ cao đều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp Việt Nam. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Ðối với công nghệ sản xuất thấp, chủ yếu là dùng sức lao động 100 90 110 80 80 100 Công nghệ trung bình, kết hợp thủ công và cơ khí 100 110 110 100 100 100 Công nghệ cao 100 110 110 1500 150 100 2.2.4.Yếu tố nguồn nhân lực của ngành da giầy Da giầy là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2006, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động ( chưa kể số lao động sản xuất tronh lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động ) chiếm khoảng 9% lực lượng lao động công nghiệp. Bảng: Số lượng lao động ngành da giầy 2002- 2006 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Lao động ngành da giầy 470 480 510 540 550 Lao động ngành CN 4237 4639 5162 5618 5700 Tỷ trọng( %) 11,10 10,34 9,90 9,60 9,65 Nguồn: LEFASO( 2006) Hiện tại, nhìn chung lao động trong ngành da giầy có trình độ văn hóa mức phỏ thong trung học chiếm tỷ lệ cao nhất: 66% ,tỷ lệ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoản 5%.Phần lớn lao động trong ngành là lao đọng nữ, chiếm khoảng 80 đến 85%.Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh trong ngành chiếm khoảng 65%. Độ tuổi phổ biến của người lao động trong ngành từ 18- 35 tuổi. Về năng suất lao động, hiện số lao động trên 1 dây chuyền là 450 lao động với mức sản lượng là 500.000 đôi/năm. Khi sử dụng lao động giá rẻ, doanh nghiệp có thể tiết giảm được một phần trong quỹ tiền lương, nhưng thực tế chi phí mà họ bỏ ra để đào tạo, đầu tư nhân viên mới sẽ cao hơn. So với các nước khác, chi phí này của lao động vn cao hơn bình quân từ 15-20 lần. Mặt khác, năng suất lao động của người vn cũng rất thấp, chỉ bằng 1/135 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của người Thái Lan, 1/20 của người Malaysia và 1/10 của người Indonexia. Đồng thời, theo nhận xét của LEFASO, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giày hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Gọi là các “nhà tạo mẫu” cho sang trọng, nhưng phần lớn xuất thân từ công nhân, sau thời gian làm các dây chuyền sản xuất, được lựa chọn bồi dưỡng tại chỗ để làm ở bộ phận ra mẫu và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không được đào tạo có bài bản chuyên về thiết kế tạo mẫu giày, một số khác chỉ được tiếp thu trực tiếp qua các chuyên gia, các khóa ngắn hạn do doanh nghiệp cử đi học. Mặc dù thiếu thốn đội ngũ như vậy, nhưng đây cũng là ngành duy nhất không có trường lớp đào tạo kỹ thuật hay cử nhân thiết kế tạo mẫu. Hiện nay ngành giày thiếu vắng hẳn một lực lượng là những kỹ sư phác họa, mỹ thuật công nghiệp. Thiếu đội ngũ này thì không thể nào nói đến có được các mẫu mã sáng tạo, thời trang, không thể cạnh tranh với hàng các nước, càng không thể nói đến các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidad... Hiện tại, chỉ có một số rất ít nhân viên học mỹ thuật công nghiệp ra và làm việc tại các phòng kỹ thuật của doanh nghiệp, như công ty giày An Lạc, 32, Công ty Xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn 2.2.5.Yếu tố tiếp thị và tổ chức kinh doanh. Ðây cũng là một mặt yếu kém của ngành da giày Việt Nam. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp giày đều có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, thiếu năng lực để có thể tạo ra những mẫu mã mới, kiểu dáng mới. bên cạnh đó uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực giày dép trên thế giới là chưa cao, không thâm nhập vào được các kênh kinh doanh, phân phối của các tập đoàn lớn và doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường, cả nước chưa có một đơn vị nào đảm trách việc thông tin chuyên cho ngành giày. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Công tác tiếp thị 100 120 120 150 150 100 Sáng tác mẫu mới 100 120 120 150 150 100 Quan hệ với những thị trường xuất khẩu lớn 100 120 110 150 150 100 Tổ chức công cuộc làm ăn 100 110 150 150 150 90 Tổ chức thông tin chuyên ngành 100 120 150 150 150 100 2.3. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của ngành da giày 2.3.1. Điểm mạnh về năng lực cạnh tranh Sản phẩm da giầy là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vn, hơn nữa đây còn là mặt hàng mà vn có lợi thế so sánh trong việc sử dụng nhiều lao động. Ngành cũng đang đón nhận sự chuyển dịch đầu tư và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành rất lớn. Vốn đầu tư cho ngành trên 1 đơn vị sản phẩm ở mức trung bình khá. Công nghệ sản xuất không quá phức tạp. Đời sống càng ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giầy phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp trên sân nhà. Chế độ xã hội ổn định và nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển đang được tạo ra thông qua cơ chế chính phủ phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Xét về lợi thế so sánh, với mức dân số hiện nay trên 80 triệu dân, là một nước có cơ cấu lao động trẻ, tiền thuê lao động rẻ, đây là một yếu tố thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, nơi sử dụng chủ yếu là lao động thủ công.Vì thế, lợi thế cạnh tranh trong ngành da giầy chủ yếu là do nhân công giá rẻ, người lđ có tay nghề kỹ thuật, cần cù chịu khó, giá thành sp cạnh tranh. Xong, lợi thế này chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn và giá trị gia tăng thấp. Bởi nhân công, tài nguyênchỉ là những lợi thế tĩnh và đang ngày càng mất ưu thế so với các lợi thế động là hàm lượng chi thức, chất xám, công nghệ, dịch vụViệc xuất khẩu tài nguyên ở dạng thô, việc lấy công làm lãi ở một số ngành nghề sẽ bị giảm dần lợi thế trong tương lai, khi khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay. Vì vậy, để tồn tại, các doanh nghiệp vn cần tận dụng lợi thế về lđ cần cù, khéo léo của đọi ngũ công nhân vn.Tuy nhiên, để những lợi thế này có điều kiện tòn tại lâu dài, nguồn nhân lực này phải được đào tạo bài bản, có khả năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại để áp dụng vào sản xuất sản phẩm. Ngoài lợi thế về lao động thì vn còn có lợi thế do chính trị ổn định, nền kinh tế mở cửa, môi trường đầu tư thông thoáng. Các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành thuộc da và làm giầy đều thuộc diện khuyến khichsvif sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. Các sp da giầy có thuế suất bằng 0% và được hoàn thuế VAT.Đồng thời , luật đầu tư sửa đổi đã tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân vn bỏ vốn phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và phát triển công nghiệp thuộc da. Ngoài ra, việc Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Quốc hội Mỹ thông qua quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam đã tạo cơ hội mở cửa cho các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ thâm nhập vào thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, các nhà nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là có các chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng từ trung bình khá trở lên, vì Việt Nam có đội ngũ lao động khéo tay sản xuất các sản phẩm phức tạp, đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm da giày của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố để khẳng định ngành giày dép của Việt Nam trong năm 2007 sẽ có cơ hội xuất khẩu mạnh vào thị trường này như: do việc thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc ngày càng lớn và thị phần giày dép của Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ quá lớn, ngày càng tăng. Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời chủ động đối phó với khả năng thiếu nguồn lao động đang xuất hiện, gia tăng trong ngành giày dép của Trung Quốc, một số công ty của Hoa Kỳ đang có xu hướng tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Các nước như Indonesia, Thái Lan cũng là nguồn cung cấp lớn về giày dép cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do tình hình chính trị, xã hội tại các nước này không được ổn định, chính vì vậy các công ty Hoa Kỳ cũng có xu hướng giảm bớt nhập khẩu từ các thị trường này. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Indonesia vào thị trường Hoa Kỳ năm 2004 giảm 13,5% so với năm 2003 và 32,5% so với năm 2002; kim ngạch xuất khẩu giày dép của Thái Lan năm 2005 vào thị trường này chỉ đạt 292 triệu USD, giảm so với 315 triệu USD năm 2001. Với những yếu tố nêu trên, đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất ngành giày dép của Việt Nam phát triển mạnh vào thị trường Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo. 2.3.2. Điểm yếu về năng lực cạnh tranh Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì nguyên phụ liệu và hệ thống phân phối của ngành Da giày đang là vấn đề nan giải. Về nguyên phụ liệu, phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng chỉ chiếm 25%. Vì vậy, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành Da giày là hết sức cần thiết.     Về hệ thống phân phối, có đến hơn 60% các sản phẩm da giày Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây là điểm rất yếu của ngành Da giày Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất.     Bên cạnh đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũng làm cho ngành Da giày gặp nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này có biến động bất thường do tranh chấp thương mại. Theo thống kê của Hiệp hội Da Giày Việt Nam, hiện tỷ lệ xuất khẩu vào EU của ngành Da giày Việt Nam chiếm tới hơn 70%, vì thế khi xảy ra vụ kiện cả ngành Da giầy rơi vào thế lao đao. Đó là hậu quả của việc không xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng chuyển đổi thị trường xuất khẩu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào EU. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, ngành Da giày Việt Nam sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, bởi không thể chuyển đổi thị trường nhanh chóng được.     Một vấn đề khác cũng cần được đề cập tới đó là do quá chú trọng vào xuất khẩu nên phần lớn các doanh nghiệp da giày vẫn chưa có được một chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển thị trường nội địa. Điều này đã khiến cho ngành Da giày bị mất đi nguồn thu đáng kể ngay tại chính sân nhà. Có những doanh nghiệp da giày thay vì phải vạch ra hướng phát triển mới cho thị trường trong nước đã lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu thừa hoặc lỗi mốt để đem tiêu thụ nội địa, điều này đã khiến cho giày dép nội địa trở nên kém hấp dẫn hơn. Nếu không giải quyết tốt những vấn đề hiện đang tồn tại thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới của ngành da giầy chắc chắn sẽ rất khó khăn. Tính cạnh tranh của cả ngành Da - Giầy Việt Nam còn yếu so với các nước xuất khẩu giầy dép trong khu vực, đặc biệt là với nước xuất khẩu giầy lớn (như Trung Quốc) do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước và giá không cạnh tranh. Khi Việt nam gia nhập WTO sự cạnh tranh này khốc liệt hơn. Theo LEFASO, tổng lực lượng ngành giày dép cả nước hiện có trên 270 doanh nghiệp với 500.000 lao động, chưa kể các cơ sở nhỏ và hộ gia đình. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam đạt 2,19 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2003. Tuy nhiên, niềm ưu tư lớn nhất lâu nay của ngành giày da Việt Nam vẫn là sự nghèo nàn về mẫu mã và thiếu thốn về thương hiệu. Năm ngoái, 11 gian hàng giày Việt Nam tham gia hội chợ Duseldorf tại Đức, đã phải lép vế trước trên 200 gian hàng của người khổng lồ Trung Quốc. Mẫu giày Việt Nam hầu như na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc 20-30%. Thiếu đội ngũ thiết kế tạo mẫu và phát triển sản phẩm và đội ngũ cán bộ marketing, kinh doanh giỏi - lực lượng chủ yếu quyết định chuyển đổi phương thức sản xuất (Từ gia công sang tự sản xuất toàn bộ), tạo điều kiện để DN có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng. Ưu thế của Việt Nam về công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng đã có những khó khăn và có những biến động lớn; Công tác đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất. Một số doanh nghiệp trong ngành có quy mô không lớn, chưa chủ động tiếp cận được với thị trường, vẫn phải gia công qua các đối tác trung gian nên hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, sản xuất dễ bị biến động do không có khách hàng truyền thống. Nhiều DN trong ngành chưa sẵn sàng hội nhập, chỉ tập trung vào sản xuất, cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước. Do đó, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Thêm vào đó, chúng ta còn gặp phải thách thức lớn nữa, đó chính là việc Ủy ban châu Âu bãi bỏ ưu đãi thuế đối với da giày xuất khẩu của nước ta bắt đầu từ năm 2009 sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của ngành. Không được hưởng GSP sẽ khiến mỗi sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU chịu thêm từ 3 – 5% thuế. Do đó lợi thế cạnh tranh về giá của hàng da giày nước ta sẽ giảm. Tác động thứ 2 là hiện hợp tác với các đối tác nhập khẩu châu Âu đều dựa trên lợi thế về giá mặt hàng này. Nếu như lợi thế này không còn nữa thì một số đối tác có thể tìm các nhà cung cấp khác có lợi thế hơn. Các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn hơn. Ty nhiên, theo dự kiến, lượng đơn hàng chỉ giảm với mức độ nhất định, không có sự sụt giảm lớn. Sức ép với doanh nghiệp có khách hàng tiềm năng và có bạn hàng lâu năm sẽ lớn hơn các doanh nghiệp khác. Những khó khăn, thách thức đối với da giày Việt Nam lại càng lớn hơn khi nước ta chính thức gia nhập WTO. Thứ nhất, việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, mở rộng thị trường sẽ làm cho các sản phẩm da giày ở nước ta ngày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6082.doc
Tài liệu liên quan