MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ INTERNET 5
I. CÔNG NGHỆ INTERNET. 5
1.1. Internet là gì ? 5
1.2. Cách thức truyền thông trên Internet. 5
1.3. Các dịch vụ trên Internet. 7
II. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 10
2.1. Thương mại điện tử là gì ? 10
2.2. Thương mại điện tử và tầm quan trọng của nó: 11
2.3. Thực Tế Thương mại điện tử ở Việt Nam. 12
2.4. Kết Luận: 14
CHƯƠNG II: LẬP TRÌNH TRÊN WWW 15
I. NGÔN NGỮ HTML( HyperText Makeup Language) 15
1.1. Giới Thiệu Ngôn ngữ HTML. 15
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ HTML: 16
1.3. Phương pháp thiết kế một trang Web: 16
1.4. Lập trình trang Web động ( DHTML ). 18
1.5. Xây dựng chương trình giao tiếp. 19
1.6. Các phương pháp xây dựng chương trình giao tiếp : 21
II. KHÁI NIỆM ASP (Active Server Page) 22
2.1. Giới thiệu về ASP: 22
2.2. Mô tả của asp. 23
2.3. Câu lệnh của ASP: 24
2.4. Gọi các thủ tục trong ASP: 25
2.5. Các đối tượng của ASP(Object): 25
2.6. Kết luận: 26
CHƯƠNG III: CƠ SỞ DỮ LIỆU 27
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 27
1.1. Khái niệm CSDL: 27
1.2. Quản trị cơ sở dữ liệu là gì ? 27
II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CSDL MS ACCESS. 28
2.1.Giới thiệu chung: 28
2.2. Microsoft Access. 28
2.3. Cơ Sở Dữ Liệu (Data Base). 29
2.4. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (DBMS) 29
2.5. Các Câu Lệnh Đơn Giản: 29
2.6. kết luận: 31
CHƯƠNG IV:PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG. 32
I. ĐẶT BÀI TOÁN. 32
1.1. Đặt vấn đề: 32
2.2. Bài toán: 33
II. HƯỚNG GIẢI QUYẾT. 35
2.1. Phân tích các yêu cầu: 35
2.2. Các yêu cầu đối với bài toán thương mại trên Web. 35
III. HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 36
3.1 Quá trình hoạt động của khách hàng. 36
3.2 Quá trình hoạt động của nhà quản lý. 37
3.3. Cách giải quyết bài toán thương mại trênWeb. 40
IV. CÁCH TỔ CHỨC DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CHO BÀI TOÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 42
V. CÁC SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG. 46
5.1 Sơ Đồ Chức Năng 46
5.2. Sơ Đồ Dòng Dữ Liệu: 47
5.3. Sơ Đồ Dòng Dữ Liệu Mức 1. 48
5.4. Sơ Đồ Dòng Dữ Liệu Mức 2(Quản lý hàng hóa). 49
5.5. Sơ Đồ Dòng Dữ Liệu Mức 2(Quản lý tài chính). 50
VI. THIẾT KẾ. 51
6.1.Sơ đồ đăng ký tài khoản người dùng : 51
6.2. Sơ đồ đăng nhập tài khoản người dùng : 52
6.4. Sơ đồ Tìm kiếm sản phẩn của người dùng : 53
6.5. Sơ Đồ Đơn Thể Giỏ Hàng : 53
6.6. Sơ Đồ Đơn Thể Đặt Hàng : 54
CHƯƠNG V: MỘT SỐ GIAO DIỆN CHÍNH 58
1. Trang chủ. 58
2. Trang liên kết sản phẩm 59
3. Trang giỏ hàng: 60
4. Trang Thanh Toán: 60
5. Trang đăng ký Thành viên: 61
6. Các Trang Quản Trị: 61
7. Trang Hệ Thống : 62
8. Trang Liệt Kê Khách Hàng: 62
9. Trang Này Liêt Kê Dang Sách Hàng Hóa: 63
10. Trang này Liệt kê Các Đơn Đặt Hàng: 63
11. Trang này Liệt Kê Các Linh kiện: 64
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng. Các đoạn chương trình nhỏ được gọi là Script sẽ được nhúng vào các trang của ASP phục vụ cho việc đóng mở và thao tác với dữ liệu cũng như điều khiển các trang Web tương tác với người dùng như thế nào. Một khái niệm sau đây liên quan đến ASP
Script: là một dãy các lệnh đặc tả (Script). Một Sript có thể :
ã Gán một giá trị cho một biến. Một biến là một tên xác định để lưư giữ dữ liệu, như một giá trị.
ã Chỉ thị cho Web Server gửi trả lại cho trình duyệt một giá trị nào đó, như giá trị cho một biến. Một chỉ thị trả cho trình duyệt một giá trị là một biểu thức đầu ra( output expression).
ã Tổ hợp của các lệnh được đặt trong các thủ tục. Một số thủ tục là tên gọi tuần tự của các lệnh và khai báo cho phép hoạt động như một ngôn ngữ ( unit)
Ngôn ngữ Script ( Script language) : là ngôn ngữ trung gian giữa HTML và ngôn ngữ lập trình JAVA, C++, Visual Basic. HTML nói chung được sử dụng để tạo và kết nối các trang text. Còn ngôn ngữ lập trình được sử dụng để đưa ra dẫy các lệnh phức tạp cho máy tính. Ngôn ngữ Scripting nằm giữa chúng mặc dù chức năng của nó giống ngôn ngữ lập trình hơn là các trang HTML đơn giản. Sự khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ Scripting và ngôn ngữ lập trình là các nguyên tắc của nó ít cứng nhắc và ít rắc rối khó hiểu hơn. Do vậy,các đoạn chương trình script gọn nhẹ có thể lồng ngay vào các trang Web.
Công cụ đặc tả ( Scripting engine): Để chạy được các loại chương trình Script thì phải có máy Script engine.Máy này có nhiệm vụ đọc mã nguồn của chương trình và thực hiện các câu lệnh đó. Mỗi ngôn ngữ Script có một loại máy Script riêng.
VD: VBScript engine cho loại chương trình VBScript, JavScript engine cho JavaScript. Có hai ngôn ngữ Script mà ASP hỗ trợ chính là Visual Basic Script và Java Script. Ngôn ngữ được ASP hỗ trợ mặc định là VBScript nên khi muốn dùng ngôn ngữ Script mặc định là Java Script chẳng hạn thì phải có dòng khai báo sau:
ASP cung cấp một môi trường chình cho các công cụ đặc tả và phân tích các script trong một file.ASP để các công cụ này xử lý. ASP còn cho phép viết hoàn chỉnh các thủ tục để phát triển Web bằng nhiều ngôn ngữ Script mà trình duyệt có thể hiểu được tất cả. Trên thực tế, vài ngôn ngữ Script được sử dụng trong một file và nó được thực hiện bằng cách định nghĩa ngôn ngữ Script trong một trang của HTML tại nơi bắt đầu thủ tục Script.
ASP xây dựng các file ở khắp nơi với phần đuôi mở rộng là .asp, File *.asp là một file text và có thể bao gồm các sự kết hợp sau:
ã Text
ã Các trang của HTML
ã Các câu lệnh của Script
2.2. Mô tả của asp.
Cách hoạt động của mô hình ASP được mô tả tóm tắt qua 3 bước sau:
ã Một ASP bắt đầu chạy khi trình duyệt yêu cầu một file .asp cho Web
Server.
ã File .asp đó được nạp vào bộ nhớ và thực hiện ( tại máy chủ). Các đoạn chương trình Script trong file .asp đó có thể là mở dữ liệu, thao tác với dữ liệu để lấy những thông tin mà người dùng cần đến. Trong giai đoạn này, file.asp đó cũng xác định xem là đoạn script nào chạy trên máy người sử dụng.
ã Sau khi thực hiện xong thì kết quả thực hiện của file .asp đó sẽ được trả về cho Web Server Browser của người sủ dụng dưới dạng trang Web tĩnh.
Cú pháp của ASP: ASP không phải là ngôn ngữ Scripting mà thực ra nó cung cấp một môi trường để xử lý các Script có trong trang HTML. Sau đây là một số quy tắc và cú pháp của ASP.
2.3. Câu lệnh của ASP:
Trong VbScript và các ngôn ngữ Scripting, một câu lệnh là đơn vị cú pháp hoàn chỉnh mô tả một loại của hành động, khai báo, hay định nghĩa.
Sau đây mô tả lệnh IF...Then...Else của VbScript.
<%
If Time>=#10:00:00 AM# And Time<# 12:00:00 PM then
Greeting=”Chào buổi sáng”
Else Greeting=”Chào bạn”
End if
%>
Với đoạn Script trên, khi người sử dụng nó sẽ xem trước 10 giờ sáng thì trên trình duyệt xuất hiện dòng: Chào buổi sáng, còn nếu sau 10 giờ thì sẽ thấy Chào bạn...Các thủ tục trong file ASP: Một đặc tính hấp dẫn của ASP là khả năng kết hợp chặt chẽ của các thủ tục ngôn ngữ Script trong cùng một file .asp đơn lẻ. Nhờ vậy, ta có thể sử dụng các điểm cực mạnh của ngôn ngữ Scripting để thực hiện một cách tốt nhất. Một thủ tục là một nhóm lệnh Script để thi hành một công việc cụ thể. Ta có thể định nghĩa một thủ tục và gọi sử dụng chúng nhiều lần trong các Script. Định nghĩa một thủ tục có thể xuất hiện trong Tag... và phải tuân theo các quy tắc của ngôn ngữ Script được khai báo. Thủ tục này có thể kéo dài tuỳ thích và phải đặt trong phân định Script là nếu chúng cùng trong một ngôn ngữ Scripting giống như script mặc định. Ta có thể đặt các thủ tục trong chính các file ASP chung và sử dụng lệnh Include Name Server( đó là để bao gồm cả nó trong file ASP gọi thủ tục. Hoặc có thể đóng gói theo chức năng một ActiveX Server component.
2.4. Gọi các thủ tục trong ASP:
Để gọi các thủ tục, bao gồm tên thủ tục trong lệnh. Đối với VbScript, ta có thể dùng từ khoá Call để gọi thủ tục. Tuy nhiên, các thủ tục được gọi yêu cầu các biến này phải đặt trong các dấu ngoặc đơn. Nừu bỏ qua từ khoá Call thì ta cũng phải bỏ luôn cả dấu ngoặc đơn đi cùng bao quanh các biến. Nừu gọi thủ tục Java Script từ VbScript thì ta phải sử dụng dấu ngoặc đơn sau tên thủ tục, nếu thủ tục không có biến thì sử dụng dấu ngoặc đơn rỗng.
2.5. Các đối tượng của ASP(Object):
Một đối tượng là kết hợp giữa lập trìnhvà dữ liệu mà có thể xem như là một đơn vị. ASP có 5 đối tượng sau:
Đối tượng
Nhiệm vụ
Đối tượng Request
Lờy thông tin từ người dùng
Đối tượng Response
Gửi thông tin cho người dùng
Đối tượng Server
Điều khiển hoạt động của môi trường ASP
Đối tượng Session
Lưu trữ thông tin từ một phiên (session) của người dùng
Đối tượng application
Chia xẻ thông tin cho các người dùng của một ứng dụng
Trong mỗi ứng dụng ASP cơ bản có thể có file Global.asa. File này được lưu giữ trong thư mục gốc của ứng dụng. ASP đọc file này khi: Web Server bắt đầu nhận được yêu cầu bắt đầu khởi tạo ứng dụng. Điều này có nghĩa là sau khi Web Server chạy, yêu cầu đầu tiên đến một file .asp sẽ làm là cho ASP tới đọc file Global.asa gồm có:
ã Các sự kiện bắt đầu ứng dụng Application_ OnStart, bắt đầu phiên SessionOnEnd hoặc cả hai. Trong đó có các thủ tục Script mà mà ta muốn chạy mỗi khi sử dụng một úng dụng hay một phiên. Nừu một ứng dụng và một phiên khởi động vào cùng một thời điểm, ASP sẽ xử lý sự kiện ứng dụng trước khi nó xử lý sự kiện bắt đầu phiên.
ã Các sự kiện kết thúc ứng dụng Application_OnEnd, kết thúc phiên Session_OnEnd hoặc cả hai. Cũng như các sự kiện này là các thủ tục trong file Global. Asa
ã Ta có thể sử dụng Tagđể tạo các đối tượng trong file Global .asa.
ASP làm việc với ActiveX Server Component: ActiveX Server Component có thể hiểu được theo cách thông thường là các tự động hóa của Server, được thiết kế chạy trên Web Server như là một ứng dụng của Web cơ bản. Các thành phần đóng gói thường là đặc trưng năng động như là cơ sở dữ liệu Acces, vì vậy ta không phải tạo ra các chức năng này.
ASP gồm có 5 ActiveX Server Component:
Thành phần cơ sở dữ liệu Access
Thành phần Add Rotator
Thành phần tương thích với trình duyệt
Thành phần file Access
Thành phần kết nối động.
2.6. Kết luận:
Chương này nêu những ngôn ngữ lập trình đễ giải quyết bài toán đặt ra như:
HTML( HyperText Makeup Language):
DHTML ( Dynamic HyperText Makeup Language): lập trình trang Web động.
ASP (Active Server Page).
Những đặc điểm của từng ngôn ngữ, Phương pháp thiết kế một trang Web, các cách xây dựng chương trình giao tiếp thân thiện với người sử dụng.
Giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về các ngôn ngữ, đễ hiểu được cách thức làm một trang Web Động. Từ những hệ ngôn ngữ, và các phương pháp trên ta đi đến định hướng cụ thể cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu và dùng hệ quản trị cụ thể nào, sẽ được trình bầy tiếp chương sau.
Chương III
CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.1. Khái niệm CSDL:
Cơ sở dữ liệu là một lĩnh vực rất quan trọng của công nghệ thông tin mà nếu thiếu nó nhiều vấn đề đặt ra sẽ khó giải quyết được.Cơ sở dữ liệu được định nghĩa là kho thông tin về một chủ đề, được tổ chức hợp lý để dễ dàng quản lý và truy tìm Bất kỳ kho thông tin nào đáp ứng được yêu cầu này đều có thể coi là một cơ sở dữ liệu.
1.2. Quản trị cơ sở dữ liệu là gì ?
Chương trình quản trị cơ sở dữ liệu là một chương trình ứng dụng trên máy tính các công cụ để truy tìm, sửa chữa, xoá và chèn thêm dữ liệu. Các chương trình này cũng có thể dùng để thành lập một cơ sở dữ liệu và tạo ra các báo cáo, thống kê. Các chương trình quản trị cơ sở dữ liệu liên quan khá thông dụng hiện nay tại Việt Nam là Foxpro, Access, cho ứng dụng nhỏ, DBL, MS SQL và Oracle cho ứng dụng vừa và lớn.
Quản trị CSDL quan hệ là một cách quản lý CSDL trong đó dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu hai chiều gồm các cột và các hàng, có thể liên quan với nhau nếu các bảng đó có một cột hoặc một trường chung nhau.
Hệ quản trị CSDL là một quá trình xử lý xoay quanh các vấn đề sau đây:
+ Lưu trữ dữ liệu
+ Truy nhập dữ liệu
+ Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu
Ba vấn đề chính ở trên có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau và chúng được liệt kê theo thứ tự thực hiện mỗi ứng dụng.
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ (Relationship Database Management System -RDMS) được xây dựng làm đơn giản hoá quá trình lưu và đọc dữ liệuRDMS cung cấp khả năng giao tiếp tốt với dữ liệu và giúp người lập trình tự do trong lĩnh vực quản lý truy cập cơ sở dữ liệu.
Sau đây là các bước xây dựng một cơ sở dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ:
+ Tổ chức dữ liệu theo nhóm logic(table)
+ Xác định các mối quan hệ giữa các table
+ Tạo tập tin cơ sở dữ liệu và định nghĩa cấu trúc của các table
Trong cơ sở dữ liệu.
+ Lưu dữ liệu
Hai bước đầu là hai bước thiết kế cơ sở dữ liệu và đây là hai bước cực kỳ quan trọng. Nếu được thiết kế tốt, các khía cạnh khác sẽ được giải quyết dễ dàng hơn; ngược lại việc khai thác cơ sở dữ liệu sẽ không hiệu quả và chương trình sẽ có những lỗi rất khó phát hiện.
Các bước chính khi tiến hành thiết kế một cơ sở dữ liệu:
Xác định dữ liệu cần trong ứng dụng
Xác định nguồn gốc dữ liệu
Tổ chức dữ liệu thành các nhóm logic
Tiêu chuẩn hoá dữ liệu và các mối quan hệ giữa chúng
Xác định cách sử dụng các bảng.
II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CSDL MS ACCESS.
2.1.Giới thiệu chung:
Microsoft Access là sản phẩm để tạo CSDL của hãng Microssoft, hiện nay đã được phát triển nhiều phiên bản khác nhau và có khả năng chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như MS Access97, MS Access2000, MS Access2003,MS AccessXP...Với những điểm mạnh của mình MS Access đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và đặc biệt cài đặt cũng dễ hơn nhiều so với các hệ quản trị CSDL khác.
2.2. Microsoft Access.
Ms Access cho phép chúng ta có thể tạo ra CSDL có cấu trúc và lưu trữ chúng, lấy lại thông tin từ CSDL và cả điều khiển DL Trong một CSDL quan hệ. Microsoft Access được sữ dụng cho các hệ quản trị cơ sơ dữ liệu quan hệ.
2.3. Cơ Sở Dữ Liệu (Data Base).
Một Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL) là việc tổ chức một cách có khoa học một tập hợp thông tin (nói cách khác là việc tổ chức một cách có khoa học một tập hợp Dữ Liệu)
2.4. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (DBMS)
Để quản lý tốt một CSDL người ta cần đến một hệ thống quản trị CSDL (DBMS_Database Mângerment System). DBMS thực chất là một chương trình phần mềm cho phép chúng ta có thể lưu trữ, thu hồi lại thông tin từ CSDL, chỉnh sửa dữ liệu trong CSDL cho phù hợp với những yêu cầu của công việc.
Có bốn loại CSDL chính đó là: Hierachical, CSDL mạng (Net Work), CSDL Quan hệ (Relational), và mới đây là CSDL Đối thượng quan hệ (Object Relational).
2.5. Các Câu Lệnh Đơn Giản:
Câu Lệnh Select Đơn: trong các câu lệnh của SQL, nổi tiếng nhất có lẽ là câu lệnh Select, Select cho phép nhà quản trị có thể thu hồi thông tin từ CSDL.
Cú Pháp Câu Lệnh Select đơn giản như sau :
SELECT [Distinct] {*, Column [Alias],...]
FROM Table
Trong form đơn giản nhất, một câu lệnh SELECT phải bao gồm những thành phần sau :
Mệnh đề SELECT, tên các cột đặc biệt cần hiển thị
Mệnh đề FROM, bảng đặc biệt chứa các cột được liệt kê trong mệnh đề
SELECT
Trong cú pháp trên chúng ta có
SELECT: danh sách các của một hay nhiều cột
DISTINCT: loại bỏ các giá trị trùng lặp
*: cho phép lấy tất cả các cột
Column : lấy tên các cột
Alias : đưa ra những cột với tên cột khác đI do với CSDL
FROM Table: các bảng đặc biệt chứa các cột liệt kê ở trên
* Câu lệnh Select sử dụng Mệnh đề Where
Cú Pháp :
SELECT [Distinct] {*, Column [Alias], …]
FROM Table
[WHERE Condition(s)]
Với Condition có thể là tên các cột, các thể hiện của chúng, các hằng số và cả các toán tử so sánh.
Mệnh đề WHERE cho phép chúng ta so sánh các giá trị trong cột, các biến kiểu chữ, các biểu thức toán học hoặc các hàm...
Các toán tử so sánh :
Toán tử so sánh
ý Nghĩa
=
Bằng
>
Lớn hơn
>=
Lớn hơn hoặc bằng
<
Nhỏ hơn
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng
Khác với..
Các toán tử so sánh được sử dụng trong các điều kiện, chúng dùng để so sánh một biểu thức này với một biểu thức khác.
2.6. kết luận:
Chương này cho chúng ta biết được những kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu Ms Access là gì? Cũng như Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (DBMS) áp dụng trong bài toán.
Trong quá trình xây dụng một hệ thống thông tin sau quá trình phân tích thiết kế hệ thống thì nhà phân tích thiết kế phảI căn cứ vào kết quả phân tích, quy mô của bài toán, cũng như yêu cầu thực tế của người sử dụng để đi đến quyết định: Xây dựng hệ thống bằng mô hình gì ? công cụ gì? giao diện người sử dụng như thế nào? để có thể phù hợp và tối yêu nhất cho hệ thống cũng như người sử dụng đầu cuối.
Với bài toán thương mại điện tử sau khi thực hiện quá trình phân tích của hệ thống em nhận thấy đây là một hệ thống có quy mô vừa phải được xây dựng nhằm mục đích quản lý các sản phẩm và đơn hàng…
Do những yêu cầu cấp thiết và mang tính thực tế cao, nên em đã chọn giảI pháp là thiết kế hệ thống ngôn ngữ lập trình xây dựng trang Web như các ngôn ngữ, HTML, ASP, VBScrip, JavaScrip,… kết hợp hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access cho phép ứng dụng chạy trên mạng LAN với mô hình mạng Client /Server, mạng Internet trong môI trường Windows.
Đây có thể được coi là mang tính khả thi hiện nay với điều kiện công nghệ thông tin ở nước ta có tới 95% người sử dụng đầu cuối dùng hệ điều hành Windows, và các ứng dụng của hãng Microsoft , do đó Microsoft Access và các ngôn ngữ trên sẽ phát huy hiệu quả nhờ sự tương thích của chúng với hệ điều hành.
Chương IV
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Xõy Dựng Trang WEB Cho Cụng Ty
I. ĐẶT BÀI TOÁN.
1.1. Đặt vấn đề:
Cùng với sự bùng nổ về cuộc cách mạng thông tin toàn cầu, thương mại toàn cầu đã có một bước đột phá lớn qua việc áp dụng thương mại điện tử sử dụng siêu xa lộ thông tin làm phương tiện giao dịch và thực hiện nghiệp vụ thương mại. Trong thương mại, tính phổ dụng, dễ dàng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng trong giao dịch là yếu tố quyết định sự thành bại, vì vậy áp dụng CNTT là một tất yếu.
ở nước ta hiện nay theo cách thông thường khách hàng đi mua hàng thường phải đi tới các cửa hàng hay siêu thị để chọn lựa và mua các sản phẩm họ cần. Việc chọn lựa một sản phẩm cho đúng với yêu cầu và sở thích này chiếm khá nhiều thời gian của khách hàng. Chưa kể đến việc khách hàng muốn biết rõ về sản phẩm hay chức năng của sản phẩm cũng như cách sử dụng sản phẩm mà họ định mua. Với lý do này thì họ lại cần đến những thông tin mang tính hỗ trợ của những chuyên gia. Chính vì vậy, việc tạo lập một siêu thị ảo với những sản phẩm phong phú, đa dạng và hỗ trợ những thông tin một cách nhanh chóng chính xác, đầy đủ là việc rất cần thiết đối với mọi khách hàng. Bằng việc đưa ra các sản phẩm và dich vụ trên Web chúng ta có thể ngồi bất cứ đâu trên thế giới và bất kỳ lúc nào khách hàng cũng có thể tìm kiếm thông tin và giao dịch mua bán thông qua giao dịch trực tuyến với công ty. Ngày nay bất kỳ hàng hoá nào cũng có thể đặt mua thông qua mạng Internet. Các cửa hàng Internet luôn mở cửa 24 giờ trong một ngày, do đó bạn có thể mua bất kỳ lúc nào nếu bạn thích.
Nếu bạn là một doanh nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng có thể tham gia vào cửa hàng thương mại điện tử. Trong môi trường này bạn có được lợi thế cạnh tranh vì với tới được thị trường toàn cầu với giá siêu rẻ, thông qua cửa hàng thương mại điện tử bạn không phải trả chi phí về cửa hàng cũng như việc thuê nhân viên bán hàng, và các chi phí khác trong thương mại truyền thống, cho nên doanh nghiệp của bạn có thể hạ thấp giá bán các sản phẩm của mình. Do đó thực hiện một đề tài xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử trên Internet là một vấn đề thực tế, cần thiết và có tiềm năng phát triển trong tương lai là rất lớn.
Nói đến thưong mại điện tử là nói đến quá trình mua bán một sản phẩm hoặc dịch vụ qua mạng điện tử mà môi trường phổ biến là Internet. Do đó đặc điểm nổi bật của hàng thương mại điện tử trên Internet là người mua và người bán không hề gặp mặt nhau, người mua không trực tiếp kiểm tra được mặt hàng, mà cửa hàng chỉ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm của công ty để khách hàng có thể biết rõ những sản phẩm và những dịch vụ mà công ty cung cấp. Tiếp đến khách hàng có thể đặt mua thanh toán và hẹn ngày giao hàng. Tất cả các giao dịch trên đều diễn ra trên mạng và kiểm soát bởi ứng dụng Web của bạn.
Với thời đại thông tin phát triển vũ bão như hiện nay, khái niệm Internet không còn xa lạ với mọi người, việc đưa những sản phẩm và những thông tin hỗ trợ lên mạng đang trở nên một nhu cầu cần thiết cho mọi người. Nội dung phần này sẽ giới thiệu khái quát về WebSite của một công ty. WebSite này là một hệ thống thể hiện thương mại trên Web.
2.2. Bài toán:
Với mục tiêu đặt ra ở trên, WebSite của công ty sẽ cung cấp những thông tin về sản phẩm của công ty một cách trực quan sinh động và đầy đủ.
Nội dung cơ bản của WebSite công ty :
- Giới thiệu về công ty( giới thiệu khái quát và các lĩnh vực hoạt động cũng như các sản phẩm của công ty )
- Thương mại trên Web( tạo lập đơn đặt hàng cho khách hàng có thể đặt hàng với công ty thông qua trang Web ) .
- Phục vụ nhu cầu cập nhật, quản lý điện thoại của công ty.
- Phục vụ nhu cầu tìm hiểu đăng ký mua điện thoại của khách hàng thông qua trang Web.
2.2.1. Với khách hàng
Có thể truy xuất qua hệ thống mạng đêt xem thông tin chi tiết về các sản phẩm đã có trong trang Web của công ty. Từ đó, người dùng có thể tiến hành đăng ký mua sản phẩm. Thông tin đăng ký sẽ được lưu vào trong cơ sở dữ liệu của Website.
2.2.2. Với quản trị
Theo dõi tình hình đăng ký của khách hàng hàng ngày để kịp thời chuyển sản phẩm đén khách hàng.
Có thể theo dõi các báo cáo thống kê về kết quả đăng ký mua sản phẩm và đặt hàng hàn tháng của khách hàng
Có thể điều chỉnh cập nhật thêm thông tin về những sản phẩm đang có hoặc cập nhật những sản phẩm chưa có trong trang Web của công ty. Phục vụ kịp thời nhu cầu khách hàng.
Về phía quản trị đã phải tạo một cơ chế bảo mật sao cho chỉ có nhà quản trị mới được truy cập vào cơ sở dữ liệu, để cập nhật thông tin về sản phẩm, khách hàng, hoá đơn, ý kiến khách hàng, địa chỉ khách hàng, tài khoản ngân hàng của khách hàng (nếu có ). Qua đó nhà quản trị có thể thay đổi cơ sở dữ liệu.
II. HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
Dùng các trang HTML và ASP thông qua ngôn ngữ Script để xây dựng các trang Web. Trong đó có sử dụng và xây dựng một số đối tượng để làm cho chương trình phong phú hơn.
Dùng Access để lưu trữ và xử lý các kết nối cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu được tổ chức chủ yếu dựa trên mô hình Client/Server. Các hình thức gửi và nhận dữ liệu giữa công ty và khách hàng thông qua Modem, đường dây điện thoại công cộng trên nền Intranet và Internet .
2.1. Phân tích các yêu cầu:
Với yêu cầu đặt ra là chương trình cho phép nhà cung cấp (công ty) và khách hàng tham gia trao đổi mua hàng hoá thông qua mạng. Chương trình cho phép công ty thực hiện một số nghiệp vụ sau:
ã Đưa hàng hoá lên giới thiệu trên mạng
ã Duyệt yêu cầu đặt hàng của khách hàng
Chương trình cho phép khách hàng lựa chọn hàng hoá của công ty và đặt hàng với công ty. Đồng thời cho phép khách hàng thực hiện các động tác như:
ã Xem các hàng hoá hiện có của công ty trên mạng.
ã Đặt hàng với công ty.
Chương trình cần có phần để người quản lý chương trình có thể quản lý khách hàng tham gia chương trình hay cập nhật tỷ giá cũng như những thay đổi về giá trị thuế.
2.2. Các yêu cầu đối với bài toán thương mại trên Web.
Hiện nay ở nước ta chưa phổ biến hình thức thanh toán điện tử. Đây chính là một trong những lý do khiến cho Thương mại điện tử ở Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi. Chính vì vậy, để áp dụng được vào thực tế thì bài toán thương mại trên Web của đề tài chỉ dừng lại ở mức chỉ taọ lập một siêu thị ảo cho các sản phẩm của công ty và hiển thị đơn đặt hàng để khách hàng để khách hàng có thể đặt hàng với công ty qua mạng.
Và nếu đồng ý thì công ty có thể chuyển hàng đến địa chỉ mà khách hàng đưa cho, công ty sẽ đưa sản phẩm tận tay cho khách hàng và thanh toán.
Với bài toán thương mại trên Web thì yêu cầu đặt ra là phải thể hiện được các chức năng:
ã Quản lý các loại điện thoại và linh kiện của công ty
ã Quản lý các khách hàng đã đặt mua sản phẩm của công ty
Để giới thiệu các sản phẩm hiện có tại công ty lên mạng thì hệ thống phải quản lý được các sản phẩm của công ty hiện có. Quản lý như thế nào để thông tin về hàng hoá của công ty là có hệ thống và đầy đủ? Và khi thể hiện các hàng hoá đó lên trang Web, các thông tin về hàng hoá này phải có khoa học, trực quan, sinh động không dư thừa hay thiếu hụt. Đây là một yêu cầu khá quan trọng đặt ra cho hệ thống. Tổ chức dữ liệu: Cơ sở dữ liệu về sản phẩm phải thật thuận tiện cho việc cập nhật, bổ sung, sửa chữa và dễ dàng thể hiện... Khi khách hàng xem các sản phẩm trong siêu thị ảo và chọn lựa sản phẩm để đặt hàng thì đòi hỏi hệ thống phải xử lý được đơn đặt hàng của khách hàng. Một trong những chức năng đó là ghi nhận thông tin về khách hàng.
Họ là ai ?
Họ đã đặt mua những sản phẩm gì ?
Số lượng là bao nhiêu?.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
3.1 Quá trình hoạt động của khách hàng.
Khi một khách vào thăm Website của công ty, khách hàng sẽ tìm kiếm những sản phẩm và thông tin về sản phẩm mà khách hàng cần quan tâm và tìm hiểu về cách mua bán và giao dịch xem có an toàn và thuận tiện không nếu đáp ứng đầy đủ thì khách hàng sẽ đăng ký để mua.
3.2 Quá trình hoạt động của nhà quản lý.
Đối với nhà quản lý phải có nhiệm vụ giao tiếp và theo dõi khách hàng của mình thông qua các lượt đăng ký của khách hàng, khách hàng có thể cung cấp các thông tin về mình. Nhà quản lý dựa trên những thông tin đó để trao đổi mua bán với khách hàng, nếu quá trình giao dịch thành công thì nhà quản lý có nhiệm vụ thanh toán và giao hàng cho khách hàng. Nhà quản lý phải có chức năng làm sao làm cho khách hàng tin tưởng vào tính bảo mật của cửa hàng… Để nhằm thu hút khách hàng phải liên tục kiểm tra các hoá đơn bán hàng để biết được loại sản phẩm nào được khách hàng ưa chuộng nhất và bảo hành hợp lý.
Về phía nhà quản lý ngoài việc nhận thông tin từ khách hàng còn phải đưa thông tin cụ thể về các loại sản phẩm khác bán trên mạng. Nhà quản lý phải xây dựng một cơ sở dữ liệu phù hợp, khong dư thừa dữ liệu và có tính nhất quán, một giao diện thân thiện giúp khách hàng không bỡ ngỡ khi truy cập vào trang Web của công ty. Hoạt động của nhà quản lý có thể thông qua các nhiệm vụ sau
3.2.1 Hướng dẫn giới thiệu sản phẩm.
Khi khách hàng họ vào trang Web của cửa hàng. Phải nhanh chóng đưa khách hàng tới nơi họ cần, đó là nhiệm vụ của nhà quản lý. Việc lưu trữ các thông tin cụ thể như: Thông tin chi tiết của các loại sản phẩm điện thoại, các phụ kiện, số lượng, loại, tệp tin chứa hình ảnh, hình thức trình bầy trên Web, cơ sở dữ liệu thiết kế từ khoá để dễ dàng quản lý.
3.2.2. Giỏ mua hàng.
Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi duyệt qua toàn bộ cửa hàng trực tuyến của bạn mà không bị dán đoạn ở bất kỳ đâu vì phải quyết định xem có mua sản phẩm không, cho tới khi kết thúc việc mua hàng, có thể lựa chọn tiếp hoặc sửa đổi, thêm bớt sản phẩm ra khỏi giỏ hàng, cũng như ấn định sản phẩm.
Khách hàng có thể trực tiếp vào trang Web mà không cần có một dàng buộc nào mà có thể lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên khách hàng muốn mua sản phẩm của công ty thì mỗi khách hàng phải đăng ký thông tin cá nhân của mình cho cửa hàng, và lần sau có thể vào mua bằng password và username mà không cần phải đăng ký chi tiết như lần trước.
3.2.3 Giao dịch.
Trong quá trình mua hàng và hoàn tất đơn đặt hàng, chương trình sẽ gửi một lời chúc mừng và cảm ơn tới quý khách đã mua sản phẩm của công ty. Đây là các yếu tố làm vừa lòng khách hàng và khách vãng lai thường xuyên truy cập vào trang Web của công ty.
3.2.4 Theo dõi khách hàng.
Hàng của ai? Là câu hỏi đặt ra khi cùng một lúc nhiều khách hàng cùng mua sản phẩm của công ty. Để tránh nhầm lẫn có nhiều cách sử lý, tuy nhiên có 3 cách sau đay là phổ biến nhất:
- Dùng phương pháp Cookies: Một dạng tệp tin chứa mã khách và truyền tới trình duyệt Web của khách hàng và nằm trong đĩa cứng trong suốt quá trình mua h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32695.doc