Đề tài Thực trạng xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta (ứng dụng trong phát triển các dịch vụ marketing cho công ty quảng cáo phước sơn )

MỤC LỤC 1

MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

GIỚI THIỆU 4

PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1. Khái niệm Thương Hiệu. 7

1.1.1. Thương hiệu là gì? 7

1.1.2. Yếu tố cấu thành. 9

1.1.2.1. Xét trên phương diện tổng quát thì thương hiệu được xem có 2 giá trị là lý tính và cảm tính: 9

1.1.2.2. Xét theo các yếu tố cấu thành thương hiệu từ bên trong ra như sau: 10

1.1.2.3. Xét theo góc độ xã hội thương hiệu từ bên ngoài vào như sau: 11

1.1.2.4. Xét theo góc độ cộng sinh trong môi trường sống của thương hiệu thì cần đánh giá các mối quan hệ sau: 12

1.1.3. Một số thuật ngữ liên quan: 12

1.1.3.2. Brand mission: Sứ mạng thương hiệu: 13

1.1.3.3. Brand Measurement: Đo lường thương hiệu: 16

1.1.3.4. Brand image: Hình ảnh thương hiệu: 17

1.1.3.5. Perceived value: Giá trị cảm nhận: 18

1.1.3.6. Brand Equity: Tài sản thương hiệu: 18

1.1.3.7. Co-branding: Hợp tác thương hiệu: 19

1.1.4. Vai trò của thương hiệu trong các DNVVN hiện nay. 19

1.2. Các mô hình xây dựng thương hiệu: 21

1.3. Vai trò của các dịch vụ marketing đối với công tác xây dựng thương hiệu của các DNVVN. 27

1.3.1. Vai trò của quảng cáo 27

1.3.2. Vai trò của PR. 28

1.3.3. Vai trò của bao bì: 30

1.3.4. Tài trợ (Sponsorship) 32

1.3.5. Blog 33

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DNVVN Ở NƯỚC TA 36

2.1. Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ. 36

2.1.1. Khái niệm. 36

2.1.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 36

2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu của các DNVVN, những khó khăn mà họ thường gặp phải. 43

2.2.1. Chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu: 45

2.2.2. Thiếu đầu tư xây dựng, bảo hộ thương hiệu 46

2.2.3. Những số liệu thực tiễn 47

2.3. Thực trạng cung ứng các dịch vụ marketing của công ty Quảng Cáo Phước Sơn cho các DNVVN hiện nay. 49

2.3.1. Công ty Quảng Cáo Phước Sơn. 49

2.3.1.1. Lịch sử hình thành của công ty: 49

2.3.1.2. Đôi nét sơ lược: 50

2.3.1.3. Cơ cấu tổ chức: 51

2.3.1.4. Mục tiêu, phương hướng phát triển. 53

2.3.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ marketing của công ty Quảng Cáo Phước Sơn. 53

2.3.2.1. Môi trường ngành nghề hoạt động: 53

2.3.2.2. Khách hàng: 55

2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh. 55

2.3.2.4. Sản Phẩm: 56

PHẦN 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU PHÙ HỢP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ HIỆN NAY. 57

3.1. Các giải pháp khi nguồn vốn chi cho xây dựng thương hiệu hạn chế . 59

3.2. Phát triển một số dịch vụ marketing cho công ty Quảng Cáo Phước Sơn. 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4458 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta (ứng dụng trong phát triển các dịch vụ marketing cho công ty quảng cáo phước sơn ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất cả các nỗ lực về hợp tác marketing, quảng cáo và khuyến thị đều trở thành vô nghĩa nếu người tiêu dùng đứng trước giá để sản phẩm và từ từ bước qua. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả những chi phí khổng lồ chi cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng với các chương trình marketing và định vị sản phẩm đều trở thành vô ích. Do bao bì chính là phương tiện truyền thông thương hiệu một cách hữu hiệu và bền bỉ nhất nên một điều rất quan trọng là nó phải truyền tải được những trải nghiệm về thương hiệu (brand experience) thông qua tổng thế kết cấu và thiết kế. Bao bì phải là một phần có tác dụng hỗ trợ cho việc thể hiện tổng thể các đặc tính của thương hiệu. Đôi lúc, mục tiêu là tạo ra một logo và hệ thống thiết kế bao bì cho dòng sản phẩm mở rộng bằng cách dựa vào tác dụng của các tài sản thương hiệu hiện có kèm theo việc tạo ra một hình ảnh đặc trưng cho một phân khúc mặt hàng mới. Có thể thấy rằng, việc đầu tư vào các thiết kế bao bì mang lại kết quả tốt hơn việc quảng cáo rất nhiều. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu từ các công ty tư vấn thương hiệu, thống kê từ các tập đoàn và các nghiên cứu độc lập. Các chuyên gia khẳng định rằng thiết kế bao bì, một phần của hệ thống nhận diện thương hiệu, có thể có hiệu quả hơn hẳn 3 chiến dịch quảng cáo và 8 kỳ khuyến mãi mang lại. Elliot Young, chủ tịch Perception Research Services, một công ty đã từng tiến hành hơn 400 nghiên cứu hàng năm về bao bì trong vòng 30 năm qua, cũng đồng ý với khẳng định trên. Các nghiên cứu của ông chứng minh rằng khách hàng cảm thấy hình thức bao bì của sản phẩm dễ nhớ hơn so với các quảng cáo hay khuyến mãi. Ông đã đưa ra kết luận rằng trong các nghiên cứu về người tiêu dùng thì màu sắc của bao bì là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là hình dáng bao bì và sau là logo thương hiệu. Ta thấy rằng, bao bì ngày càng có ảnh hưởng lớn tới việc thành công hay thất bại của một sản phẩm hay một thương hiệu. Các nhà sản xuất nên nhớ rằng Bao Bì là thứ duy nhất hữu hình – mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Như vậy liệu chúng ta có thể kết luận rằng thiết kế bao bì chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu hay không? Tài trợ (Sponsorship) Hoạt động tài trợ được xem như một công cụ marketing và đem lại hiệu quả cao hơn hẳn về nhiều mặt so với việc thiết lập sự nhận biết thương hiệu thông qua quảng cáo. Tuy nhiên việc sử dụng nó để đem lại lợi ích cao nhất là một thách thức lớn cho các nhà quản trị marketing – đó là việc làm cách nào để xây dựng chiến dịch tài trợ đúng đối tượng, đúng thời điểm, sử dụng chi phí hợp lý và, quan trọng nhất là, nằm trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu tập đoàn. Hoạt động tài trợ đã có mặt trong các giải Olympic thể thao quốc tế, cho đến các buổi hoà nhạc lớn, và nó cũng tham gia trong các cuộc thi đấu cấp quận huyện, và dường như không có giới hạn cho việc tài trợ của các DN. Sự thật là, phương thức xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ đã phát triển vượt bậc trong ngành marketing thập niên gần đây. Theo tạp chí Marketing News, tài trợ là một trong những công cụ tiêu tốn nhiều tiền của nhất với hơn 20 tỉ USD năm 2000 so với 4.3 tỉ Usd năm 1990. Nó đã mang tính hợp pháp như là một hoạt động của marketing, song dường như nó vẫn được các DN sử dụng một cách mù mò và chưa có kế hoạch quản lý rõ ràng. Hoạt động tài trợ rất đa dạng và phức tạp bởi vì nó bao hàm một phạm vi rộng lớn các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên. Thông thường nó sẽ được hiểu một cách đơn giản là trả một khoản tiền để được quyền hiện diện tên và logo của công ty bạn lên trên các sân vận động hay nơi tổ chức sự kiện. Nhưng nó cũng rất phức tạp, vì nó phải bao gồm những kế hoạch quảng cáo và hoạt động truyền thông kèm theo, việc tổ chức các sự kiện đặc biệt, quan hệ khách hàng, marketing trực tiếp và sự hỗ trợ của các nhân vật nổi tiếng. Một thách thức nữa của tài trợ là mối quan hệ “vận động hành lang” để biến những hoạt động đó trở thành hoạt động định kì của công ty, vì đây là một quyết định rất khó khăn liên quan đến chiến lược thương hiệu dài hạn và xuyên suốt. Vài trò chính của tải trợ là nâng cao vị thế và uy tín của công ty, và đó là lý do rất nhiều công ty đầu tư khoản tiền khổng lồ cho nó. Hoạt động tài trợ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh thương hiệu, và cùng với sự phức tạp của nó, nó cũng đòi hỏi DN phải có sự chuẩn bị tương ứng về nguồn lực, về các biện pháp đo lường đánh giá, và thực hiện hoạt động tài trợ. Để thực thi thành công một chiến dịch tài trợ đòi hỏi 3 yếu tố cần luôn được ảm hiểu và tuân thủ. Blog Điều gì giúp blog và việc viết blog trở nên hấp dẫn và nó được sử dụng như thế nào. Bạn đọc một ý kiến, bạn viết lời nhận xét và bạn nhận được hồi âm. Mọi việc rất nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy mình có điều muốn nói, bạn có thể tạo blog riêng cho mình. Nó là "Wild West" có nghĩa là không có rào cản để bước vào, mọi người được mời vào và thiết lập một nơi cho mình. Thật ra một bản nghiên cứu do KnowledgeStorm thực hiện với sự cộng tác của Universal McCann được gọi là "Emerging Media Series". Nó nghiên cứu về những phương tiện truyền thông nổi bật và nó ảnh hưởng đến giải pháp kỹ thuật dành cho B2B, 80% số người được hỏi cho rằng họ có đọc blog và hơn phân nửa số người cho rằng họ có ghé vào blog xem mỗi tuần một lần hay nhiều hơn. Phần lớn số người trong cuộc khảo sát có đọc blog (57%) cho rằng nội dung trong blog của những người viết blog chuyên nghiệp thì đáng tin cậy hơn cả những phương tiện truyền thông truyền thống. Điểm phàn nàn chính trong thế giới blog là mức độ tin cậy của nội dung trong blog và cần nhiều nội dung chuyên nghiệp hơn nữa. Đó vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của thế giới Wild West - mọi người được mời đều nói một vài điều gì đó nhưng không có cách nào để đảm bảo chất lượng của những điều được nói. Tuy nhiên, sự thật là trong ý kiến của vài người cho rằng độ tin cậy của blog che khuất những phương tiện truyền thông truyền thống và nó mở ra cánh cửa cho những chuyên gia blog thật sự thiết lập lòng trung thành của người đọc và của cộng đồng. Đứng trên phương diện xây dựng thương hiệu thì blog cung cấp hàng loạt các cơ hội. Những nhà marketing có thể xác định nhữnh người viết blog có sức ảnh hưởng để tài trợ, điều này sẽ đi kèm với hình ảnh thương hiệu hay nó được biết đến như một chuyên gia blog trong chính ngành của họ, đây là thử thách lớn nhất cũng vừa là cơ hội tuyệt vời để xây dựng thương hiệu nếu nó được thực hiện tốt. Đây không phải là thời gian nhắm vào doanh thu mà tốt hơn là nuôi dưỡng tính tin cậy của bạn như tiếng nói của chuyên gia và người dẫn đầu trong suy nghĩ ở thế giới của bạn. Trong thế giới blog, blog trở nên phổ biến là nhờ vào truyền miệng và được tham khảo bởi những người viết blog khác. Khi mà blog đó tốt thì nó thật sự là mối lợi cho sự nhận biết thương hiệu của bạn. Khi nó trở nên xấu đi, những lời truyền miệng không tốt sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng hàng triệu người trên thế giới. Dành thời gian để sáng tạo ra chiến lược thương hiệu trên blog vững chắc và cam kết làm cho nó trở nên tốt đẹp, nó sẽ xứng đáng với những gì bạn làm cho nó. Gần đây những nhà marketing đã thử sử dụng những trang web đặc biệt hay những trang mà khách hàng không chỉ thu thập được những thông tin về sản phẩm mà còn có thể đặt hàng trực tiếp với người bán. Trong khi điều này giúp điều chỉnh liên lạc một phần nào đó, nhưng cuộc đối thoại giữa khách hàng và người bán vẫn chỉ là một chiều - vì người bán luôn nói nhiều nhất. Như Bob Dylan nói: "Thời gian đang thay đổi. Cách mà con người được quy định để tiếp nhận thông tin sẽ quyết định hay củng cố sự yêu thích sản phẩm nào hơn và cách đó hiện nay đang phát triển. Những phương tiện truyền thông nổi bật - blog cụ thể, Podcast, video trực tuyến, và mạng lưới xã hội - giúp các nhà marketing tăng cường tiếp xúc của họ bằng cách truyền những nội dung được định sẵn mà các khán giả mục tiêu của họ yêu thích hơn. Khách hàng hiện tại và cả trong tương lai cũng đang tìm kiếm nội dung theo cách ấy, nó có thể là tải một tập phim trong chương trình tivi yêu thích của họ hay đọc blog được đăng theo xu hướng là những giải pháp trong quản trị quan hệ khách hàng. Những phương tiện truyền thông nổi bật ngày nay tạo cơ hội cho các nhà marketing ở mức độ cao hơn và sự hưởng ứng nhiệt tình này không thể có trong các chiến lược marketing truyền thống. Nếu nó được sử dụng hiệu quả, nó sẽ giúp đỡ những nhà marketing muốn mở rộng thương hiệu của mình và thúc đẩy sự cam kết của khách hàng. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DNVVN Ở NƯỚC TA Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ. Khái niệm. Một số tiêu chí để xác định DNVVN hiện nay ở Việt Nam: Do chưa có tiêu chí chung để xác định, nên một số cơ quan Nhà nước, một số tổ chức hỗ trợ đã chủ động đưa ra các tiêu chí quy định DNVVN để phục vụ cho công tác của mình như: Ngân hàng công Việt Nam quy định: là DN có dưới 500 lao động, vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ, vốn lưu động nhỏ hơn 8 tỷ, doanh thu tháng không lớn hơn 20 tỷ đồng. Liên Bộ Lao động và Tài chính: Lao động thường xuyên nhỏ hơn 100 người, doanh thu năm nhỏ hơn 10 tỷ, vốn pháp định nhỏ hơn 1 tỷ đồng. Dự án VIE/US/95/004 Hỗ trợ DNVVN ở Việt Nam: Lao động nhỏ hơn 200 người, vốn đăng ký nhỏ hơn 0,4 triệu USD ( 5 tỷ VND). Trong đề tài này tôi nghiên cứu DNVVN với định nghĩa như sau: DNVVN “là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Theo như định nghĩa ở trên, cả nước hiện có khoảng 120000 DNVVN, chiếm 96% tổng số DN. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí vốn thì DNVVN chiếm 87,53% DNNN, khoảng 95% tổng số DN ngoài quốc doanh (trong đó 99,19% DN tư nhân, 95,79% hợp tác xã, 89,93% công ty TNHH, 74,54% công ty cổ phần). Hằng năm, DNVVN tạo ra khoảng 25% GDP, thu hút 64,8% lực lượng lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 700.000 lao động. Riêng năm 2003, DNVVN tạo ra được 1 triệu chỗ làm việc mới. Trong những năm qua, DNVVN đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách (hằng năm các DNVVN đóng góp khoảng 7% ngân sách nhà nước, tương đương với mức đóng góp của DN FDL); khai thác tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực trong dân. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNVVN: Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DNVVN chiếm 17% tổng số DN, tập trung chủ .yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, chế biến thủy sản... Hằng năm, DNVVN tạo ra 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Nhìn chung, quy mô DN nhỏ: khoảng 90% số DN có số công nhân dưới 100 người, bình quân mỗi DN chỉ xấp xỉ 45 công nhân; trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm . Đa số các DNVVN ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 55%), do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần số vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Các DNVVN ngoài quốc doanh chiếm đến 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Theo số liệu điều tra, các DNVVN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực công nghiệp, bình quân 1 lao động trong DN công nghiệp tạo ra doanh thu 14, 6 triệu đồng, trong khi DN thương mại - dịch vụ là 75, 8 triệu đồng. Các DN thương mại hiện chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạ tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Do tập trung quá nhiều DN trên cùng một địa bàn, nên tính cạnh tranh thường rất gay gắt. Trên địa bàn nông thôn, DNVVN chiếm 14%, với số lượng 40.500 DN, tập trung hầu hết ở 1631 làng nghề, trong đó DNNN chiếm 14,16%, HTX 5,76%, DN tư nhân 80%. Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có khoảng 18,62% DN chế biến nông - lâm - thủy sản, 32,5% DN sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,78% DN dịch vụ. Hiện 100% sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như cói, đan lát, thủ công mỹ nghệ... do các DNVVN ở nông thôn sản xuất. Vốn bình quân một DN rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có. DNVVN ở nông thôn tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp, thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Nhưng, nhìn chung, lao động trong các DNVVN ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính (lao động làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất ngành nghề), khả năng giải quyết lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DNVVN ở nông thôn sử dụng khoảng 30 lao động; trình độ, tay nghề của người lao động cũng rất thấp: trung học phổ thông 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn còn khá phổ biến; phương thức sản xuất còn rất lạc hậu, tình trạng ngưng trệ sản xuất, thua lỗ, phá sản rất phổ biến. Nhìn chung, ở nước ta, quy mô DNVVN còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh rất thấp, sản xuất kinh doanh mang tính chất tự phát, thiếu định hướng, mất cân đối, phân bổ không đều (DNVVN tập trung ở Đ ông - Nam Bộ 35,8%, đồng bằng sông Hồng 24,3%, đồng bằng sông Cửu Long 16,6%), tổ chức kinh doanh thiếu chặt chẽ, rất ít DN áp dụng phương thức kinh doanh, quản lý hiện đại, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh; khả năng giải quyết việc làm cho người lao động chưa cao; năng lực và trình độ quản lý DN của đội ngũ chủ DN rất thấp (mà đây lại là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo điều tra nguyên nhân thất bại của DNVVN, 96% là do quản lý yếu kém); tình trạng thiết vốn hoạt động, mặt bằng sản xuất, thông tin còn phổ biến. Khoảng 60% DNNN không đủ vốn pháp định theo luật định, 50% không đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động. Số DNNN có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 26%, dưới 5 tỷ đồng 65%, 5-10 tỷ đồng 15%. Khoảng 66,7% DNVVN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất. Khoảng 20% DNVVN tiếp cận được thông tin từ các thương vụ; thông tin mà các DNVVN có được chủ yếu khai thác từ internet, đo đó, chất lượng thông tin chưa cao. Việc triển khai thương mại điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ có khoảng 7% tổng DN tiếp cận thương mại điện tử, trong số đó DNVVN chiếm 33,1%. DNVVN cũng rất hạn chế trong việc tiếp thị và khai thác thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, sự liên kết hợp tác giữa DNVVN với các DN lớn và với các dự án liên doanh còn thấp. Việc phát triển DNVVN còn gặp trở ngại từ phía các cơ quan nhà nước như thủ tục hành chính nhiêu khê, quyền tự đo kinh doanh theo pháp luật vẫn chưa thực thi đầy đủ, các chính sách trợ giúp DN chưa được quán triệt; sự không nhất quán của một số cơ quan chức năng khiến DN gặp không ít khó khăn, gây tốn kém, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh; một số chủ trương của Nhà nước chậm được thực thi do chưa có văn bản hướng dẫn hoặc đo những quy định chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưa thật sự xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN. ở một số địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập, nhưng đến nay chưa có quỹ nào đi vào hoạt động do một số quy định còn vướng mắc, như yêu cầu về vốn lên đến 30 tỷ đồng, trong đó bắt buộc ngân sách địa phương phải chiếm đến 30%, điều kiện bảo lãnh vay vốn khó khăn (được bảo lãnh 80% tổng số vốn vay, nhưng 70% trong đó phải có tài sản thế chấp). Còn có sự phân biệt giữa DNVVN với DN lớn mà quy định thưởng kim ngạch xuất khẩu là một ví dụ điển hình. Theo quy định, những DN có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 triệu USD mới được thưởng. Hiện nay, số lượng DN xuất khẩu hoặc phục vụ xuất khẩu ở nước ta hiện có tới 30.000 DN, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng rất ít DNVVN đạt được tiêu chuẩn này. Trong đấu thầu các DNVVN cũng rất khó đưa ra mức giá chào thầu thấp để thắng thầu do hạn chế về khả năng tài chính và những trở ngại từ phía thị trường. Khó khăn: Nếu xét kết hợp tiêu chí về vốn với tiêu chí về lao động, các số liệu thống kê cho thấy, trong tổng số 88.222 DNVVN năm 2004 có 2.211.895 lao động, tương đương với tỷ lệ bình quân mỗi DN có 25 lao động. Như vậy, quy mô về vốn và lao động của DNVVN Việt Nam còn quá nhỏ so với quy mô DN thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Đặc điểm này là bất lợi trong cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO. Do quy mô của các DNVVN như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao. Năm 2004, lợi nhuận bình quân của DNVVN là 240 triệu đồng (khoảng 16.000 USD), thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận bình quân/ DN của cả nước (khoảng 1,14 tỷ đồng). Các tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận/ vốn và lợi nhuận/ doanh thu cũng thấp, ở mức 3 tỷ đồng và 2,57 tỷ đồng so với các mức bình quân chung các DN cả nước là 4,85 tỷ đồng và 5,99 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các DNVVN chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy (chiếm 40,6% DN của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến (20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như kinh doanh tài sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng (25,3%). Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, do đó, với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chuyên nghiệp cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe doạ sự tồn tại của nhiều DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Một thực trạng phổ biến trong các DNVVN là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp. Nhiều DNVVN rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý DN, một phần là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường. Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất các DNVVN của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh quốc tế. WTO có phải là thời cơ mới? Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, các DNVVN hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Ngoài ra, các DNVVN còn đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết các hoạt động phân phối (bán lẻ) của cả nước (chiếm tỷ trọng khoảng 80% năm 2003). Trong bối cảnh mới, với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (MNF) và đối xử quốc gia (NT) giữa các nước thành viên WTO. Quy chế này sẽ tạo thuận lợi cho các DNVVN ngày càng đa dạng được sản phẩm, thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Bởi, hầu hết các sản phẩm của DNVVN của Việt Nam có giá thành cao, khối lượng nhỏ lẻ, tiệu thụ ở thị trường nội địa nên rất khó thâm nhập vào các thị trường nước ngoài nếu bị đánh thuế cao hoặc bị giới hạn bằng hạn ngạch. Do đó, khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị thu hẹp lại hoặc được rỡ bỏ, các sản phẩm của các DNVVN sẽ dễ dàng vào các thị trường nước ngoài hơn, nhờ đó sẽ khai thác được lợi thế lao động rẻ. Trong những năm vừa qua, có tới trên 80% các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các DNVVN chủ yếu từ nhập khẩu. Mặt khác, do hạn chế về năng lực tài chính nên các DNVVN rất khó nhập khẩu trực tiếp từ các đối tác nước ngoài, đồng thời các DN này cũng không thể dự trữ được nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu nên nguyên liệu thường phải mua lại từ các cơ sở đại lý, do đó đã làm tăng chi phí sản xuất và rất khó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Hội nhập WTO khiến cho hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và phong phú hơn, nhờ đó sẽ làm giảm sức ép về nguyên liệu ngoại nhập và các DNVVN cũng sẽ biết được nhu cầu của thị trường thế giới do được tiếp xúc trực tiếp với các nhà phân phối của nước ngoài. Theo lộ trình thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, tính minh bạch trong quản lý của các cơ quan, tổ chức hữu trách đối với các DNVVN cũng sẽ được nâng cao. Mặt khác, hiện tượng phân biệt đối xử giữa các DN Nhà nước với các DNVVN (chủ yếu là khu vực tư nhân) sẽ không còn, nên các DNVVN sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính, gia nhập thị trường, hỗ trợ kinh doanh. Xét về dài hạn, trước áp lực cạnh tranh, các DNVVN sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và cải thiện văn hoá DN, nhờ đó phát triển DN bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Ngoài ra, cũng chính từ áp lực cạnh tranh mà nhiều DNVVN không có khả năng tồn tại sẽ bị phá sản, ra khỏi thị trường Thuận lợi Bên cạnh những khó khăn gặp phải thì các DNVVN cũng có những ưu điểm: Thứ nhất, cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân. Thứ hai, có thể sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, dễ dàng thay đổi công nghệ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí; có thể kết hợp cả những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi. Thứ ba, nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu, nhân lực tại chỗ. Thứ tư, dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh, làm vệ tinh gia công, chế tác cho các DN lớn. DNVVN có thể len lỏi, xâm nhập vào các thị trường ngách và dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong lãnh thổ một quốc gia. Thực trạng xây dựng thương hiệu của các DNVVN, những khó khăn mà họ thường gặp phải. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý hơn tới việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên còn có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa. Trước hết, một thực tế là hiện nay không ít doanh nghiệp Việt Nam đang còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu. Nhãn hiệu là những yếu tố vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường về những “chào mời” (offer) của doanh nghiệp. Theo tôi, nhãn hiệu thuộc lĩnh vực quảng cáo, là những thông điệp được gửi đi bởi doanh nghiệp. Còn thương hiệu bao gồm tất cả những gì mà khách hàng thật sự cảm nhận về doanh nghiệp và về những sản phẩm dịch vụ cung ứng bởi doanh nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu là một khái niệm xuyên suốt cả quy trình từ khi thông điệp được gửi đi bởi doanh nghiệp đến khi thông điệp nhận được bởi các đối tác của doanh nghiệp. Vì thế thương hiệu mang tính phi vật thể, là cách kết nối của mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong kinh doanh, chính quan hệ lâu dài đó mới làm cho doanh nghiệp phát triển. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ quan niệm thương hiệu là những gì giúp khách hàng nhận biết và gợi nhớ về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ quan niệm đó mà không ít doanh nghiệp đang thực hiện một chiến lược xây dựng thương hiệu sai lầm. Xin lấy một ví dụ về việc thực hiện các chương trình khuyến mại vốn đang rất rầm rộ ở Việt Nam hiện nay. Các kiểu khuyến mại phổ biến ở Việt Nam như giảm giá hoặc quà tặng thêm thực chất chỉ giúp doanh nghiệp bán được hàng tại thời điểm đó thông qua việc tạo cho khách hàng cảm giác mua được sản phẩm với giá hời. Khuyến mại của doanh nghiệp có khả năng mang đến cho người ta lợi ích tức thì. Tuy nhiên chuyện gì sẽ xảy ra khi doanh nghiệp A khuyến mại, doanh nghiệp B trong cùng lĩnh vực đó cũng khuyến mại ở mức cao hơn và doanh nghiệp C lại khuyến mại cao hơn nữa? Bản chất của hiện tượng khuyến mại khi đó chỉ là giành giật khách hàng mà không có doanh nghiệp nào thông qua khuyến mại tạo cơ hội cho khách hàng kết nối một mối quan hệ lâu dài bền vững với mình. Những khách hàng đến với doanh nghiệp thông qua khuyến mại là những khách hàng không thường xuyên, “khách hàng quay vòng” (“spinner”), đến với doanh nghiệp do bị quyến rũ bởi những chương trình khuyến mại. Bản thân sự khuyến mại không khuyến khích sự trung thành của khách hàng, trong khi sự trung thành của khách hàng với sản phẩm mới mang lại mối lợi cho doanh nghiệp. Theo thống kê của kinh tế thị trường tư bản, với một khách hàng đến bởi hấp lực của chương trình khuyến mại phải 11 tháng sau mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp (trước đó, doanh số có từ khách hàng mới thu hút được bởi chương trình khuyến mại của doanh nghiệp chỉ để trang trải những chi phí của chương trình ấy!) Khi doanh nghiệp đã khuyến mại rồi thì lại phải tiếp tục khuyến mại vì nếu k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng xây dựng thương hiệu của các dnvvn ở nước ta (ứng dụng trong phát triển các dịch vụ marketing cho công ty quảng cáo phước sơn ).doc
Tài liệu liên quan