Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phương pháp nghiên cứu:
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất- xuất khẩu cà phê của Việt Nam
I. Một số lý thuyết kinh tế áp dụng vào sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1. Lý thuyết về thương mại quốc tế
1.1 Thương mại trên cơ sở lợi thế tuyệt đối
1.2 Thương mại trên cơ sở lợi thế so sánh.
Như vậy, theo các lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo thì bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và có lợi.
2 Học thuyết về chi phí cơ hội
2.1 Học thuyết chi phí cơ hội với đường sản xuất cố định
2.2 Đường giới hạn sản xuất với chi phí tăng lên
2.3 Đường chi phí cơ hội và giá cả hàng hoá tương quan
3 Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất – xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
3.1 Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên.
3.2 Lợi thế về lao động rẻ
II. Vai trò của sản xuất-xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1. Lịch sử phát triển cây cà phê thế giới và Việt Nam
1.1 Lịch sử phát hiện ra cây cà phê
1.2 Lịch sử và quá trình phát triển cây cà phê ở Việt Nam
2. Vị trí, vai trò của sản xuất- xuất khẩu cà phê với nền kinh tế
2.1 Vai trò của sản xuất –xuất khẩu
2.2 Vị trí của sản xuất- xuất khẩu cà phê
III- Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Về khí hậu:
1.2. Về đất đai:
2. Điều kiện kinh tế xã hội:
3. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo ra nhiều thuận lợi và thách thức.
Chương II- Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
I - Tổng quan về thị trường xuất khẩu cà phê thế giới
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới
1.1 Tình hình sản xuất
1.2 Về giá cả.
1.3 Thị trường tiêu thụ cà phê
Italia
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ
2.1 Cung cà phê thế giới
2.2. Cầu cà phê thế giới
2.3 Công tác chế biến sản phẩm
II- Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1. Sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu
1.1 Những kết quả đã đạt được:
1.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của nước ta .
2.1 Đánh giá chất lượng cà phê vối
2.2 Chất lượng cà phê xuất khẩu:
3. Thực trạng chất lượng và giá cả cà phê Arabica Việt Nam .
4. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê.
4.1 Kinh doanh cà phê trên thị trường quốc tế
4.2. Tình hình kinh doanh,xuất khẩu cà phê ở Việt Nam .
4.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam
5. Những tồn tại và thách thức với xuất khẩu cà phê
Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của việt nam
I Phương hướng
1. Phải nâng cao khả năng cạnh tranh
2. Đa dạng hoá thị trường tiêu thụ
3. Coi trọng xuất khẩu nội địa.
4. Đẩy mạnh lộ trình hội nhập để tạo điều kiện xuất khẩu nông sản trong đó có xuất khẩu cà phê.
II- Một số Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1. áp dụng đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và chế biến cà phê
1.1 áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất.
1.2. Nâng cao năng lực chế biến cà phê
2. Phấn đấu hạ giá thành ở cả khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến cà phê.
2.1. Phấn đấu hạ giá thành trong khâu sản xuất.
2.2. Hạ giá thành trong khâu chế biến.
3. Đa dạng hoá sản phẩm ,mẫu mã ,bao bì ,tăng cường các hoạt động tiếp thị.
3.1 Đa dạng hoá sản phẩm,mẫu mã,bao bì.
3.2 Tăng cường công tác tiếp thị.
4. Xây dựng các doanh nghiệp cà phê đạt tiêu chuẩn ISO về quản lý chất lượng sản phẩm.
5. Tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.Coi trọng thị trường trong nước,đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
5.1 Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
+ Thị trường Mỹ
+ Thị trường Pháp
+ Thị trường Nhật
+ Một số thị trường khác
5.2 Khuyến khích tiêu thụ trong nước,coi trọng nhu cầu khách du lịch.
6. Hoàn thiện thêm việc tổ chức quản lý xuất khẩu cà phê.
7. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê trong những năm đầu hội nhập
7.1 Tiếp tục hoàn thiện các chủ trương chính sách
+Chính sách đầu tư.
+ Cải tiến chính sách đầu tư:
+ Cải tiến chính sách thuế:
+ Cải tiến chính sách tiêu thụ sản phẩm:
+ Cải tiến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
+ Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu:
- Chính sách tín dụng xuất khẩu:
+ Chính sách trợ cấp xuất khẩu:
7.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:
III- Một số kiến nghị sau khi hoàn thành luận văn.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sta – Việt Nam ( Fob ) : 1,80USD / kg
Như vậy , cấp loại chất lượng khác nhau dẫn đến sự chênh lệch giá đáng kể , nên đòi hỏi kiểm tra chất lượng cà phê Arabica rất chặt chẽ và các yếu tố chất lượng rất cao .
Đối với cà phê Robusta có thể chấp nhận được với kết quả thử nếm không bị mốc ; không lên men ; không có mùi vị lạ ( hoá chất ,dầu ,khói .v.v…). Nhưng với cà phê Arabica ngoài những đòi hỏi nêu trên , nó cần thể hiện được đặc trưng về hương vị ; thể chất ; độ acid ,với cường độ gây cảm giác hấp dẫn .Một nguyên nhân nào đó làm mất đặc trưng này thì không còn giá trị của chất lượng Arabica và tất nhiên khách hàng không thể chấp nhận .
Chính vì vậy mà giám định chất lượng càphê Arabica chặt chẽ hơn và nhiều yếu tố phức tạp .
Giám định cà phê Robusta có thể chỉ căn cứ vào các yếu tố cơ lý nhưng cà phê Arabica thì bắt buộc phải có kết quả thử nếm . Thử nếm còn xác định được mức chất lượng để định giá bán tương ứng của từng lô hàng .
Giám định cà phê Arabica đòi hỏi kiểm nghiệm viên phải có trình độ tay nghề cao để đánh giá chuẩn xác.
3. Thực trạng chất lượng và giá cả cà phê Arabica Việt Nam .
+ Đặc điểm sinh thái :
Cà phê Arabica có những đòi hỏi khắt khe hơn cà phê Robusta
+ Đất đai :
Cà phê Robusta là loài cây phàm ăn .Cà phê Arabica ngoài yếu tố cơ lý còn đòi hỏi đất màu mõ , dinh dưỡng cao . Đất kém màu mõ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đén chất lượng sản phẩm , nhất là trường họp thiếu vi lượng .
+ Điều kiện khí hậu :
Khác với Robusta , Arabica thích hợp với khí hậu mát mẻ vào khoảng 19-22 độ C , không thích hợp với vùng nóng ẩm có nền nhiệt độ cao trên 24 độ C.
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh :
Đại bộ phận các giống Arabica có năng suất cao , chất lượng tốt , thường bị sâu bệnh nặng .
Do những đặc điểm sinh thái nói trên nên việc sản xuất cà phê Arabica ở Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế
Những vùng đất màu mỡ như cao nguyên miền Trung và Đông Nam Bộ , nhưng lại là vùng có khí hậu nóng ẩm ; nền nhiệt độ cao không thích hợp với cà phê Arabica . Sản xuất cà phê Arabica hiện nay chủ yếu là các tỉnh phía Bắc , nơi có khí hậu thích hợp cà phê Arabica lại hầu hết là những vùng đồi núi đất bạc màu ; nghèo dinh dưỡng .
Về giống : Cà phê đưa vào Việt Nam trồng thăm dò đầu tiên vào năm 1857 tại Quảng Bình là giống cà phê Arabica ( chè ) từ châu Phi ; khi sản xuất đại trà vào những năm 30 – 40 đều là những giống hảo hạng Bourbon ; Moka ; Typica , đén thập niên 60 – 70 giống arabica Việt Nam rất phong phú . Ngoài những giống có hương vị nổi tiếng trên còn nhập nội hàng loạt các giống mới từ Quy Ba ; Cattura ; Mundonovo ; Catuai.v.v… nhưng tất cả đều lần lượt thất bại vì sâu bệnh nặng .
Ngày nay mới chỉ có một giống tồn tại đượcđó là Catimo . Đây là kết quả nhập nội ; chọn lọc và tiếp tục lai tạo thành công của Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên .
Theo kết quả nghiên cứu của tiến sỹ Hoàng Thanh Tiệm – Viện trưởng cà phê A-Catimo là giống có khả năng kháng bệnh rĩ sắt ( Hemilein Vas Tatrix ) .
Catimo F6 có đặc điểm thấp cây tán bé ; lóng đốt ngắn và khả năng phân cành thứ cấp nhiều và rất thích hợp với mật độ trồng dày . Đây là đặc điểm nông học hết sức quan trọng .
Về phẩm chất hạt của giống Catimo F6 tại một số vùng đã trồng cho thấy trọng lượng 100 hạt và tỉ lệ hạt trên sàng N.16 .đều cao hơn hẳn các giống Borbon ; Catura . Đặc biệt trong điều kiện trồng ở Sơn La trong lượng 100 hạt đã đạt tới 16,2 gr / 100 hạt , ở các nơi khác đều đạt 13,5 gr / 100 hạt ( Báo cáo của tiến sỹ Hoàng Thanh Tiệm – 1995 )
Qua theo dõi kiểm tra chất lượng từng container hàng hoá ; kết hợp với sự hợp tác giúp đỗ của các cơ sở sản xuất ; các nhà xuất khẩu từng địa phương ; sự hợp tác trao đổi với các chuyên gia chất lượng của nhiều nước trên thế giới chúng ta có thể đánh giá tổng quát như sau :
Qua 4 mùa xuất khẩu , sản phẩm cà phê Arabica ngày càng tăng . Nếu niên vụ 96-97 chỉ xuất khẩu 3 container ; thì niên vụ 99-2000 đã xuất hiên 140 cntainer :
Niên vụ 96-97 : 54 tấn
Niên vụ 97-98 : 1100 tấn
Niên vụ 98-99 : 2300 tấn
Niên vụ 99-2000 : 2500 tấn
Năm 1997 chỉ có 2 khách hàng mua thăm dò với 03 container .
Năm 1999-2000 đã có 17 khách hàng đến khảo sát tìm hiểu và trong đó đã có 12 khách hàng đã tiêu thụ .
Như vậy sản phẩm cà phê Arabica Việt Nam đã được thị trường tiêu thụ chấp nhận .
Điều đó thể hiện những nỗ lực phấn đấu của nước ta đã có hiệu quả bước đầu .
Tuy nhiên so với yêu cầu của thị trường và so sánh với chất lượng Arabica của thế giới thì ArabicaViệt Nam còn nhiều mặt yếu kém .
Trước hết về mặt cơ lý : kích thước hạt bé,độ đồng đều kém,trọng lượng 100 hạt thấp dưới 13gr . Gần đây cà phê Arabica ở các tỉnh từ Nghệ An trở ra đều có nhiều chấm nâu trên bề mặt hạt,một biểu hiện thiếu vi lượng , cà phê xô có nhiều lỗi từ 25-30% .
Nếu chọn lọc để xuất khẩu đuợc thì chỉ sử dụng được 70-75% và cũng chỉ một số khách hàng tiêu thụ được,số còn lại bị loại bỏ hoặc tiêu thụ nội địa.
Chất lượng nước uống : Tất cả cà phê xô đều bị men,hương vị kém đặc trưng , nhạt , có trường hợp có mùi phenol ( hoá chất ) , có vị đắng gắt .
Nhận xét của khách hàng :
Tháng 11/1998 : 06 chuyên gia thử nếm của Nestle , Đức , Pháp , Tây Ban Nha thử nếm 5 mẫu cà phê của Quảng Trị , Phủ Quỳ , Sơn La chỉ có 1 chuyên gia chấp nhân 01 mẫu cà phê Quảng Trị .
Gần đây , tháng 2/2000 chuyên gia các hãng lần lượt đến Hà Nội thử nếm cùng Cafecontrol : Coca Cola Nhật ; Misui ; Coca Cola Brazil ; Marubeni v.v…họ đều không chấp nhận mẫu cà phê arabica các vùng sản xuất Việt Nam . Theo nhận xét của họ : hương kém , vị thiếu độ chua đặc trưng của các acid hữu cơ , nghĩa là hương vị kém hấp dẫn .
Nhận xét của chuyên gia chất lượng Taloca cho rằng : Arabica Việt Nam chất lượng không đồng nhất .
Cafecontrol đã gửi nhiều mẫu đến khách hàng đánh giá nhưng đều không được chấp nhận .
Thực tế cho rằng chất lượng cà phê Arabica Việt Nam đến với thị trường còn đầy khó khăn.
*Tóm lại :
Những năm qua xuất khẩu Arabica tuy có tăng lên nhưng hiệu quả còn hết sức hạn chế . Để xuất được một lô hàng phải tái chế loại bỏ từ 25-30% hạt lỗi ; chất lượng sản phẩm vừa không đồng nhất vừa không ổn định , kích thước hạt bé, trọng lượng hạt thấp , nước uống kém hấp dẫn. Vì vậy rất ít khách hàng ưa chuộng . Nếu kéo dài tình trạng chất lượng này thì chưa thể cạnh tranh nổi với các nước xuất khẩu cà phê arabica trong khu vực và thế giới .
Theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) 4193 –1993 do bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành theo quyết định số 38\ Quyết định ngày 09\ 02\ 1993 cà phê nhân được chia thành ba chất lượng : R1 ,R2A ,R2B. Có thể đánh gía chất lượng cà phê xuất khẩu dựa theo các chỉ tiêu quy định trong TCVN 4193-1993 như sau:
Bảng 8: Chỉ tiêu chất lượng cà phê theo tiêu chẩn 4193-1993
Tên chỉ tiêu chất lượng
Mức chất lượng
R1
R2A
R2B
1.Dạng bên ngoài
2.Màu sắc
3.Mùi vị
-Hạt phải sạch vỏ lụa(*)
-Màu tự nhiên của mỗi giống
-Mùi đặc trưng
4. Hàm lượng cafein theo % chất khô,không ít hơn
1% min
1 % min
1%min
5. Độ ẩm: tính theo %khối lượng không lớn hơn
13% max
13%max
13%max
6.Tỷ lệ tạp chất tính theo %khối lượng không lớn hơn
0,5% max
1% max
2% max
7. Tỷ lệ hạt bị lỗi ,tính theo % khối lượng ,không lớn hơn:
Trong đó tỷ lệ hạt đen tính theo phần trăm khối lượng không lớn hơn.
5% max
1% max
10% max
2% max
20% max
5%max
8.Cỡ hạt, tỷ lệ hạt trên sàng ,tính theo % lhối lượng không ít hơn :
-Sàng lỗ tròn
No16/14=f6.3mm/5.6mm
-Sàng lỗ tròn
No14/No12=f5.6mm/4.8mm
-Sàng lỗ tròn
No12/No10=f48mm/40mm
90%/10%min
80%/20%min
80%/20%min
Nguồn: Cây cà phê - Đoàn Triệu Nhạn
(*) Hạt có 1/2 diện tích bóc vỏ lụa trở lên được xem là sạch vỏ lụa.
Tuy đã đặt ra tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng trong thực tế chúng ta thường bán cà phê theo tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng với các chỉ tiêu:
-Thuỷ phần cà phê (độ ẩm)
-Kích cỡ hạt trên sàng
-Tỷ lệ hạt đen vỡ
-Tỷ lệ tạp chất
Tỷ lệ hạt men mốc (theo quy định là không có nhưng tại Việt Nam vẫn chấp nhân là 0,2% )
Cà phê Việt Nam được các chuyên gia thế giới đánh giá là thơm ngon ,có vị thanh ,dịu hơn hẳn cà phê các nước Châu Phi và được xếp trên cà phê của các nước Inđônêxia ,ấn độ .Tuy nhiên đấy chỉ là cà phê chào hàng ,triển lãm quốc tế ,còn thực tế khi xuất khẩu với khối lượng lớn theo từng niên vụ ,từng hợp đồng, từng lô hàng đến các nước chất lưọng lại không ổn định. Tỉ lệ hạt đen,vỡ , teo , lép , mốc và lọt sàng khá lớn , độ thuỷ phân (độ ẩm ) cao quá giới hạn cho phép là 13%, Theo số liệu tổng hợp của trung tâm giám định chất lượng cà phê Việt Nam (VINA CONTROL) thì chất lượng cà phê Việt Nam thể hiện ở số liệu sau .
Bảng 9: Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
(Đơn vị :%)
Cấp hạng cà phê
Niên vụ
94-95
95-96
96-97
97-98
Loai 1(R1)
2
6
7
16
Loại IIA ( R2A)
15
45
60
72
Loại II B ( R2B)
80
44
27
5
Tiêu thụ nội bộ
3
5
6
7
Nguồn :Vina control
Theo báo cáo của Hiệp hội cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) ,mặc dù sản lượng cà phê tăng 54,43% năm 2000 song kim ngạch lại giảm 4,73% . So với các nước xuất khẩu cà phê thì giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn từ 150 –250 USD/ tấn .Nguyên nhân của việc kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta giảm là do giá cà phê thị trường giảm ,nhưng nguyên nhân của việc giá cà phê Viêt Nam giảm thấp hơn giá cà phê cùng loại của các nước khác là do chất lượng cà phê xuất khẩu của ta thấp .Ước tính hàng năm thiệt hại do chất lượng cà phê thấp khoảng trên dưới 50 triệu USD. Đây là một tổn thất rất lớn đối với ngành cà phê nươc ta .(Xem bảng 10)
Bảng 10 : Giá cà phê Việt Nam và giá cà phê thị trường thế giới
từ năm1990-2001
Năm
Giá trong nước
Giá xuất khẩu
Giá thế giới
Robusta
A rabia
1990
776
1032
1212
1829
1991
601
816
1098
1607
1992
612
788
962
1245
1993
797
903
1179
1468
1994
1642
1873
2639
3158
1995
2173
2411
2789
3211
1996
1404
1481
1820
2635
1997
1218
1260
1775
3670
1998
1517
1601
1935
3425
1999
1117
1213
1466
2313
2000
629
701
915
2018
2001
347
414
524
1227
2002
398
427
560
1350
QuýI/2003
420
450
656,3
1509
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Ngày 08\11\ 1999 ( Bắt đầu niên vụ 1999 – 2000) , Hiệp hội cà phê- Ca cao Việt Nam tổ chức hội thảo đã cho rằng :
“…Bởi sản xuất cà phê thế giới cung đã vượt quá cầu ,cà phê Việt Nam đang đứng trước một thách thức hết sức lớn về chất lượng để cạnh tranh và tồn tại .Tương lai cà phê Viêt Nam chất lượng vẫn là sống còn …”
Hội thảo đã được giới báo chí địa phương quan tâm mô tả ý nghĩa của nó như hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai chi quan tâm đến số lượng xuất khẩu .
Trong điều kiện tình hình công nghệ chế biến của Việt Nam như hiện nay thì thua thiệt về giá cả do chất lượng kém là điều cà phê đã đầu tư công nghệ chế biến hiện đại hơn trong những năm gần dâychưa giải quyết tốt khâu chế biến .Hơn nữa phần lớn sản lượng cà phê nước ta do các hộ sản xuất ra ,do vậy nâng cao chất lượng cà phê không phải chỉ đầu tư công nghệ chế biến từ các doanh nghiệp là đủ mà chính người nông dân trực tiếp sản xuất mới đóng vai trò quyết định hàng đầu trong việc nân cao chất lượng .
Hiện nay ĐăkLăk có tổng diện tích hơn 200 ngàn ha cà phê với tổng sản lượng 260 ngàn tấn /năm thì có khoảng 70% diện tích này nằm trong nhân dân . Số còn lại tuỳ thuộc vào doanh nghiệp Nhà nước quản lý nhưng thực tế cũng đều do các hộ nông dân nhận khoán vườn cây trực tiếp sản xuất và giao nộp sản phẩm .Vì thế ,phần lớn cà phê tham gia vào thị trường xuất khẩu đề do chính bàn tay nông dân đảm nhận từ khâu đầu đến khâu cuối cùng (thu hoạch –chế biến – bảo quản).Thế nhưng do tập quán canh tác và nhận thức hiện nay còn mang tính “ăn sổi ở thì “nên rất nhiều người sản xuất chỉ quan tâm đến sự giao động của giá cả thị trường .Nhưng nhiều người còn cho rằng “ chất lượng cà phê ra sao đã có đơn vị xuất khẩu lo ,miễn sao bán được giá là được “.Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu xà kiẻm nghiệm cà phê (CA PHE CONTROL)thì : chất lượng cà phê do người nông dân sản xuất ra rất thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu ,(trong trường hợp này không loại trừ cả những đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh cà phê), tỷ lệ hạt đen ,hạt mốc ,hạt lên men , hạt màu xanh mực …quá cao so với tiêu chuẩn xuất khẩu .Tiếp đó các mùi lạ cũng xuất hiện ,mùi khói , mùi dầu,mùi hoá chất …sản sinh trong quá trình chế biến .Trong bảo quản đã để độ ẩm cao quá giới hạn cho phép .Những bất ổn trong chất lượng cà phê khiến cho nhiều nhà nhập khẩu e ngại và giảm muacà phê Việt Nam mặc dù vẫn công nhận hương vị của cà phê Việt Nam thuộc hàng đầu thế giới . Tyt nhiên đó mới chỉ là phần nổi .Vì vậy ,dù cho các đơn vị nhập khẩu có gia công chế biến ,phân loại kỹ chăng nữa thì chỉ là biện pháp nhất thời để có hàng xuất khẩu chứ thực tế phẩm chất thật của cà phê được quy định nhay từ công đoạn thu hoạch ,chế biến bảo quản ở mỗi gia đình . Vì vậy đã đến lúc người nông dân phải thực sự thấy rõ việc nâng cao chất lượng cà phê là một yêu cầu cấp bách hiện nay ,không nên phó mặc cho giưoí kinh doanh hay trông chờ vào sự “ăn may” như lâu nay.
4. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê.
4.1 Kinh doanh cà phê trên thị trường quốc tế
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất được buôn bán trên thế giới và đặc biệt quan trọng với nhiều nước đang phát triển. Cà phê cũng giống như rượu vang, là một sản phẩm nông công nghiệp liên quan đến hàng loạt vấn đề về quản lý từ lúc gieo hạt ,ươm cây,cho đến khi tiêu thụ sản phẩm.Cà phê là một trong những hàng hoá quan trọng nhất về mặt kinh tế với các nước đang phát triển chỉ sau dầu mỏ .
Sản lượng cà phê thế giới diễn biến tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện : Khí hậu ,thời tiết , dịch bệnh ,tình hình tiêu thụ , giá cả và cán cân cung – cầu… Những biểu hiện cụ thể như sương giá đã có năm làm giảm nghiêm trọng sản lượng cà phê của Braxin . Hiện tượng Elnino cũng đã tác động mạnh mẽ đến sản lượng cà phê của một số nước Trung Mỹ,Indonexia ,Việt Nam … và đến những năm gần đây giá cả trên thị trường quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất của nhiều nước trên thế giới từ châu Phi , châu Mỹ La Tinh,đến khu vực châu á Thái Bình Dương .
Có thể xem diễn biến sản lượng cà phê Arabica và Robusta trong thời gian 10 năm từ vụ cà phê 1992 /1993 là vụ giá cà phê xuống rất thấp. Qua những vụ cà phê giá bán khá cao cho đến vụ cà phê 2001/2002 là vụ giá cà phê xuống đến mức kỷ lục trong vòng 30năm trở lại đây
Năm 1986 chỉ số giá tổng hợp của ICO đã đạt đến 170.93cents/1bao sau đợt hạn hán nặng ở Braxin năm 1985 .Lúc đó suy giảm mạnh và lượng tồn kho toàn cầu giảm. Điều đó đã dẫn đến sự mở rộng đáng kể diện tích cà phê cho đến nửa sau của những năm 1990 giá lại xuống và đến năm 1999 gía lại xuống lên tục chỉ còn 44.24cents/1bao vào tháng 11/2001 . Giá thấp đã dẫn đến đời sống cực kỳ khó khăn cho người trồng cà phê ở nhiều nước .Theo ngân hàng thế giới có 25 triệu người sản xuất nhỏ ở Châu Phi, Châu á và Châu Mỹ La Tinh ,dựa vào cà phê là nguồn thu nhập chủ yếu . Những người trồng cà phê này kéo theo 125 triệu người với cách tính bình quân mỗi hộ có 5 nhân khẩu ở nông thôn . Cả trực tiếp và gián tiếp có khoảng 500 triệu người có cuộc sống dựa vào cây cà phê ở các nước đang phát triển.Tình hình giá thấp hiện nay là kết quả của việc mở rộng sản xuất mấy năm trước đây đậc biệt là sự mở rộng diện tích của Braxin . Trên 5tỷ cây cà phê đã được trồng và đưa vào king doanh trong đó có một lượng không nhỏ là cà phê Robusta.Diện tích cà phê mới trồng này sẽ dẫn đến sản xuất dư thừa trong một thời gian dài.
Vụ cà phê 2001/2002 sản lượng cà phê thế giới đạt 109,8 triệu bao giảm 5,8 triệu bao so với vụ 1999/2000 .Trong khi đó cà phê Robusta tăng nhẹ từ 45,1 triệu bao vụ trước lên 45,3 triệu bao . Còn cà phê A rabica lại giảm từ 70,4 triệu bao vụ trước xuống còn 64,6 triệu bao .Trong thời gian qua do sự khủng hoảng dẫn đến giá thấp , cà phê ở nhiều nơi đã giảm sản lượng vì đầu tư ít cho vườn cà phê . Riêng Braxin sản lượng tăng đột biến vụ 2002/2003 sản lượng cà phê Braxin đạt tới 49,5 triệu bao .Nhưng có thông tin dự đoán tới 52,3 triệu bao . Giá thấp ảnh hưởng đến sản xuất của Braxin ít nhất là có tác động ngắn hạn , người nông dân bỏ không chăm sóc vườn cây , huỷ bỏ một số cây già cỗi , cưa đốn những cây trẻ không đủ thu hoạch trong 2 vụ. Nhưng những cây cà phê đó sẽ sinh trưởng khoẻ và cho thu hoạch vào lúc gía có hy vọng lên cao trở lại . Do đó việc sản xuất hàng năm 40-50 triệu bao cà phê là một tiềm năng của ngành cà phê Brazin chiếm tới 45% tổng lượng toàn cầu làm triệt tiêu những cố gắng làm giảm sản lượng ở các nước khác và luôn luôn đe doạ dẫn đến khủng hoảng cung cấp thừa ở những vụ sau . Sản lượng cà phê vụ 2001/2002 là 109,1 triệu bao thì chỉ tiêu thụ ở mức 105,3 triệu bao .
Khủng hoảng sản xuất thừa cà phê là một áp lực lớn đẩy giá xuống rất thấp đặc biệt là thu nhập cuả ngưòi sản xuất giảm nghiêm trọng . Có sự mất cân đối giữa sự phân chia lợi nhuận và cái phần mà các nước sản xuất nhận được . Trong tổng doanh số bán các sản phẩm cà phê trên toàn cầu là 66 tỉ USD hiện nay thì người sản xuất chỉ được hưởng 5,5 tỉ USD ,chưa được 9%, giảm rất nhiều so với tỉ lệ 40% của năm 1997 ( vào đến những năm 1990 tỉ lệ này là 12 tỉ USD so với 30 tỉ USD tức là vào khoảng 40% ) . Ngay Brazil là nước có một khối lượng sản phẩm khổng lồ nhưng năm 2001 khối lượng xuất khẩu tăng 38% nhưng kim ngạch thu được lại giảm đi 54,5% từ 3,1 tỉ USD xuống còn 1,4 tỉ USD.Tình hình trên cũng tác động rất xấu đến ngành cà phê Việt Nam
4.2. Tình hình kinh doanh,xuất khẩu cà phê ở Việt Nam .
Gần một chục năm trước đây , vào những năm 1994 , 1995 đến 1998 thị trường cà phê Việt Nam được giá cả kích thích trở nên hết sức sôi động . Giá cà phê xuất khẩu đã đạt ở mức bình quân trên dưới 2000 USD/tấn . Giá bán cà phê trong nước đạt tư 20-30 triệu VNĐ/tấn . Người ta xô đi mua đất trồng cà phê , đua nhau buôn bán , xuất khẩu cà phê.Diện tích cà phê tăng lên tăng lên nhanh chóng đến mức không kiểm soát được . Lượng xuất khẩu cũng tăng nhanh hàng năm vào các vụ 1998/1999 ,1999/2000 và 2000/2001 lượng xuất khẩu tăng những bước nhảy vọt .
Vì thế mà thời gian trước đây nhiều người đã chỉ trích Việt Nam coi việc tăng nhanh sản lượng cà phê ở Việt Nam là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng cà phê hiện nay .Và bây giờ theo một số bài báo còn viết Brazil và Việt Nam,hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này đã đẩy thị trường cà phê thế giới đến tình trạng cung vượt cầu và già cả tụt xuống thấp ở mức kỉ lục trong vòng 30 năm trở lại đây .
Sự tăng trưởng về diện tích,sản lượng cà phê ở Việt Nam mang tính tự phát nhiều hơn và có sự mất cân đối giữa sản xuất và chế biến . Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến không theo kịp với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp . Với sản phẩm có chất lượng chưa cao chúng ta đã bán cà phê ra thị trường với giá thấp hơn . Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thu nhập của ngành cà phê Việt Nam mà còn gây lên phản ứng không có lợi cho ta ở một số nước sản xuất cà phê .Đặc biệt là ở Trung Mỹ người ta đã chỉ trích Việt Nam là bán phá giá cà phê . Có nước còn đe doạ kiện Việt Nam trước WTO về việc áp dụng chính sách dumping .Thực ra giá cà phê xuống thấp đã dẫn tới những thua thiệt cho bà con nông dân . Từ chỗ giá cà phê trong nước được chào bán với giá 20,25 thậm chí 30 triệu đồng 1 tấn đến cuối năm 2001 chỉ còn 4500 đồng/1kg nghĩa là chỉ còn xấp xỉ 20%. Điều này làm cho đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn .Vườn cây không còn được chăm sóc như xưa ,nhiều nơi bị bỏ hoang phế dẫn đến sản lượng xụt xuống nhanh chóng.Trong khi đó các nhà xuất khẩu cũng bị thiệt hại lớn vì giá xuống thấp liên tục.Những kho dự trữ lớn là những những nguồn lỗ khổng lồ.Nhiều hợp đồng kí kết bị thiệt thòi vì không phán đoán được giá và nhất là những hợp đồng kí stoploss đã không chốt được giá ở thời điểm có lợi . Thêm vào đó những mặt yếu kém của bản thân ngành cà phê Viêt Nam cũng tăng thêm khó khăn cho ngành . Nhiều cơ sở năng lực kinh doanh ,đội ngũ thu mua ,cung ứng nguồn hàng cho công ty xuất khẩu thiếu tin cậy , một số cầm tiền bỏ chạy và đặc biệt là sự yếu kém về tài chính đã làm cho các công ty không chủ động được trong kinh doanh làm giảm hẳn hiệu quả kinh doanh . Trước những khó khăn to lớn của ngành cà phê, chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp mạnh để”cứu” cho ngành cà phê tồn tại như giãn nợ , tiếp tục cho vay vốn , lãi xuất thấp ưu đãi, thậm chí cả khoanh nợ . Nếu đã từng có những năm ngành cà phê được coi là ngành mang kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước thì lúc này đây ngành cà phê lại là ngành nhiều khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ to lớn hàng ngàn tỷ đồng của ngân sách . Hình ảnh ngành cà phê đã xuống cấp nghiêm trọng trong bức tranh toàn cảnh của nền KTQD.
Để cải thiện tình hình trên cần có những giải pháp đúng đắn , toàn diện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.Trong tình hình khủng hoảng cung cấp dư thừa ,cung vượt cầu quá lớn thì chúng ta chỉ có thể tồn tại,đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh nếu sản phẩm cà phê Việt Nam ,nếu ngành hàng cà phê Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế đủ để bảo hộ quyền lợi của ngành hàng trước một thị trường quốc tế phức tạp , đa dạng này .
4.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam
4.3.1 Chi phí sản xuất
Thực tế thấy rằng Việt Nam là một nước có lợi thế về chi phí nhân công vì gía nhân công ở Việt Nam tương đối thấp.Theo điều tra năm 1997 của Viện Kinh tế nông nghiệp bình quân chung chi phí cho một ha cà phê là 35,592 triệu đồng . Năng suất đạt 34,48 tạ/ha ,giá thành một tấn sản phẩm cà phê nhân là 10.332 đồng .Nếu tính theo nhóm tuổi vườn cây có tuổi từ 4 –10 năm có giá thành từ 10,17 –10,5 triệu đồng /tấn sản phẩm.Như vậy có thể kết luận rằng nếu giá cà phê cứ giữ như giai đoạn 1991 –1995 thì sản xuất cà phê là một ngành sản xuất siêu lợi nhuận, thế nhưng vào thời điểm như cuối năm 2000 thì xuất khẩu cà phê lỗ nặng vì lúc đó giá xuất khẩu xấp xỉ 500 USD /tấn ,tương đương 750.000 đồng /tấn .
Hiện nay trên thế giới có hai loại cà phê hàng hoá được buôn bán phổ biến là:
-Cà phê A rabica với ưu thế trồng ở vùng cao ,có hương vị thơm ngon
-Cà phê Robusta có hàm lượng cafein cao hơn .
4.3.2 Cà phê xuất khẩu ,loại hình sản phẩm
Nước ta hàng năm xuất trên dưới 10 triệu bao cà phê chủ yếu chủ yếu là cà phê Robusta và được xuất dưới dạng nhân sống . Ngoài ra cũng có một lượng nhỏ cà phê Arabica ,và các loại cà phê chế biến như cà phê rang xay,cà phê hoà tan ...
Cà phê Robusta loại R2 Việt Nam (độ ẩm 13% ,tỷ lệ hạt đen ,vỡ 6-8%,tỷ lệ tạp chất 1%)bán với giá tương đương loại cà phê EK4 của Idonesia ,chênh lệch với giá thị trường kỳ hạn Luân Đôn thường từ 200-300USD/tấn)
Từ vụ cà phê 1994/1995 đến cuối quý 1 vụ cà phê 2001/2002 giá cà phê diễn biến từ 2657USD/tấn giảm xuống còn 396,6 USD/tấn tức là còn khoảng 15% .Vụ cà phê 2000/2001 chúng ta đã xuất khẩu 253,161 tấn cà phê hoà tan sang 10 nước trong đó Đài Loan nhiều nhất được 122,87 tấn,rồi cho Ba Lan và Myanmar mỗi nước 36 tấn ,cho Mỹ được 4,6 tấn .Kim ngạch xuất khẩu được 813.927 USD .Tính ra mỗi tâns cà phê hoà tan xuất khẩu được 3461USD/tấn .Bình quân giá cà phê vụ đó là 436,6USD/tấn .Tính ra giá cà phê hoà tan gần bằng 8 lần giá cà phê nhân sống .
Theo ICO tỷ lệ quy đổi 1 kg cà phê hoà tan tương đương 2,6 tấn cà phê nhân sống , tính ra 235,161 tấn cà phê hoà tan tương đương 611,42 cà phê nhân . Giá trị 1 tấn cà phê nhân được chế biến thành cà phê hoà tan là 1.331,2 USD so với giá cà phê nhân xuất khẩu không qua chế biến thì giá trị đã tăng lên gấp trên ba lần (341%) .
Trong vụ 2000/2001 chúng ta đã xuất khẩu 18,746 tấn cà phê rang xay . Theo ICO tỷ lệ quy đổi là 1,19240 tương đương 22,33 tấn cà phê nhân sống.Kim ngạch xuất khẩu thu được 35.950 USD .Giá trị một tấn cà phê rang xay xuất khẩu đạt 1915,9 USD /tấn bằng 4,38 lần giá trị cà phê nhân sống xuất khẩu . Và 22,33 tấn cà phê nhân sống sau khi rang xay xuất khẩu trị giá của nó đạt 1609,9 USD/tấn bằng 4,38 lần giá cà phê nhân sống .
Những con số trên quá nhỏ bé ,hơn 200 tấn cà phê hoà tan với ngót hai chục tấn cà phê rang xay,nhưng những con số đó đã nói lên một điều là qua chế biến giá trị cà phê đã tăng lên nhiều lần .Trong tình hình giá cà phê xuống thấp như hiện nay nếu tiêu thụ được cà phê chế biến hiệu quả sẽ được đảm bảo .Có thể đó là một hướng để tăng năng lực cạnh tranh của cà phê nước ta Về cà phê arabica khối lượng xuất khẩu chưa nhiều ,nhất là khi trên 3000 ha cà phê A rabica bị hại vì sương muối đang phục hồi.Tuy nhiên qua các hợp đồng xuất khẩu cà phê Arabica cũng thấy loại cà phê này cho hiệu quả cao hơn cà phê Robusta .Nhìn chung giá cà phê Arabica xuất khẩu đều cao hơn giá cà phê Robusta trên hai lần
4.3.3 Về chủng loại cà phê còn khá đơn điệu ,không phong phú ,hấp dẫn .
Trước hết là tỷ lệ cà phê Arabica và Robusta chưa hợp lý .Trong khi nước ta có nhiều vùng khí hậu sản xuất được cà phê Arabica có giá trị cao hơn nhưng sản phẩm của ta hầu hết là Robusta giá trị thấp hơn . Vừa qua thế giới khủng hoảng dư thừa cà phê Robusta làm cho chúng ta càng khó khăn .
4.3.4. Chất lượng cà phê chưa cao ,còn nhiều chỗ yếu .
Trước hết ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37003.doc