Đề tài Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

NỘI DUNG

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

Khái niệm về các loại bảo hiểm . 3

Các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam. 3

Bảo hiểm Y tế ở một số nƣớc trên thế giới. . 6

Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam . 9

Một số khó khăn trong việc triển khai BHYT HSSV . 17

Chương 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

Đối tượng nghiên cứu . 19

Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 19

Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu . 19

Chỉ tiêu nghiên cứu. . 21

Kỹ thuật thu thập số liệu . 24

Vật liệu nghiên cứu . 24

Khống chế sai số . 25

Đạo đức trong nghiên cứu. 25

Xử lý số liệu . 25

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu . 26

Thực trạng sinh viên tham gia BHYT . 29

Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT 36

Chương 4. BÀN LUẬN 41

Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu . 41

Thực trạng sinh viên tham gia BHYT . 42

Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT 46

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC

 

doc78 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 8058 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC ---------------------- MAI THỊ THU NGA THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN (2006-2008) LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái Nguyên, 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC ---------------------- MAI THỊ THU NGA THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN (2006-2008) Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60 72 73 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG KHẢI LẬP Thái Nguyên, 2009 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn! Ban Giám hiệu, khoa sau đại học Trường đại học Y- Dược- Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập tại Trường. Các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Y- Dược- ĐHTN đã truyền thụ những tri thức khoa học cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Khải Lập- người Thầy đã đặt ra định hướng nghiên cứu, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ y tế, cán bộ quản lý sinh viên các trường Đại học Sư Phạm - ĐHTN, Đại học Kỹ Thuật công Nghiệp - ĐHTN, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Cao đẳng Cơ khí luyện Kim Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc BHXH Tỉnh Thái Nguyên, BHXH Thành phố Thái Nguyên, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – ĐHTN đã tạo những điều kiện thuận lợi về thời gian và động viên tinh thần để tôi hoàn thành khóa học này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả Mai Thị Thu Nga MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 NỘI DUNG Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. Khái niệm về các loại bảo hiểm ......................................................................... 3 Các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam................................................................ 3 Bảo hiểm Y tế ở một số nƣớc trên thế giới. ........................................ 6 Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam ....................................................................................... 9 Một số khó khăn trong việc triển khai BHYT HSSV ............... 17 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 2.7. 2.8. 2.9. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 19 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 19 Phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu ................................................... 19 Chỉ tiêu nghiên cứu. ........................................................................................................ 21 Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................................................ 24 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................................... 24 Khống chế sai số ..................................................................................................................... 25 Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................................... 25 Xử lý số liệu .............................................................................................................................. 25 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. 3.2. 3.3. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ...................... 26 Thực trạng sinh viên tham gia BHYT ...................................................... 29 Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT 36 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 41 4.1. 4.2. 4.3. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ...................... 41 Thực trạng sinh viên tham gia BHYT ...................................................... 42 Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT 46 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BH BHXH BHYT CBCNV CBYT Bảo hiểm Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Cán bộ công nhân viên Cán bộ Y tế CĐYT Cao đẳng Y tế CĐCKLK Cao đẳng Cơ khí luyện kim CN Chủ nhiệm CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu ĐHCĐ ĐHSP Đại học cao đẳng Đại học Sƣ phạm ĐHKTCN Đại học Kỹ thuật công nghiệp HSSV Học sinh sinh viên KCB KSK MĐ Khám chữa bệnh Khám sức khỏe Mức đóng QLSV Quản lý sinh viên TSSV SD SV YTTH YTHĐ WHO Tổng số sinh viên Sử dụng Sinh viên Y tế trƣờng học Y tế học đƣờng Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG  Trang Bảng 1.1. Bảng 1.2. Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 Bảng 3.19 Bảng 3.20 Bảng 3.21 Bảng 3.22 Một số kết quả hoạt động bảo hiểm y tế đã đạt đƣợc ................... 14 Tỷ lệ SV các trƣờng đại học, cao đẳng tham gia BHYT............. 16 Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo giới ................................................ 26 Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo dân tộc ........................................ 27 Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo diện chính sách .................. 27 Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế .................................................... 28 Tỷ lệ cán bộ y tế/tổng số cán bộ công nhân viên và SV .............. 28 Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT .................................................................. 29 Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT phân bố theo dân tộc ................ 30 Số lần sử dụng thẻ bình quân trong năm (2006-2008).................. 30 Số lần sử dụng thẻ BHYT để KCB (2008) ........................................ 31 Nơi KCB thƣờng xuyên của sinh viên có thẻ BHYT ................... 32 Cơ sở y tế đƣợc SV lựa chọn khám chữa bệnh BHYT ............... 33 Tình trạng bệnh tật của sinh viên khi mua BHYT ......................... 33 Thực trạng sử dụng quỹ YTHĐ trích từ BHYT học sinh .......... 34 Chất lƣợng dịch vụ y tế .................................................................................... 34 Hiểu biết của sinh viên về quyền lợi khi tham gia BHYT ........ 35 Nguồn cung cấp thông tin cho SV về chính sách BHYT............ 36 Thái độ của sinh viên với việc mua thẻ BHYT ................................ 37 Ý kiến của sinh viên về mức đóng BHYT hiện nay ....................... 37 Ý kiến của SV diện chính sách về mức đóng BHYT hiện nay...... 38 Ý kiến của SV về khả năng đáp ứng nhu cầu KCB cho ngƣời có thẻ BHYT ............................................................................................. 39 Lý do sinh viên không tham gia BHYT ............................................... 40 Nguyện vọng của sinh viên về mức nộp BHYT .............................. 40 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1  Tỷ lệ SV các trƣờng ĐH, CĐ tham gia BHYT...........................  16   Biểu đồ 3.1  Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo giới ........................................  26   Biểu đồ 3.2  Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT ...........................................................  29   Biểu đồ 3.3  Số lần sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh (2008) ........  31   Biểu đồ 3.4  Nơi KCB thƣờng xuyên của sinh viên có thẻ BHYT ...........  32   Biểu đồ 3.5  Nguồn cung cấp thông tin cho SV về chính sách BHYT .......  36   Biểu đồ 3.6  Ý kiến của sinh viên về mức đóng BHYT hiện nay ...............  38   ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong các trƣờng học. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nƣớc, của mỗi gia đình và toàn xã hội [24],[36]. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ đƣợc thể hiện qua nhiều chính sách trong đó có chính sách bảo hiểm y tế học sinh. Những năm qua, bảo hiểm y tế học sinh đã góp phần tích cực trong việc củng cố và phát triển y tế trƣờng học. Mặt khác, bảo hiểm y tế học sinh còn mang tính nhân văn, nhân đạo và cộng đồng với tinh thần tƣơng thân tƣơng ái “Mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình” [26],[39]. Bảo hiểm y tế là phƣơng thức phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng, là biện pháp chi trả tiến bộ, văn minh, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đại đa số ngƣời dân, nhất là ngƣời nghèo, tránh đƣợc nguy cơ đói nghèo phát sinh do viện phí. Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, góp phần thể chế hóa chủ trƣơng “Đầu tƣ bứt phá cho chăm sóc sức khỏe và chuyển dần từ đầu tƣ trực tiếp cho cơ sở y tế sang đầu tƣ trực tiếp cho ngƣời hƣởng thụ thông qua bảo hiểm y tế” [8],[45]. Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Cách thủ đô Hà Nội gần 80km về phía Bắc, Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82km2 với dân số khoảng 1,1 triệu ngƣời. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện). Thái Nguyên còn là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nƣớc với 8 trƣờng đại học, 11 trƣờng cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động. Vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên càng đƣợc các trƣờng và Bảo hiểm xã hội quan tâm hơn [48]. Trải qua hơn 15 năm triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho học sinh, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, bảo hiểm y tế đã mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, sinh viên khi tham gia. Với số lƣợng lớn sinh viên nên vấn đề tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ mang tính chất xã hội, tính chất nhân đạo mà còn góp phần quan trọng chăm lo sức khỏe và tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt. Việc triển khai và phát triển bảo hiểm y tế trong sinh viên có mối quan hệ mật thiết tới sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT. Nghiên cứu vấn đề trên sẽ phát hiện đƣợc các thông tin quan trọng giúp cho việc cải thiện chất lƣợng công tác triển khai bảo hiểm y tế trong sinh viên của các trƣờng đại học, cao đẳng nói chung và nói riêng ở khu vực Tỉnh Thái Nguyên. Với những lý do nhƣ trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trƣờng đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)”. Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu những vấn đề sau: 1. Mô tả thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên. 2. Tìm hiểu sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về bảo hiểm y tế. Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm về các loại bảo hiểm * Bảo hiểm Bảo hiểm là hoạt động thể hiện việc ngƣời bảo hiểm đứng ra cam kết, bồi thƣờng theo qui luật thống kê cho ngƣời đƣợc bảo hiểm với điều kiện ngƣời tham gia bảo hiểm nộp một khoản phí cho ngƣời bảo hiểm [43]. * Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc bị giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quĩ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của ngƣời lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội [4], [43]. * Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm mà cơ quan bảo hiểm chi trả các chi phí y tế do các nguyên nhân hoặc tai nạn đã đƣợc bảo hiểm cho ngƣời đƣợc bảo hiểm y tế khi ngƣời đƣợc bảo hiểm y tế bị ốm đau [43]. 1.2. Các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam 1.2.1. Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội của Nhà nƣớc nhằm tạo lập quỹ tập trung trợ giúp cho ngƣời lao động bao gồm các chế độ trợ cấp sau: hƣu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, dƣỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đặc trƣng cơ bản của bảo hiểm xã hội: - Bảo hiểm cho ngƣời lao động trong và sau quá trình lao động. - Bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến thu nhập nhƣ: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . . . mà những rủi ro này làm cho ngƣời lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. - Ngƣời lao động và chủ sở hữu lao động phải có nghĩa vụ đóng góp hình thành quỹ bảo hiểm xã hội. - Các hoạt động bảo hiểm xã hội theo luật định và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Nguồn hình thành quỹ: đƣợc đóng góp từ ngƣời sử dụng lao động (15% quỹ lƣơng) và ngƣời lao động (5% mức lƣơng). Phần còn lại đƣợc lấy từ Ngân sách nhà nƣớc và các nguồn khác [3],[43]. 1.2.2. Bảo hiểm Y tế Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau. Hiện tại, chế độ bảo hiểm y tế ở Việt nam có 2 loại hình chủ yếu là: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện [3],[43]. * Bảo hiểm y tế bắt buộc: Lúc ban đầu chế độ BHYT bắt buộc đƣợc áp dụng cho một số nhóm đối tƣợng, chủ yếu là công chức Nhà nƣớc, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp. Sau đó, đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc đƣợc chia thành 13 nhóm cơ bản. Mức đóng và phƣơng thức đóng góp của các nhóm khác nhau cũng có sự khác nhau: 3% tiền lƣơng, tiền công, tiền trợ cấp, tiền tuất, tiền học bổng; 3% mức tiền lƣơng tối thiểu; mức cố định là 60.000đ/ngƣời/năm [3], [43]. * Bảo hiểm y tế tự nguyện: Theo qui định hiện hành, mọi đối tƣợng đều có thể tham gia BHYT tự nguyện. Trong thời gian qua, có những nhóm đối tƣợng sau đây tham gia BHYT tự nguyện: học sinh, sinh viên, hội viên hội đoàn thể, các thành viên trong hộ gia đình ở nông thôn và ở thành thị, thân nhân ngƣời lao động. Mức phí BHYT tự nguyện đƣợc xác định trên nguyên tắc phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giá dịch vụ y tế, xác suất ốm đau của ngƣời tham gia và bảo đảm cân đối thu chi quĩ BHYT. Cơ quan Bảo hiểm xã hội xây dựng các đề án xác định mức phí bảo hiểm y tế cho từng loại hình BHYT tự nguyện [3], [43]. 1.2.3. Bảo hiểm thƣơng mại Bảo hiểm thƣơng mại còn đƣợc gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh, đƣợc hiểu là sự kết hợp giữa những hoạt động kinh doanh với việc quản lý rủi ro. Về bản chất, bảo hiểm thƣơng mại là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít ngƣời có khả năng cùng gặp một loại rủi ro, dựa vào quỹ chung bằng tiền, đƣợc xây dựng trên cơ sở sự đóng góp của nhiều ngƣời có khả năng gặp tổn thất đó, thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm. Bảo hiểm thƣơng mại có thể chia thành hai loại là: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ [43]. * Bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thỏa thuận khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến sinh mạng và sức khỏe của con ngƣời. Các đặc trƣng cơ bản của bảo hiểm nhân thọ là: - Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại hợp đồng dài hạn với mức phí bảo hiểm không thay đổi trong suốt thời hạn bảo hiểm. - Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm duy nhất có thể chi trả cho dù có rủi ro hay không rủi ro xảy ra. - Công ty bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm đều phải tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Tuân thủ nguyên tắc quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm. - Mức độ rủi ro của bảo hiểm tăng theo độ tuổi của ngƣời đƣợc bảo hiểm. - Kết thúc hợp đồng với sự kiện chết của ngƣời đƣợc bảo hiểm. Các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ: bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm niên kim [43]. * Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm phi nhân thọ là các nghiệp vụ bảo hiểm thƣơng mại khác không thuộc phạm vi bảo hiểm nhân thọ. Tùy theo từng đặc trƣng riêng của đối tƣợng bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc phân thành nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với ngƣời thứ ba, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển, bảo hiểm hàng không, các loại bảo hiểm con ngƣời phi nhân thọ [43]. 1.3. Bảo hiểm Y tế ở một số nƣớc trên thế giới * BHYT ở Đức: BHYT theo luật định chiếm khoảng 90% dân số (trong đó có BHYT bắt buộc gồm ngƣời lao động và hƣu trí có thu nhập 47.700euro). BHYT xã hội Đức dựa trên nguyên tắc thống nhất, cơ chế tự quản, ngƣời bệnh hƣởng trực tiếp các dịch vụ y tế, có sự cạnh tranh về đối tƣợng tham gia giữa các quĩ bảo hiểm y tế. Bệnh nhân BHYT cùng đóng góp chi phí cho một số dịch vụ nhất định. Trẻ dƣới 18 tuổi đƣợc miễn cùng chi trả, trừ trƣờng hợp chi phí về nha khoa và chi phí đi lại; nhóm thu nhập thấp và bệnh mãn tính miễn cùng chi trả và tiền bệnh nhân cùng chi trả không vƣợt quá 2% thu nhập năm của họ [28], [50]. * BHYT ở Hàn Quốc: Có 3 loại hình BHYT khác nhau gồm: BHYT cho công chức, giáo viên và ngƣời phụ thuộc (10,4% dân số); BHYT cho ngƣời lao động trong ngành công nghiệp và ngƣời phụ thuộc (36% dân số); BHYT cho ngƣời lao động tự lập (50,1% dân số); đến năm 1998 chƣơng trình Medicaid (trợ cấp y tế miễn phí) bao phủ 3,5% dân số còn lại. Hàn quốc chỉ mất 12 năm bắt đầu từ năm 1977 đến năm 1989 để mở rộng BHYT xã hội tới toàn bộ dân số. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, chế độ chính quyền quân sự, cùng với mô hình bảo hiểm đa dạng dựa trên nhiều tổ chức bảo hiểm tách biệt cho từng loại lao động khác nhau trong nền kinh tế, tất cả những điều này đã góp phần mở rộng nhanh chóng BHYT tại Hàn quốc [32]. * BHYT ở Pháp: BHYT ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền kể cả những ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này. Tất cả mọi ngƣời đều có thẻ khám bệnh, trẻ em trên 16 tuổi thì có thẻ riêng, trƣớc đó đăng ký trên thẻ của cha mẹ. Hiện nay, ngƣời dân đi khám bệnh hoặc mua thuốc hầu nhƣ không phải trả tiền ngoại trừ các khoản đóng góp bắt buộc bắt đầu áp dụng từ năm 2005: nhƣ chuyển từ chế độ miễn phí hoàn toàn sang chế độ đóng góp - mỗi lần khám bệnh phải trả 1euro, mỗi lọ thuốc sẽ đóng 0,5euro...; đặt ra chế độ bác sỹ theo dõi; chế độ khám chữa bệnh hay mua thuốc của bệnh nhân [38] [42]. * BHYT ở Philippines: BHYT tự nguyện ở Philippines thực hiện với các đối tƣợng: ngƣời lao động tự do và ngƣời nghèo. Các văn phòng Khu vực, Văn phòng các vùng đều có bộ phận “phát triển hội viên”- Đây là bộ phận có nhiệm vụ chính trong việc tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện cho dân cƣ trong địa bàn phụ trách. Nhà nƣớc mua thẻ BHYT cho ngƣời nghèo nhƣng do phụ thuộc vào kinh phí (của Trung ƣơng và địa phƣơng) nên hiện tại mới có khoảng 5 triệu ngƣời nghèo đƣợc mua BHYT trong số gần 35 triệu ngƣời nghèo của Philippines (chiếm khoảng 1/7). Do vậy, số ngƣời nghèo còn lại cùng với các bộ phận dân cƣ khác phải tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Tổ chức triển khai bảo hiểm y tế chủ yếu thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, bằng tờ gấp, các hội nghị,... việc cán bộ xuống dân rất hạn chế do không đủ cán bộ. Chính quyền các cấp giữ vai trò quan trọng đối với quá trình tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện, bằng các văn bản chỉ đạo của chính quyền các cấp khẳng định chính sách BHYT xã hội do Nhà nƣớc tổ chức và thực hiện để nhân dân yên tâm tham gia. Mặt khác, giá dịch vụ y tế ở Philippines khá cao cũng là yếu tố tác động quan trọng đối với việc tham gia bảo hiểm y tế ngƣời dân [44]. * BHYT ở Thái Lan: BHYT cho đối tƣợng là ngƣời lao động làm công ăn lƣơng trong các doanh nghiệp từ 1 lao động trở lên (khoảng 7 triệu ngƣời), tỷ lệ đóng là 4,5% trong đó Nhà nƣớc đóng 1/3, chủ sử dụng đóng 1/3 và ngƣời lao động đóng 1/3. Phƣơng thức thanh toán chi phí trong khu vực này là khoán định suất. Còn lại 46 triệu dân đƣợc hƣởng chế độ theo chƣơng trình “Chăm sóc sức khỏe toàn dân”. Theo chế độ này mỗi ngƣời đƣợc cấp 1 thẻ và mỗi lần đi khám bệnh hoặc vào nằm viện đều phải nộp 30 baht- còn gọi là “chƣơng trình 30 baht”. Phƣơng thức thanh toán là khoán định suất đối với ngoại trú bằng 55% quĩ và theo nhóm chẩn đoán đối với nội trú bằng 45% quĩ. Thái Lan đang phải đối mặt với một loạt thách thức nhƣ sự lạm dụng BHYT, chi phí quá tăng, hệ thống quản lí phân tán, sự khác biệt khá lớn về quyền lợi giữa các khu vực, các đối tƣợng. Hiện tại, Thái Lan áp dụng phƣơng thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất và đang tích cực triển khai phƣơng thức thanh toán theo chẩn đoán [27], [42]. * BHYT ở Trung Quốc: BHYT ở Trung Quốc có hai loại: BHYT ở nông thôn (hợp tác y tế nông thôn) và BHYT ở thành phố (bảo hiểm cho nhân viên nhà nước; bảo hiểm cho các xí nghiệp nhà nước; bảo hiểm cho những người ăn theo công nhân xí nghiệp; bảo hiểm cho các xí nghiệp tuyến quận, huyện; BH cho các xí nghiệp tuyến xã, phường; bảo hiểm cho những người ăn theo công nhân địa phương). Có hơn 400 triệu ngƣời (40% dân số) đƣợc bảo hiểm y tế tại Trung Quốc. Cụ thể nhƣ sau: 22 triệu nhân viên nhà nƣớc, 71 triệu công nhân xí nghiệp quốc doanh và 55 triệu ngƣời ăn theo, 136 triệu công nhân các xí nghiệp cấp huyện và 97 triệu ngƣời ăn theo, 30 triệu nông dân trong các hợp tác xã y tế nông thôn. Trong số 40% dân số đƣợc bảo hiểm y tế chỉ có 20% đƣợc bảo hiểm tƣơng đối đầy đủ, 20% còn lại chỉ đƣợc bảo hiểm một phần. Vấn đề làm thế nào để mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế cả thành phố và nông thôn vẫn còn là một câu hỏi chƣa có câu trả lời cụ thể. Trung Quốc xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân theo lộ trình đến 2011: Từ năm 2010, trên 90% ngƣời dân sẽ đƣợc nhận hỗ trợ 120 nhân dân tệ mỗi ngƣời để tham gia bảo hiểm y tế. Đồng thời xây dựng một hệ thống sản xuất và phân phối các thuốc chủ yếu, nâng cấp các trung tâm y tế vùng sâu vùng xa cũng nhƣ thu hẹp khoảng cách về chất lƣợng giữa thành thị và nông thôn [30],[32]. 1.4. Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam Bảo hiểm y tế Việt Nam là một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, chính sách BHYT chính thức đƣợc thực hiện theo nghị định 299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế đánh dấu sự ra đời của BHYT ở nƣớc ta [19]. Điều lệ BHYT đã ban hành trƣớc đây có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, là tiền đề cho việc mở rộng phát triển BHYT ở nƣớc ta trong những năm tiếp theo. Trải qua hơn 15 năm thực hiện, BHYT đã chứng minh sự cần thiết và từng bƣớc trở thành một nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội. Các chính sách BHYT đã có những bƣớc phát triển đáng kể và đang dần đƣợc hoàn thiện về cơ sở pháp lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc, đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong từng giai đoạn. * Những thay đổi về chính sách BHYT qua các giai đoạn Giai đoạn 1: từ năm 1992 đến 28/9/1998. Giai đoạn này hệ thống BHYT ở Việt Nam đƣợc tổ chức và quản lý theo qui định của Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) và điều lệ BHYT. Bảo hiểm y tế Việt Nam đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. Đây là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm huy động sự đóng góp của các nhân, tập thể và cộng đồng xã hội vừa để tạo nguồn ngân sách y tế ổn định theo cơ chế trả trƣớc, vừa là một hoạt động mang tính nhân đạo, nhiều ngƣời giúp một ngƣời khi bị ốm đau phải khám và điều trị [3]. Tuy nhiên do cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ thống BHYT Việt Nam nên trong quá trình thực hiện nảy sinh một số tồn tại cơ bản là: - Quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT chƣa đƣợc đảm bảo thống nhất trong cả nƣớc. Một số tỉnh, thành phố tự ý đặt ra những qui định riêng trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008).doc
Tài liệu liên quan