MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các đồ thị v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Tình hình sử dụng phần mềm tin học nói chung và phần mềm Lectora nói riêng 5
1.2. Lịch sử nghiên cứu về dạy học chương trình hóa 7
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 10
2.1.1. Tự học và kỹ năng tự học 10
2.1.2. Phương pháp dạy học chương trình hóa 15
2.1.3. Phần mền lectora 31
2.1.4. Quy trình xây dựng bài học 37
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 40
2.2.1. Tình hình sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế bài giảng ở trường THPT 40
2.2.2. Tình hình học tập môn CN10 của HS 42
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
3.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương 4, môn CN10, THPT 45
3.2. Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài học chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, CN10, THPT 46
3.2.1. Thiết kế bài học bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tiết 1) bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa 47
3.2.2. Thiết kế bài học bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tiết 2) bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa 60
3.2.3. Thiết kế bài học bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa 63
3.3. Ý kiến đánh giá của giáo viên, chuyên gia về các bài học chưng 4, môn CN10 thiết kế bằng phần mềm Lectora 66
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1. Kết luận 67
2. Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 70
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3507 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài học chương 4, môn Công nghệ 10 theo phương pháp dạy học chương trình hóa để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng theo kiểu may rủi sàng ít.Tuy nhiên nếu quá nhiều lựa chọn (>5) thì câu trắc nghiệm sẽ trở nên rườm rà, khó nhớ, khó đối chiếu các lựa chọn với nhau. Điều này gây khó khăn cho HS trong quá trình cân nhắc để chọn lựa.
* Đáp án đúng
Được đặt ở vị trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Các lựa chọn còn lại có vẻ như đúng mà kì thực là chưa chính xác, được gọi là “phương án nhiễu” hay “mồi nhử”.
* Mồi nhử (phương án nhiễu)
Phải có sức hấp dẫn ngang nhau. Nghĩa là thoạt nhìn nó có vẻ như đúng và những HS chưa hiểu bài hoặc chưa học bài kĩ sẽ bị đánh lừa.
Muốn như vậy phải chọn mồi nhử từ những sai lầm khách quan của HS chứ không phải những sai lầm do GV nghĩ ra.
* Vị trí câu đáp án đúng
Vị trí câu đáp án đúng phải được xác định một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Có thể sử dụng phần mềm trộn câu hỏi hoặc dùng con xúc xắc hoặc ghi các mẫu a, b, c, d,…lần lượt trên những mẩu giấy bằng nhau và giống nhau trộn lên bốc trúng mẫu nào thì đặt đáp án ở mẫu tự ấy. Cứ lần lượt làm cho từng câu.
* Các lựa chọn phải ngắn gọn và đồng nhất về cấu trúc ngữ pháp
Tránh dùng những từ có ý nghĩa tuyệt đối như “Chắc chắn rằng”, “Mọi người đều”, “Nhất thiết phải”, “Tất cả”, “Không một ai”, “Không bao giờ”,…thường là những câu sai. “Thường thường”, “Đôi khi”, “Một số người”,…bộc lộ một sự dễ dàng đặt ở những câu đúng, HS có nhiều kinh nghiệm về từ ngữ có thể trả lời được chính xác mà không cần hiểu bài.
Tránh vô tình tiết lộ đáp án đúng bằng cách để cho câu đáp án đúng có độ dài dài hơn mồi nhử.
* Mỗi câu MCQ có một đáp án đúng và chỉ có một mà thôi
Tránh những câu trắc nghiệm có hơn 1 đáp án đúng hoặc không có đáp án đúng nào cả.
Ví dụ: tránh câu có đáp án không rõ ràng:
Qui mô kinh doanh hộ gia đình nhỏ có ưu điểm:
a. Dễ phân công và quản lí lao động
b. Dễ chỉ đạo và quản lí lao động
c. Dễ quản lí và tổ chức lao động
d. Dễ phân công và tổ chức lao động
2.1.3. Phần mền lectora
2.1.3.1. Dạy học với sự hỗ trợ của máy tính
Vào những năm đầu của thế kỉ XXI cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học tốt hơn. Sự phát triển mạnh mẽ đó đòi hỏi phải có những phần mềm dạy học tốt hơn và hiệu quả hơn.
Hiện nay có nhiều phần mềm dạy học khác nhau như: phần mềm PowerPoint, phần mềm Flash, phần mềm Frontpage, phần mềm Violet, phần mềm Lectora,...nhưng mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm của nó, biết khai thác tốt sẽ tạo ra việc dạy học thông minh. Dạy học thông minh được sự trợ giúp của máy tính thường tập trung theo 3 yêu cầu cơ bản sau:
+ Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học như phần mềm làm việc với nội dung mới; phần mềm ôn tập; phần mềm kiểm tra đánh giá.
+ Thiết lập chương trình giảng dạy đối với các bài học lập trình.
+ Chuyển những chương trình dạy học đã được thiết kế thành những phần mềm.
Ở nước ta việc sử dụng những ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin luôn luôn được đề cao và phổ biến rộng rãi trong toàn quốc ở các cấp, các ngành khác nhau. Với tính chất ứng dụng rộng rãi và mang lại kết quả như vậy thì việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa hàng đầu để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học. Thời gian gần đây ở nước ta có khá nhiều phần mềm cài đặt với giao diện đẹp, dễ sử dụng, nhiều tính năng giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy và học tập.
Ngoài ra, việc sử dụng máy vi tính như một công cụ dạy học vì:
Thứ nhất: Kĩ thuật đồ họa được nâng cao tạo điều kiện mô phỏng các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội mà các phương tiện khác không thể hiện được. Việc mô phỏng các thí nghiệm có thể tránh phải thực hiện các thì nghiệm nguy hiểm, những thí nghiệm vượt quá không gian và thời gian.
Thứ hai: Công nghệ Multimedia kết hợp với những hình ảnh đèn chiếu, băng video, camera,...với âm thanh, văn bản, biểu đồ,... được trình bày qua máy tính theo một chương trình đã định sẵn giúp cho người học đạt hiệu quả tối đa trong quá trình học tập.
Thứ ba: Phát triển những phần mềm chuyên dụng được ứng dụng vào nhiều ngành khác nhau như: phần mềm xử lí văn bản (Window), phần mềm quản trị dữ liệu (Access), phần mềm hỗ trợ tính toán (Excel), phần mềm trình diễn (PowerPoint),...
Đặc biệt đối với DHCTH thì máy tính là công cụ đắc lực phải sử dụng để trợ giúp cho GV trong quá trình giảng dạy. Có thể nói phương pháp và phương tiện là song song. Nếu không sử dụng máy tính thì phương pháp DH CTH sẽ không có hiệu quả.
2.1.4.3. Khả năng của phần mềm Lectora
Phần mềm Lectora của Trivantis phù hợp trong hỗ trợ tổ chức DH CTH. Lectora cho phép nhập một lượng lớn thông tin đa dạng bao gồm cả kênh chữ, kênh hình, kêng tiếng,...tạo tài liệu hỗ trợ E – learning, tạo E – book, thiết kế các bài trình bày. Tất cả các dạng tài liệu trên đều hỗ trợ khả năng thiết lập được các bài kiểm tra. Đặc biệt khả năng tạo liên kết giữa các ý trả lời, cho phép đặt tỉ trọng điểm của mỗi loại câu hỏi, đặt giờ cho bài kiểm tra là những đặc điểm phù hợp cho xây dựng bài học CTH và cũng là tính năng hiếm có ở phần mềm khác.
a. Màn hình của Lectora (Hình 5)
Màn hình của Lectora cũng tương tự như các màn hình của chương trình ứng dụng khác. Nó gồm các thanh menu và các thanh công cụ. Thanh menu của Lectora có 9 nhóm, mỗi nhóm hiển thị một danh sách các lệnh có liên quan. Giống như menu, các thanh công cụ cũng chứa các lệnh có liên quan giúp bạn dễ dàng thực hiện các thao tác như lập trình, chèn phim, chèn tranh ảnh, âm thanh, thay đổi kiểu mẫu nền, vẽ, phông chữ,...
H×nh2. 5: Mµn h×nh Lectora
b. Tạo câu hỏi cho bài học (Hình 6)
Để tạo câu hỏi cho bài học có thể là như sau:
Click chuột vào nút Add Question trên thanh Standard. Hộp thoại Question Properties sẽ xuất hiện. Chọn loại câu hỏi MCQ trong mục Type và chọn tỷ trọng điểm của câu hỏi trong mục Question Weight. Chọn Next để nhập nội dung câu hỏi.
Hình 2. 6: Màn hình tạo câu hỏi
Sau đó xuất hiện hộp thoại Question (Hình 7). Trong ô Question có thể nhập nội dung câu hỏi:
Hình 2.7: Màn hình nhập nội dung câu hỏi
Sau đó click nút next, xuất hiện hộp thoại Choices. Trong ô Number of choices nhập số phương án lựa chọn cho câu hỏi:
Hình 2.8: Màn hình nhập số phương án lựa chọn
Click chuột vào nút Next, xuất hiện hộp thoại Choice 1 of 3 (4,5,…).
Hình 2.9: Màn hình nhập câu trả lời
Trong ô Choice text đánh nội dung các phương án trả lời rồi Click Next. Phương án nào đúng thì Click chuột vào ô Correct choice.
Khi nhập đến phương án cuối cùng xuất hiện ô Finish, Click chuột vào ô Finish thì câu hỏi đã được hoàn thành.
c. Tạo liên kết giữa các câu hỏi.
Để tạo liên kết giữa các câu hỏi, cần phải thực hiện các bước sau:
Chọn ô đánh dấu câu hỏi (ô tròn) bằng Click chuột phải/ Properties. Khi đó xuất hiện hộp thoại Radio Button Properties (hình 10). Chọn mục On Select/ Change, xuất hiện màn hình.
Hình2. 10: Màn hình liên kết câu hỏi
Trong ô Action chọn Go To. Trong ô Target chọn Chapter, Section, or Page. Trong ô Name chọn tên trang chứa câu hỏi muốn liên kết. Click chuột vào nút Ok và liên kết đã được thiết lập.
2.1.4. Quy trình xây dựng bài học
Quy trình xây dựng bài học gồm hai quy trình cụ thể:
+1: Làm trên giấy
+2: Làm trên máy
2.1.4.1. Quy trình xây dựng bài học trên giấy
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu là cái đích, sản phẩm, đầu ra của một quá trình dạy học. Mục tiêu càng cụ thể thì càng đánh giá sâu sắc. Tiêu chí để viết mục tiêu là cần xác định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS. Cần trình bày từng mục tiêu và mức độ đạt được của mỗi mục tiêu đó.
Bước 2: Chia đơn vị kiến thức
Một trong những đặc trưng của DHCTH là nội dung học tập được chia nhỏ thành những đơn vị kiến thức mà các đơn vị kiến thức phải có mối liên hệ với nhau. GV phải xác định được nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy, phân chia nội dung cơ bản thành các đơn vị kiến thức chuẩn. Có thể cập nhật, chính xác hóa lại những nội dung kiến thức mà SGK không có điều kiện trình bày đầy đủ. Sau đó mã hóa các đơn vị kiến thức đó thành câu hỏi.
Bước 3: Mã hóa đơn vị kiến thức dưới dạng câu hỏi TNKQ – MCQ
GV xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi TNKQ – MCQ ứng với các khâu của quá trình dạy học. Phân tích lôgic nội dung bài học, xác định trật tự cấu trúc theo nội dung và PPDH. Lựa chọn dàn ý hợp lí nhất. Diễn đạt câu hỏi ứng với các phần của bài dạy.
Bước 4: Tạo câu hỏi chính, câu hỏi bổ sung và cung cấp thông tin cần thiết
- Tạo câu hỏi chính: Câu hỏi chính cần diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và mức độ học khác nhau của HS, nhất là HS phải vận dụng các kỹ năng phân tích, phán đoán, suy luận, tổng hợp.
- Tạo câu hỏi bổ sung: Câu hỏi bổ sung cung cấp cho HS nhằm đảm bảo tính vừa sức tức là mọi HS phải trải qua những liều kiến thức như nhau. Nội dung câu hỏi tương đối dễ để mọi HS đều có thể học được.
- Soạn thông tin cung cấp cần thiết nhằm hỗ trợ HS trong quá trình học mắc phải những sai lầm. Chỉ ra thông tin đúng của các câu hỏi, đưa thông tin kiến thức cần thiết đến từng HS.
2.1.4.2. Quy trình xây dựng bài học trên máy
Sau khi đã mã hóa đơn vị kiến thức, chia nhỏ nội dung thông tin, lựa chọn câu hỏi để minh họa cho nội dung thông tin thì tiến hành xây dựng bài học trên máy bằng phần mềm Lectora. Gồm các bước chính sau:
Bước 1: Bài học được chương trình hóa
Lựa chọn đối tượng hình ảnh, âm thanh để minh họa cho nội dung thông tin có trong tài liệu. Thiết lập các trang chứa câu hỏi.
Bước 2: Chạy thử bài học
Hoạt động kiểm chứng và làm hợp lệ bằng cách cho chạy thử chương trình. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành đóng gói bài học.
Bước 3: Đóng gói bài học ở dạng file chạy độc lập (.exe)
Bước 4: Tham vấn chuyên gia
Lấy ý kiến đóng góp, nhận xét từ phía các chuyên gia về nội dung bài học, cách chương trình hóa. Nếu ý kiến phản hồi tốt thì có thể đưa vào sử dụng chính thức. Nếu có ý kiến sửa đổi thì điều chỉnh lại trước khi sử dụng chính thức.
Bước 5: Sử dụng chính thức
Trong quá trình sử dụng có thể thấy được mức độ khả thi của chương trình. Có thể tiếp tục chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện tiếp trong quá trình sử dụng.
Có thể sơ đồ hóa quy trình sử dụng như hình dưới đây
Xác định mục tiêu bài học
Chia đơn vị kiến thức
Tạo câu hỏi chính
Tạo câu hỏi phụ
Soạn thông tin cần thiết
Chạy thử bài học
Đóng gói bài học
Tham vấn chuyên gia
Sử dụng chính thức
Mã hóa đơn vị kiến thức
Bài học được chương trình hóa
Phần mềm Lectora
Làm trên giấy
Đánh giá
Làm trên máy
Hình 2.11: Sơ đồ quy trình sử dụng phần mềm Lectora để thiết kế bài học theo PPDH CTH.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế bài giảng ở trường THPT
* Phương pháp tiến hành
Chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của 15 GV ở 2 trường: THPT Cao Bát Quát – Gia Lâm – Thành phố Hà Nội và trường THPT Phụ Dực - huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình về việc sử dụng phần mềm dạy học trong thiết kế bài học. Trong đó có 4 GV Công nghệ; 3 GV Sinh – KTNN, 3 GV Toán; 2 GV Hóa; 3 GV Vật lý.
Ngoài việc tìm hiểu ý kiến GV và phát phiếu điều tra HS chúng tôi còn tiến hành điều tra cơ sở vật chất của 2 trường thông qua việc trao đổi với thầy hiệu trưởng, thăm quan thực tế phòng máy, phòng chức năng, phòng chứa dụng cụ trang thiết bị của trường.
*Kết quả điều tra được như sau:
Về việc sử dụng phần mềm dạy học trong thiết kế bài học.
Khi hỏi các GV về vai trò của phần mềm tin học trong dạy học thì đa số các thầy cô cho rằng sẽ tạo được hứng thú cho học sinh. Cụ thể thầy Nguyễn Viết Khá dạy môn Sinh - KTNN trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm – Hà Nội cho biết: “Khi sử dụng phần mềm dạy học sẽ kết hợp được với âm thanh, hình ảnh làm phong phú bài dạy, kích thích tính tò mò và sáng tạo của HS. Từ đó nâng cao được hiệu quả của bài dạy”. Tuy nhiên mức độ sử dụng phần mềm dạy học trong giảng dạy còn nhiều hạn chế mà thay vào đó là các phương tiện khác. Kết quả thu được là:
Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng các PT trong giảng dạy ở một số trường THPT
Tên phương tiện
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không sử dụng
Ý kiến
Tỷ lệ (%)
Ý kiến
Tỷ lệ (%)
Ý kiến
Tỷ lệ (%)
Phần mềm dạy học
0
0
3
20
12
80
Tranh, sơ đồ
5
33.33
8
53.33
2
13.34
Mô hình, mẫu vật
3
20
9
60
3
20
Thí nghiệm
4
26.67
10
66.67
1
6.67
Phiếu học tập
5
33.33
7
46.67
3
20
Bảng chiếu trong
0
0
3
20
12
80
Dựa vào kết quả trên chúng ta thấy, GV có nhận thức đúng đắn về vai trò của phần mềm tin học song thực tế tình hình sử dụng trong dạy học hiện nay còn rất yếu kém, chúng tôi còn kết hợp trực tiếp phỏng vấn các GV để tìm hiểu nguyên nhân. Lý do các GV đưa ra là:
- Việc sử dụng phần mềm tin học trong thiết kế bài giảng và dạy cần rất nhiều thời gian chuẩn bị, không cần thiết vì có thể thay thế bằng phương tiện khác.
- Cần có thời gian nghiên cứu phần mềm dạy học để áp dụng phù hợp cho từng bài, GV chưa được trang bị về kiến thức tin học.
- Trang thiết bị còn thiếu thốn; không có phòng học bộ môn; không có đủ dụng cụ thí nghiệm. Các dụng cụ không mang tính chất đồng bộ.
Để điều tra thực trạng trang thiết bị phương tiện dạy học, chúng tôi điều tra số lượng trang bị phương tiện dạy học, đặc biệt là các thiết bị máy tính, máy chiếu, phần mềm dạy học. Trên thực tế chúng tôi thấy trường nào cũng có một phòng máy vi tính nối mạng internet nhưng dùng để học nghề chứ chưa được trang bị phòng học chuyên môn. Ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm – Hà Nội, cả trường có một máy chiếu và khi GV muốn sử dụng thì phải đăng kí trước một tuần. Còn khi phỏng vấn cô Lê Thị Mai là GV dạy môn CN10 ở trường THPT Phụ Dực - huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình thì được biết: “Nhìn chung phần mền dạy học ít khi được GV trong trường áp dụng, một số GV chỉ sử dụng phần mềm Powerpoint chứ chưa sử dụng phần mềm nào khác. Còn đối với môn CN10 cô rất ít sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế bài giảng”. Từ thực trạng đó dẫn đến phương pháp “dạy chay” vẫn phổ biến và nó không phát huy được tính tích của HS, không làm tăng hứng thú học tập của HS.
2.2.2. Tình hình học tập môn CN10 của HS
* Phương pháp tiến hành
Chúng tôi phát ra 95 phiếu điều tra tình hình học tập môn CN10 cho 2 lớp 10 của 2 trường, số phiếu thu về là 95 phiếu (đều là phiếu hợp lệ). Sau đó chúng tôi tiến hành phân tích 95 phiếu điều tra hợp lệ đó.
* Kết quả điều tra
Kết quả điều tra về thái độ của HS đối với môn CN10 ở 95 HS của hai trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm – Hà Nội và THPT Phụ Dực - Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình thì được kết quả sau:
Bảng2.3: Thái độ của HS đối với môn CN10
Thái độ đối với môn học
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Rất yêu thích
8
0
Bình thường
70
73.68
Không yêu thích
17
26.32
Kết quả cho thấy vẫn có HS không thích học môn CN10 và khi phỏng vấn trực tiếp em Nguyễn Tuấn Anh lớp 10A3 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm – Hà Nội cho biết “môn CN10 là môn học không thi tốt nghiệp, không thi đại học, ngoài ra môn học khá trừu tượng, rất khó hiểu nên em không thích học”, còn theo em Phạm Quỳnh Hoa lớp 10A2 trường THPT Phụ Dực – Quỳnh Phụ – Thái Bình cho rằng “môn CN10 phải chép nhiều nên nhiều lúc em không hiểu lắm” và tìm hiểu thái độ.
Bảng 2.4: Tình hình học tập môn CN10 của HS
Các tiêu chí điều tra
Đồng ý
Không đồng ý
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trong giờ học môn CN10 em thường
Làm việc riêng
13
13.68
82
86.32
Nghe giảng và ghi chép đầy đủ
80
84.21
15
15.79
Tích cực phát biểu ý kiến
27
28.42
68
71.58
Em học môn CN 10 là do
Nhà trường bắt buộc
95
100
0
0
Thầy (cô) giảng bài rất hay
24
25.26
71
74.74
Muốn đạt điểm cao để nâng điểm tổng kết
95
100
0
0
Dễ đạt điểm cao vì chỉ cần học thuộc
88
92.63
7
7.37
Có nhiều ứng dụng trong thực tiễn
40
42.10
55
57.90
Em học bài ở nhà môn CN10 khi
Chuẩn bị có bài kiểm tra
95
100
0
0
Chưa có điểm miệng
90
94.74
5
5.26
Thường xuyên (trước ngày có môn CN10)
19
20.00
76
80.00
Không bao giờ học bài cũ môn CN10
14
14.74
81
85.26
Từ bảng kết quả trên ta thấy nguyên nhân HS học môn CN10 không phải do hứng thú, tò mò, muốn được hiểu biết thêm mà do nghĩa vụ phải học, học để có đủ điểm và điểm tổng kết cao. Chính vì vậy mà trong giờ học các em không tích cực phát biểu ý kiến (chiếm 71.85%).
Thực tế thì môn CN10 là môn học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, thế nhưng phần đông HS lại cho rằng khi học môn này không có ứng dụng gì trong thực tiễn (chiếm 57.9%). Chính từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc HS học bài ở nhà chỉ là chống đối (HS học bài khi chuẩn bị có bài kiểm tra chiếm 100%, khi chưa có điểm miệng chiếm 94.74%) và việc tự học của HS đối với môn CN10 là không có, việc tự nguyên cứu thêm đối với môn học là rất ít.
Tóm lại: Qua những phân tích trên ta thấy HS không có nhu cầu tự học, tự tìm tòi khi học môn CN10. Vì vậy để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS cần phải PPDH phù hợp với PTDH.Bên cạnh đó yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng dạy - học và tính tích cực học tập của HS là việc trang bị và sử dụng các phương tiện trực quan, phần mềm dạy học.Do đó, muốn nâng cao chất lượng học tập của HS thì phải nâng cao hiệu quả sử dụng của phương tiện dạy học, phần mềm dạy học. Mặt khác qua tìm hiểu nghiên cứu, chúng tôi thấy chưa đề tài nào nghiên cứu việc sử dụng Lectora để thiết kế bài giảng môn CN10 ở trường THPT.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương 4, môn CN10, THPT
Cấu trúc nội dung từng bài như sau:
Chương 4: “Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh” gồm 2 bài lý thuyết: bài 50 (2 tiết), bài 51 (1 tiết) và một bài thực hành - bài 52.
Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Bài 52: Thực hành - Lựa chọn cơ hội kinh doanh (1tiết)
Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (2 tiết)
Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh (1iết)
* Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các nội dung sau:
Từ khái niệm doanh nghiệp và kinh doanh ở bài 49 sẽ là nền tảng để xét đến 2 cấp kinh doanh nhỏ đó là:
- Kinh doanh hộ gia đình - Một đơn vị cấu tạo xã hội nhưng thục hiện chức năng kinh doanh, đã giải quyết một vấn đề khá lớn về kinh tế xã hội.
- Doanh nghiệp nhỏ - Về mặt tổ chức có thể là một gia đình hoặc vài ba gia đình cùng góp vốn tổ chức, được nhà nước thừa nhận là một tổ chức kinh tế.
- Vấn đề bài này phải giải quyết đó là về mặt pháp lí, về tổ chức vốn và lao động, về hoạt động kinh doanh trong kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
* Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh gồm các nội dung sau:
- Trong hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải xác định sẽ phát triển kinh doanh ở lĩnh vực nào. Do đó, phải nghiên cứu các nguyên tắc xác định lĩnh vực kinh doanh.
- Trên các nguyên tắc xác định lĩnh vực kinh doanh để tìm ra lĩnh vực phù hợp với doanh nghiệp, đảm bảo pháp luật, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp phải lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
- Để có quyết định lựa chọn cần co sự phân tích kĩ về môi trường kinh doanh như: Nhu cầu thị trường, mức độ thỏa mãn của thị trường và các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Mặt khác, phải phân tích khả năng của doanh nghiêp như: trình độ chuyên môn lao động, năng lực quản lí kinh doanh, điều kiện về kĩ thuật, công nghệ của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn và thời gian hoàn vốn, lời nhuận, rủi ro. Sau khi đối chiếu nhu cầu thị trường và năng lực của doanh nghiệp, lợi nhuận và rủi ro, mới ra quyết định lựa chọn.
3.2. Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài học chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, CN10, THPT
Căn cứ vào phân tích nội dung chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, chúng tôi xây dựng được số câu hỏi nhất định cho các bài 50, 51. Bảng thống kê chỉ ra số câu hỏi cho các bài, góp phần cung cấp bài học tự học một cách có hệ thống cho HS. Kết quả xây dựng bảng thống kê câu hỏi được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng thống kê các câu hỏi xây dựng các bài theo PPDH CTH
Bài
Tên bài
Số câu hỏi chính
Số câu hỏi bổ sung
Thời gian dự kiến
50
Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tiết 1)
12
23
30
50
Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tiết 2)
12
18
30
51
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
16
28
35
(Tổng cộng: 40 câu hỏi chính; 71 câu hỏi bổ sung)
3.2.1. Thiết kế bài học bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tiết 1) bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa
* Mục tiêu bài học
- Trình bày được khái niệm kinh doanh, kinh doanh hộ gia đình
- Nêu được đặc điểm, tổ chức họat động trong hoạt động kinh doanh hộ gia đình
- Giúp HS xây dựng kế hoạch kinh doanh và có thể vận dụng vào thực tiễn gia đình mình
- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập cho HS
* Chia đơn vị kiến thức
- Khái niệm kinh doanh (ĐV1)
- Khái niệm kinh doanh hộ gia đình (ĐV2)
- Kinh doanh hộ gia đình gồm các lĩnh vực: Sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ khác (ĐV3)
- Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình:
+ Kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân (ĐV4). Cá nhân (chủ gia đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh (ĐV5)
+ Quy mô kinh doanh nhỏ, công nghệ kinh doanh đơn giản (ĐV6)
+ Lao động thường là người thân trong gia đình (ĐV7)
- Tổ chức vốn kinh doanh (ĐV8)
- Tổ chức sử dụng lao động (ĐV9)
- Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra (ĐV10)
- Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán (ĐV11)
* Mã hóa đơn vị kiến thức dưới dạng câu hỏi TNKQ – MCQ
Cn: Kí hiệu câu hỏi chính thứ n
Fn.m: Kí hiệu câu hỏi phụ m của câu n
KTn: Kí hiệu kiến thức bổ sung thứ n
Đáp án đúng được đánh dấu bằng chữ in nghiêng
3.1. Sơ đồ cấu trúc bài 50 tiết1 được thiết kế bằng phần mềm Lectora theo phương pháp dạy học chương trình hóa để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.
: Câu trả lời sai
: Câu trả lời đúng
C11
C4
C1
KT1
F1.1
F1.2
C2
F1.3
KT3
F2.1
F2.2
F2.3
KT2
KT1
KT2
C3
F3.2
F3.1
KT4
F4.2
F4.1
KT5
F5.2
F5.1
C5
C9
C6
F6.1
KT6
C7
KT8
F7.1
KT7
C8
F8.2
F8.1
KT9
F9.2
F9.1
KT10
F10.1
C10
F11.1
C12.2
C12.1
C12
KT11
F11.2
KT12
1.
2.
4.a
b.
3.a.
b.
Thống kê kết quả
* Soạn câu hỏi chính, câu hỏi phụ và cung cấp thông tin cần thiết
I. Kinh doanh hộ gia đình
1. Khái niệm kinh doanh hộ gia đình
C1:Kinh doanh là gì?
a. Là quá trình đầu tư, đưa vốn vào tổ chức sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ ra thị trường
b. Do chủ thể kinh doanh thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép
c. Nhằm tạo ra lợi nhuận
d. Cả 3 phương án trên
F1.1: Việc tự mình sản xuất phục vụ cho chính mình thì được coi là:
a. Hoạt động kinh doanh
b. Không là hoạt động kinh doanh
c. Hoạt động kinh doanh hộ gia đình
d. Hoạt động kinh doanh cá thể
F1.2: Bản chất của hoạt động kinh doanh là:
a. Trao đổi, mua bán
b. Sản xuất hàng hóa
c. Tạo lợi nhuận
d. Tiêu thụ sản phẩm
F1.3: Kinh doanh gồm những lĩnh vực nào?
a. Sản xuất, đại lý bán hàng, dịch vụ thương mại
b. Sản xuất, đại lý bán hàng, thương mại
c. Sản xuất, đại lý bán hàng, các hoạt động dịch vụ khác
d. Sản xuất, thương mại, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác
KT1: Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Đầu tư
F10.1
Dịch vụ
Sản xuất
Mục đích
Lợi nhuận
KT16
Hoạt động sản xuất
C2: Kinh doanh hộ gia đình là gì?
a. Là một đơn vị cấu tạo xã hội nhưng thực hiện chức năng kinh doanh
b. Là một tổ chức xã hội nhưng thực hiện chức năng kinh doanh
c. Là một tập thể cùng thực hiện chức năng kinh doanh
d. Là một hợp tác xã thực hiện chức năng kinh doanh
F2.1: Trong kinh doanh hộ gia đình, chủ thể đăng ký kinh doanh là:
Cá nhân
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Nhà nước
Em hãy chọn phương án đúng nhất
a. 1, 2 đúng; 3,4 sai
b. 1,2 sai; 3,4 đúng
c. Cả 4 phương án đều đúng
d. Cả 4 phương án đều sai
F2.2: Kinh doanh hộ gia đình thuộc sở hữu:
a. Nhà nước
b. Tập thể
c. Tư nhân
d. Liên doanh
F2.3: Ai là chủ và đứng ra chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh hộ gia đình?
a. Người lao động
b. Chủ gia đình
c. Các thành viên trong gia đình
d. Lao động thuê ngoài
KT2: Kinh doanh hộ gia đình là một đơn vị cấu tạo xã hội nhưng thực hiện chức năng kinh doanh.
Kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu tư nhân. Chủ thể đăng ký kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó, cá nhân (chủ gia đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.
C3: Kinh doanh hộ gia đình gômg những lĩnh vực nào?
a. Sản xuất, thương mại, đại lý bán hàng
b. Sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ khác
c. Sản xuất, dịch vụ thương mại, đại lý bán hàng
d. Sản xuất, đại lý bán hàng, các hoạt động dịch vụ khác
F3.1: Các lĩnh vực trong kinh doanh hộ gia đình gồm: Sản xuất, thương mại, các hoạt động dịch vụ khác. Trong đó:
(1) Sản xuất là làm ra các sản phẩm tiêu dùng
(2) Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán
(3) Dịch vụ là hoạt động thu thập ý kiến khách hàng
Em hãy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng phần mềm Lectora thiết kế bài học chương 4 môn CN10 theo phương pháp dạy học chương trình hóa để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.doc