Đề tài Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

 

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính 3

2.1.4 Một số quy định về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 14

2.2 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của một số nước trên thế giới 16

2.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính cả nước 17

2.4 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính Hải Dương 20

Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Nội dung nghiên cứu 22

3.2 Phương pháp nghiên cứu 23

Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 24

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 26

4.1.3 Cảnh quan môi trường 27

4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 28

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế 28

4.2.2 Chuyển dịch cơ cầu kinh tế 29

4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành 30

4.2.4 Dân số, lao động, việc làm 32

4.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 33

4.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 34

4.2.7 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 38

4.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Nam Sách 39

4.3.1 Tình hình quản lý đất đai 39

4.3.2 Tình hình sử dụng và biến động đất đai 46

4.4 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 48

4.4.1 Những căn cứ để huyện thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 48

4.4.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 50

4.4.3 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất của huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương 53

4.4.4 Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 60

4.5 Đánh giá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 63

4.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 65

Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Đề nghị 69

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 12456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. 4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành 4.2.3.1 Sản xuất nông nghiệp Trong 5 năm 2003 – 2007, sản xuất nông nghiệp của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,3%/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt – chăn nuôi - dịch vụ thay đổi đáng kể, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản. Năm 2007, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp là: 60,50% - 37,20% - 2,30%. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng dần: năm 2003 là 33,3 triệu đồng/ha, năm 2007 là 40 triệu đồng/ha. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Năm 2007, giá trị ngành nông nghiệp đạt 449,8 tỷ đồng. * Trồng trọt Là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2003 là 72,40% và đến năm 2007 là 60,50%. Tuy tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt không cao song giá trị sản xuất lại tăng đáng kể từ 33,3 triệu đông/ha năm 2003 lên 40 triệu đồng/ha năm 2005. Huyện đã chỉ đạo chuyển dịch giống lúa, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, chủ động làm tốt công tác tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa năm sau cao hơn năm trước. Sản xuất vụ đông, trồng cây rau màu được đẩy mạnh, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây rau màu, các loại cây có giá trị kinh tế cao ngày càng chú trọng. Nhờ có thị trường tiêu thụ ổn định nên tỷ lệ cây rau màu có giá trị kinh tế cao chiếm từ 62 – 76% diện tích rau màu toàn huyện. Năm 2007, giá trị ngành trồng trọt là 272,2 tỷ đồng, chiếm 22,82% GDP. * Chăn nuôi, thuỷ sản Trong mấy năm gần đây, chăn nuôi, thuỷ sản ngọt phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đàn bò tăng 183% so với năm 2003, đàn lợn tăng 114%, diện tích nuôi thả cá tăng 128%, sản lượng cá từ 874 tấn lên 2000 tấn. Trong cơ cấu đàn gia súc có sự thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ đàn bò lai Sind đạt trên 75%, đàn lượng thịt hướng nạc đạt trên 90% tổng đàn. Các loại cá giống mới như rô phi đơn tính, chép lai, cá chim trắng, thuỷ đặc sản như: ba ba, ếch được đưa vào sản xuất với tỷ lệ tăng dần. Năm 2007 giá trị ngành chăn nuôi thủy sản là 167,4 tỷ đồng, chiếm 14,03% GDP. * Dịch vụ nông nghiệp Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi đã đáp ứng được việc tưới, tiêu; cung cấp vật tư nông nghiệp; giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn gia súc; thuốc thú y; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; dự tính, dự báo sâu bệnh; làm đất; tiêu thụ sản phẩm; cung cấp điện... cho sản xuất của bà con nông dân. Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp từ chỗ chiếm 1,78% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2003 đã tăng lên 2,3% năm 2007. 4.2.3.2 Công nghiệp – Xây dựng Với tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất lớn và thực hiện nghiêm túc các chính sách về khuyến khích đầu tư của Đảng, Nhà nước và của tỉnh tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2005, huyện đã quy hoạch, hình thành khu công nghiệp Nam Sách với diện tích 63 ha, cụm công nghiệp An Đồng với diện tích 34,4 ha và dành đất thuận lợi ở các xã, thị trấn cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến nay có 68 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trong đó có 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu là giầy da, may mặc, đồ nhựa... Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút được 6.900 lao động, thu nhập bình quân một lao động là 1,1 triệu đồng/tháng. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có bước phát triển tiến bộ. Các ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc... được khôi phục và duy trì. Hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề truyền thống như: chế biến nông sản, làm hương, trồng dâu nuôi tằm, cơ khí... Hiện nay, Nam Sách có một số làng nghề nổi tiếng như: gốm Chu Đậu (Thái Tân), sấy rau quả ở thôn Mạn Đê (Nam Trung),... Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 323,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 13,3%/ năm, thu hút trên 2 vạn lao động tham gia. Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được đẩy mạnh, như: hệ thống điện, đường, trường, trạm, kênh mương, trụ sở làm việc, các công trình phúc lợi xã hội, công trình xây dựng trong nhân dân được quan tâm và đầu tư theo hướng hiện đại tạo ra sự thay đổi đáng kể về diện mạo trong xây dựng nông thôn mới. 4.2.3.3 Dịch vụ - thương mại Nông nghiệp, công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, đời sống nhân dân được nâng cao là động lực thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Có những loại hình dịch vụ có truyền thống lâu đời như: dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, hiếu hỷ, giáo dục, y tế... Nhưng cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới phù hợp với cuộc sống hiện đại, như: nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng... Năm 2007, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 419,9 tỷ đồng chiếm 35,2% GDP. 4.2.4 Dân số, lao động, việc làm 4.2.4.1 Dân số Dân số năm 2007 của huyện là: 143.779 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,8% năm. Mật độ dân số là 1082 người/km2. Những xã có mật độ dân số đông là: thị trấn Nam Sách, Ái Quốc, Nam Đồng. Công tác dân số được đẩy mạnh, thực hiện tốt các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ sinh con thứ 3 còn rất ít. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ suy sinh dưỡng giảm xuống còn 8,1%. Tuổi thọ bình quân là 72 tuổi. 4.2.4.2 Lao động, việc làm Nam Sách là huyện có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào chiếm 54,7% dân số, tương đương với 78.647 người. Trong đó, số người có việc làm là 65.694 người chiếm 83,5%. Chất lượng lao động: Đa số là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo (chiếm 70% tham gia hoạt động kinh tế), số lao động đã qua đào tạo là 23.594 người chiếm 30%, cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (27%). Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm từ 2.200 đến 2.600. Trong đó tập trung cao nhất vào nhóm ngành công nghiệp: 47,38%, phát triển nông nghiệp là 33,42%, dịch vụ là 9,7% và xuất khẩu lao động là 9,5%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực: lao động trong nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần, lao động nông nghiệp giảm dần phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm từ 65,9% tổng lao động năm 2003 xuống còn 62,4% năm 2007. Lao động công nghiệp tăng từ 22,8% năm 2003 lên 24,9% năm 2007. Lao động dịch vụ tăng từ 11,3% năm 2003 lên 12,7% năm 2007. 4.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 4.2.5.1 Thực trạng phát triển thị trấn Nam Sách Thị trấn Nam Sách là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Là đô thị vệ tinh gắn với các khu công nghiệp phía Bắc của thành phố Hải Dương. Tổng diện tích tự nhiên hiện nay của thị trấn là 213,06 ha chiếm 1,60% diện tích đất tự nhiên. Tổng dân số trong thị trấn có 9.400 người chiếm 6,54% dân số toàn huyện. Và tổng thu nhập của thị trấn chiếm 9,39% thu nhập của toàn huyện. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn đã có nhưng chưa đầy đủ, về quy mô và số lượng còn thiếu và rất hạn chế so với quy định của Nhà nước và nhu cầu thực tế của người dân, chưa xứng với vị thế một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện Nam Sách. 4.2.5.2 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn Hầu hết các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được hình thành từ lâu đời, có hệ thống giao thông thuận tiện, có nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Mật độ dân số ở các khu dân cư phân bố tương đối đồng đều, nằm tập trung ở khu vực trung tâm, các vùng sản xuất nông nghiệp. Có thị tứ và một số điểm dân cư mới hình thành bám theo trục đường giao thông chính mang dáng dấp đô thị, còn lại vẫn mang nét làng quê truyền thống là nhà ở kết hợp với vườn cây, ao cá tạo không gian thoáng mát. Trong mấy năm gần đây, diện mạo của khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng đi lên, nhà cửa được xây dựng kiên cố (toàn huyện không có nhà tranh tre, vách đất), hệ thống giao thông, điện sinh hoạt, điện thoại, các công trình phúc lợi công cộng, như: văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế... được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên sự phát triển của khu dân cư nông thôn còn mang tính tự phát, việc quy hoạch các điểm dân cư mới còn mang tính cục bộ, chưa gắn sự phát triển với nâng cao chất lượng môi trường và cơ sở hạ tầng kèm theo. 4.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 4.2.6.1 Giao thông * Đường bộ Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường quốc lộ 5A, 183; tỉnh lộ 390; đường huyện quản lý 5B; đường liên xã; liên thôn; liên xóm; giao thông nội đồng... với tổng chiều dài hơn 1.000km. Hầu hết các tuyến đường liên xóm trở lên đều được bê tông hoá, lát gạch hoặc rải đá cộn. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và một số tuyến đường huyện lộ, kiên xã đều được rải nhựa. Nhiều xã đã chủ động xây dựng kế hoạch huy động bằng nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng; khai thác các vật liệu sẵn có để làm đường như gạch vỡ, xỉ lò gạch, xỉ lò vôi, vật liệu tháo dỡ từ công trình cũ... * Đường sắt Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với chiều dài 5,07km và ga Tiền Trung. Chất lượng đường sắt hiện nay còn hạn chế, khổ đường hẹp do được xây dựng từ lâu. Lượng hàng hoá và hành khách lưu chuyển qua ga Tiền Trung thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của nhân dân. * Đường thủy Nam Sách có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ. Huyện được bao bọc bởi sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, là 2 trong số tuyến vận tải thuỷ quan trọng của tỉnh Hải Dương cũng như các vùng. Tổng chiều dài các tuyến sông được sử dụng vào mục đích vận tải là: 50,90km. Tuy nhiên các hoạt động khai thác trên hệ thống sông hình thành tự phát, phương tiện chỉ dẫn chưa được hiện đại hoá, luồng gạch chưa được nạo vét thường xuyên, tàu thuyền cũ kỹ, lạc hậu... nên hạn chế lưu thông. 4.2.6.2 Thuỷ lợi Công tác xây dựng hệ thống thuỷ lợi trong những năm qua tập trung vào các nhiệm vụ: kiên cố hoá kênh mương, nạo vét các trục sông chính, khơi thông dòng chảy, tu sửa nâng cấp các công trình, đảm bảo tưới tiêu kịp thời, phục vụ cho sản xuất của nhân dân. Hệ thống đê, kè, cống, được quan tâm tu bổ, nâng cấp theo hướng kiên cố, xây dựng điếm canh, xây dựng nhà quản lý đê, cứng hoá và cải tạo mặt đê, trồng và bảo vệ tốt tre chắn sóng, bảo đảm hành lang bảo vệ đê không bị xâm phạm. Khi thực hiện các dự án đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng... đều phải để hành lang bảo vệ đê theo đúng quy định. Đến năm 2007, huyện đã kiên cố được 13,8% kênh mương các loại, trong đó kênh chính và kênh cấp I đạt trên 33%. 4.2.6.3 Giáo dục – đào tạo Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Quy mô các cấp học, ngành học ổn định. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục được quan tâm củng cố; số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 100%, cấp tiểu học đạt 92,2%, bậc mầm non đạt 70,1%; số giáo viên giỏi cấp huyện hàng năm bình quân đạt 10%. Chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo mũi nhọn được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 81%; có 40 – 45% số học sinh xếp loại học lực khá, giỏi; bình quân hàng năm có 260 học sinh đỗ vào các trường đại học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường; tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt 67,9%, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 89,1% và đã xây dựng được 14 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm đẩy mạnh: 100% các xã, thị trấn thành lập được hội khuyến học và Trung tâm học cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi người, mọi đối tượng đều được học tập, nâng cao dân trí. 4.2.6.4 Y tế Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt, mạng lưới y tế được củng cố, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng địa phương. Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 23 trạm y tế, trong đó có 17/23 trạm đã được xây dựng đạt chuẩn, 100% các xã thị trấn có bác sỹ thường xuyên làm việc tại trạm y tế, tỷ lệ cán bộ y tế/1 vạn dân là 22,2. Trang thiết bị và điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm đầu tư. Công tác phòng chống dịch bệnh thực hiện chưa tốt nên năm vừa qua có mấy người bị nhiễm dịch tả. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai hiệu quả, 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ. 4.2.6.5 Văn hoá, thể thao Cuộc vận động :“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, mà trọng tâm là phong trào: “ Xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá”, lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được các cấp , các ngành, các tổ chức và người dân hưởng ứng tích cực. Toàn huyện có 45 làng được công nhận là làng văn hoá chiếm 36% tổng số làng; 95% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 95% số cơ quan, đơn vị đạt cơ quan văn hoá. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá được tăng cường; có nhiều xã xây dựng được nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn; 100% số làng, khu dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước. Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy tốt. Toàn huyện có 147 di tích và phế tích, trong đó có 13 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng Quốc gia, 3 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp tốt như: Đình Đầu (Hợp Tiến), nhà lưu niệm Bác Hồ (Ái Quốc), chùa An Ninh (An Bình)... Hàng năm toàn huyện có 50/109 lễ hội truyền thống được tổ chức; các phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, các loại hình nghệ thuật cổ truyền như: hát chèo, ca trù, nhạc cụ dân tộc được lưu giữ, lưu truyền cho thế hệ sau. Hoạt động thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú. Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh phát triển theo hướng từng bước hiện đại cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chương trình, góp phần phổ biến đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Phong trào rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao phát triển mạnh và rộng khắp trên địa bàn huyện. 100% số xã có sân vận động trung tâm; 50% số thôn, khu dân cư có sân thể thao. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn có đội tuyển thể thao như: bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, cầu lông... Mỗi năm có hàng chục giải đấu ở các môn khác nhau từ cơ sở đến huyện hoặc cụm xã góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh. 4.2.6.6 Bưu chính viễn thông Bưu chính viễn thông phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhất, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Công tác phát hành báo chí, bưu phẩm nhanh chóng, kịp thời, không để xảy ra sai sót, thất lạc, nhầm lẫn và được quản lý trên máy vi tính. Toàn huyện có khoảng 21.566 thuê bao đạt mật độ 15 máy/100 dân. 100% số xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, bưu cục. 4.2.7 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4.2.7.1 Thuận lợi - Là một huyện nông thôn thì thu nhập bình quân đầu người tương đối cao 8,3 triệu/người năm 2007. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người dân. - Người dân đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đưa giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao vào sản xuất. - Cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn trong toàn huyện thay đổi rõ rệt. 4.2.7.2 Khó khăn - Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa vững chắc, phát triển chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn. - Các ngành, lĩnh vực phát triển còn thiếu liên kết, chưa gắn với thị trường, quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của một số xã chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. - Công tác quản lý lao động chưa chặt chẽ, còn bị động, nguồn lao động tuy dồi dào song chất lượng còn thấp, chưa tạo nhiều việc làm cho lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn. - Nhận thức và chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chưa nhanh, chưa kịp thời, một số nơi còn bảo thủ. Một số sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao , sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, trong khi đó lại thiếu vốn đầu tư. Đó lá những mâu thuẫn cần được giải quyết. 4.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Nam Sách 4.3.1 Tình hình quản lý đất đai 4.3.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai và công tác thực hiện các văn bản đó Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý...”. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đất đai là tài sản chung và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lý toàn bộ đất đai. Để quản lý và sử dụng đất đai thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, huyện Nam Sách đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất theo đúng chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua việc: tổ chức các lớp quán triệt học tập Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật cho cán bộ chủ chốt các xã, các phòng ban thuộc huyện; tuyên truyền Luật Đất đai cho các tầng lớp nhân dân thông qua các cuộc thi tìm hiểu, phương tiện thông tin đại chúng... giúp người dân hiểu và thực hiện đúng luật, các văn bản dưới luật một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó huyện cũng đã thực hiện tốt các văn bản của tỉnh về đất đai, như: - Quyết định số 5789/2004/QĐ – UBND ngày 31/12/2004 về việc quy định khung giá các loại đất. - Quyết định số 1795/2005/QĐ – UBND ngày 05/05/2005 về việc quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng. Ngoài ra UBND huyện còn ban hành các văn bản luật khác, như: các kết luận thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai; các quy định đình chỉ, tháo gỡ các công trình xây dựng trái phép; các quyết định giao đất, thu hồi đất 1 cách kịp thời, chính xác... 4.3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định ranh giới theo chỉ thị số 364/CT của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Nam Sách với các tỉnh và huyện giáp ranh được xác định bằng mốc giới và các yếu tố địa vật cố định, được chuyển vẽ lên bản đồ và thuyết minh cụ thể. Ranh giới giữa các xã trong huyện cũng được phân định rõ ràng, không có tranh chấp về ranh giới trên địa bàn huyện. 4.3.1.3 Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thực hiện dự án đo đạc đất nông nghiệp sau dồn ô đổi thửa, huyện đã khảo sát đo đạc xong đất nông nghiệp nhưng các loại đất khác vẫn đang tiến hành đo đạc nên chưa lập được bản đồ địa chính mới mà vẫn phải sử dụng bản đồ dải thửa 299. Sau khi hoàn thành hệ thống bản đồ địa chính mới thì đây sẽ là bộ tài liệu bản đồ địa chính mới nhất và chính quy nhất của huyện, làm căn cứ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được triển khai theo quy định của Luật Đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện 5 năm một lần cùng với kiểm kê đất đai. Ngoài ra, bản đồ hiện trạng sử dụng đất còn được xây dựng khi khi lập quy hoạch sử dụng đất. Hiện nay, huyện và tất cả các xã trong huyện đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005. Bên cạnh đó, việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng được thực hiện tốt. Tất cả các xã và huyện đã xây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. 4.3.1.4 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Huyện và các xã, thị trấn đã chủ động làm tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Năm 1996, thực hiện Luật Đất đai năm 1993, đã có 22/23 xã, thị trấn xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2005, huyện cũng đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt. Tháng 4 năm 2004, thực hiện công văn số 224 của UBND tỉnh, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Kết quả có 22/23 xã, thị trấn điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Đến nay tất cả các xã, thị trấn và huyện đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010. Việc lập kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp. Hàng năm, các xã, thị trấn lập quy hoạch sử dụng đất trình UBND huyện, huyện tổng hợp trình UBND tỉnh, sau khi có thông báo phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt để tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và các công tác đất đai khác theo đúng quy định của pháp luật. 4.3.1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Nhu cầu về đất đai ngày càng tăng nhưng diện tích đất đai lại có hạn. Vì vậy việc phân phối đất đai phải tiết kiệm, hợp lý, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả đất đai và phải tuân theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong những năm qua huyện Nam Sách đã thực hiện công tác này như sau: * Công tác giao đất, cho thuê đất Đến tháng 12 năm 2007, toàn huyện đã giao, cho thuê 10.185,26 ha, chiếm 76,65% diện tích đất tự nhiên, gồm: - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 8.350,76 ha, chiếm 81,99% diện tích đã giao, cho thuê. - Các tổ chức kinh tế trong nước sử dụng 181,88 ha, chiếm 1,79% diện tích đất được giao, cho thuê. - Tổ chức trong nước khác sử dụng 131,75 ha; chiếm 1,29% diện tích được giao, cho thuê. - Các cơ quan đơn vị của Nhà nước sử dụng 21,39 ha. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê 31,59 ha. - Uỷ ban xã sử dụng 1.462,45 ha, chiếm 14,36% diện tích đất giao, cho thuê. - Cộng đồng dân cư sử dụng 5,44 ha. Đồng thời huyện đã giao cho các đối tượng quản lý 3.102,48 ha chiếm 23,35% diện tích đất tự nhiên. Trong đó UBND cấp xã quản lý 2.063,04 ha; tổ chức khác quản lý 1.039,44 ha. Việc giao đất, cho thuê đất đã thực hiện tương đối đúng theo quy định của pháp luật. Huyện đã cơ bản hoàn thành việc xử lý tồn tại trong giao đất trái thẩm quyền theo quyết định số 2689/QĐ – UB của UBND tỉnh. * Việc thu hồi đất thực hiện trong trường hợp sử dụng không đúng mục đích, quá thời hạn sử dụng... Hiện nay, huyện làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ cho các dự án kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm nhà ở... Bên cạnh đó việc thu hồi 5% đất công ích mà các đối tượng thuê đất đã sử dụng trái mục đích hoặc hết hạn thuê mà chưa chịu trả gặp nhiều khó khăn. * Việc chuyển mục đích: Tình trạng vi phạm Luật Đất đai vẫn còn xảy ra, một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là từ đất trồng lúa sang đất đất nuôi trồng thuỷ sản, không theo quy hoạch đã được duyệt. Nhiều hộ xây dựng nhà ở, nhà trông coi không đúng theo quy định của tỉnh. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi không theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4.3.1.6 Công tác cấp GCNQSDĐ * Đất nông nghiệp: Đã cấp GCNQSDĐ cho toàn bộ đất nông nghiệp trước khi dồn điền đổi thửa nhưng sau khi dồn điền đổi thửa thì chưa tiến hành cấp đổi lại GCNQSDĐ. * Đất ở tại nông thôn: Toàn huyện có 33.787 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nông thôn. Đến tháng 12 năm 2007, huyện đã cấp GCNQSDĐ cho 33.034 hộ tương đương với 822,92 ha. Tỷ lệ số hộ đã được cấp đạt 97,77% cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (88,75%). * Đất ở tại đô thị: Toàn huyện có 2.148 hộ sử dụng đất ở tại đô thị nhưng đến tháng 12 năm 2007 mới chỉ cấp được 289 hộ tương đương với diện tích là 2,06 ha. Tỷ lệ số hộ đã được cấp GCNQSDĐ là 13,45%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả tỉnh (58,94%). Nhìn chung, tiến độ cấp GCNQSDĐ còn thấp đặc biệt là việc cấp đổi lại GCNQSDĐ đất nông nghiệp và đất ở đô thị. Việc thực hiện các trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ, chỉnh lý GCNQSDĐ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và luật đất đai, việc trao GCNQSDĐ đến tay người sử dụng đất thực hiện vẫn còn chậm. Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu rất nhiều làm cho việc quản lý đất đai bị ảnh hưởng do không thể khai thác hết các lợi ích của hồ sơ địa chính. 4.3.1.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường ngày 01 tháng 01 hàng năm, Uỷ ban nhân dân các xã tiến hành thống kê đất đai (trừ năm kiểm kê) và nộp báo cáo kết quả thống kê lên huyện trước ngày 15 tháng 01; sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của UBND cấp xã, UBND cấp huyện tiến hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.DOC
Tài liệu liên quan