Đề tài Tiếp xúc văn hóa Việt Nam - Ấn Độ

Qua Phật giáo, văn hóa nghệ thuật Ấn Độ cùng với văn hóa Trung Hoa đã hội nhập tại đây để lại những dấu ấn sâu sắc từ những tác phẩm điêu khắc đá tuyệt đẹp ở Phật Tích (thế kỷ VI), những tục ngữ, thành ngữ, ca dao hấp dẫn bao thế hệ phản ánh tư tưởng từ bi bác ái của đạo Phật. Chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn của văn hóa Ấn Độ qua hai nhân vật “Bụt” và “Phật”. Bụt (Boudha) là trực tiếp từ Ấn Độ, Phật là qua Trung Hoa: Phật Thích Ca. Khi có sự đồng hóa cưỡng bức của nhà Hán thì văn hóa Ấn Độ được người Việt hội nhập vào văn hóa dân gian để chống lại văn hóa Hán. Vì vậy ông Bụt được biến thành một nhân vật của truyện cổ tích tượng trưng cho cái thiện để chống lại cái ác. Còn Phật vẫn là đức Phật đại thừa được đưa từ Trung Nguyên xuống và được thờ tự một cách chính thống.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15799 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp xúc văn hóa Việt Nam - Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc vào 1832. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian). Chăm Pa đạt đến đỉnh cao của văn minh Chăm ở Indrapura nằm tại khu vực Đồng Dương và Mỹ Sơn ngày nay. Tuy nhiên, nhà nước này cũng không tránh khỏi thảm hoạ diệt vong. Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chăm Pa ở các thế kỷ sau chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc và Khmer ở phía Tây và Nam. 1.2.1. Phù Nam Phù Nam là tên một quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia. Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17 - thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. Thủ đô của Phù Nam, theo sách Tân Đường thư là thành Đặc Mục, tiếng Phạn là Vyadhapura (có nghĩa là thành phố của những người đi săn), gần ngọn núi Ba Phnom ở làng Banam, thuộc tỉnh Prey Veng (Campuchia) ngày nay. Về nguồn gốc của Phù Nam, theo Khang Thái, sứ giả của Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc chép trong sách Phù Nam thổ tục thì ông vua đầu tiên của nước Phù Nam, có lẽ là một quí tộc người Ấn Độ hay là một tăng lữ Bà-la-môn tên Kaunđinya (sách Trung Quốc gọi là Hỗn Điền) Truyền thuyết kể ông ta từ miền Đông Ấn Độ mang theo một chiếc nỏ thần và một đạo quân hơn ngàn người vượt biển sang đánh chiếm xứ Koh Thlok. Công chúa xứ này là Sôma (con gái của thần mặt trăng - sách Trung Quốc gọi là Liễu Diệp), con vua Naga, đã chống cự lại kẻ xâm lược. Nhưng sau khi bị nỏ thần bắn thủng nhiều chiến thuyền, nàng công chúa đành phải đầu hàng và thuận để cho Kaunđinya lên ngôi vua, lấy mình làm vợ; rồi sinh ra dòng dõi vua chúa thống trị xứ Koh Thlok, sau này lấy tên là Phù Nam. Mặc dầu là truyền thuyết, nhưng ít nhiều nó cũng phản ảnh một thực tế lịch sử: Người Khơme vẫn coi Kaunđinya là người sáng lập ra đất nước và đã đem đến cho họ một nền văn hóa mới. Nhờ vị vua này, phụ nữ biết cách ăn mặc che thân, biết ngôn ngữ, văn tự Sanskrit (tiếng Phạn), tôn giáo Ba-la-môn, luật pháp Ấn Độ cùng chế độ chính trị xã hội thịnh hành ở Ấn Độ thời bấy giờ...[4] Căn cứ theo các sử liệu Trung Hoa, thì từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 6, Phù Nam đã phát triển thành một đế chế lớn mạnh. Đấy là vào thời Phạm Sử Nan (tức Fan-che-nan, hay Phan Chế Mân; trị vì khoảng năm 205 đến 225). Đây là một bộ tướng, nhân cơ hội vua (thuộc dòng dõi Hổn Điền) mất, được dân tôn lên thay, đã liên tục thôn tín hơn 10 nước, mở rộng lãnh thổ đến 5, 6 nghìn dặm, bao gồm các nước như: Đô Côn, Cửu Trì, Đốn Tốn, Xích Thổ, Bàn Bàn, Đan Đan, Cát Miệt (sau này là Chân Lạp)...Những tiểu quốc này đều nằm trên bán đảo Mã Lai và một phần vùng hạ lưu sông Mê Nam. Vương quốc Phù Nam phát triển hưng thịnh một thời gian nhất định rồi cũng không tránh khỏi sự suy tàn Khái quát lại giai đoạn suy tàn này, sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam (tr. 20) viết: Sau một thời rực rở, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ Việt nam ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỷ 7... Sách Tùy thư chép tương tự: Nước Chân Lạp ở về phía Tây Nam nước Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam. Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu và Tống Ký biên soạn cũng đã cho biết đầu niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627-649); trong nước Phù Nam có thay đổi lớn. Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về Na Phất Na. Căn cứ năm 627, sứ giả Phù Nam còn đến tiến cống nhà Đường, nên có thể suy ra nước Phù nam bị tiêu diệt phải sau năm này. CHƯƠNG II TIẾP XÚC VĂN HÓA VIỆT NAM – ẤN ĐỘ Quan hệ văn hóa của Việt Nam với Ấn Độ - một nền văn hóa lớn ở châu Á đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng ngàn năm. Khởi đầu từ xa xưa, mối quan hệ bang giao tốt đẹp ấy liên tục phát triển cho đến ngày nay. Đạo Phật đến với Việt Nam từ rất sớm, trở thành quốc giáo ở thời Lý – Trần (thế kỷ X-XIV) và là một tín ngưỡng có tính chất dân gian ở Việt Nam, tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần văn hóa của người Việt Nam. Khác với tất cả các nước trong khu vực, Việt Nam không được các học giả phương Tây xếp vào thế giới Ấn Độ hóa, nên họ rất xem nhẹ vấn đề này. Tuy nhiên, xét trên toàn bộ sự phát triển của van hóa Việt Nam thì văn hóa Ấn Độ đã thẩm thấu vào Việt Nam bằng nhiều ngả đường và khá liên tục trong mối quan hệ đối trọng với văn hóa Trung Hoa. Sự hội nhập văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ trên cơ tầng Đông Nam Á ở Việt Nam đã làm cho nền văn hóa đa sắc tộc ngày càng thêm đa dạng và góp phần tạo nên sự ổn định xã hội, và văn hóa – một nhu cầu rất quan trọng của cư dân nông nghiệp lúa nước. Khác với Trung Hoa có đường biên giới trên bộ với Việt Nam, Ấn Độ không có sự tiếp giáp trực tiếp với Việt Nam, nhưng nền văn hóa Ấn Độ lại có sự ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam. Trên nhiều bình diện, văn hóa Ấn Độ “thẩm thấu” bằng nhiều hình thức và liên tục. Khi xem xét mối quan hệ, giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và Ấn Độ, cần thấy, quá trình mức độ của quan hệ giao lưu này có khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và các không gian văn hóa. Trong giai đoạn đầu của thiên niên kỷ đầu sau công nguyên, trên dải đất Việt Nam hiện nay có ba nền văn hóa: văn hóa Đại Việt ở phía Bắc, Chămpa ở Trung Bộ, và Phù Nam ở Nam Bộ. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của văn hóa Ấn Độ với ba nền văn hóa này có khác nhau. Trước công nguyên, nguyên nhân thúc đẩy người Ấn Độ thông thương buôn bán với cư dân Đông Nam Á, trong đó có cư dân của ba nền văn hóa trên là việc buôn bán vàng, sau khi việc buôn bán với thế giới La Mã bị cấm. Người Ấn coi Đông Nam Á trong đó có đất Việt là nơi có nhiều hương liệu, gia vị (sa nhân, quế, hồi…) cho nên những thương gia Ấn Độ tìm đường tới Đông Nam Á, hoạt động có tính chất thương mại này đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế các vùng đó phát triển. Đồng thời văn hóa Ấn Độ cũng theo đó mà được truyền vào Đông Nam Á. Từ Ấn Độ, các nhà truyền đạo cũng lợi dụng các thuyền buôn để vào Đông Nam Á đó là những nhà tu hành Balamon, Mật giáo, và Phật giáo. Sự giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á càng bền chặt hơn khi một số người Ấn Độ định cư lại, xây dựng gia đình và lập nghiệp ở Đông Nam Á; và bản thân những người Đông Nam Á bản địa cũng đến Ấn Độ với mục đích thương mại và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Sự tiếp xúc văn hóa Đại Việt - Ấn Độ Trước khi văn hóa Ấn Độ tràn vào, văn hóa Đại Việt đã định hình và phát triển. Người Việt ở đây tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Những thế kỷ đầu công nguyên, châu thổ Bắc Bộ là địa bàn trung chuyển văn hóa Ấn Độ, nhất là tôn giáo. Các nhà sư từ Ấn Độ đi qua Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) để rồi tìm đường lên phương Bắc và các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm kinh cũng qua Luy Lâu, coi đây là trạm dừng chân. Vị trí địa lý của Luy Lâu gần Trung Quốc, người Giao Châu gần gũi với văn minh Trung Hoa (địa lý – văn tự) và đây trở thành một trạm trung chuyển văn hoá. Từ đó người Việt tiếp thu thành tựu văn hoá vật chất, ngôn ngữ và tinh thần của văn hoá Ấn Độ. Luy Lâu trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng ở Bắc Ninh. Tại đây, các nhà sư Ấn Độ đã dạy kinh Phật hoặc dừng lại đây để tiếp tục đi sang các trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo đã hình thành một đội ngũ nhà sư bản địa thông hiểu kinh Phật, giỏi chữ Phạn. Có những nhà sư sang Ấn Độ để tu luyện. Mặc dù có quá ít tài liệu về mối quan hệ Ấn – Việt vào những thế kỷ cuối trước Công nguyên, nhưng với những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy vùng Bắc Bộ là một trong những địa điểm ở Đông Nam Á mà các thương nhân, các nhà sư Ấn Độ đã đi lại nhiều. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Phật giáo từ Ấn Độ tới Luy Lâu rồi từ đó truyền sang Bành Thành (hạ lưu sông Trường Giang) và từ Bành Thành tới Lạc Dương (kinh đô của nhà Đông Hán). Người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trong điều kiện rất đặc biệt. Họ đối mặt với văn hóa Hán, vừa tiếp nhận văn hóa Hán, vừa lo đối phó với chính trị nên sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng, nhưng lại có sự phát triển rất lớn. Người Việt thích ứng và tiếp biến đạo Phật một cách dung dị vào cơ tầng văn hóa bản địa; bởi đạo Phật vốn có tinh thần bình đẳng và bác ái, chủ trương dân chủ, không đẳng cấp. Với tín ngưỡng đa thần, người Việt dễ dàng tiếp nhận Phật giáo Đại thừa, mặc dù có thời gian, Phật giáo Tiểu thừa đã ngự trị khá vững chắc ở châu thổ Bắc Bộ. Vì thế, có thể nói, ngay từ buổi đầu, ở Bắc Bộ, Phật giáo đã có tính chất dân tộc. Các nhà sư Việt Nam đã sang tận Ấn Độ để học đạo và cùng các nhà sư Ấn Độ lập thành các dòng tư tưởng riêng vừa để đối lập với Nho giáo, vừa khu biệt với Phật giáo Trung Hoa. Bước vào thiên niên kỷ thứ nhất, đồng thời với việc bảo tồn và phát triển nền nghệ thuật tạo hình bản địa, các quốc gia Đông Nam Á cổ đại còn tiếp thu nhiều thành tựu của nghệ thuật tạo hình nước ngoài mà trước hết là nghệ thuật tạo hình Ấn Độ. Nền nghệ thuật này đến Đông Nam Á cùng với hai tôn giáo chính là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vào đầu công nguyên, khi Phật giáo được đưa vào Việt Nam, nó có sự dung hòa với tín ngưỡng bản địa. Ví dụ về sự dung hòa này là việc người Việt chuyển nhóm nữ thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp thành hệ thống tứ pháp. Xét về mặt nghệ thuật tạo hình, phải kể đến bốn pho tượng được tạc bằng gỗ dâu vào đầu công nguyên, đó là Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần Mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng và Pháp Điện (thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Đến thế kỷ VI, Thiền học Việt Nam trở thành một dòng lớn gắn với tên tuổi một nhà sư Ấn Độ: Tỳ ni đa lưu chi, đã khiến cho các quan cai trị phương Bắc phải kinh sợ và kính nể. Mười thế kỷ đầu công nguyên, dù sống dưới sự thống trị hà khắc của phương Bắc, buộc phải chấp nhận Nho giáo, Phật giáo Đại thừa thông qua chữ Hán, văn hóa của người Việt trong cuộc đấu tranh chống sự đồng hóa và nô dịch vẫn phát triển với tất cả sức mạnh dân tộc, trong đó ảnh hưởng của Phật giáo và văn hóa Ấn Độ có sự đóng góp to lớn – Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn với sắc thái riêng (Thiền kết hợp với Mật tông được dân gian hóa và tính nhập thế cao). Qua Phật giáo, văn hóa nghệ thuật Ấn Độ cùng với văn hóa Trung Hoa đã hội nhập tại đây để lại những dấu ấn sâu sắc từ những tác phẩm điêu khắc đá tuyệt đẹp ở Phật Tích (thế kỷ VI), những tục ngữ, thành ngữ, ca dao hấp dẫn bao thế hệ… phản ánh tư tưởng từ bi bác ái của đạo Phật. Chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn của văn hóa Ấn Độ qua hai nhân vật “Bụt” và “Phật”. Bụt (Boudha) là trực tiếp từ Ấn Độ, Phật là qua Trung Hoa: Phật Thích Ca. Khi có sự đồng hóa cưỡng bức của nhà Hán thì văn hóa Ấn Độ được người Việt hội nhập vào văn hóa dân gian để chống lại văn hóa Hán. Vì vậy ông Bụt được biến thành một nhân vật của truyện cổ tích tượng trưng cho cái thiện để chống lại cái ác. Còn Phật vẫn là đức Phật đại thừa được đưa từ Trung Nguyên xuống và được thờ tự một cách chính thống. Cuối thế kỷ thứ VII, thời đại hoàng kim của văn hóa Phật giáo Ấn Độ chấm dứt, đến đầu thế kỷ thứ X, Hồi giáo bắt đầu thâm nhập vào Ấn Độ. Từ đó trở đi, những quan hệ trực tiếp Ấn – Việt hầu như bị chấm dứt mà thông qua những yếu tố trung gian. Đó là Trung Hoa và Chămpa, Chân Lạp…, và ở thế kỷ X, Phật giáo đã bén rễ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và trở thành một bộ phận cấu thành của nền văn hóa Việt Nam, góp phần tạo nên một lực lượng đối trọng với nền văn hóa Trung Hoa. Dưới thời Lý – Trần, Phật giáo rất phát triển, trở thành quốc giáo, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa của dân tộc, và có thể coi là một trong những cơ sở cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đại Việt. Từ thời hậu Lê (thế kỷ XV) trở đi, do Nho giáo ngày càng phát triển nên vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo phai nhạt dần trong đời sống xã hội Việt Nam. 2.2. Sự tiếp xúc văn hóa Chămpa - Ấn Độ Vương quốc Champa trước kia nằm ở khu vực miền trung Việt Nam với khu vực địa hình hẹp chiều ngang lại bị chia cắt bởi những đèo cắt ngang do núi ăn lan ra biển.Được thiên nhiên phú cho 1000km bờ biển dài với những loài cá và vũng vịnh,có người còn ví Chăm pa “như cái chợ tự nhiên” với những sinh vật quý hiếm như trầm hương,hương liệu,dược liệu…Đặc biệt “chợ tự nhiên” này lại nằm song song tuyến đường biển giữa Trung Quốc va` Ấn Độ.Có lẽ chính vì vậy mà nơi đây sớm là nơi thu hút tàu bè gần xa cập bến,và đây cũng chính là điều kiện mở ra con đường giao lưu với các nước và ngoài khu vực. Nhiều mối quan hệ với những màu sắc khác nhau đã từng đến và đi vùng biển này như quan hệ về kinh tế- thương mại, chính trị- bang giao,di dân và đi sau tất cả những quan hệ đó nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn rộng hơn nhanh hơn là giao lưu và tiếp xúc về văn hóa. Trong bối cảnh giao lưu văn hóa, những thế kỉ đầu trước công nguyên Champa cũng như nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Văn hóa Ấn Độ đã có mặt ở Champa từ rất sớm. Chúng ta có thể thấy dấu ấn của sự giao luu này còn để lại một cách sâu sắc những đặc sản văn hóa – nghệ thuật của vương quốc cổ Champa. Sự tiếp xúc văn hóa Ấn –Chăm diễn ra hai con đường là truyền bá đạo tôn giáo và di dân. Nhưng con đường di dân của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á lục địa rất hạn chế với chủ yếu là những thương nhân do vậy con đường tiếp xúc này chủ yếu thông qua các nhà sư truyền giáo. Ấn Độ là một quốc gia sớm có chữ viết, và họ đã sáng tạo ra ít nhất 4 loại chữ viết. Champa cổ đã tiếp nhận những văn tự cổ Ấn Độ ngay từ những buổi đầu lập quốc. Theo các nhà nghiên cứu về văn tự Champa thì trên miền đất Champa cổ đại các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm bia ký từ giữ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ XIV bằng chữ Sanskrit (là chữ cổ xưa nhất của Ấn Độ) và chữ Chăm cổ. Với nội dung phản ánh công việc dâng tế thần linh,tường thuật lại biến cố xảy ra với vương triều, ca ngợi công đức của thần linh… Những văn bia này không những cho phép ta khảo sát hình thái cổ của tiếng Chăm mà còn có thể giúp ta tìm thấy dấu ấn văn tự cổ Ấn độ được ghi lại bởi chữ viết Chăm. Tuy nhiên người nghiên cứu vẫn có thể nhận ra là tất cả các biến thể ấy cũng như những chữ viết thuộc loại hình văn tự Ấn Độ ở Đông Nam Á đều bắt nguồn từ chữ Brahmi ở vùng Nam Ấn Độ. Một trong những biến thể ấy là chữ Akhar Thrah là một bước phát triển mới của lịch sử người Champa. Chữ Akhar Thrah dùng phổ biến và cho đến ngày nay vẫn được cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận sử dụng Trên cơ sở chữ Phạn và lấy dáng nét cong của chữ Phạn người Chăm đã xây dựng thành một hệ thống văn tự Chăm cổ để làm ngôn ngữ biểu đạt và để ghi chép lại tiếng nói của mình, gồm có: 16 nguyên âm, 31 phụ âm, khoảng 32 dấu âm sắc và chính tả. Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo trong đó quan trọng nhất là Ấn Độ giáo (tức đạo Balamon) và Phật giáo. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích. Vương quốc Champa cũng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng đặc biệt là tôn thờ nữ thần Mẹ của vương quốc Polunagar theo truyền thống Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Khi tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa, văn minh Ấn Độ người Chăm cổ đã đi theo Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo được những người Ấn Độ mang đến Champa bằng đường biển và phát triển trong suốt thời kỳ Champa cường thịnh. Tuy nhiên khi đến Champa thì Ấn Độ giáo đã bị yếu tố bản địa hóa và trở thành đạo của người Chăm. Theo Ấn Độ giáo người Chăm tiến hành thờ một hay cả ba vị thần của Tam thần nhất thể là: Bramah- Visnu- Siva. Tuy nhiên họ tôn thờ thần Siva hơn cả. Họ tôn thần làm chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Champa. Điều này được thể hiện rất rõ qua vị trí nơi đặt tượng thần thường là gian điện chính nơi trung tâm ở các đền tháp Champa. Tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng khá mạnh mẽ ở Champa từ niềm tin, tư tưởng, tư duy đến trang phục đời thường tuy nhiên cũng dân gian hóa nhiều nên trở thành bản sắc riêng của Champa. Đó là Ấn Độ giáo ở Champa thiên nhiều về nghi thức cúng lễ ở đền tháp và những lễ hội dân gian hơn là chú tâm vào học tập kinh kệ. Ngoài ra Phật giáo cũng ảnh hưởng rất nhiều đên tôn giáo và tín ngưỡng của người Champa. Về sau do sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt xuống phía Nam vào thế kỷ XV đã tàn phá dần làm cho ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng yếu ớt nên ngày nay vị trí của Phật giáo trong cuộc sống của người Chăm hầu như không còn nữa. Vào thời cổ trung đại, Ấn Độ đã có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao gồm về nhiều mặt trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc. Vào thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến vương triều Morya thì nghệ thuật kiến trúc Đá mới bắt đầu phát triển với các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa tháp, trụ đá. Nói chung là nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ phần lớn đều nhằm vào tôn giáo. Theo tôn giáo Ấn Độ tràn vào Champa thì đồng thời vương quốc cổ Champa cũng đón nhận những ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ. Hầu hết các công trình kiến trúc ở Champa đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo cho dù đó là những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc đạt được giá trị mỹ thuật cao so với đương đại. Điều này thể hiện khá rõ nét trong nghệ thuật xây dựng tháp Chăm và điêu khắc tượng. Cũng như các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thì vật liệu chủ yếu để xây dựng đền tháp là gạch và đá và có thể nói rằng Champa là bậc thầy về kỹ thuật chế tác gạch. Trải qua bao thế kỷ, những tháp gạch Champa vẫn còn tươi rói, màu sắc ánh hồng và vàng kết dính với nhau một cách kỳ lạ mà nhiều nhà khoa học còn chưa giải mã hết được. Ví dụ như: thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam; tháp Ponagar ở Khánh Hòa; tháp Po Klaung Garai ở Phan Rang…. Trên tổng thể thân tháp bằng gạch những người thợ điêu khăc đã chạm trổ hoa văn, những con vật thiêng liêng của Ấn Độ giáo hay cảnh sinh hoạt trong cung đình một cách sống động và chân thật. Các tháp của Champa ảnh hưởng từ Ấn độ giáo được thể hiện trong việc nó mang hình thù của núi Meru thu nhỏ ở Ấn Độ nơi mà các vi thần của Ấn Độ giáo ngự trị. Hình dáng tháp bao giờ cũng thu nhỏ dần khi càng lên cao, trên chóp đỉnh thường đặt một Linga. Bên trong tháp thường gồm có 3 tầng: tầng trên cùng là đặt các vị thần quốc giáo, tầng giữa thường diễn tả hoạt động sống của cung đình và tầng dưới là tầng âm chỉ gia cố nền móng cho vững chắc chứ không có trang trí. Có thể nói, người Chăm đã tiếp thu kỹ thuật xây dựng tháp từ Ấn Độ nhưng mà là tiếp thu một cách có sáng tạo để tạo nên một nghệ thuật xây dựng tháp cho riêng mình. Còn trong điêu khắc của người Chăm chúng ta cũng bắt gặp phảng phất những nét của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ. Ví dụ như: hình vũ nữ Apsara uyển chuyển đã hóa thân vào nghệ thuật điêu khắc của Ấn Độ và các nước khác nhưng qua bàn tay nghệ thuật khéo léo và đầy sáng tạo của những nghệ nhân Chăm thì Apsara đã trở thành biểu tượng hàm chứa vẻ đẹp rất riêng của cô gái Chăm. Vì những tác phẩm điêu khắc của Champa chủ yếu là phục vụ tôn giáo cho nên chúng ta có thể băt gặp rất nhiều tượng của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Tượng phật giáo thì có tượng đứng cao 1,08m; tượng các vị la hán, tu sĩ còn tượng về Ấn Độ giáo thì có những tác phẩm điêu khắc thần Siva, Visnu, Brahma, bên cạnh đó còn có những con vật được thờ như: rắn Sêra, bò thần Nađin… Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ là Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu công nguyên thì được dịch ra tiếng Sanskrit. Người Champa đã đón nhận hai bộ sử thi theo cách tư duy của họ và phù hợp với tâm lí của cộng đồng. Văn học Champa khá phát triển với nhiều thể loại phong phú như : Thần thoại, sử thi, truyện cổ, thơ ca, văn xuôi, văn vần… Thơ ca Champa rất dồi dào âm điệu, nội dung trữ tình và thường là thơ lục bát gieo vần lục tứ và bát lục. Bên cạnh văn học viết, văn học dân gian của người Chăm cũng khá phát triển dưới nhiều thể loại và phản ánh nhiều nội dung về tâm lí dân tộc và các khía cạnh xã hội. Đặc điểm của văn học thành văn của Champa là phản ánh thời cuộc, khắc họa nhiều mặt của đời sống xã hội, ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình và quê hương. Nhưng các tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và nội dung thường khuyết danh người sáng tác. Điều này, nói lên các tác phẩm đó là do quá trình sáng tác của cả cộng đồng và qua các thế hệ nối tiếp cùng tham gia sáng tác. Những bản trường ca anh hùng cũng khá phong phú, được sáng tác liên tục, phổ biến rộng rãi và lưu truyền đến ngày nay. Bên cạnh việc tiếp nhận văn học Ấn Độ trực tiếp vào những thời điểm Ấn Độ giáo ảnh hưởng sâu sắc. Sau này, dòng chảy của văn học Ấn Độ vẫn đến được với Champa qua trung gian là Malaysia, một quốc gia cũng ảnh hưởng văn minh Ấn Độ. Dĩ nhiên khi đến Champa, những dòng tư tưởng cũng có khác để phù hợp, với cuộc sống và sinh hoạt Champa. Đó là những thể loại văn học dân gian, với những bài hát lễ, hát giao duyên, những kinh văn, bài xướng ca được biểu diễn vào dịp lễ quan trọng liên quan đến Ấn Độ giáo. Từ rất sớm người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận. Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn trăng khuyết. Họ còn phân biệt 5 hành tinh Hỏa-Thủy-Mộc-Kim-Thổ, biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính. Tác phẩm thiên văn học cổ nhất của Ấn Độ là quyển Siddhantas ra đời vào khoảng thế kỉ V TCN. Người Champa đã sớm tiếp thu và biết cách tính lịch pháp. Không những thế các học giả trong triều đình Champa lúc bấy giờ đã nghiên cứu và tính khá thạo vị trí di chuyển theo thời gian của các hành tinh để định thời gian một cách chính xác. Từ ngày đầu dựng nước Champa đã tiếp thu hệ thống lịch Saka của Ấn Độ một cách chủ động. Trong tiếng Champa lịch gọi là Sakawi hay Takawi. Một năm của người Champa là 12 tháng, một tuần có 7 ngày. Cách tính trên dựa vào sự vận hành của mặt trăng và của các chòm sao. Lịch pháp được ứng dụng khá rộng rãi trong nông nghiệp để biết sự biến đổi của tiết trời mà gieo trồng và chọn giống vật nuôi cho thích hợp. Đồng thời Champa vốn là cư dân hoạt động mạnh mẽ trên con đường hàng hải quốc tế, nên lịch được ứng dụng để xem ngày, giờ dự đoán bão tố trước khi ra khơi. Bên cạnh đó, mỗi một mùa tương ứng với một kiểu thời tiết, đều diễn ra những lễ hội có tính chất cộng đồng như lễ Rija Nagar, lễ hội Kate để cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Như vậy chúng ta đã thấy được văn hóa của Ấn độ có ảnh hưởng rộng rãi như thế nào đến văn hóa, nghệ thuật của vương quốc cổ Champa. Nhưng cư dân Champa không tiếp thu văn hóa Ấn Độ một cách thụ động mà họ tiếp thu m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvn_ad_6656.doc
Tài liệu liên quan