MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN! 1
Danh mục hình: 2
Danh mục bảng biểu. 2
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
2 Giới hạn của đề tài. 5
3.Mục đích nghiên cứu. 5
4. Tóm tắt nghiên cứu. 6
PHẦN B: NỘI DUNG 7
Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 7
1. Khái niệm về các loại rừng: 7
2. Diện tích rừng và đất rừng hiện nay. 8
3. Vai trò của rừng: 9
4. Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay: 12
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 20
1. Nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm. 20
2. Biện pháp bảo vệ rừng. 22
PHẦN C: KẾT LUẬN 31
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31
1. KIẾN NGHỊ 31
2. KẾT LUẬN: 33
Tài liệu tham khảo: 35
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25565 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng rừng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.
Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách Trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương, đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay vùng trung du và miền núi.
3.2 Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống:
Về tác dụng phòng hộ:
Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông ngiệp và nâng cao năng suất hoa màu. Trên những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừng tràm có tác dụng cải tạo đất từ hoang hóa thành vùng sản xuất thuận lợi. Ở những vùng núi cao, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồi nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi sự biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trong các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thủy điện. Ở những vùng ven biển, rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động của các cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ đê ven biển. Đặc biệt, rừng chống cát bay ở vùng ven biển Miền Trung đã ngăn cản cát vùi lấp xóm làng, nhà cửa, đường xá… và biến vùng đất cát trắng thành vùng đất canh tác... Chính vì tác dụng phòng hộ nói trên, người ta đã ví “rừng là người vệ sĩ của nhà nông”.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống:
Khoa học ngày nay đã đủ dẫn liệu chứng minh rằng rừng là lớp thảm thực vật có tác dụng lớn nhất trong việc chống ô nhiễm môi trường. Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất thải ra 02 và hấp thụ C02 của khí quyển trong quá trình đồng hóa của cây xanh đối với môi trường. Rừng tạo ra sự trong sạch bầu khí quyển, giữ cân bằng lượng 02 và C02 trong khí quyển, duy trì sự sống trên hành tinh của chúng ta. Rừng là tấm màn xanh coi giữ và làm sạch các nguồn nước, tục ngữ Ấn Độ có câu “rừng là nguồn nước, nước là sự sống”. Vì vậy, số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta “nếu rừng nhiệt đới không còn sẽ có khoảng 1 tỷ người không có nguồn sống”. Theo tính toán khoa học, mỗi quốc gia cần có ít nhất 1/3 diện tích rừng che phủ phải phân bố đều trên diện tích cả nước và phân bố trọng điểm là vùng đầu nguồn. Xã hội càng phát triển, vai trò của rừng càng trở nên cực kỳ quan trọng. Hiệu quả cân bằng sinh thái của rừng không chỉ tính bằng những giá trị kinh tế thông thường. Có thể nói chắc chắn thảm thực bì rừng không còn thì sự sống trên hành tinh chúng ta cũng sẽ bị mất theo.
Ngoài hai tác dụng cung cấp và tác dụng phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn có tác dụng quốc phòng, hình ảnh rừng là căn cứ địa cách mạng “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” rất gần gũi với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Rừng còn có giá trị xã hội, cảnh quan du lịch, làm tăng vẻ đẹp cho non sông đất nước. Rừng là nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát, rừng và cảnh quan rừng có thể làm tăng sức khỏe cho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức…
4. Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay:
4.1 Tình hình cháy rừng và chặt phá rừng hiện nay
Từ đầu năm đến nay, số vụ cháy rừng tăng đột biến. Cả năm 2009 cháy gần 1.500 ha rừng thì chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2010 cháy rừng đã gây thiệt hại vượt qua con số này.
Thống kê từ hệ thống ảnh vệ tinh địa tĩnh của Cục Kiểm lâm, tổng số điểm cháy trong tháng 1/2010 là 961 điểm; tháng 2/2010 là 2.760 điểm. Khi xảy cháy ở rừng Hoàng Liên, lúc đầu tôi cũng nhận được số liệu báo cáo của tỉnh Lào Cai là diện tích thiệt hại lên đến 1.700, rồi sau đó thống kê lại con số là 1000 ha.Qua quan sát tính toán nhanh thông qua ảnh vệ tinh, thì con số thiệt hại của rừng Hoàng Liên là hơn 700 ha. Đến ngày 8/3/2010 toàn bộ các điểm cháy tại rừng Tà Xùa cũng đã được dập tắt, thiệt hại do cháy rừng Tà Xùa là hơn 60 ha.
Ví dụ theo số liệu thống kê, cảnh báo tình hình tàn phá rừng U Minh, đây là khu rừng thuộc vào rừng bảo vệ Quốc gia, nhưng chúng ta thấy được hậu quả khôn lường của những vụ tàn phá rừng trước đây và gần đây nhất là thảm họa cháy rừng U Minh (3/2002), đã khiến cho gần 8 nghìn hecta rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ bỗng chốc trở thành đống tro tàn, đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung dưỡng sự sống của con người - nói chung. Cũng cần nhấn mạnh rằng, những cánh rừng tràm bạt ngàn đầy tính huyền thoại của U Minh xưa không chỉ bị huỷ hoại, bị biến mất do hoả hoạn mà còn do hậu quả tai hại của nạn chặt phá rừng bừa bãi để trồng rẫy, trồng lúa, nuôi tôm và nạn lâm tặc hoành hành. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo nhiều ý kiến thì những thiệt hại của sự tàn phá rừng từ những lí do nêu trên có lẽ cũng không thua kém là bao so với những thảm hoạ cháy rừng. Tổng diện tích rừng U Minh ( gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ) sau thảm họa cháy vừa qua chỉ còn lại khoảng 60 nghìn hecta - một con số nhỏ nhoi so với diện tích hơn 200 nghìn hecta vốn có của nó 50 năm trước.
Thực tiễn ở U Minh cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần phải được tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để "người dân có thể dựa được vào rừng để sống, nhưng cũng có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất" như tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thời gian gần đây.
Hinh 1: Hình ảnh cháy rừng U Minh
Bảng số liệu cháy rừng năm 2008
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn
Phòng cháy rừng
Cháy rừng
Chữa cháy rừng
Vị
Học tập
Máy móc
Đường băng
Chòi canh
Tổ đội
Ban
Số vụ
Diện tích
Rừng
Rừng trồng
Trảng cỏ
Số vụ được cứu
Số người
Số vụ tìm được TP
Số vụ đã xử lý
móc
CĐ
TN
1. An Giang
62
49
19
47
27
2
87.00
87.00
2
2. Bình Định
2
31
470
120
4
68.02
68.02
4
3. Bình Dương
2
41
5
4
4
1
0.50
0.50
1
4. Bắc Giang
8
27
350
3
352
105
15
16.63
16.63
15
5. Bắc Kạn
1350
130
1
4.00
4.00
1
6. Bạc Liêu
3
2
3
2
-
0
7. Bắc Ninh
23
28
2
1.70
1.70
2
8. Bình Phước
56
6
11.20
4.30
6.90
6
9. Bà Rịa V.Tàu
41
2917
17
291
48
1
6.00
6.00
1
10. Bình Thuận
50
44
2
262
78
-
0
11.Bến Tre
-
0
12. Cao Bằng
2084
206
11
34.98
18.30
16.68
11
13. Cà Mau
1
5
576
123
16
11
2
2.65
2.65
2
14. Điện Biên
11
9
1179
115
-
0
15. Đắc Lắc
120
140
2
21.06
21.06
2
16. Đồng Nai
6
118
4,568.0
62
170
62
-
0
17. Đắc Nông
25
260
5
134
63
-
0
18. Đồng Tháp
15
59
570
29
50
14
9
179.78
179.78
9
19. Gia Lai
392
22
417
176
3
62.90
62.90
3
20. Hậu Giang
1
2
119
14
51
14
-
0
21. Hoà Bình
1
26
1337
223
-
0
22. TP HCM
39
54
66
11
19
-
0
23. Hải Dương
15
85
3
20
33
1
0.18
0.18
1
24. Hà Giang
14
9
48
516
207
2
16.63
8.00
8.63
2
25. Hà Nam
42
10
12
-
0
26. Hà Nội
4
37
12
-
0
27. Hải Phòng
13
31
4
4.67
4.67
4
28. Hà Tây
6
36
55
18
79
57
-
0
29. Hà Tĩnh
25
137
22
135
14
17
109.60
109.60
17
30. Hưng Yên
-
0
31. Kiên Giang
9
-
0
32. Khánh Hoà
2
110
173
3
375
114
2.51
2.51
0
33. Kon Tum
109
1271
99
704
95
4
28.31
5.41
22.90
4
34. Long An
50
1998.1
44
117
62
2
27.50
27.50
2
35. Lào Cai
24
284
186
9
1978
171
5
2.63
1.50
1.13
5
36. Lai Châu
33
26
843
101
5
34.67
0.27
34.40
5
37. Lâm Đồng
4
174
20
239
130
2
1.00
0.70
0.30
2
38. Lạng Sơn
15
37
208.70
208.70
37
39. Nghệ An
13
256
84
3159
313
11
9.70
9.70
11
40. Ninh Bình
8
50
-
0
41. Nam Định
-
0
42. Ninh Thuận
10
28
193
35
18
23.05
21.25
1.80
18
43. Phú Thọ
10
76
3
800
188
3
-
3
44. Phú Yên
5
1
130
38
4
147.10
147.10
4
45. Quảng Bình
17
481
65
7
13.00
13.00
7
46. Quảng Nam
3
31
1
651
162
-
0
47. Quảng Ngãi
1
14
4
704
76
5
15.70
15.70
5
48. Quảng Ninh
5
841
25
654
155
29
96.12
96.12
29
49. Quảng Trị
312
62
13
152.30
152.30
13
50. Sơn La
1
2.00
2.00
1
51. Sóc Trăng
21
20
1
-
0
52. Thanh Hoá
375
19
60
27
1457
230
3
13.56
13.56
3
53. Thái Nguyên
12
1
1106
119
8
11.85
11.85
8
54. Tây Ninh
9
90
9
26
24
7
15.15
1.50
13.65
7
55. TP Đà Nẵng
7
25
3
30
16
-
0
56. T Quang
1658
166
11
32.21
32.21
11
57. T.T Huế
61
355
72
552
147
13
55.54
55.54
13
58. Trà Vinh
-
0
59. VQG B.Mã
14
60
4
9
1
-
0
60. VQG Ba Vì
47
35
9
1
-
0
61. VQG CP
17
7
7
3
20
-
0
62. VQG C.Tiên
13
10
6
8
1
-
0
63. Vĩnh Phúc
1
10
3
106
28
3
2.80
2.80
3
64. VQG T.Đảo
133
56
13
133
26
1
0.14
0.14
-
1
65. VQG Yodon
32
93
6
9
-
0
66. Yên Bái
2
89
1
733
189
7
26.70
26.70
7
Tổng cộng
505
1580
16259.13
926
26357
4802
282
1549.74
61.37
1488.37
0
282
0
0
0
Cùng kỳ năm trước
792
4,746.72
So sánh
36%
33%
(Nguồn từ cục thống kê)
4.2 Diện tích rừng bị chặt phá trái phép tăng báo động.
Diện tích rừng bị chặt phá và cháy tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước. Tổng cục thống kê cho thấy trong hai tháng đầu năm 2010 diện tích rừng bị cháy và phá lên tới1.210,8 ha, gấp 2,6 lần so với cung kỳ năm trước. Trong đó diện tích rừng bị cháy 1029,4 ha, gấp 2,7 lần, diện tích rừng bị chặt phá 181,4 ha giảm 42 %. Những tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá nhiều nhất gồm Bình Phước 671ha (tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái), Kon Tum 54ha (tăng 7 lần), Ninh Thuận 35ha (tăng 4 lần), Gia Lai 84ha (tăng gấp 3,5 lần), Lâm Đồng 170ha (tăng 3 lần)...
Hình 2:
160ha rừng phòng hộ khu vực hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) nay đã bị khai thác.
Theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Lê Văn Thăng, một số vụ phá rừng trọng điểm còn đe dọa nghiêm trọng đến cảnh quan và việc bảo vệ, phòng chống thiên tai của rừng, điển hình như vụ chặt trắng 160ha rừng phòng hộ khu vực Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); vụ phá 386ha rừng phòng hộ ven biển, diễn ra từ năm 2001, để nuôi trồng thủy sản tại Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng), trong khi đây là khu vực rừng do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trồng bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản. Và mới đây nhất là tình trạng phá rừng, bao chiếm đất để trồng cây công nghiệp rồi sang nhượng trái phép ở Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận..
Hình 3: Chặt phá rùng
Cục Kiểm lâm nhận định, mặc dù tổng số vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng có giảm so với trước (khoảng 34%), song, mức độ vi phạm lớn hơn và diễn biến phức tạp. Các hành vi chặt phá rừng trái phép gia tăng đáng kể, có những vụ huy động tới 200-300 người có tổ chức dùng gậy, đá chống đối và hành hung các lực lượng kiểm lâm, làm nhiều người bị thương. Đặc biệt, tại các vùng trọng điểm ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ chưa triển khai các biện pháp giải quyết có hiệu quả.
4.3 Tình hình phá rừng, khai thác lâm sản trái phép
Theo nhận định của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại Hội nghị Sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 12 của CP về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng (Hà Nội, ngày 9/8), dù số vụ phá rừng và khai thác gỗ trái phép giảm 12% kể từ năm 2000, tình trạng phá rừng vẫn xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương. Đáng lo ngại là vẫn còn tới 14/56 tỉnh có rừng tồn tại tình trạng phá rừng, thậm chí, tình trạng này còn gia tăng trong năm qua (20-25%), mà điển hình là Thừa Thiên - Huế, Phú Thọ, Thái Nguyên, Kiên Giang với gần 40%, Thanh Hóa 26%... Các vụ phá rừng trọng điểm tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Thuận, Bình Phước...
Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm luôn có lý do là thiếu về quân số, yếu về trang thiết bị; còn chính quyền cấp cơ sở thì buông lỏng quản lý. Nhiều địa phương do e ngại trách nhiệm đã gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong việc thống kê các thiệt hại về rừng. Chính vì vậy, nhiều vụ việc đã không được báo cáo kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sơ lược về phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Diện tích rừng trên lãnh thổ Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lý luận:
Nghiên cứu về rừng và diện tích rừng ở Việt Nam xem có những vai trò tác dụng gì đối với môi trường và nền kinh tế của nước nhà.
Phương pháp điều tra:
Điều tra, tìm hiểu lấy số liệu về rừng và diện tích rừng ở nước ta.
Phương pháp trực quan:
Phân tích các số liệu dẫn chứng, tổng hợp để đưa ra biện pháp cải thiện tình trạng rừng ở nước ta hiện nay.
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
1. Nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm.
-Việt Nam là một nước có diện tích rừng lớn, vào mùa khô thi nhiêt độ cao từ 37oc- 39oc nên rất dễ xảy ra cháy rừng.
Một số diện tích rừng lớn chưa giao, chưa cho tổ chức, cá nhân thuê, rừng chưa có chủ, tạm thời giao cho Ủy Ban Nhân Dân Xã quản lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến rừng bị chặt phá. Những diện tích này chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, núi đá có nhiều khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ rừng.
-Để phục vụ phát triển kinh tế, nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh phát hiện vẫn tồn tại ở Việt Nam như phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy đất trồng cà phê, cao su, khai thác khoáng sản một cách tùy tiện... Mặt khác, công tác quy hoạch, kế hoạch không theo kịp và hệ thống quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập.
Đa số người dân sống gần rừng là đồng bào dân tộc thiểu số đã quen với cuộc sống du canh, du cư và đốt rừng làm nương rẫy nên dễ gây ra cháy rừng và làm cho diện tích rừng bị suy giảm.
-Nguyên nhân của tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp là do dân số tại chỗ, dân di cư tự do ở các vùng có rừng tăng nhanh, quỹ đất lâm nghiệp bị xâm hại. Giá gỗ rừng tự nhiên tăng cao, buôn bán gỗ trái pháp luật mang lại lợi nhuận lớn, có thu nhập ngay nên kích thích người dân khai thác gỗ. Giá nông sản tăng cao kích thích phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp. Về chủ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã ở những nơi trọng điểm phá rừng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng thiếu tích cực, thường xuyên. Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức bảo vệ rừng, đấu tranh chống các hành vi vi phạm, điều tra, xử lý kẻ cầm đầu. Cán bộ, cơ quan công quyền cơ sở một số nơi có biểu hiện vì lợi ích cục bộ, làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho hành vi vi phạm. Cấp xã thiếu phương tiện và kinh phí để tổ chức các hoạt động bảo vệ rừng. Các lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đang quản lý trên 6.504.373ha nhưng năng lực quản lý bảo vệ rừng hạn chế, không đủ sức bảo vệ rừng được giao, tình trạng này tương tự đối với số diện tích do cấp xã quản lý là 2.537.441ha. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác đang quản lý 4.076.959ha rừng hầu hết có quy mô nhỏ không thể tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng.Nhiều địa phương đã cho phép triển khai các dự án cải tạo rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; xây dựng các công trình thủy điện chưa tính toán toàn diện, không chú trọng công tác tuyên truyền tạo tâm lý trong một bộ phân dân cư sợ thiếu đất nên đã tổ chức bao chiếm đất, phá rừng. Các địa phương cho phép thành lập với số lượng ngày càng tăng các xưởng chế biến lâm sản phân tán trong rừng, gần rừng nhưng lại thiếu kiểm tra, giám sát các hoạt động và nguồn gốc gỗ nguyên liệu nhập xưởng để một số lợi dụng trở thành tụ điểm thu gom gỗ trái phép. Chính sách, qui định về quản lý đất lâm nghiệp và rừng còn nhiều bất cập. Xử lý vi phạm ở nhiều nơi chưa nghiêm; một số chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa phát huy tác dụng răn đe. Lực lượng kiểm lâm mỏng, địa vị pháp lý hạn chế, trang thiết bị, phương tiện chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Cán bộ kiểm lâm địa bàn còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều xã. Một số kiểm lâm địa bàn thiếu năng lực, chưa tham mưu kịp thời cho chính quyền các biện pháp bảo vệ rừng. Một bộ phận giao động trước khó khăn, thậm chí có biểu hiện tiêu cực, bị mua chuộc, tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
-Cơ sở vật chất, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng của Việt Nam còn hạn chế, chưa áp dung những phương tiện chữa cháy tiên tiến nên khi có cháy rừng xảy ra thì rất khó để dập tắt và tiếp cân nơi xảy ra cháy kho khăn.
2. Biện pháp bảo vệ rừng.
2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng.
- Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.
- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng...
- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.
2.2. Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, lập quy hoạch 3 loại rừng của địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát quy hoạch rừng ngập mặn ven biển đảm bảo an toàn bảo vệ môi trường ven biển và phát triển nuôi trồng thủy sản hợp lý, tổng hợp quy hoạch ba loại rừng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể ba loại rừng toàn quốc;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát danh mục hệ thống rừng đặc dụng để ổn định đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2006. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho các khu rừng đặc dụng theo Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn vào năm 2010.
2.3. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập cơ chế, tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo ngành và liên ngành hợp lý để quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ xung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng, chính quyền các cấp và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược khung pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, tạo hành lang pháp lý ổn định trong hoạt động lâm nghiệp.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng chính sách về bảo vệ rừng theo hướng đảm bảo lợi ích của những người làm nghề rừng, những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, sớm sửa đổi chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng theo Quyết định 187/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách giao, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trước hết là nâng cao tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn thuộc chương trình 661 lên mức 15% - 20% tổng vốn chương trình; chính sách khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu và trồng rừng nguyên liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát và sắp xếp các lâm trường quốc doanh; đồng thời triển khai ngay các phương án bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp thu hồi từ các lâm trường quốc doanh, không để tình trạng rừng trở thành vô chủ. Trao quyền tự chủ về kinh doanh và tài chính cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại.
2.4. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.
a) Đối với chủ rừng.
- Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Những chủ rừng quản lý trên 500ha rừng phải có lực lượng bảo vệ rừng của mình.
Hình 4: chủ rừng tự quản lý rừng
- Xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích được giao, được thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái pháp luật.
b) Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức các lực lượng truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những người bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Những địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.
- Tổ chức khôi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của pháp luật trong thời gian qua.
- Tiến hành kiểm tra, cưỡng chế tất cả những người di dư tự do ra khỏi các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Hoàn thành giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào năm 2010.
c) Đối với lực lượng Công an.
- Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố hỗ trợ và phối hợp thường xuyên với lực lượng kiểm lâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo một cơ chế thống nhất; tổ chức điều tra nắm chắc các đối tượng phá rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép, đặc biệt phải triển khai các biện pháp kiên quyết trừng trị thích đáng; ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công vụ; phối hợp với các lực lượng có liên quan truy quét bọn phá rừng và kiểm tra, kiểm soát lưu thông lâm sản. Rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án hình sự tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
d) Đối với lực lượng Quân đội.
- Huy động các đơn vị quân đội ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng: Bộ Quốc phòng chỉ đạo các Quân khu, Quân đoàn, Bộ tư lệnh Biên phòng; Bộ chỉ huy quân sự và Bộ chỉ huy biên phòng các tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương xác định những khu vực rừng đang là điểm nóng về phá rừng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ để tổ chức các đơn vị quân đội đóng quân, chốt giữ, xây dựng địa bàn quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ rừng, bố trí lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia các đợt truy quét chống chặt phá rừng.
Sau khi giải quyết căn bản ổn định tình hình phá rừng trái phép trong một thời gian, các đơn vị quân đội bàn giao việc bảo vệ rừng cho chính quyền địa phương để tiếp tục duy trì công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, ở những khu vực có vị trí quan trọng về quốc phòng, thì có thể giao quản lý rừng lâu dài cho các đơn vị quân đội.
- Huy động các đơn vị quân đội tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao như: U Minh, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có phương án để huy động lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn bố trí lực lượng thường trực, canh phòng và sẵn sàng chữa cháy rừng vào các tháng mùa khô cao điểm. Quân đội phải chủ động phương án tăng cường lực lượng, huấn luyện và diễn tập tại các khu vực này, phải coi chống lửa rừng như chống giặc để bảo vệ địa bàn quốc phòng.
- Huy động lực lượng quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng: Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chính sách thu hút các đơn vị quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Các đơn vị quân đội duy trì lực lượng bộ khung chỉ huy, lực lượng lao động chủ yếu sử dụng lực lượng nghĩa vụ quân sự. Sau khi rừng khép tán có thể bàn giao cho chính quyền để giao cho người dân quản lý bảo vệ, kinh doanh hoặc giao cho các đơn vị quân đội tiếp tục quản l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai thuc trang rung o Viet Nam hien nay.doc