Đề tài Tiểu văn hóa thanh niên

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

I. Khái niệm 1

1.Văn hóa 1

2.Tiểu văn hóa 2

3.Văn hóa nhóm 3

4.Phản văn hóa 3

B. TIỂU VĂN HÓA THANH NIÊN 4

I. Tiểu văn hóa thanh niên 4

1. Đặc trưng của tiểu văn hóa thanh niên 5

2. Các mô hình tiểu văn hóa thanh niên ở phương Tây 6

2.1. Nhóm Biker 6

2.2. Nhóm raver (clubber) - những kẻ liều mạng 7

II. Văn hóa thanh niên Việt Nam 9

1. Văn hóa trong nhân cách của sinh viên 9

2.Toàn cầu hóa đối với đạo đức của sinh viên 16

3. Vị thế và vai trò của sinh viên đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhìn từ góc độ xã hội học 21

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiểu văn hóa thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên 18 tuổi hay nhà lập trình 30 tuổi cùng đến câu lạc bộ raver vào tối thứ 7. Theo Pendry ở đây quan niệm về tính chất đàn ông mất đi. Không giống b-boys bọn này không uống rượu mạnh, không trợn trạo hay trông đầy vẻ hăm dọa. Văn hóa raver không phải là văn hóa nhóm như nhiều tiểu văn hóa khác. Trong đề cập văn hóa thanh niên những người tóc đỏ, Cohen đã kết nối phạm trù "nỗi lo về đạo đức" với những người trẻ tuổi. Ông tin bây giờ và sau này xã hội sẽ phải trải qua những giai đoạn như thế. Sự tương tác giữa tầng lớp xã hội trong thanh niên và bộ phận xã hội có thể quyết định một phản ứng, một sự phân tầng trong xã hội. II. Văn hóa thanh niên Việt Nam 1. Văn hóa trong nhân cách của sinh viên Văn hoá, nếu hiểu một cách tổng quát đó là trình độ người và phương thức hoạt động của con người theo các hệ chuẩn mực của cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong sự phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc. Thanh niên, nếu chúng ta xác định từ tuổi 15 đến tuổi 30 thì họ là một giai đoạn phát triển nhân tính trong tiến trình phát triển chung của các thế hệ người. Về cơ chất sinh học, lứa tuổi này đang phát triển và nhiều sức sống. Về tính cách, lứa tuổi này có nhiều ước mơ và năng lực sáng tạo đầy cảm quan lãng mạn. Thanh niên là một giai đoạn phát triển quan trọng với nhiều đột biến cả về sinh học lẫn xã hội của đời người. Thanh niên hiện nay mang nhiều yếu tố mưu sinh so với thế hệ trước. Xét về mặt văn hoá, thanh niên có các thành tố đặc biệt: Phong cách sống, diện mạo đạo đức, phẩm hạnh cá nhân, khả năng lựa chọn hướng hành động, các phương thức điều chỉnh hành vi... đều không giống thế hệ đi trước. Các nhu cầu, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tình bạn, tình yêu đều khác với thế hệ trung niên và người cao tuổi. Vì vậy, cần khẳng định có một văn hoá của thanh niên trong mối liên hệ với các thế hệ trong cộng đồng văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, văn hoá của thanh niên không tách rời văn hoá của các thế hệ khác trong cộng đồng dân tộc; Càng không thể nói rằng có một mâu thuẫn kịch tính giữa văn hoá của thế hệ thanh niên với văn hoá của các thế hệ đi trước. Nhiều nhà lối sống học đã căn cứ vào các mâu thuẫn thế hệ trong các nền văn hoá phương Tây mà cho rằng thế hệ sau chống lại các chuẩn mực văn hoá của các thế hệ đi trước là một quy luật phổ biến. Cơ cấu văn hoá ở nước ta khác với cơ cấu văn hoá của các nền văn hoá phương Tây. Nền văn hoá phương Tây có một cơ cấu văn hoá gắn với chủ nghĩa cá nhân, đạo Cơ đốc và một nền công nghiệp lâu đời. Cơ cấu văn hoá bền vững của chúng ta là chủ nghĩa yêu nước gắn với các giá trị cộng đồng và một chủ nghĩa nhân văn có sự phát triển ưu tiên về mặt đạo đức. Xét về mặt thế hệ, giữa thanh niên và các thế hệ đi trước có sự khác nhau về tuổi tác, tâm lý, hoài bão, nhu cầu, lợi ích, sở thích và đặc biệt là những nhiệm vụ lịch sử mà mỗi thế hệ phải thực hiện. Nhưng các chuẩn mực văn hoá chung của cả dân tộc, trình độ người của các quan hệ xã hội, các quy luật kế thừa không cho phép thế hệ thanh niên tách ra khỏi nền văn hoá chung của dân tộc. Thế hệ thanh niên muốn phát triển chỉ có thể tiếp thu các giá trị mà các thế hệ trước đạt được; Đứng trên vai của thế hệ trước mà vươn lên. Quy luật kế thừa trong văn hoá bào chứa cả yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Do vậy, văn hoá của thanh niên không thể mâu thuẫn với các giá trị chung của văn hoá dân tộc. Phải thấy rằng thế hệ thanh niên hiện nay được thừa hưởng một gia tài văn hoá truyền thống vô giá về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự lập tự cường, đức tính tiết kiệm và nhiều giá trị tinh thần khác nhưng vẫn không đủ sức hoàn thành những nhiệm vụ trọng đại mà lịch sử trao cho họ, nếu họ không tạo thêm các giá trị văn hoá mới. Thanh niên phải tích cực sáng tạo mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Đất nước hiện nay đang cần những "con người khổng lồ" về trí tuệ, tài năng và nhiệt tình mà trước hết là một nhân cách văn hoá biểu trưng cho thời đại mới, cho dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XXI. Những "con người khổng lồ " này phải hình thành trong thực tiễn lao động sáng tạo. Nhân dân ta, Tổ quốc ta tạo điều kiện cho thế hệ thanh niên hiện nay trở thành một nhân cách văn hoá biểu trưng cho thời đại mới. Vì thế, thanh niên phải ý thức được vai trò lịch sử của mình trong giai đoạn phát triển mới của nền văn hoá dân tộc. 2. Môi trường sống, lao động, học tập, sáng tạo của thanh niên ngày nay khác rất nhiều so với môi trường văn hoá trong thời kỳ chiến tranh. Chúng ta xây dựng cơ chế thị trường và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa tiếp thu các giá trị văn hoá truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Cơ chế thị trường đang hình thành một giá trị văn hoá mới và đòi hỏi phải xuất hiện một nhân cách của con người mới Việt Nam. Nhân cách con người Việt Nam, thanh niên Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, thời kỳ chiến tranh đã tạo nên nhiều giá trị quý hiếm cho nền văn hoá dân tộc. Song trong nhiệm vụ lịch sử mới, tất yếu các nhân cách mới phải xuất hiện. Khi chúng ta xây dựng và mở rộng cơ chế thị trường hiện đại, cái mà nền văn hoá truyền thống chưa có thì lớp thanh niên hôm nay vừa là sản phẩm trực tiếp của cơ chế thị trường vừa là động lực để phát triển thị trường. Thị trường hôm nay vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với tuổi trẻ. Thị trường truyền thống không phải là nơi điều chỉnh bên trong sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhiều khi lý do đạo đức lại quan trọng hơn lý do kinh tế. Thị trường hiện đại mở rộng khả năng sáng tạo cho thanh niên gấp nhiều chục lần so với nền văn hoá truyền thống. Sự phong phú của thị trường hiện đại đã làm xuất hiện sự phong phú về các hoạt động văn hoá của thanh niên. Những vũ trường, nhà hàng, khách sạn, các tour du lịch, các nhu cầu thẩm mỹ, thưởng thức nghệ thuật và ca hát... đã tạo điều kiện để thanh niên hoạt động văn hoá và đòi hỏi một văn hoá hiện đại xuất hiện trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay. Thị trường hiện đại, dù là định hướng Xã hội chủ nghĩa cũng vừa cổ vũ những nhân cách năng động, phát huy khả năng sáng tạo, vừa rất thực dụng theo các tiêu chuẩn lạnh lùng phi nhân cách của lợi nhuận. Trước tình hình như vậy, văn hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải làm thay đổi các thói quen dựa dẫm, ỷ vào tập thể, vào người khác, vào cộng đồng, đề cao năng lực sáng tạo cá nhân, kích thích tính tích cực của nhân cách thanh niên, phải phê phán chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa vị kỷ lợi dụng cộng đồng làm công cụ phục vụ lợi ích cá nhân. Văn hoá trong thời kỳ đổi mới cổ vũ các nhân cách thanh niên chấp nhận mọi sự thử thách của thị trường vươn lên cạnh tranh đúng đắn, đồng thời tạo mối liên kết nhân đạo với cộng đồng. Vai trò của văn hoá đối với thanh niên hiện nay trước hết phải làm xuất hiện mối quan hệ nhân tính hài hoà giữa sự phát triển bên trong của cá nhân và sự phát triển của cá nhân với cộng đồng. Trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, các hoạt động văn hoá của thanh niên không chỉ hướng vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, mà căn bản hơn là sáng tạo những giá trị văn hoá hiện đại để thoả mãn các nhu cầu văn hoá của thế hệ mình và góp sức nâng văn hoá dân tộc lên một tầm cao mới. Cơ chế thị trường hiện đại đã mang lại bao điều mới mẻ cho tuổi trẻ. Với sức mạnh và hoài bão của mình, thanh niên phải chủ động, tích cực hình thành một nhân cách văn hoá biểu trưng cho nền văn hoá mới. Nhân cách văn hoá này phản ánh các nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng, những định hướng giá trị mang dáng vóc của một thời đại văn hoá mới. Cùng với cơ chế thị trường, hiện nay nhân dân ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện thực này tất yếu phản ánh trong nhân cách văn hoá thanh niên có sự phát triển nội sinh về khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ làm nảy sinh nhân cách này và đây là động lực của sự phát triển. Thanh niên nông dân chiếm số đông trong thanh niên cả nước. Các tri thức khoa học, trình độ kỹ thuật cao chưa được chuyển tải sâu rộng vào các vùng sâu, vùng xa. Thanh niên công nhân, thanh niên các đô thị tuy có tiếp xúc với khoa học, công nghệ, nhưng các khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại chưa được phát triển có hệ thống trong các khu vực sản xuất công nghiệp và các đô thị. Vì thế, vấn đề phát triển nội sinh về khoa học kỹ thuật trong thế hệ thanh niên hôm nay có một ý nghĩa trọng đại làm cho văn hoá tác động tích cực đến thanh niên và thanh niên có trách nhiệm hơn nữa trong việc sáng tạo nền văn hoá mới. 3. Trong lối sống của thanh niên không chỉ phản ánh các hoạt động sống của tuổi trẻ mà còn biểu hiện trình độ phát triển của đời sống vật chất và tinh thần đối với một thế hệ năng động nhất của dân tộc trong một thời đại. Lối sống của thanh niên phản ánh rất nhiều các chỉ số về lao động, vui chơi giải trí, tình bạn, tình yêu, gia đình và sáng tạo khoa học, nghệ thuật, những nhu cầu và lý tưởng. Thanh niên ta đã tạo dựng được một lối sống yêu nước, yêu lao động, có khí phách kiên cường trong chiến đấu bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Lối sống ấy, phản ánh những nét tốt đẹp của một nền văn hoá làng xã, con người với con người sống với nhau có tình, có nghĩa. Xây dựng nền văn hoá mới, chúng ta không chỉ hài lòng về một tinh thần lao động rất cần cù mà năng suất lại thấp, những giá trị cộng đồng được coi trọng, nhưng lợi ích cá nhân không được quan tâm hợp lý, văn hoá nghệ thuật truyền thống thì bảo lưu nhưng chưa có cơ chế tiếp biến đúng đắn các tinh hoa nghệ thuật nhân loại. Mỗi khi xã hội có những biến động, người ta thừa những lòng tốt mà thiếu năng lực sáng tạo. Xây dựng lối sống cho thanh niên chính là tâm điểm của vấn đề đưa văn hoá đến với thanh niên và trách nhiệm của thanh niên xây dựng toàn diện đời sống văn hoá mới. Nhìn vào thực trạng của xã hội ta hiện nay, các quan hệ vật chất cơ bản như quan hệ sở hữu, quan hệ lao động, phân phối đang vận hành và phát triển. Vì vậy, trong thanh niên có nhiều kiểu sống khác nhau, đặc trưng cho nhiều phương diện văn hoá. Có người sống rất thực dụng, ích kỷ, có người sống có lý tưởng cao đẹp, không ít người "tí hon" có lý tưởng tầm thường. Xây dựng nền văn hoá mới phải hướng thanh niên vào lối sống dân tộc- hiện đại theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đó là lối sống, trước hết gắn với lao động có năng suất cao. Điều này quyết định mức sống, phúc lợi vật chất xã hội. Lao động năng suất cao gắn chặt với trí tuệ, với công nghệ. Việc gia tăng lao động trí tuệ không chỉ có ý nghĩa đối với nhịp độ phát triển của văn hoá dân tộc mà còn là cội nguồn của các quá trình hội nhập văn hoá để gìn giữ bản sắc. Lối sống là hoạt động văn hoá mang nội dung tính người sâu sắc. Các giá trị, động cơ hoạt động tinh thần và hoạt động nghệ thuật đều là cơ cấu bên trong của lối sống. Về mặt tinh thần, phải xây dựng những quan hệ nhân bản, nhân đạo sâu sắc trong thế hệ trẻ, bởi vì, cơ chế thị trường rất dễ làm băng hoại các giá trị truyền thống và du nhập ồ ạt các phản giá trị. Xây dựng các quan hệ nhân bản lành mạnh không có nghĩa là chúng ta bảo vệ chủ nghĩa bình quân, chấp nhận sự độc quyền chân lý. Ở đây, xác lập một quan hệ dân chủ trong mọi hoạt động có ý nghĩa văn hoá sâu rộng. Nó kích thích khả năng sáng tạo, tăng cường quyền và nghĩa vụ công dân. Chúng ta phải xây dựng cho thanh niên hiện nay lối sống dân tộc- hiện đại mà biểu trưng của nó là văn minh- lịch thiệp- năng động. Lối sống văn minh gắn với lao động, khoa học và pháp luật. Lối sống lịch thiệp gắn với đạo đức- thẩm mỹ. Lối sống năng động, sáng tạo, tận dụng các điều kiện cộng đồng cho phép, chấp nhận mọi thử thách, tạo ra các ứng xử phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. 4. Để thanh niên được hưởng những giá trị văn hoá tốt đẹp và đặc biệt là được mang toàn bộ sức lực và tài năng của mình tham gia vào sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới, chúng ta phải xây dựng một chính sách bồi dưỡng và làm tăng cường nguồn lực của tuổi trẻ vào xây dựng nền văn hoá mới. Chính sách này gắn liền với một hệ chuẩn mực được xác lập trong mọi phạm vi của đời sống vì sự phát triển của thế hệ trẻ. Hệ chuẩn lao động đối với thế hệ thanh niên không chỉ có liên quan đến khả năng sáng tạo mà còn tạo ra các hiệu ứng miễn dịch đối với cái xấu, thúc đẩy tính tích cực xã hội của thanh niên trong lối sống. Thanh niên có một trình độ trí tuệ do nền học vấn và thông tin hiện đại mang lại. Cảm hứng lãng mạn và những giá trị văn hoá văn nghệ của thời đại mà thế hệ trẻ tiếp thu được có khả năng rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học- kỹ thuật giữa nước ta và thế giới trong một thời gian không dài. Chỉ có thế hệ thanh niên hiện nay mới có thể nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước. Thanh niên đang là lực lượng sáng tạo chính của các viện khoa học, các trường đại học, các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao. Họ nắm được ngoại ngữ và có những mối quan hệ quốc tế. Các chính sách xã hội và khoa học của chúng ta phải giúp thế hệ trẻ hình thành những tài năng mới. Cần kiểm soát chặt chẽ và khoa học các hoạt động khuyến khích tài năng sáng tạo để nó thực sự đi vào cuộc sống, làm cho trong một thời gian không dài, chúng ta có thể đào tạo được nhiều thanh niên xuất chúng. Thanh niên không chỉ là đối tượng hưởng thụ nền giáo dục mà họ còn là chủ thể xây dựng nền giáo dục mới. Chúng ta cần đặt vấn đề một cách nghiêm túc với nền giáo dục hiện nay. Những cải cách giáo dục phải tìm cách đưa những tiến bộ khoa học- công nghệ mới nhất đến với thanh niên, biến nó thành tư bản sống, chuyển tải nhanh vào đời sống. Hệ thống đánh giá thanh niên cần có các tiêu chí về sự kết hợp giữa khát vọng hiểu biết với chuyển giao kiến thức và hoạt động thực tiễn. Phải thống nhất giữa giáo dục trí tuệ với giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ một cách kiên trì và thường xuyên. Tự do sáng tạo là khao khát có tính nhân loại, là không khí trong lành và ánh sáng mát mẻ trong sinh hoạt, học tập, lao động của thanh niên. Tự do là bộ phận trọng yếu của lối sống văn hoá. Hướng tự do sáng tạo của thanh niên vào nguyên tắc sống mà C. Mác đã nêu: Phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người. Đây là một định hướng quan trọng đưa văn hoá đến với thanh niên và giao trách nhiệm cho thanh niên xây dựng nền văn hoá mới. Để lôi kéo thanh niên vào nền văn hoá mới phải có những tổ chức chính thức và không chính thức tập hợp những nhóm có những lợi ích, mục tiêu, những sở thích, những đam mê khác nhau. Tất cả những hình thức này nhằm huy động đông đảo thanh niên không chỉ tham gia hưởng thụ, sáng tạo văn hoá, mà còn tham gia chống lại các phản văn hoá. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì xây dựng xã hội văn hoá cao chính là Xã hội chủ nghĩa. Lý tưởng Xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là những tư tưởng mà cơ bản là những phong trào hiện thực. Những phong trào này có thể là: Phong trào thanh niên xây dựng lối sống công nghiệp; thanh niên làm chủ khoa học- kỹ thuật; thanh niên làm chủ cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; thanh niên xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, thanh niên xây dựng phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, thanh niên bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Quá trình đưa văn hoá đến với thanh niên và thanh niên tham gia xây dựng nền văn hoá mới thực chất là một quá trình đưa cái chân, thiện, mỹ vào đời sống xã hội, vào mọi hoạt động của tuổi trẻ; đồng thời, cũng là quá trình gạt bỏ những cái cũ, lỗi thời, xây dựng cái mới tốt đẹp hơn. Sự thành bại của quá trình đưa văn hoá đến với thanh niên và đưa thanh niên tham gia vào sáng tạo văn hoá gắn liền với sự thành bại của sự nghiệp đổi mới. Thanh niên cần đề cao trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ tạo ra những thành quả văn hoá rất mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 2.Toàn cầu hóa đối với đạo đức của sinh viên Toàn cầu hoá (globalization) là khái niệm ra đời từ những năm 80 của thế kỷ XX, dùng để chỉ quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt những biến đổi có quan hệ mang tính toàn cầu, mà từ đó có thể phát sinh một loạt những sự kiện mới. Toàn cầu hoá là bước phát triển mới về chất của quốc tế hoá- một khái niệm đã có từ trước đó. Nếu như trước đây quốc tế hoá được chi phối và thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghiệp, thì giờ đây với toàn cầu hoá là cuộc cách mạng khoa học công nghệ, với sự ra đời của một loạt ngành mới (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới...) có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác. Qúa trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế- xã hội đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển khi tự đặt mình là một yếu tố trong cộng đồng thế giới. Khái niệm độc lập tự chủ hiện nay được hiểu là có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia một cách phổ biến, tạo ra một cơ chế cân bằng. Mỗi quốc gia trở thành một mắt xích trong sợi dây chuyền của nền kinh tế thế giới. Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986, giã từ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mở đang ngày càng đặt những bước chân mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, bộc lộ tính hai mặt (tích cực lẫn tiêu cực) tác động hai chiều đến các giá trị tinh thần, đặc biệt là giá trị đạo đức của con người trong nền kinh tế chuyển đổi. Giới trẻ, trong đó có sinh viên- đối tượng sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới với những biến đổi vô cùng nhanh chóng, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần xã hội, đang là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến chuyển này. Toàn cầu hoá vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến đạo đức sinh viên hiện nay. Việc tìm hiểu thực trạng đó là rất cần thiết cho quá trình xây dựng nguồn nhân lực mới trong tình hình hiện nay. Sinh viên là những trí thức trẻ tương lai, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người. Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng: Trẻ (chú ý ngoại lệ: đang xuất hiện một số sinh viên đứng tuổi), có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng (thường ở các đô thị) nên sinh hoạt trong một cộng đồng với những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp). Đặc điểm rất đáng chú ý đang hình thành trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất của toàn cầu hoá là cùng với sự lan toả một ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Tính cá nhân được coi như một trong những thước đo của hành động, đạo đức hay phi đạo đức chỉ phụ thuộc một phần vào di sản tinh thần mà cộng đồng trước để lại, còn chủ yếu phụ thuộc vào mỗi cá nhân tạo thành cộng đồng mới hôm nay. Chính quan điểm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là sức mạnh lớn nhất trong quá trình ly khai với những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Tự ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân, chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc. Việc để lại đằng sau bước đi của chúng ta những di sản quá khứ đã lỗi thời không phải là chuyện đơn giản, vì nó đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng qua một thời gian khá dài. Xu hướng toàn cầu hoá chính là chất xúc tác, là đòn bẩy và cũng chính là yêu cầu của việc rời bỏ triệt để những mảnh quá khứ đã lỗi thời. Làm được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài sinh viên- đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, đi đầu tiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động liên tục. Tác động tích cực tiếp theo của toàn cầu hoá đối với ý thức đạo đức sinh viên là tạo ra sự tương đối đồng nhất giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng (ở đây là sinh viên Việt Nam) với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung có tính quốc tế. Như đã phân tích ở trên, bên cạnh đặc điểm cơ bản là dễ dàng rời bỏ quá khứ lỗi thời và tiếp thu cái mới, sinh viên hôm nay còn được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, tác động tích cực này đã mở ra được một dòng chảy mới trong qúa trình hội nhập, xích lại gần nhau trong một tinh thần cảm thông và cởi mở. Có thể thấy những biểu hiện của nó trong các quan niệm đạo đức có liên quan đến các lĩnh vực đặc trưng của tuổi trẻ như tình bạn, tình yêu... mà đôi khi làm nhiều thành viên trong thế hệ trước quan sát với con mắt lo ngại. Thế nhưng, với cái nhìn cởi mở và hướng về phía trước, thì sự hoà nhập quốc tế lại là một thước đo của tính đúng đắn và bền vững. Các quan niệm đạo đức của mỗi cộng đồng, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi. Có thể dự đoán về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những quan niệm về tốt, xấu, công bằng, bình đẳng... cũng đang có sự dịch chuyển nhất định. Những dịch chuyển này tạo ra một sự giải phóng về mặt tư tưởng quan niệm, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử vì thế cũng biến đổi, sự điều chỉnh hành động tuân theo nguyên tắc thiết thực, hiệu qủa, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp. Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở sinh viên. Điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, thì cũng chính những yếu tố này, ở một bộ phận sinh viên đã được đẩy lên qúa cao, đến mức lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực. Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện cá nhân thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử trong một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Cái cá nhân nhiều khi đã lấn át cái cộng đồng, lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Một biểu hiện khá điển hình của tác động tiêu cực này, đến mức tạo nên một tác động tiêu cực thứ hai, là đang hình thành một thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Tác động tiêu cực tiếp theo là cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn luôn phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ ăn chơi đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, đặc biệt là ở quan niệm cho rằng đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất mọi lúc mọi nơi. Sự dối lừa được coi là một chuyện bình thường. Khi quan sát, có thể thấy một biểu hiện đáng buồn là nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức. Nhiều sinh viên đi thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Hiện tượng mua bằng, bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy. Điều đáng lo ngại là nhiều sinh viên bộc lộ thái độ cho rằng đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án rất mạnh trong môi trường học đường. Cũng vậy, với sự phát triển của thông tin, được sự hỗ trợ của công nghệ cao đang làm giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (56).doc