Đề tài Tiến trình gia nhập wto và những cam kết của Việt Nam trong WTO

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI 3

THẾ GIỚI WTO 3

I. Giới thiệu tổng quan về tổ chức thương mại Thế giới WTO 3

1. Lịch sử hình thành 3

2.Cơ cấu tổ chức của WTO 4

3. Nguyên tắc hoạt động 6

4. Điều kiện gia nhập 6

II. Sự cần thiết, cơ hội và thách thức của việc Việt Nam gia nhập WTO 8

1. Những thuận lợi và cơ hội phát triển 9

2. Những khó khăn và thách thức 11

CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM 15

I. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO 15

1. Những mốc quan trọng trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 15

2. Trình tự gia nhập WTO 16

2.1. Nộp đơn xin gia nhập 16

2.2. Minh bạch hóa chính sách thương mại ( Nộp Bị vong lục ) và trả lời các câu hỏi của Ban cônng tác WTO 16

2.3. Đàm phán gia nhập 17

2.3.1. Đàm phán đa phương ( về thực hiện các quy định của WTO ) 18

2.3.2. Đàm phán song phương (về mở cửa thị trường hành hóa và dịch vụ) 19

 2.3.3. Đàm phán về nông nghiệp 23

2.4. Hoàn chỉnh hồ sơ gia nhập - Kết nạp và công bố chính thức 24

II. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 25

1. Giới thiệu về bộ nội dung cam kết của việt Nam trong WTO 25

2. Tóm tắt nội dung cam kết của Việt Nam trong WTO 26

2.1. Cam kết đa phương 26

2.1.1. Kinh tế phi thị trường: . 26

2.1.2. Dệt may: 26

2.1.3. Trợ cấp phi nông nghiệp: 27

2.1.4. Trợ cấp nông nghiệp: 27

2.1.5. Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa): 27

2.1.6. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia: 28

2.1.7. Doanh nghiệp Nhà nước / doanh nghiệp thương mại Nhà nước: 28

2.1.8. Tỷ lệ cổ phần để thông qua quyết định tại doanh nghiệp: 28

2.1.9. Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: 28

2.1.10. Minh bạch hóa: 29

2.1.11. Một số nội dung khác: 29

2.2. Cam kết về thuế nhập khẩu 29

2.2.1. Mức cam kết chung: 29

2.2.2. Mức cam kết cụ thể: . 29

2.3. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ 30

2.3.1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: 30

2.3.2. Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: 31

2.3.3. Dịch vụ viễn thông: 31

2.3.4. Dịch vụ phân phối: 32

2.3.5. Dịch vụ bảo hiểm: 32

2.3.6. Dịch vụ ngân hàng: 32

2.3.7. Dịch vụ chứng khoán: 32

2.3.8. Các cam kết khác: . 32

 

3. Tình hình thực hiện cam kết 33

3.1. Tình hình thực hiện cam kết thương mại dịch vụ 34

3.2. Tình hình thực hiện cam kết thuế quan 35

3.3. Tình hình thực hiện cam kết về hải quan 37

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO 40

I. Giải pháp chung 40

II. Giải pháp thực hiện một số hiệp định của Việt nam trong WTO 41

1. Giải pháp thực hiện Hiệp định TBT 42

1.1. Giới thiệu về Hiệp định TBT 42

1.2. Giải pháp thực hiện Hiệp định TBT 43

2. Giải pháp thực hiện các cam kết về hải quan 45

2.1. Những cam kết cơ bản 45

2.2. Giải pháp thực hiện cam kết về hải quan 46

III. Một số kết quả về kinh tế_thương mại Việt Nam sau hơn hai năm gia nhập WTO 51

 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 53

2. Lạm phát qua các năm. 54

3. Xuất khẩu gia tăng 55

4. Khả năng cạnh tranh. 57

5. Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ 57

6. Vẫn còn nhiều thách thức 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiến trình gia nhập wto và những cam kết của Việt Nam trong WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ra đòi hỏi rất cao, nhiều khi ngược hẳn với quy định của WTO. Nước ta sẽ không thể gia nhập nếu không giải quyết được sự mất cân đối này, nhất là khi nông nghiệp cũng là lĩnh vực nhạy cảm đối với ta.    Đàm phán đa phương về nông nghiệp tập trung xem xét các chương trình hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản. Việt Nam đã phải thống kê tất cả các chương trình trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước để trình ra Ban công tác. Trong 8 phiên đầu, đàm phán đa phương về nông nghiệp tiến triển hết sức chậm chạp bởi nước ta không chấp nhận bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản trong khi tất cả các nước mới gia nhập, kể cả các nước chậm phát triển, đều cam kết xoá bỏ hình thức trợ cấp này ngay từ khi gia nhập. Tới Phiên 9 (tháng 12 năm 2004), với chủ trương tạo đột phá trong đàm phán, nước ta đồng ý cam kết bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông sản. Đàm phán đa phương về nông nghiệp coi như kết thúc về cơ bản bởi thời gian sau này chỉ là làm rõ và chi tiết hoá các chương trình hỗ trợ trong nước mà thôi. 2.4. Hoàn chỉnh hồ sơ gia nhập - Kết nạp và công bố chính thức Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương, song phương về mở cửa thị trường đã kết thúc, Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các cam kết của nước xin gia nhập (là tổng hợp kết quả của các thoả thuận trong các phiên đàm phán đa phương và các cam kết trong các phiên đàm phán song phương). Các văn bản này sẽ được trình lên Ðại hội đồng hoặc Hội nghị bộ trưởng. Tại cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc gia nhập sẽ được thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được được Tổng giám đốc WTO và chín phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của WTO. 30 ngày sau khi chủ tịch nước (hoặc quốc hội) phê chuẩn nghị định thư, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WTO. Ngày 7/11, tại trụ sở của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) đã diễn ra phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO về việc kết nạp Việt Nam vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. Đúng 19h (giờ VN) ngày 7/11, Bộ trưởng Thương mại VN Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập WTO của VN. Ngay sau đó, Người phát ngôn của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này cho biết, đã chính thức mời Việt Nam trở thành thành viên thứ 150. Như vậy, 149 quốc gia thành viên WTO đã chính thức bật đèn xanh cho Việt Nam gia nhập vào hệ thống thương mại tự do toàn cầu. Việc kết nạp này chấm dứt chặng đường 11 năm đàm phán của Việt Nam. II. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 1. Giới thiệu về bộ nội dung cam kết của việt Nam trong WTO Bộ nội dung các cam kết của việt Nam trong WTO bao gồm: - Nghị định thư gia nhập. - Báo cáo của Ban công tác. - Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. - Các Luật, quy định và các thông tin khác được Việt Nam cung cấp cho Ban công tác. Biểu cam kết về hàng hóa. - Hàng nông sản. - Hàng phi nông sản. - Phụ lục đối với sản phẩm CNTT. - Lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu cho các sản phẩm ITA. - Hạn nghạch thuế quan. - Các sản phẩm nông nghiệp – Cam két hạn chế trợ cấp. Biểu cam kết về dịch vụ. - Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. (Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo diều II). - Tài liệu giải thích biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ. 2. Tóm tắt nội dung cam kết của Việt Nam trong WTO 2.1. Cam kết đa phương Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v. Cam kết chính thức như sau: 2.1.1. Kinh tế phi thị trường: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm ( không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường". Chế độ "phi thị trường" nói trên chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù (là cơ chế khác với cơ chế chung trong WTO mà một số nước có nền kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO phải chịu) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả trong thời gian bị coi là nền kinh tế phi thị trường. 2.1.2. Dệt may: các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO. Riêng trường hợp vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam. 2.1.3. Trợ cấp phi nông nghiệp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may). 2.1.4. Trợ cấp nông nghiệp: Ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế. 2.1.5. Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa): Tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm. Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí... 2.1.6. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia: Các thành viên WTO đồng ý cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO. Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn ta hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm. Đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm. 2.1.7. Doanh nghiệp Nhà nước / doanh nghiệp thương mại Nhà nước: Cam kết của ta trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước không phải là mua sắm Chính phủ. 2.1.8. Tỷ lệ cổ phần để thông qua quyết định tại doanh nghiệp: Điều 52 và 104 của Luật doanh nghiệp quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của công ty TNHH và công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại diện ít nhất làng 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có thể vô hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công ty. 2.1.9. Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm. 2.1.10. Minh bạch hóa: Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Ta cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên. 2.1.11. Một số nội dung khác: Về thuế xuất khẩu ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác. Ta còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại... Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập. 2.2. Cam kết về thuế nhập khẩu 2.2.1. Mức cam kết chung: Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm (xin tham khảo Biểu 1 kèm theo báo cáo). 2.2.2. Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải. Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. 2.3. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ Về diện cam kết, trong BTA với Mỹ, ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ khoảng 65 phân ngành. Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110. Trong thỏa thuận WTO đi xa hơn BTA nhưng không nhiều. Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch... ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. Nội dung cam kết của một số lĩnh vực chủ chốt như sau: 2.3.1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: Về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế là không nhiều. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần. 2.3.2. Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Ta đồng ý cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, ta còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các công ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Ta cũng bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ... Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (hiện nay ta không có chế độ đăng ký này). 2.3.3. Dịch vụ viễn thông: Ta có thêm một số nhân nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép). Như vậy, với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng, ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. 2.3.4. Dịch vụ phân phối: về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là như BTA vào 1/1/2009. Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón... ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. Quan trọng nhất, ta hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể. 2.3.5. Dịch vụ bảo hiểm: về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Mỹ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập. 2.3.6. Dịch vụ ngân hàng: Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng. 2.3.7. Dịch vụ chứng khoán: Ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO 2.3.8. Các cam kết khác: Với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải..., mức độ cam kết về cơ bản không khác xa so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn- xuất bản. Biểu 1: Diễn giải mức thuế bình quân cam kết Bình quân chung và theo ngành Thuế suất MFN hiện hành (%) Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO (%) Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình (%) Mức giảm so với thuế MFN hiện hành (%) Cam kết WTO của Trung Quốc Mức cắt giảm thuế chung tại Vòng Uruguay Nước phát triển Nước đang phát triển Nông sản 23,5 25,2 21,0 10,6 16,7 giảm 40% giảm 30% Hàng công nghiệp 16,6 16,1 12,6 23,9 9,6 giảm 37% giảm 24% Chung màn biểu 17,4 17,2 13,4 23,0 10,1 3. Tình hình thực hiện cam kết Trong hơn hai năm qua, nhìn chung Việt Nam đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, và các cam kết đa phương về tuân thủ các quy định chung trong WTO. Ngay sau khi gia nhập WTO, ngày 27-2-2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng. Chương trình Hành động thể hiện sự chủ động và quyết tâm cao của Chính phủ trong việc tận dụng triệt để các cơ hội và vượt qua các thách thức từ việc gia nhập WTO, để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. 3.1. Tình hình thực hiện cam kết thương mại dịch vụ Các hoạt động SERV-1 và SERVE-2 của Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa Biên (MUTRAP) được triển khai trong giai đoạn mang tính quyết định, một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thời điểm mà về mặt pháp lý, Việt Nam đã phải thực hiện hầu hết các nghĩa vụ và cam kết Hiệp định GATS. Hoạt động của SERV-2 “ Hỗ trợ Bộ Tư pháp và các bộ, ngành hữu quan rà soát khung pháp lý trong nước so với các cam kết, nghĩa vụ của GATS” tiếp nối Hoạt động SERV-1 của Dự án MUTRAP II về “Hỗ trợ rà soát cam kết và nghĩa vụ GATS của Việt Nam”. Mục tiêu chung của hai hoạt động này là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực thi các cam kết và nghĩa vụ GATS về thương mại dịch vụ mà Việt Nam đã và đang thực hiện kể từ khi gia nhập WTO, nhằm rà soát sự phù hợp của các quy định và pháp luật Việt Nam đối với các nghĩa vụ điều ước quốc tế này, đồng thời xác định các lĩnh vực liên quan đến quy định và khuôn khổ pháp lý dịch vụ của Việt Nam cần được sửa đổi và có biện pháp mới, với mục tiêu thực hiện các nghĩa vụ và cam kết GATS của Việt Nam và đề xuất biện pháp pháp lý phù hợp. - Việt Nam đạt tiến bộ vượt bậc trong việc thực thi các nghĩa vụ chung trong GATS, ví dụ đối xử tối huệ quốc, các nghĩa vụ minh bạch hoá trong ban hành các quy định, luật về dịch vụ, thanh toán và chuyển khoản, các thủ tục cấp phép, v.vCó nhiều tiến bộ thông qua việc ban hành pháp lý nói chung trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO, ví dụ Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật các Điều ước và Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. - Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết nhiều nghĩa vụ chung trong GATS, bao gồm đối xử tối huệ quốc (MFN), minh bạch hoá, quy định trong nước, các nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt và độc quyền, thanh toán và chuyển khoản, trợ cấp, cũng như nghĩa vụ điều ước để tham gia các vòng đàm phán đa phương GATS, hướng tới mức độ tự do hoá sâu rộng. Việt Nam cũng tham gia đàm phán nhiều cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia liên quan tới tất cả các lĩnh vực dịch vụ và 110 phân ngành. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các nghĩa vụ GATS của Việt Nam trong từng lĩnh vực là khác nhau. Theo tuyên bố gần đây Bộ Công Thương, quy trình pháp lý tốt, xây dựng khung pháp lý mới hay sửa đổi, đã được thực hiện trong các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, chuyển phát nhanh, phân phối, vận tải và văn hoá. - Mặc dù đã đạt được những tiến triển pháp lý đối với các nghĩa vụ GATS chung – không chỉ thành phần dịch vụ mà còn cả nền kinh tế, vẫn còn những quan ngại về việc thực hiện một số các nghĩa vụ này. Đó là các cam kết cụ thể trong thủ tục cấp phép. Các chuyên gia trong nước đề cập đến hiện trạng pháp lý đơn thuần và kết luận rằng nói chung Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ GATS. Tuy nhiên, Chính phủ nên quan tâm đến ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước thường phàn nàn về sự thiếu chắc chắn và minh bạch các thủ tục hành chính, việc tăng nhanh các yêu cầu cấp phép, cấp phép lại (sub licencing) nặng nề xuất phát từ các quy định và pháp luật mới, các thủ tục tốn kém và chậm trong các vấn đề pháp lý và thực tiễn khác có ảnh hưởng tới khả năng dự đoán và thuận lợi môi trường kinh doanh. 3.2. Tình hình thực hiện cam kết thuế quan Năm 2007: QĐ78, giảm thuế cho 1.812 dòng thuế: - Dệt may, đồ sứ; thuỷ tinh kính; đồng hồ các loại; hoa, cây cảnh; một số loại rau; chè; một số loại dầu thực vật; thịt chế biến; bánh kẹo các loại; bia; mỹ phẩm các loại, xà phòng, sản phẩm nhựa gia dụng;  giấy in báo; quạt điện; thiết bị lọc nước. - Mức cắt giảm:1% - 30%, chủ yếu là 2% - 3%. Dệt may là mặt hàng có mức cắt giảm lớn nhất. - Các quyết định giảm thuế khác để bình ổn giá trong nước. Năm 2008: QĐ106 giảm thuế cho trên 1.700 dòng thuế: - Nông thổ sản; rau quả tươi; cà phê;  chè, dầu thực vật; thịt chế biến; bia; rượu; thuốc lá, xi măng... - Mức giảm thêm từ 1% đến 6%, đa số các mặt hàng bị cắt giảm thêm 2% - 3% - Nâng thuế một số mặt hàng (trong phạm vi mức trần cho phép) để đối phó với tình trạng nhập siêu. Thực tế tăng kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian hơn 1 năm gia nhập WTO - Không áp lực về thu ngân sách từ thuế nhập khẩu. - Tình trạng nhập siêu và mất cân đối trong cán cân thương mại - Các nguyên nhân khác nhau: cơ cấu hàng hoá nhập khẩu, cơ cấu địa bàn. Về các biện pháp hạn chế nhập khẩu: Việt Nam cam kết sẽ không áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu kể từ khi gia nhập. Để thực hiện cam kết này, ngay trước khi kết thúc đàm phán, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2006 bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu, trong đó có việc thay thế lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà bằng việc qui định đầu mối nhập khẩu. Bộ Thương mại cũng đã có Thông tư số 06 ngày 30/5/2007 cho phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn vào Việt nam. Nhiều văn bản quản lý xuất nhập khẩu chuyên ngành cũng đã được các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi để bảo đảm các văn bản này chỉ phục vụ cho những mục đích mà WTO cho phép như bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống, bảo vệ các giá trị văn hóa và thuần phong mỹ tục..., không để các văn bản này trở thành những rào cản trá hình đối với thương mại hàng hóa. 3.3. Tình hình thực hiện cam kết về hải quan Trong những năm qua, Hải quan Việt Nam đã tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, hiện đại hoá hải quan góp phần chuyển hóa một số nguyên tắc, nội dung của WTO vào hoạt động thực tiễn của Ngành như thực hiện xác định trị giá theo Hiệp định GATT/WTO, thực hiện các quy tắc xuất xứ, các quy định về phí và lệ phí, về tự do quá cảnh trong WTO và thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới theo Hiệp định TRIPS. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã tham mưu cho Chính phủ nội luật hóa một số yêu cầu của WTO về quản lý hải quan. Cụ thể, Việt Nam đã tham gia Công ước về đơn giản hóa và hài hòa hòa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto), Công ước về Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS) và đã đưa những nguyên tắc cơ bản nhất của các Công ước này vào Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan. Hiện nay, chúng ta đang tham mưu để Việt Nam gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi (Công ước Kyoto 1999) và sau đó là Công ước quốc tế về sổ tạm quản (Công ước ATA). Liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Hải quan Việt Nam cũng đã tham mưu nội luật hóa các quy định của Hiệp định TRIPS được xây dựng từ sau vòng đàm phán Urugoay, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA), Luật mẫu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) vào hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong lĩnh vực hải quan khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho tự do thương mại quốc tế thông qua áp dụng các chuẩn mực, công cụ quản lý quốc tế nhằm đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan. Về lĩnh vực thuế nhập khẩu, một điểm thuận lợi là từ tháng 1-2003, ngành Hải quan đã triển khai thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) với lộ trình cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 40 - 50% xuống còn 20%, và đến năm 2015 xuống 0%. Có thể nói đây là bước chuẩn bị vững chắc cho việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường cho tự do lưu thông hàng hóa, và nguồn thu quốc gia từ xuất nhập khẩu sẽ giảm dần. Theo báo cáo đàm phán gia nhập WTO mới được công bố tháng 11-2006, Biểu cam kết về hàng hóa của Việt Nam khi vào WTO sẽ có 3.800 dòng thuế sẽ phải cắt giảm. Trên thực tế, từ vài năm trở lại đây số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách Nhà nước cũng bắt đầu giảm (từ năm 2003, trung bình giảm khoảng 1%/năm). Điều này hoàn toàn bình thường khi mà mục tiêu chính của cơ quan Hải quan của những nước phát triển là chuyển từ thu ngân sác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1976.doc
Tài liệu liên quan