Gandhi đặt ngang hàng Satya (Đạo) với Đức Chúa Trời. Ngài nói rằng "Chân lý là Đức Chúa Trời của ta. Bất bạo động là phương tiện để đạt được ngài". Dựa vào Chí tôn ca Gandhi cho rằng Chân lý chỉ có thể đạt được qua bất bạo động. Không thể ngộ ra Chân lý đích thực và nó chỉ được dùng như một thứ vũ khí thay vì một nguồn gốc của tri thức, trừ khi Chân lý được tách khỏi những động cơ ích kỷ. Cuộc kiếm tìm Chân lý của Gandhi đòi hỏi những thử thách liên tiếp đối với bản thân ông. Qua những cuộc thử thách như thế, ông đã cảm nhận một cách sâu sắc đức hi sinh cá nhân và quên mình. Gandhi nhận ra rằng Chân lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ngài tin rằng một khi ngộ ra tính đa nghĩa của Chân lý, thì tất cả sự ích kỷ sẽ biến mất. Chúng sẽ được thế chỗ bởi lòng trắc ẩn, sự dấn thân cho triết lý bất bạo động và khả năng tự hi sinh cá nhân vô hạn. Gandhi cũng tin rằng trong khi mưu cầu Chân lý, phải thường xuyên từ bỏ những tà tín, cũng như thường phải từ bỏ các điều phi lý.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mahatma Gandhi anh hùng dân tộc Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn và huyền bí bật nhất Châu Á và trên thế giới. Đây không những là nơi sản sinh ra các tôn giáo lớn, các công trình nghệ thuật đặc sắc của thế giới, mà đây còn là quê hương của nhiều nhà nhân cách lỗi lạc, trong đó có Gandhi. Với tư cách như một Thánh Nhân, Gandhi Con người của lý tưởng nhưng thực tế Gandhi đã vạch ra cho thành phần nghèo khổ trong xã hội phương pháp cải tổ chính quyền chỉ bằng sự kiên trì bất hợp tác - một vũ khí mà ai cũng có. Ông đem niềm hy vọng đến cho đại đa số ngu dân vốn đã mất hết hy vọng vì bị bỏ quên bởi những nhà chính trị tiếm danh sống xa thực trạng cực khổ của nhân dân.
B. NỘI DUNG
I. ĐÔI NÉT VỀ MAHATMA GANDHI.
Mahatma Gandhi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của đế quốc Anh và giành độc lập cho nhân dân Ấn Độ.
Mahatma Gandhi sinh tháng 2 năm 1869, mất ngày 30 tháng 1 năm 1948 do bị ám sát. Tên đầy đủ của ông là Mohandas Karamchand Gandhi.
Gandhi sinh ra trong một gia đình Ấn Độ thuộc cộng đồng Modh tại Porbandar, bang Gujarat Ấn Độ. Cha ông là Karamchand Gandhi và mẹ là bà Putlibai – một người theo Ấn Độ giáo phái thờ thần Tì - Thấp – Nô
Tên “Mahatma” theo người dân Ân Độ nghĩa là “linh hồn lớn”, “vĩ nhân” hoặc “đại nhân”. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất, ông còn được nhân dân Ân Độ tôn kính như một Quốc phụ.
II. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GANDHI.
Lớn lên cùng người mẹ sùng tín Tì - Thấp - Nô trong một môi trường được ảnh hưởng bởi những người theo đạo Kì - Na - Giáo tại Gujarat, Gandhi sớm cảm nhận nguyên tắc bất bại, ăn chay, phương pháp nhịn ăn để thanh lọc tâm thức cũng như sự khoan dung lẫn nhau của các tín đồ và tông phái.
Mặc dù Cha của ông giữ chức dewan (thủ tướng) trong chính quyền tiểu bang nhưng gia đình của ông vẫn không khá giả lắm, và có lẽ nhờ vậy cho nên khi còn bé, ông có cơ hội vui đùa với bạn bè cùng tuổi thuộc nhiều thành phần tôn giáo khác nhau.
Năm 1888-1891: Gandhi sang học luật ở Luân Đôn, nên ông có cơ hội tiếp xúc với thế giới phương Tây, nhất là với các giáo huấn của Kitô-giáo. Gandhi say mê đọc Kinh Thánh - đặc biệt Tân Ước - và yêu thích “Bài Giảng Trên Núi” tức “Tám Mối Phúc Thật” của Đức Chúa GIÊSU. Bài giảng làm đảo lộn tư tưởng và thay đổi lối sống. Từ chàng trai da đen Ấn độ, muốn học đòi lối sống trưởng giả của các chàng trai thời đại Anh Quốc, Gandhi bừng tỉnh cơn mơ dại dột, trở về với tư cách đúng đắn của một thanh niên Ấn Độ đơn sơ và chân chính. Được sự khuyến khích của hiệp hội Thần Trí học – chuyên tâm nghiên cứu kinh điển Phật giáo và Ấn Độ giáo Gandhi bắt đầu tìm đọc Chí Tôn Ca. Mặc dù từ trước đây không tỏ vẻ hứng thú về tôn giáo, ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, KiTô Giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác.
Năm 1906: Chế độ kỳ thị chủng tộc, thành kiến và bất công trong cách ứng xử với người Ấn Độ ngày càng gay gắt ở Nam Phi, nhất là khi chính quyền Trasvaal công bố một pháp án mới, bắt người Ấn Độ phải ký chứng. Tại một cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại Johannesburg vào tháng 9 năm đó, Gandhi lần đầu tiên áp dụng nguyên tắc Chấp trì chân lý và đấu tranh bất bạo lực.
Năm 1919: Bắt đầu chiến dịch Satyagraha ở Ấn Độ chống lại việc người Ấn bị tước bỏ quyền công dân.
Năm 1922: Chấm dứt chiến dịch chống lại nhà nước thuộc địa sau khi các người ủng hộ ông đã gây ra hàng loạt vụ bạo động ảnh hưởng đến chính sách bất bạo động của ông.
Năm 1930: Ông dẫn đầu một đoàn tuần hành lớn đi về phía biển để lấy muối. Cuộc biểu tình quy mô lớn này nhằm chống lại đạo luật đánh thuế muối của thực dân Anh.
Năm 1932: Gandhi bắt đầu chiến dịch Bất phục tùng dân sự chống lại người Anh, cũng trong tháng 9/1932 ông tiến hành một cuộc “tuyệt thực” nhằm đòi quyền lợi cho những người cùng khổ Ấn Độ.
Năm 1947: Tuyệt thực thành công để chấm dứt xung đột bạo động giữa người Hindu và người Hồi giáo ở Calcutta sau khi Ấn Độ giành được độc lập.
Ngày 30/01/1948:Trên đường tới một nơi thờ tụng, Gandhi bị bắn chết bởi Nathuram Godse tại tòa nhà Birla ở New Delhi.
Trong suốt cuộc đời mình ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố, bạo lực. Thay vào đó chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Và từ đó nguyên lý “Bất bạo lực” (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên gọi : Chấp trì chân lý ra đời.
III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA GANDHI.
Tư tưởng của Gandhi tập trung chủ yếu ở 3 triết lý nền tảng là Ahimsa (tư tưởng bất bạo động), Satya (Đạo/chân lý) và Satyagraha (sức mạnh chân lý)
Ahimsa hay Tư Tưởng Bất Bạo Ðộng.
“Tín điều của ta là bất bạo động trong mọi trường hợp. Phương pháp của ta là cải biến tâm tính con người chứ không dùng sự áp chế, là tự chịu khổ nạn chứ không phải gây khổ nạn cho kẻ nắm bạo quyền”. Câu nói này của Gandhi kết tinh các nguyên tắc căn bản nhất của triết lý bất bạo động. Triết lý bất bạo động là một trong những di sản quan trọng nhất trong tư tưởng của Gandhi, và nó là nền tảng cho nhiều tư tưởng khác của ông, đặc biệt là Satyagraha (sức mạnh của chân lý).
Triết thuyết Ahimsa của Gandhi là triết thuyết bất bạo động, và ông chủ trương áp dụng bất bạo động trong mọi lĩnh vực quốc gia. Ahimsa được định nghĩa tạm như là tư tưởng bất bạo động hướng dẫn con người hành xử theo tình thương người với sự can đảm cá nhân vượt bậc. Tình thương người và lòng can đảm cá nhân là hai bảo bối quan trọng của người thi hành bất bạo động. “Lưỡi kiếm của bất bạo động là tình thương và sự quả quyết không thể lay chuyển”. Bất bạo động lúc nào cũng hơn phản kháng vũ lực và có thể giải quyết tất cả các khó khăn. Tuy vậy, bất bạo động không thể được sử dụng để bảo vệ các chủ trương sai lầm.
Gandhi tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của đường lối bất bạo động. Theo ông, không có vấn đề thua thiệt trong bất bạo động. Bất bạo động sẽ không bị thất bại nếu là bất bạo động thật sự và chỉ có những kẻ giả mạo bất bạo động mới gặp thất bại.
Gandhi quan niệm rằng chúng ta có thể sẽ không bao giờ đủ mạnh để hoàn toàn trở thành bất bạo động trong ý nghĩ, lời nói và hành động; nhưng chúng ta phải giữ bất bạo động như mục đích của cuộc đời và tiến hóa dần dần về hướng bất bạo động. Khi áp dụng triết thuyết Ahimsa vào thực tế thì sức mạnh nòng cốt của Ahimsa là Satyagraha.
Bất bạo động không đồng nghĩa với sự hèn nhát, song có những hành vi dùng vũ lực được xem như là hành vi bất bạo động. Nếu chỉ phải chọn lựa giữa tư thế hèn nhát để từ chối cứu người hoạn nạn và hành động bạo lực để cứu người thì Gandhi sẵn sàng dùng bạo lực để cứu người. Bất bạo động không bao giờ được dùng như một bình phong để che đậy sự hèn nhát.
Hành vi bất bạo động cũng có mức độ bởi vì đôi khi hành động tự vệ bằng vũ khí cũng được xem là bất bạo động. Như vậy thì một hành động tùy trường hợp có thể được xem là hành vi bất bạo động hay là hành vi bạo động.
Theo Gandhi, bất bạo động không thể tồn tại nếu không có sự tu thân.
Muốn thi hành bất bạo động thì nhân loại phải biết thay đổi để yêu thương mọi người kể cả đối phương. Tình thương yêu nhân loại của người theo bất bạo động là tình thương bao la vô tận, nếu còn lòng kiêu căng và vị kỷ thì không bao giờ có bất bạo động. Gandhi khuyên mọi người hãy can đảm và thương yêu đồng hương cũng như đối thủ theo gương Phật Thích Ca và Chúa Jêsus.
Trong bất bạo động, con người hành xử theo sức mạnh của Thượng Ðế chứ không phải sức mạnh cá nhân. Vì vậy, cội rễ của bất bạo động nằm ở sự cầu nguyện. Người thi hành bất bạo động cầu nguyện Thượng Ðế giúp đỡ chống lại sự độc ác của bạo lực đối lập cho nên họ phải tin tưởng tuyệt đối vào Thượng Ðế.
Một người hành động theo tinh thần bất bạo động luôn tâm niệm: 1. Không bao giờ tức giận.
2. Chấp chận chịu đựng đau khổ đến từ sự tức giận của địch thủ. 3. Chấp nhận sự đánh đập của đối thủ mà không đánh trả, nhưng sẽ không đầu hàng bởi vì bị đối thủ trừng phạt.
4. Chấp nhận bị bắt giữ và không chống đối khi tài sản bị chính quyền tước đoạt.
5. Khi phải giữ tài sản cho người khác thì không thể để bị cướp đi và phải tận lực bảo vệ tài sản đó cho đến chết, nhưng không bao giờ đánh trả lại.
6. Chủ trương không đánh trả, không trả thù bao gồm thái độ không chửi bới nguyền rủa.
7. Không chửi rủa đối thủ.
8. Không chào cờ đế quốc Anh nhưng cũng không chửi rủa nhân viên chính quyền dù họ là người Ấn hay dân Anh.
9. Phải sẵn sàng hy sinh bảo vệ nhân viên chính phủ khi họ bị chửi bới hay đánh đập.
10. Khi ở tù thì tôn trọng cai tù và chấp hành các luật lệ đúng với lương tâm, nhưng không thể chấp nhận những việc có thể hạ thấp nhân phẩm. 11. Ở trong tù thì xử sự như mọi tù nhân khác mà không tự xem mình quan trọng hơn. Có quyền đòi hỏi cai tù ban phát thêm phương tiện cho đời sống tinh thần và sức khỏe cá nhân.
12. Ở trong tù, không nên tuyệt thực để đòi hỏi thêm phương tiện không cần thiết cho nhân phẩm.
13. Khi hành động thì vui vẻ tuân theo hiệu lệnh của trưởng nhóm ngay cả khi không đồng ý với hiệu lệnh.
14. Lập tức thi hành hiệu lệnh mặc dầu không đồng ý, rồi sau này mới kháng nghị lên cấp trên. Khi không đồng ý với đường lối của tổ chức thì có thể rút lui; nhưng khi còn ở trong tổ chức thì không được làm trái điều lệ của tổ chức.
15. Không đòi hỏi cho gia đình của mình được chăm sóc mà chỉ tin tưởng vào sự trợ giúp của Thượng Ðế.
Những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sách lược bất bạo động là:
1. Người thi hành bất bạo động không có lòng căm thù kẻ đối lập của mình. 2. Vấn đề cần giải quyết phải thật sự minh chánh và quan trọng. 3. Người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh cho đến khi thành công.
Người thi hành bất bạo động là người sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ sự thật. “Sự hy sinh mạng sống cho sự thật chính là chánh điểm của bất bạo động”.
Lý tưởng bất bạo động không phải chỉ giành cho một thiểu số - thánh nhân và tiên tri - mà là cho tất cả mọi người. Với bất bạo động, đại đa số nhân dân có một vũ khí hữu hiệu có thể giúp trẻ con, đàn bà, ông già ốm yếu chống đối lại một chính quyền vô nhân mạnh bạo nhất, nếu tinh thần của người dân mạnh thì cái yếu về thể lực không còn là một bất lợi. Bất bạo động chính là vũ khí hữu hiệu nhất của những người khốn khổ yếu ớt dùng để cải cách các chính sách hà khắc của một chính quyền bất nhân.
Gandhi chủ trương là con người phải tôn trọng luật pháp. Nhưng khi đối đầu với luật lệ bất công, sai trái với lương tâm, con người chấp nhận hy sinh để không thi hành luật lệ đó, và nếu sự bất tuân đó sẽ dẫn đến hình phạt thì con người phải chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện để chứng tỏ với chính quyền sự phản kháng kịch liệt của mình đối với luật lệ sai trái.Trong quốc gia dân chủ, theo Gandhi, con người trước khi nghĩ đến “quyền” thì phải nghĩ đến “nhiệm vụ”.Vì con người luôn luôn đòi hỏi quyền lợi cá nhân nhưng hiếm ai chịu suy nghĩ đến việc thi hành nhiệm vụ công dân của họ, tức là lo cho quyền lợi tập thể.
Trong chủ thuyết của Gandhi bao gồm bốn điểm chính:
1. Suy nghĩ và hành động theo Chân Lý hay Sự Thật
2. Hành động phải bất bạo động.
3. Chấp nhận hy sinh cho Chân Lý.
4. Luôn luôn hành động tốt theo Chân Lý.
Satya (Đạo/Chân Lý )
Gandhi đặt ngang hàng Satya (Đạo) với Đức Chúa Trời. Ngài nói rằng "Chân lý là Đức Chúa Trời của ta. Bất bạo động là phương tiện để đạt được ngài". Dựa vào Chí tôn ca Gandhi cho rằng Chân lý chỉ có thể đạt được qua bất bạo động. Không thể ngộ ra Chân lý đích thực và nó chỉ được dùng như một thứ vũ khí thay vì một nguồn gốc của tri thức, trừ khi Chân lý được tách khỏi những động cơ ích kỷ. Cuộc kiếm tìm Chân lý của Gandhi đòi hỏi những thử thách liên tiếp đối với bản thân ông. Qua những cuộc thử thách như thế, ông đã cảm nhận một cách sâu sắc đức hi sinh cá nhân và quên mình. Gandhi nhận ra rằng Chân lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ngài tin rằng một khi ngộ ra tính đa nghĩa của Chân lý, thì tất cả sự ích kỷ sẽ biến mất. Chúng sẽ được thế chỗ bởi lòng trắc ẩn, sự dấn thân cho triết lý bất bạo động và khả năng tự hi sinh cá nhân vô hạn. Gandhi cũng tin rằng trong khi mưu cầu Chân lý, phải thường xuyên từ bỏ những tà tín, cũng như thường phải từ bỏ các điều phi lý.
Satyagraha (Sức mạnh chân lý)
Satyagraha có nghĩa đen là "bám vững vào Chân lý." Cũng có thể giải nghĩa từ này là “sức mạnh của lòng thương yêu, sức mạnh của tâm linh, và được biết đến nhiều hơn nhưng kém chính xác hơn, là phản kháng thụ động." Gandhi mô tả khởi nguyên của khái niệm này khi còn ở Nam Phi. Đạo hay Chân lý (Satya) hàm ý Tình yêu thương, và Sự kiên định (Agraha) sinh ra và vì thế được dùng làm từ đồng nghĩa cho sức mạnh…, nói thế tức là, Sức mạnh được sinh ra bởi Chân lý và Tình yêu thương hoặc Bất bạo động".
Với Gandhi, Sức mạnh chân lý là “con đường duy nhất” để đạt được swaraj (tự trị). Nó liên quan mật thiết đến tính bất hại (ahimsa) vì Sức mạnh chân lý bản chất là tính bất hại, trong hành động Sức mạnh chân lý dẫn đến bất bạo động, bất hợp tác với cái ác và tự hi sinh. Tấm lòng sẵn sàng hi sinh và chịu khổ nạn tràn đầy yêu thương của một tông đồ của Sức mạnh chân lý là nhằm khơi dậy giao cảm và đánh thức tính bất hại trong tâm thức của đối phương. Gandhi giải thích rằng “tính tự chịu khổ nạn, được sinh ra bởi lòng can đảm, có thể làm tan chảy ngay cả trái tim của đá, đó là chìa khoá dẫn tới Sức mạnh chân lý”. Nói cách khác “hành vi bất bạo động có nghĩa là việc chịu khổ nạn tự nguyện, chống đối phải được chuyển thành đồng cảm, vì trong sâu thẳm mỗi người, cho dù bị che giấu thế nào, vẫn ẩn chứa sự giác ngộ về tính thiện của con người”. Sức mạnh chân lý phải được thực hành không chỉ đơn thuần bằng tính bất hại và tự hi sinh, chúng phải luôn tuân thủ “đức thanh tịnh tuyệt đối, chấp nhận sự nghèo túng, đi theo Chân lý và gieo trồng đức vô uý".
Trong khi tính bất hại là động lực dẫn đường, bất hợp tác với cái ác là hành vi chủ yếu của phong trào Sức mạnh chân lý. Phần tinh tuý của “bám vững vào Chân lý là nhằm từ bỏ việc tiếp tay cho những điều phi lý. Như Gandhi đã từng khẳng định : “Khi ta từ chối không thực hiện một việc làm trái với lương tri của mình, ta sử dụng sức mạnh của tâm. Gandhi đưa ra ngụ ý chính trị của nguyên tắc này khi ngài nói rằng “Chính quyền sẽ không thể điều khiển chúng ta nếu chúng ta bất hợp tác. Lúc ngài còn sinh thời, người ta thường lẫn lộn giữa Sức mạnh chân lý với phản kháng thụ động. Gandhi đã làm sáng tỏ sự khác biệt này: "Có sự khác biệt rất lớn và căn bản giữa phản kháng thụ động và Sức mạnh chân lý. Nếu ta tiếp tục tin, và để người khác cũng tin, rằng ta yếu đuối và tuyệt vọng, và vì thế phản kháng một cách thụ động, sự phản kháng này sẽ không khi nào làm chúng ta mạnh lên được và khi bất cứ cơ hội nào khác xuất hiện, ta sẽ chụp lấy nó và từ bỏ phản kháng thụ động vì nó là vũ khí của kẻ yếu. Mặt khác, nếu chúng ta là những người có sức mạnh của Chân lý và vì thế, thực hiện Sức mạnh chân lý, tin tưởng rằng chúng ta có sức mạnh thì chúng ta sẽ mạnh lên từng ngày. Phản kháng thụ động thường được nhìn nhận như là một sự chuẩn bị để sử dụng vũ lực, trong khi Sức mạnh chân lý không bao giờ được sử dụng theo cách ấy. Sức mạnh chân lý hàm ý việc chinh phục đối phương được thực hiện bởi sự tự chịu khổ nạn của bản thân."
Tuy nhiên, Gandhi vẫn thường dùng hai khái niệm này thay thế cho nhau: “Phản kháng thụ động, đó là sử dụng tâm lực, là phương pháp không có đối thủ”. Gandhi nhìn nhận Sức mạnh chân lý không chỉ là một sức mạnh hơn hẳn sức mạnh của súng đạn, mà ông còn coi đó là sức mạnh dẫn dắt cả vũ trụ. Tầm nhìn của Gandhi khi lãnh đạo các phong trào Sức mạnh chân lý không chỉ hướng tới sự thay đổi chính trị, mà còn hướng tới sự thay đổi đạo đức và tâm hồn của từng cá nhân. Gandhi khẳng định “sự kết thúc của phong trào Sức mạnh chân lý chỉ có ý nghĩa khi nó khiến những tông đồ của Sức mạnh chân lý trở nên mạnh mẽ hơn so với lúc ban đầu."
"Sức mạnh chân lý không nhằm đoạt lấy một đối tượng nào, cũng không nhằm nghiền nát một đối thủ nào, mà để kích hoạt các sức mạnh có thể dẫn tới sự cải biến tâm tính, bằng chiến lược này, hoàn toàn có thể thua ở tất cả các trận đánh nhưng vẫn là người chiến thắng trong cuộc chiến. Thực ra, chiến thắng hoặc thua cuộc không mô tả chính xác mục đích của phong trào Sức mạnh chân lý, một nền hoà bình đáng trân kính cho cả hai bên.”
C. KẾT LUẬN
Suốt cuộc đời mình, Gandhi đã khao khát và phấn đấu trong sự giải thoát. Nhưng không phải sự giải thoát chỉ cho cá nhân mà sự giải thoát cho cả dân tộc, hơn thế nữa, là giải thoát cho tất cả những ai đau khổ, nhục nhằn trên trái đất. Vì thế không một phút giây nào ông từ bỏ thế gian này. Dẫu rằng bề ngoài và phong cách sống của ông ngày càng giống một người khước từ, một nhà khổ hạnh. Chấp nhận nghèo khổ, ăn kiêng, thực hiện lời thề độc thân…, tất cả nằm trong nỗ lực hi sinh mọi ham muốn ích kỷ, để chuyên tâm cho hành động vị tha, phục vụ nhân quyền mà ông nhận thức là bổn phận cao quý của ông.
Cả đời của Gandhi tận tụy hy sinh cho một quốc gia Ấn Độ độc lập, tự do và hạnh phúc nói riêng và cho cả nhân loại nói chung với những tư tưởng tiên tiến của mình, ông đã góp phần xây dựng tưởng về một xã hội không bạo lực, một thế giới hòa bình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mahatma Gandhi anh hùng dân tộc Ấn Độ.doc