MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung chính 3
I. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế trang trại 3
1. Khái niệm, vai trò và những đăc trưng của kinh tế trang trại 3
1.1 Khái niệm kinh tế trang trại 3
1.2 Vai trò của kinh tế trang trại 4
1.3 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại 4
2. Những tiêu chí để nhận dạng trang trại và xu hướng vận động của kinh tế trang trạiq 5
2.1 Những tiêu chí để xác định trang trại 5
2.2 Sự phát triển tất yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá 5
2.3 Xu hướng vận động của kinh tế trang trại 6
II. thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 7
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Tuyên Quang 7
1.1 Đặc điểm tự nhiên 7
1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 7
2. Thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 8
2.1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 8
2.2 Thực trạng về kinh tế trang trại mấy năm gần đây 8
3. Đánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại ở Tuyên Quang 15
3.1 Những kết quả sản xuất đã đạt được 15
3.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 17
III. Phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 18
1. phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 18
1.1 Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại 18
1.2 phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 19
2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 19
2.1 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 19
2.1 Giải pháp về vốn đầu tư cho trang trại 20
2.3 Giải pháp về đất đai 20
2.4 Về cơ sở vật chẩt, cơ sở hạ tầng cần đầu tư phát triển kinh tế trang trại 21
2.5 Giải pháp trong công tác khuyến nông -lâm và chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân 21
2.6 Giải pháp về vấn đề lao động của trang trại 22
2.7 Giải pháp trong việc hoàn thiện các chính sách tác động 22
2.8 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại 22
IV. Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vụ. Có thể khẳng định rằng Tuyên Quang có tiềm năng đa dạng và điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, tiềm năng của tỉnh còn rất lớn nhưng dân chưa giàu, tỉnh chưa mạnh. Để khai thác tiềm năng, phát huy nội lực, xây dựng nông thôn mớitỉnh cần lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế trang trại.
2) Thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang.
2.1. Thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang.
Toàn tỉnh có hai nông trường và năm lâm trường quốc doanh đó những đơn vị sản xuất hàng hoá. Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mô hình kinh tế trang trại được khởi nguồn ,hình thành và phát triển ở Tuyên Quang từ những năm 80, khi có chỉ thị 29-CT/TW về giao đất rừng đến hộ, chỉ thị 35 - CT/TW về phát triển kinh tế gia đình của ban bí thư TW Đảng, NQ 11của bộ chính trị (khoá VI tháng 4/1988), NQ TW 5 khoáVII, luật đất đai 1993… đường lối đổi mới của đảng cùng với hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước là tiêu đề và là điều kiện thuận lợi cho việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ,nông thôn trên phạm vi quy hoạch tổng thể từ tỉnh đến các vùng, huyện để phát triển kinh tế. Ngành ngân hàng ngoài việc cho các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã nay đã cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, các ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ cũng chuyển hướng chuyển giao trực tiếp kỹ thuật canh tác đến các hộ … đó là những điều kiện để chuyển nền kinh tế tự cung ,tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, nhiều nông dân từ sản xuất kinh tế hộ lên sản xuất kinh tế trang trại với mục đich sản xuất hàng hoá và thu lợi nhuận nhiều hơn. Có thể nói kinh tế trang trại ở Tuyên Quang được hình thành chính thức từ năm 1991. Sau khi chia tách tỉnh Hà Tuyên
2.2. Thực trạng về kinh tế trang trại mấy năm gần đây .
2.2.1. Hiện trạng về số lượng và các loại hình sản xuất trang trại của tỉnh.
Tuyên Quang có 2150 hộ gia đình sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại (theo số liệu UBND tỉnh đến tháng 4/2002). Trong đó có huyện Hàm Yên có 526 hộ, huyện Chiêm Hoá có 200 hộ, huyện Na Hang, thị xã Tuyên Quang có 35 hộ, huyện Yên Sơn có 24 hộ, huyện Sơn Dương có 28 hộ, kinh tế trang trại đạt tới trình độ cao vậy mô hình kinh tế trang trại gia đình rất phù hợp với điều kiện kinh tế ở miền núi .
Thực tế điều tra cho thâý, các trang trại trồng cây ăn quả chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cao như: Hàm Yên, Na Hang, Chiêm Hoá, các trang trại chè lại ở huyện vùng thấp như: Yên Sơn, Sơn Dương ngày càng xuất hiện nhiều trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi với quy mô sản xuất hàng hoá vừa và nhỏ cũng được phát triển ở các huyện vùng cao.
Với đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu ở Tuyên Quang tạo nên những đặc thù của các trang trại Tuyên Quang thành trang trại trồng rừng ,trang trại trồng cây ăn quả ,trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại trồng cây công nghiệp và trang trại sản xuất tổng hợp. Sự phát triển của các loại hình trang trại qua các năm thể hiện :
Số lượng và loại hình trang trại của tỉnh qua các năm :
Loại hình trang trại
2000
số lượng Tỷ lệ
2001
số lượng Tỷlệ %
cái
2002
Số lượng Tỷ lệ %
cái
Trang trại trồng rừng
19 4,6
24 5,4
28 5,9
Trang trại trồng cây ăn quả
257 62,8
279 62,7
300 62,8
Trang trại chăn nuôi
3 0,7
4 0,9
5 1,0
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
9 2,2
10 2,0
10 2,0
Trang trại trồng cây công nghiệp
57 13,9
60 13,5
61 12,8
Trang trại sản xuất tổng hợp
64 15,8
68 15,5
74 15,5
Tổng số
409 100
445 100
478 100
Nguồn : Số liệu điều tra của ban kinh tế tỉnh uỷ
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng ngoài một số cây ăn quả có giá trị được cấc trang trại đưa vào làm cây trồng chính thì việc sản xuất tổng hợp cũng đem lại kết quả kinh tế vì với cơ cấu sản xuất tổng hợp. Như vậy thì các trang trại sẽ tập trung được nhiều điều kiện thuận lợi của tự nhiên, cho phép lấy ngắn nuôi dài trong giai đoạn đầu , đi từ ít vốn đến nhiều vốn, từ sản xuất tổng hợp đến chuyên canh cây trồng vật nuôi có giá trị mà thị trường đang có nhu cầu. Việc phát triển mạnh các trang trại cây ăn quả với một tỷ trọng lớn trong các loại hình trang trại sẽ làm bỏ ngỏ các loại hình sản xuất khác cũng rất phù hợp với điều kiện ở Tuyên Quang, đó là các: trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại trồng rừng; những trang trại này còn ít và chưa được các chủ trang trại quan tâm phát triển. Nhưng nếu xét theo xu hướng chung của nhà nước và của thị trường thì trong những năm tới các trang trại loại này sẽ được khuyến khích và ưu tiên phát triển .
2.2.2. Thực trạng về chủ trang trại
a ) Đặc điểm xuất thân của chủ trang trại
Nếu theo nghề nghiệp cũ thì chủ trang trại ở Tuyên Quang chủ yếu xuất thân từ nông, dân chiếm tới 56% tổng số chủ trang trại. Chứng tỏ kinh nghiệm sản xuất đã giúp cho lao động trong nông nghiệp thực hiện sản xuất một cách dễ dàng lựa chọn cây trồng, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiênthị trường và dễ dàng chăm sóc…Trong 268 trang trại của nông dân thì có tới 173 trang trại đi vào chuyên canh trồng cây ăn quả, chiếm 64,5%.Ngoài kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất trồng trọt, người nông dân còn rất hạn chế việc nắm bắt kinh nghiệm kinh tế tiến bộ .
Tiếp đến là các phần chủ trang trại có xuất thân từ các nguồn khác, có 110 người, chiếm 23%, họ chủ yếu phát triển cây công nghiệp và sản xuất tổng hợp. có một số cán bộ công nhân viên chức sau khi đã nghỉ chế độ về nông thôn và phát triển kinh tế theo mô hình trang trại,có 42 người chiếm 8,7%, ngoài ở Tuyên Quang hiện nay có tới 12,13% tuy thấp so với các thành kinh tế khác nhưng nó cũng là nhiều. Trong những năm tới cần có hướng giải quyết sao cho Đảng viên vẫn được làm chủ trang trại theo đúng nghĩa của nó mà vẫn không đi ngược các quy định và điều lệ của Đảng .
Với dân số nhiều thành phần dân tộc như ở Tuyên Quang thì trong phát triển kinh tế trang trại người Tày có 220 trang trại chiếm 43,7%, người Kinh có khoảng 167 trang trại chiếm 34,9%, một số dân tộc ít người khác như: Dao, Mông, Nùng có từ 12 đến 33 trang trại chiếm 2,5 đến 6,9%, còn các dân tộc khác có không đáng kể.
Vào độ tuổi từ 30 đến 50 là độ tuổi đã chín muồi của các chủ trang trại ,họ đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về sản xuất và thị trường. Phần lớn các chủ trang trại ở trong độ tuổi này. Từ 40 độ tuổi có 280 người chiếm 58,5%, từ 30 đến 40 tuổi có 103 người chiếm 21,5%, ở dười độ tuổi 50 có từ 33 đến 62% chiếm 6,97 đến13% .
b) Trình độ văn hoá và chuyên môn hoá của trang trại ở Tuyên Quang vẫn còn thấp: trình độ văn hoá cấp 1 và hết cấp 1 của chủ trang trại chiếm rất đông với 215 người chiếm 45%: trình độ cấp 2 và hết cấp 2 là 131 người chiếm 31,6%; cấp 3 có 96 người chiếm 20%. Hầu hết các chủ trang trại theo xu hướng chung là đi vào phát triển cây ăn quả là chủ yếu .
2.2.3. Tình hình đất đai của các trang trại
a) Quy mô và điện tích của trang trại
Quy mô diện tích được sử dụng để nhận định và đánh giá một trang trại , căn cứ vào đó để xác định vốn đầu tư cho sản xuất của trang trại. Những trang trại có quy mô 10 - 20ha chiếm chủ yếu, có 234 cái tương đương 48,9%, các trang trại có qui mô diện tích từ 5 - 10 ha và 2 - 5ha, có 122 - 155 cái chiếm 15,5% - 32,4%. Đó là tình hình qui mô diện tích của trang trại phân theo nhóm diện tích. Mặt khác, nếu xét theo loại hình sản xuất thì qui mô diện tích của trang trại thể hiện ở bảng số liệu sau:
Quy mô diện tích đất của trang trại phân theo loại hình sản xuất
Loại hình trang trại
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số trang trại (cái )
Diện tích
(ha)
Diện tích bình quân (ha)
Số trang trại (cái)
Diện tích (ha)
Diện tích bình quân (ha)
Số trang trại (cái)
Diện tích (ha)
Diện tích bình quân (ha)
TT trồng rừng
19
296,40
15,60
24
396,60
15,40
28
420,19
15,00
TT trồng cây ăn quả
257
2487,76
9,68
279
2762,10
9,90
300
3060,93
10,20
TT chăn nuôi
3
7,80
2,60
4
11,20
2,80
5
14,25
2,85
TT nuôi trồng thuỷ sản
9
52,20
5,80
10
60,00
6,00
10
62,45
6,20
TT trồng cây công nghiệp
57
302,10
5,30
60
336,00
5,60
61
350,64
5,70
TT sản xuất tổng hợp
64
960,00
15,00
68
1060,80
15,60
74
1161,70
15,70
Tổng cộng
409
4106,26
10,04
445
4581,22
10.33
478
5070,16
10,60
Nguồn : số liệu điều tra của ban kinh tế tỉnh uỷ.
Quy mô diện tích trang trại ở Tuyên Quang qua các năm tăng lên rõ rệt , từ quy mô tổng diện tích 4106,26 ha năm 200 tăng lên 5070,16ha năm 2002 Năm 2002 bình quân diện tích một trang trại là 10,60 ha qua các năm diện tích bình quân của các trang trại tăng lên không nhiều mặc dù tổng diện tích có tăng, trong đó sự tăng lên của số lượng các trang trại thì quy mô diện tích của trang trại trồng cây ăn quả cũng tăng lên tương ứng. Chỉ riêng có trang trại trồng rừng và trang trại sản xuất tổng hợp là có sự giảm về quy mô diện tích.
b) Nguồn gốc đất đai của trang trại :
Với tinh thần '' mỗi ha đều có chủ sử dụng cụ thể '' từ năm 1993 trở lại đây Tuyên Quang thường xuyên liên tục chỉ đạo việc giao đất, giao rừng cho dân, các trang trại bắt đầu phát triển từ thời kì này. Nguồn đất đai của các trang trại được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Loại hình TT
Tổng số
Do Nhà nước cấp
Đất sang nhượng
Đất tự khai phá
Đất nhận thầu
Đất
thừa kế
Trực tiếp
Qua các nông -lâm trường
Tổng cộng
5070,16
1539,70
598,76
598,76
963,30
456,30
1166,20
TT trồng rừng
420,19
127,49
49,60
49,60
79,60
37,50
96,40
TT trồng cây ăn quả
3060,93
928,40
361,03
361,03
582,30
275,14
699,29
TT chăn nuôi
14,25
4,35
1,70
1,70
2,70
1,40
3,10
TT nuôi trồng thuỷ sản
62,45
19,00
7,45
7,45
11,40
5,60
14,60
TT trồng cây công nghiệp
350,64
106,54
41,40
41,40
66,80
31,00
80,20
TT sản xuất tổng hợp
1161,70
347,40
135,40
135,10
220,50
104,90
272,70
Nguồn : Số liệu điều tra của Ban kinh tế tỉnh uỷ.
Nhìn vào bảng số liệu điều tra ta thấy đẩt đai của trang trại chủ yếu là do Nhà nước cấp thường trực qua các nông - lâm trường đóng trên địa bàn. Nói chung thì nguồn nông nghiệp chiếm gần một nửa quỹ đất của trang trại ( khoảng 43%) trong đó là do Nhà nước cấp trực tiếp 72%, còn 28% là thông qua các nông - lâm trường.
2.2.4. Lao động của trang trại .
Để phát triển kinh tế trang trại trong kinh tế thị trường theo hướng sản xuất hàng hoá lớn thì chỉ sử dụng nguyên lao động trong gia đình và họ hàng là chưa đủ. Ngoài ra do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ nên lao động phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại ngoài lao động của gia đình thì cần có thêm lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ . Thực tế tình hình lao động trong các trang trại ở Tuyên Quang như sau :
Lao động trong các trang trại ở Tuyên Quang .
Loại hình trang trại
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
lao động của gđ
lao động thuê theo thợi vụ
lao động thuê thường xuyên
lao động của gđ
lao động thuê theo thợi vụ
lao động thuê thường xuyên
lao động của gđ
lao động thuê theo thợi vụ
lao động thuê thường xuyên
TT trồng rừng
57
80
24
78
93
28
84
106
30
TT trồng cây ăn quả
809
1199
324
920
1319
448
962
1421
478
TT
chăn nuôi
8
-
1
12
-
2
14
-
-
TT nuôi trồng thuỷ sản
16
1
-
18
1
-
29
1
11
TT trồng cây CN
179
206
82
190
234
90
196
268
109
TT sản xuất tổng hợp
198
211
72
242
235
81
244
259
89
Tổng cộng
1267
1697
503
1460
1882
649
1529
2055
717
Nguồn : Số liệu của ban kinh tế tỉnh uỷ.
Ta thấy thực tế năm 2002 bình quân một trang trại có 3 lao động gia đình, 4,3 lao động thuê thời vụ và 1,5 lao động thuê thường xuyên. Trong đó trang trại trồng cây ăn quả có lao động gia đình bình quân 3,2 lao động, thường xuyên 1,6 lao động, lao động thời vụ 4,7 lao động. Trang trại trồng cây công nghiệp và trang trại sản xuất tổng hợp có lao động gia đình từ 3,2 - 3,3 lao động, thuê thường xuyên là 1,2 - 1,8 lao động, lao động thuê theo thời vụ 3,5 - 4,4 lao động, thấp nhất là trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản .
2.2.5. Vốn và các tư liệu khác của trang trại .
Tình hình chung hiện nay của Tuyên Quang về vấn đề vốn ở trang trại là rất bức thiết. Các chủ trang trại tự tích luỹ được vốn là rất ít, chủ yếu là đi vay để đầu tư phát triển sản xuất , bên cạnh đó có các nguồn vốn khác được nghành cho phát triển sản xuất nhưng không lớn lắm . Trong điều kiện kinh tế thị trường việc sản xuất đúng thời điểm , nếu không có đủ vốn để tiến hành sản xuất đúng thời điểm thì khi nhu cầu của thị trường đã bao hoà và đi qua thì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế và thậm chí còn cản trở nên vô ích. Hiện nay chính quyền của tỉnh đã có sự quan tâm thích đáng đến các trang trại. Bảng thống kê sau sẽ cho thấy cụ thể hơn về cơ cấu các nguồn vốn của trang trại:
Cơ cấu nguồn vốn của các loại hình trang trại :
Đơn vị: tr.đồng
Loại hình trang trại
Tổng nguồn vốn của trang trại
Vốn BQ/1
trang trại
Trong đó
Vốn tự có
Vốn vay
Vốn khác
Ngân hàng
HTX tín dụng
Dự án
Từ nguồn khác
Trang trại trồng rừng
1410,64
50,38
437,10
182,46
194,1
151,21
79,56
366,21
trang trại trồng cây ăn quả
30675,00
102,25
9494,69
3932,51
4232,42
3283,15
1724,66
796333
trang trại chăn nuôi
773,80
154,76
239,66
99,20
106,72
83,00
43,46
201,76
trang trại nuôi trồng thuỷ sản
961,90
96,19
298,23
132,82
103,00
103,87
73,16
250,82
trang trại trồngcây công nghiệp
5316,76
64,78
1648,72
685,21
731,26
571,12
298,33
1382,12
trang trại sản xuất tổnghợp
4793,72
87,16
1468,50
618,40
659,84
516,49
256,99
1246,50
Tổng cộng
43886,82
91,81
13640,90
5650,60
6027,34
4708,84
2484,57
11410,57
Nguồn : Số liệu điều tra của ban kinh tế tỉnh uỷ
Ta thấy vốn sản xuất trong các trang trại chủ yếu là vốn vay vốn tự có từ tích luỹ, thừa kế chiếm không lớn, đó là do thời gian tích luỹ vốn của trang trại chưa đủ lớn và hiệu quả sản xuất từ các năm trước thấp. Trước đây do làm ăn không có hiệu quả mà các hợp tác xã tín dụng ở Tuyên Quang không hoạt động được vì bị giải thể, vốn vay cho các sản xuất ở các trang trại từ nguồn này không nhiều, từ năm 2002 do cơ chế vay được thay đổi đã đẩy mạnh việc cho vay đến các hộ nên vốn vay từ hợp tác xã đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra còn có nhiều nguồn vốn khác: vay từ ngân hàng, các dự án đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp.
Đáng lưu ý là hiện nay việc trang trại bị phương tiện sản xuất ở các trang trại hầu như ít, do một số ở vùng sâu, vùng xa điều kiện giao thông không thuận tiện và thời gian phát triển của các trang trại chưa đủ dài để các trang trại tích lũy trang bị cho mình. Hầu hết các trang trại chủ yếu thuê lao động địa phương với sản xuất thô sơ, công việc đơn giản và cũng do trình độ dân trí của người dân nói chung và người lao động trong trang trại nói riêng còn thấp. Vì thế điều này cũng là hợp với quy luật '' quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ''
2.2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại ở Tuyên Quang
Hiện nay Tuyên Quang các trang trại mới được hình thành từ vài năm trở lại đây nên việc đi vào khai thác chưa thực sự ổn định . Một số trang trại trồng rừng phải cần có thời gian dài nên sản xuất của các loại hình này chỉ dừng lại ở một số sản phẩm phụ hoặc tỉa thưa, chưa có nhiền sản phẩm chỉ có trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi, vấn đề ở đây là sản phẩm làm ra của các trang trại phải có thị trường tiêu thụ. Hiện nay ở Tuyên Quang có một thực trạng là sản phẩm của các trang trại làm ra chưa được tiêu thụ hết còn tồn tại nhiều ở trong trang trại, thể hiện qua bảng số liệu sau
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại ở Tuyên Quang năm 2002 như sau:
Đơn vị:%
Loại hình sản xuất
Tiêu thụ
nội tỉnh
Tiêu thụ ngoại tỉnh
Xuất khẩu
Tồn chưa
tiêu thụ
Trang trại trồng rừng
30
60
_
10
Trang trại trồng cây ăn quả
30
65
_
5
Trang trại chăn nuôi
45
35
_
20
Trang trại nuôi trồng thủy sản
80
_
_
20
Trang trại trồng cây công nghiệp
75
_
_
25
Trang trại sản xuất tổng hợp
70
_
_
30
Nguồn : số liệu của ban kinh tế Tỉnh uỷ
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm của các trang trại chủ yếu tiêu thụ trong nội tỉnh và tồn chưa tiêu thụ chỉ có trang trại trồng rừng, trang trại chăn nuôi, và trang trại trồng cây ăn quả là sản được phẩm tiêu thụ ở ngoại tỉnh.
Đặc biệt sản phẩm của các trang trại chưa đem ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.
3) Đánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại ở Tuyên Quang .
3.1. Những kết quả sản xuất đã đạt được .
Trong những năm qua , kinh tế trang trại gia đình ở Tuyên Quang , đã hình thành, phát triển và ngày càng trở thành mô hình kinh tế có hiệu quả . Sự xuất hiện tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần làm chuyển biến nến kinh tế nông nghiệp, bộ mặt của nông thôn đang dần dần được đổi mới và đời sống của một bộ phận của nông dân không ngừng được tăng lên. Có thể khái quát các tác động tích cực của kinh tế trang trại, xã hội ở Tuyên Quang qua những năm qua như sau:
+ Một là, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình đã phương hướngá vỡ nền sản xuất tự cung , tự cấp , góp phần tích cực vào sự phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá .
+ Hai là, kinh tế trang trại đã góp phần khai thác tiềm năng trong nông nghiệp , nông thôn , góp phần tăng trưởng kinh tế , từng bước xây dựng nông thôn mới ở tỉnh. Nó là giải pháp có hiệu quả để tiếp tục giải phóng lực lượng sản xuất ở nông thôn
+ Ba là, phát triển kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn tạo tiêu đề để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn .
+ Bốn là, kinh tế trang trại gia đình đã góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái mới , bảo vệ môi trường, phát triển một nền công nghiệp bền vững .
+ Năm là, kinh tế trang trại là điều kiện khách quan để hình thành hình thức kinh tế kiểu mới .
Có thể tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở Tuyên Quang thông qua bảng số liệu sau :
Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2002 :
Chỉ tiêu
Trang trại trồng rừng
Trang trại trồng cây ăn quả
Trang trại chăn nuôi
trang trại nuôi trồng thuỷ sản
Trang trại trồng cây công nghiệp
Trang trại sản xuất tổng hợp
Giá trị sản xuất (tr đ)
2657,80
63673,19
2450,10
1985,47
8294,15
7500,59
Giá trị sản xuất hàng hoá (tr. đ )
2434,98
53898,94
1837,57
1727,36
7050,03
5700,45
Giá trị sản xuất hàng hoá - đơn vị doanh thu (tr đ/ ha )
5,797
17,60
-
27,65
20,11
4,90
Giá trị sản xuất hàng hoá/đơn vị lao động
21,36
37,19
114,85
59,56
23,11
16,67
Tỷ suất hàng hoá %
91
80
78
87
85
76
Thu nhập của người lao động nghìn đồng/ng
300-500
500-700
400-650
300-450
450-600
200-500
Tổng lợi nhuận (tr. đ)
1252,56
31738,82
1625,3
1022,57
2920,17
2675,72
Có thể thấy , trang trại nuôi trồng thuỷ sản sử dụng đất có hiệu quả hơn cả những giá trị sản xuất tính trên đơn vị lao động lại không được lớn , còn trang trại chăn nuôi lại có giá trị tính trên đơn vị lao động lớn nhất , tuy nhiên để tiến hành sản xuất và làm ra sản phẩm không phải là việc dễ dàng . Trang trại nuôi trồng thuỷ sản với diện tích bình quân ít nhất nhưng giá trị sản phẩm tạo ra trên đơn vị lao động lại lớn hơn so với các trang trại khác . Tuy nhiên việc phát triển loại hình trang trại này lại bị hạn chế bởi điều kiện địa hình từng vùng . Trang trại trồng cây ăn quả phát triển mạnh nhất nhưng giá trị hàng hoá hoá tính trên đơn vị diên tích và giá trị trên đơn vị lại không lớn lắm , còn đối với trang trại trồng rừng thì cần có thời gian dài để cây rừng phát triển nên hiện nay chưa được khai thác nhiều vì thế giá trị hàng hoá sản xuất tính trên đơn vị lao động và trên đơn vị diện tích còn nhỏ chứ không phải loại hình sản xuất này không mang lại hiệu quả .
Căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất hàng hoá của từng loại hình trang trại , cũng như hiệu quả sản xuất mang lại có thể thấy rằng mô hình kinh tế trang trại này càng phát triển ở Tuyên Quang nó đang và sẽ là mô hình kinh tế có hiệu quả góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như ở Tuyên Quang và những thực trạng về kinh tế trang trại có thể dự kiến được số trang trại của tỉnh sẽ phát triển từ nay đến 2010 như sau :
Đơn vị: cái
Loại hình trang trại
Tốc độ phát triển
Số lượng dự kiến
Trang trại trồng rừng
1,348
124
Trang trại trồng cây ăn quả
1,054
390
Trang trại chăn nuôi
1,270
16
Trang trại trồng cây công nghiệp
1,100
98
Trang trại sản xuất tổng hợp
1,067
102
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
1,410
19
Tổng cộng
-
749
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang
3.2.1. Những mặt hạn chế còn tồn tại :
- Kinh tế trang trại còn mang nặng tính tự phát chưa có chính sách cụ thể , chưa có định hướng rõ ràng ,cụ thể cho từng vùng ,từng địa phương .
- Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển không đồng đều , thường tập trung ở những vùng thấp và có điều kiện .Vùng cao , vùng sâu tiềm năng đất đai ,lao động để phát triển kinh tế trang trại lại chưa được phát huy, chỉ tập trung vào một số ngành sản xuất trồng trọt còn ngành chăn nuôi và các ngành khác chưa được chú trọng phát triển .
- Từ thực tế về điều kiện tự nhiên và trình độ dân trí thấp nên kinh tế trang trại phát triển trên địa bàn tỉnh không đều, các huyện vùng cao, các xã vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế trang trại còn chậm, hiệu quả chưa cao.
- Về các chủ trang trại :công tác quản lý và kinh doanh còn bị hạn chế thiếu kiến thức về kinh tế và khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế của một số trang trại chưa cao.
- Sản phẩm của các trang trại đa phần không qua chế biến, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, sức cạnh tranh trên thị trường chưa mạnh, thưòng bị chèn ép giá khi chưa đến thời vụ vì chưa có nhiều đơn vị thu mua nên tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.
- Do chưa xác định được giá trị thực tế của các trang trại để làm thế chấp vay vốn nên việc vay vốn còn gặp nhiều khó khăn ( vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai chỉ thế chấp vay vốn ở mức độ có hạn ,thời hạn vay ngắn không phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh ) nhưng nhu cầu vay lại lớn và cần vay trong dài hạn.
3.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế :
- Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất ,kinh doanh mới xuất hiện ở Tuyên Quang, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa đẩy đủ về kinh tế trang trại, còn quan niệm nhầm lẫn giữa kinh tế trang trại với kinh tế tiểu nông nên chưa chú ý phát triển kinh tế trang trại, một mặt do trình độ dân trí còn, không đồng đều, mặt khác trình độ tiếp cận nền sản xuất hàng hoá kém.
- Thực tế điều kiện tự nhiên ở một số vùng về đất để lập kinh tế trang trại còn gặp khó khăn do có nhiều đồi núi nên địa hình bị chia cắt .
- Người dân đã có ý chí làm giàu, nhưng việu nắm bắt khoa học để đưa vào áp dụng trong sản xuất còn nhiều hạn chế do đó dẫn đến nhiều người không dám làm kinh tế trang trại.
- Sản phẩm của trang trại mới chỉ đạt ở số lượng, còn chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều gia đình có điều kiện ( như : đất đai, lao động ) để lập trang trại nhưng lại thiếu vốn đầu tư …
- Cơ sở hạ tầng ở một số vùng chưa đáp ứng nhu cầu để tạo lập trang trại như : giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở chế biến…
- Các cấp ,các ngành ,nhất là ngành nông nghiệp ít quan tâm dến tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, thăm quan các trang trại làm ăn có hiệu quả để đúc rút kinh nghiệm tiến hành xây dựng một mô hình trang trại có hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.
III - Phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang
1) Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của Tuyên Quang .
1.1. Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại .
Ngày 10/11/1998 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VIII có nghị quyết 6 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta trong thời gian tới . Nghị quyết khẳng định: " Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình . Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân , các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh … "
+ Thống nhất về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn. Chủ yếu dựa vào hộ gia đình tiến hành mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản , trồng rừng gắn với sản xuất và tiêu thụ nông - lâm thuỷ sản .
+ Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai , vốn kĩ thuật, kinh nhgiệm quản lý góp phần phát triển một nền nông nhgiệp bền vững : tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp - n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66589.DOC