Đề tài Tìm hiểu một số mô hình giao dịch thương mại điện tử và xây dựng ứng dụng B2C

PHP bắt đầu được hình thành vào mùa thu năm 1994 bởi Rasmus Lerdorf. Phiên bản đầu tiên non_released được sử dụng trên mạng chủ của ông để lưu giữ dấu vết những người xem trực tuyến lý lịch của ông. Phiên bản này được sử dụng rộng rãi vào đầu năm 1995 và được biết đến như là công cụ xây dựng trang chủ cá nhân( Personal Home Page Tools). Nó có một bộ phận tích cú pháp khá đơn giản tuy nhiên nó chỉ có thể hiểu một số ít macro đặc biệt. Sau đó được nâng cấp lên cao hơn và có thể hiểu thêm một số các tiện ích dùng chung trên các trang chủ. Bộ phận tích cú pháp được viết lại năm 1995 và được đặt tên là phiên bản 2 PHP/FI. Trong phiên bản này các hàm FI( gọi là hàm thông dịch form-Form Interpreter) được Rasmus viết riêng trong một gói khác để thông dịch các form dữ liệu html. Ông đã tổ hợp các thẻ công cụ xây dựng trang chủ với các hàm FI và thêm một số hỗ trợ mSQL. PHP/FI phát triển một cách kinh ngạc và mọi người bắt đầu đóng góp mã nguồn cho nó.

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số mô hình giao dịch thương mại điện tử và xây dựng ứng dụng B2C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Doanh thu từ bán hàng qua mạng sẽ chiếm một phần lớn: Bán hàng qua mạng Internet không mất nhiều thời gian đã trở nên phổ biến giữa khách hàng và các nhà kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong kỷ nguyên tới. Thực tế cho thấy năm 1999, doanh thu bán hàng từ thương mại điện tử đã chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu tại hầu hết các công ty trên thế giới. Qua đợt khảo sát gần đây, các giao dịch thương mại điện tử chiếm 9% doanh thu hằng năm tại 300 công ty. Con số này được thay đổi từ 6% tại các công ty có qui mô vừa và nhỏ tới 13% tại các công ty lớn. Cũng trong năm 1999, số người Mỹ đã tiến hành các thủ tục giao dịch, mua hàng trên mạng là 39 triệu ngời (tăng gấp đôi so với năm 1998), 34% số hộ gia đình người Mỹ đã nối mạng Internet và 17% trong số đó đã tiến hành mua hàng qua mạng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, doanh thu từ bán hàng qua mạng Internet sẽ tiếp tục tăng trong năm tới và sẽ giữ mức ổn định trong vài năm tiếp theo. Thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh Với khu vực thị trường nội địa to lớn, nhiều công ty của Mỹ còn chậm trong việc bán hàng ra toàn thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 12% lượng hàng bán ra từ các công ty lớn của Mỹ ra thị trường nước ngoài. Nhưng theo xu hướng phát triển tất yếu, con số này đang có chiều hướng gia tăng và dự báo sẽ tăng 15% trong hai năm tới. Một số nước ở Châu Á cũng đang tích cực trong cuộc chạy đua với các quốc gia phát triển. Trong vòng 5 năm tới, số luợng người châu Á truy cập vào mạng Internet sẽ vượt quá tổng số người truy cập ở châu Âu và Bắc Mỹ gộp lại. Dự kiến doanh thu mua bán hàng trên mạng Internet tại châu Á sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm 1/4 thu nhập thơng mại Internet trên toàn cầu (khoảng 1.400 tỉ USD vào năm 2003). Các công ty lớn với nguồn hàng ổn định luôn mong muốn mở rộng thị trường, rất tích cực trong việc triển khai thương mại điện tử, tăng cường việc bán hàng ra toàn cầu, đồng thời triển khai việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nguồn bên ngoài. Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn thế giới trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002 là gần 825 tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và ước tính trong năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này cho thấy thương mại điện tử tăng trưởng gần 70% mỗi năm. Cũng theo thống kê, trong năm 2002, chi phí dành cho quảng cáo trên Internet của toàn thế giới là 23 tỉ USD, trong đó châu Á đã chi 3 tỉ USD cho quảng cáo trên Internet. Trong ASEAN, loại trừ Singapore là nước nổi tiếng về phát triển kinh tế và công nghệ, Thái Lan đang là nước tận dụng thế mạnh của Internet và thương mại điện tử khá tốt. Hầu hết các doanh nghiệp đều có website riêng, viết bằng tiếng Anh và tiếng Thái, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và du lịch. Khách hàng từ các nước trên thế giới có thể dễ dàng mua hàng hay đặt dịch vụ du lịch ở Thái thông qua Website. Thương mại điện tử càng lúc càng phát triển trên thế giới và doanh thu do thương mại điện tử mang lại cũng tăng gần gấp đôi mỗi năm, đó là lý do nhiều nước đang ráo riết khuyến khích, thúc đẩy và xây dựng cơ sở cho việc phát triển thương mại điện tử. Một trong những nước đang phát triển ở châu Á thành công trong việc phát triển thương mại điện tử là Trung Quốc. Công ty IResearch vừa đưa ra một nghiên cứu cho biết rằng tổng doanh số quảng cáo trực tuyến của Trung Quốc đã vượt qua 3 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2005, tức khoảng 374 triệu USD. Thị trường quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc hiện đang có tốc độ tăng trưởng thuộc dạng hàng đầu thế giới với tổng doanh số năm 2005 là 3,13 tỷ Nhân dân tệ, tăng 77,1% so với năm 2004 và tăng đến 760% so với năm 2001. Tỷ lệ của quảng cáo trực tuyến trong tổng doanh số quảng cáo đã tăng từ 0,5% trong năm 2001 đến 2,3% trong năm 2005. Tổng doanh số quảng cáo trên mạng Sina đạt đến 680 triệu Nhân dân tệ, chiếm 21,7% thị phần quảng cáo online Trung Quốc; mạng Sohu chiếm 15% thị phần; NetEase chiếm 8%; QQ chiếm 3,8% và TOM chiếm 2,2%. Tổng thị phần của 5 mạng lớn nhất Trung Quốc này đã chiếm đến 53,4% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Quảng cáo về nhà đất, sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến là 3 lĩnh vực quảng cáo đứng hàng đầu trong mọi lĩnh vực quảng cáo. Riêng Samsung đã chi đến 60,35 triệu Nhân dân tệ để quảng cáo cho các sản phẩm của mình, trở thành công ty đứng hàng đầu về số tiền chi cho quảng cáo online tại Trung Quốc; tiếp sau là China Mobile với 41,1 triệu Nhân dân tệ và NetEase với 39,13 triệu Nhân dân tệ. IResearch dự báo rằng quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc trong năm 2006 sẽ đạt gần đến 5 tỷ Nhân dân tệ và con số này sẽ là 36,7 tỷ Nhân dân tệ, tức khoảng 4 tỷ USD, vào năm 2010. Ở châu Âu, Pháp là một nước đi đầu trong phát triển thương mại điện tử. Theo số liệu thống kê tại Pháp, đã có hơn 15.000 người dân nước này chi mỗi năm 25% thu nhập cho các hoạt động thương mại điện tử. Tại Pháp, eBay là một công ty chuyên về thương mại điện tử và đấu giá hàng đầu thế giới, trung bình mỗi tháng trên trang mạng của hãng này có tới hơn hai lượt người truy cập, tìm kiếm hàng hoá. Trên trang mạng này, người ta có thể tìm kiếm mọi thứ, từ máy bay, xe ô tô, hàng tiêu dùng cho đến cổ vật... Năm 2005, tổng giá trị hàng hoá bán trên eBay đạt hơn 44 tỷ USD, với hơn 60 triệu hàng hoá thường xuyên được đề nghị bán và công ty này đã thu lợi hơn 1,1 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2004. Một nhà kinh doanh thương mại điện tử của Pháp tên là Courbon, chuyên buôn bán ô tô, cho biết, trung bình mỗi tháng ông ta có thể bán 30 chiếc xe, nhờ mạng eBay. Mặc dù chỉ là một trang mạng thương mại, nhưng eBay có số người truy cập kỷ lục-hơn 180 triệu người, tương đương dân số của nước đông dân thứ sáu trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng sức hấp dẫn này của trang thương mại điện tử, các phương tiện truyền thông khác không thể sánh nổi. Mặc dù doanh thu từ thương mại điện tử đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm, song các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, thương mại điện tử là một thị trường vẫn còn rất mới mẻ, đầy tiềm năng và giàu sức hấp dẫn. Đây chính là cơ hội cho các doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp trẻ phát triển và làm giàu. 1.10. Tình hình phát triển và ứng dụng ở Việt Nam Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, thì đến nay con số này đã tăng lên gấp năm tức khoảng 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 20.000 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn (như .com.vn,.net.vn...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo... Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng... Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên 500.000). Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Do đó, sự đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website thương mại điện tử (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị điện tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ các doanh nghiệp. Đây là lực lượng nòng cốt ứng dụng và phát triển TMĐT. Để nắm bắt được thị trường rộng lớn và không biên giới qua mạng Internet, các doanh nghiệp phải có những chiến lược đầu tư hợp lý hơn. Việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được những yêu cầu của TMĐT phải được tiến hành nhanh chóng, việc đầu tư cho công nghệ thông tin cũng phải được dành nhiều ngân sách và có một tỷ lệ đầu tư hợp lý hơn… Để TMĐT phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy, làm nền tảng như: cơ sở hạ tầng công nghệ, số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet, nhân lực chuyên môn, kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, nhận thức của nhà đầu tư, nhận thức của cộng đồng và đặc biệt là phải có vai trò quản lý, định hướng của nhà nước… CHƯƠNG 2 :TÌM HIỂU MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁCH HÀNG 2.1.B2C (Business - To - Customer) B2C (Business - To - Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân. 2.2. Những nguyên tắc cơ bản của B2C Giúp khách hàng tìm thấy những thứ họ cần Liệu bạn có dừng chân ở một cửa hiệu khi thấy hàng hóa bên trong đó được bày biện một cách lộn xộn, thiếu khoa học, không có biển báo cũng như lời hướng dẫn không? Chắc chắn là không rồi. Thế nhưng thật đáng ngạc nhiên là một số cửa hàng trực tuyến lại làm cho khách hàng gần như không thể tìm ra món hàng mà họ quan tâm. Trước khi khai trương một cửa hàng trực tuyến, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận về cách tổ chức hàng hóa trong “kho” của bạn và tạo điều kiện để khách hàng có nhiều cách tìm thấy cái mà họ muốn tìm. Ví dụ, bạn có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấy tới các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm hoặc sơ đồ đường dẫn để giúp khách hàng có thể tự theo dõi các bước đi của họ trên trang web của bạn. Quy tắc này cũng được áp dụng khi bạn cung cấp thông tin về các chính sách trao đổi, thông tin liên lạc, phí vận chuyển và các thông tin khác mà khách hàng quan tâm trước khi họ hoàn thành giao dịch. Đừng bắt khách hàng phải đợi Khi một khách hàng nhấn vào nút “Mua hàng”, họ sẽ chẳng thích thú gì khi phải đợi tới vài phút mới có câu trả lời – hay thậm chí tệ hơn là nhận được thông điệp báo lỗi. Trên thực tế, chẳng có gì khiến khách hàng thất vọng hơn một trang web cứ buộc họ phải đoán mò về tình trạng đặt hàng của chính họ. Xin mách bạn một giải pháp đơn giản cho vấn đề này: Hãy đảm bảo rằng các phần mềm và máy chủ của bạn có thể xử lý bất cứ yêu cầu gì khách hàng đưa vào. Nếu bạn đang sử dụng một dịch vụ của người khác, thì hãy đảm bảo rằng họ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Trong trường hợp bạn tự xây dựng trang web thì bạn hãy đầu tư vào đó các phần cứng và phần mềm tốt nhất theo khả năng của mình. Hãy tạo điều kiện để khách hàng thanh toán một cách dễ dàng nhất Các cửa hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau: thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư. Các loại doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau, vì thế hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà khách hàng của bạn thường sử dụng nhiều nhất. Để sẵn sàng cho các phương thức thanh toán ngoại tuyến, chẳng hạn như tiền mặt và séc gửi qua thư hoặc số thẻ tin dụng gửi qua fax, hãy ghi rõ địa chỉ gửi thư, số fax và số điện thoại tại nơi dễ thấy trên trang web của bạn .Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình: đó là vấn đề an ninh. Mặc dù việc gửi số thẻ tín dụng qua Internet là cực kỳ an toàn, nhưng khách hàng vẫn lo lắng. Hầu hết các hệ thống thanh toán trực tuyến gửi số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác qua các hệ thống đã được mã hóa. Nếu hệ thống của bạn cũng sử dụng công nghệ này, hãy thông báo để khách hàng biết rằng thông tin của họ được bảo mật hoàn toàn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn cần có một tài khoản thương gia có thể chấp nhận các hình thức giao dịch bằng thẻ tín dụng. Nếu bạn đã có sẵn một tài khoản dùng cho công việc kinh doanh, thì bạn có thể dùng chính tài khoản đó để chấp nhận thẻ tín dụng trực tuyến. Nhưng nếu bạn chưa có, người xây dựng trang web hay cung cấp dịch vụ mạng có thể giúp bạn tạo ra một tài khoản thương gia có dịch vụ xử lý giao dịch trực tuyến. 2.3.Sự khác nhau giữa B2C và B2B -Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Tuy nhiên cần phải xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user). Nghĩa là C còn bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng. Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn. -Ngoài ra ,có 2 sự khác biệt lớn nữa : *Khác biệt về đàm phán, giao dịch: Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá. * Khác biệt về vấn đề tích hợp Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng. 2.4.Một số trang web thương mại điện tử loại B2C tại VN : 1. Công ty CP DV Phần mềm trò chơi Vina : 123mua.com.vn. 2. Công ty cổ phần thế giới di động : 3.Chợ điện tử : 4 .Chi nhánh Công ty CP Vật giá VN tại TPHCM : vatgia.com 5. Công ty CP Điện hoa ViệtNam : www.dienhoavietnam.com ..... CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình trên mạng: ASP, FOXWEB, JSP, PHP… cùng với chúng cũng có rất nhiều hệ quản trị CSDL như: MySQL, DB2, SQL Server…Trong hệ thống này em chọn ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. 3.1.Joomla Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla! được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là "đồng tâm hiệp lực". Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla! có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla! có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla! là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. 3.2. VirtueMart VirtueMart là component cung cấp chức năng bán hàng trực tuyến dành cho Joomla rất nổi tiếng. Kết hợp với VirtueMart, Joomla lập tức trở thành một trang thương mại điện tử chuyên nghiệp. Nhiều chức năng, dễ chỉnh sửa giao diện và đặc biệt là miễn phí - những điều đó đã khiến người dùng Joomla, nhà nhà người người đều nghiên cứu VirtueMart để giúp cho công việc kinh doanh của mình tốt hơn. Thông thường một sản phẩm bày bán trên website có nhiều đặc điểm, thuộc tính (nhất là các sản phẩm công nghệ); trình bày sản phẩm theo dạng Tab là một cách rất thông minh, giúp thông tin sản phẩm đẹp hơn và dễ tra cứu một cách khoa học. Người chuyên nghiệp thì có thể tự viết code, tuy nhiên bài này chính là chia sẻ một cách đơn giản để hiển thị thông tin sản phẩm chi tiết trong VirtueMart theo dạng Tab. Đơn giản, hiệu quả mà lại có sẵn; đôi khi như vậy lại năng suất hơn việc ngồi viết code rồi chỉnh sửa dài dài. 3.3.NGÔN NGỮ PHP 3.3.1 Giới thiệu PHP được dùng để thay thế cho Hypertext Preprocessor( Bộ tiền xử lý siêu văn bản) là một ngôn ngữ kịch bản nhúng HTML phía server. Phần lớn cú pháp của nó mượn của C, Java, Perl. Ngoài ra, nó cũng có thêm một số đặc trưng riêng. Ngôn ngữ PHP cho phép người pháp triển web động một cách nhanh chóng. Chúng ta hãy xem một ví dụ đơn giản 1. 2. 3. Example 4. 5. 6.<?php 7. Echo “Đây là một ví dụ về PHP”; 8.?> 9. 10. Khác với kịch bản CGI được viết trong một số ngôn ngữ khác như Perl hoặc C# thay vào việc một chương trình với nhiều lệnh để xuất html, bạn chỉ cần viết một kịch bản html với một vài mã nhúng để làm một việc gì đó ( trong ví dụ trên là xuất ra câu “Đây là một ví dụ về PHP”). Mã nguồn của PHP được đặt trong một cặp thẻ đặc biệt (‘’). Đặc điểm phân biệt PHP với một số ngôn ngữ khác như Java script là mã của nó được thực hiện phía server. Các đoạn mã PHP sẽ được thực hiện trên server trước khi truyền kết quả cho máy client, do đó người dùng phía client sẽ không thể biết được đoạn mã thật của PHP. Đây cũng là một giải pháp khá hay cho việc bảo mật mã nguồn của PHP. a.PHP có thể làm gì ? Ở mức đơn giản nhất PHP có thể làm được bất cứ điều gì mà một chương trình CGI có thể làm như lấy các form dữ liệu, sinh nội dung các trang động hoặc gửi và nhận các cookie. Có lẽ đặc tính mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất của PHP là nó hỗ trợ những CSDL có phạm vi rộng. Việc viết những trang Web có CSDL hết sức đơn giản. Những CSDL được PHP hỗ trợ: Adabas D Ingres Oracle dBase InterBase Ovrimos Empress FrontBase PostgreSQL FilePro mSQL Solid Hyperware Direct MS-SQL Sybase IBM DB2 My SQL Velocis Informix ODBC Unix dbm PHP cũng hỗ trợ việc liên kết với các dịch vụ khác sử dụng giao thức như IMAP, SNMP, NNTP, POP3…thậm chí cả HTTP bạn cũng có thể sử dụng những socket mạng thô với các giao thức khác nhau. b. Những nét lịch sử chính của PHP PHP bắt đầu được hình thành vào mùa thu năm 1994 bởi Rasmus Lerdorf. Phiên bản đầu tiên non_released được sử dụng trên mạng chủ của ông để lưu giữ dấu vết những người xem trực tuyến lý lịch của ông. Phiên bản này được sử dụng rộng rãi vào đầu năm 1995 và được biết đến như là công cụ xây dựng trang chủ cá nhân( Personal Home Page Tools). Nó có một bộ phận tích cú pháp khá đơn giản tuy nhiên nó chỉ có thể hiểu một số ít macro đặc biệt. Sau đó được nâng cấp lên cao hơn và có thể hiểu thêm một số các tiện ích dùng chung trên các trang chủ. Bộ phận tích cú pháp được viết lại năm 1995 và được đặt tên là phiên bản 2 PHP/FI. Trong phiên bản này các hàm FI( gọi là hàm thông dịch form-Form Interpreter) được Rasmus viết riêng trong một gói khác để thông dịch các form dữ liệu html. Ông đã tổ hợp các thẻ công cụ xây dựng trang chủ với các hàm FI và thêm một số hỗ trợ mSQL. PHP/FI phát triển một cách kinh ngạc và mọi người bắt đầu đóng góp mã nguồn cho nó. Thật khó có thể đưa ra một sự thống kê chính xác nhưng có thể ước lượng được khoảng 15000 website sử dụng PHP/FI vào cuối năm 1996 trên thế giới. Đến giữa năm 1997 con số này đã lên tới 50000 website, giữa năm 1997 cũng cho thấy sự thay đổi trong việc phát triển PHP . Bộ cú phân tích cú pháp đã được viết lại để trở thành phiên bản PHP3. Phần lớn các mã nguồn của PHP/FI được sử dụng trong PHP3 tuy nhiên nhiều phần của nó cũng được viết lại hoàn toàn. Phiên bản PHP4 ra đời đáp ứng hầu hết các chức năng của PHP3 ngoài ra chùng còn được hỗ trợ ở mức cao hơn như cho phép tích hợp một dãy các thư viện và các hàm mở rộng… Ngày nay cả PHP3 và PHP4 đều được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm thương mại lớn như web server StrongHold của Red Had. Một sự ước lượng dè dặt dựa trên phép ngoại suy từ những con số được cung cấp bởi NetCrafg là trên 5100000 site trên thế giới sử dụng PHP và càng triển vọng hơn khi càng có nhiều site chạy server IIS của Microsoft trên internet. 3.3.2.Một số cú pháp cơ bản của PHP 3.3.2.1 Các thẻ chứa đoạn mã PHP Có 4 cách để viết một đoạn mã PHP trong một trang web Cách thứ nhất: đoạn mã PHP được chứa trong cặp thể ‘’ cách này chỉ thực hiện được khi thuộc tính cho phép dùng thẻ ngắn trong file cấu hình của PHP được thiết lập là enable (thuộc tính này thường được để mặc định là enable). Ví dụ : Cách thứ hai: đoạn mã PHP được chứa trong cặp thẻ ‘’. Đây là cách đầy đủ nhất của PHP. Ví dụ : Cách thứ ba: đoạn mã PHP được chứa trong cặp thẻ ‘ và ‘’cách này được đặt mặc định giống như các ngôn ngữ nhúng khác trong các trang html. Ví dụ : echo “Đây là cách thứ ba “; Cách thứ tư: đoạn mã PHP được chứa trong cặp thẻ ‘’hoặc ‘<%=’ và ‘%’. Cách này chỉ có tác dụng khi thuộc tính sử dụng các thẻ kiểu ASP được thiết lập là enable trong file cấu hình của PHP. Ví dụ : 3.3.2.2 Ngăn cách các lệnh Các lệnh trong PHP được ngăn cách nhau bởi dấu chấm phẩy’;’ giống như trong ngôn ngữ C Thẻ đóng đoạn mã PHP (‘?>’) cũng có tác dụng kết thúc câu lệnh như dấu ‘;’. Trong hai câu lệnh sau đều đúng 3.3.2.3 Chú giải PHP hỗ trợ các chú giải giống như C, C++ và các chú giải kiểu shell trong Unix. Có hai cách chú giải : Chú giải trên một dòng được bắt đầu bằng dấu ‘//’ các ký tự phía sau cặp ký hiệu này đều được coi là phần chú thích. Ví dụ : <?php echo “Chú thích kiểu C++”; // một chú thích kiểu C++ echo “Chú thích kiểu shell”; # một chú thích kiểu shell trong Unix ?> Chú giải trên nhiều dòng được ký hiệu bởi cặp dấu bắt đầu ‘/*’ và kết thúc ‘*/’ mọi ký tự trong cặp dấu này đều được coi là phần chú thích. Ví dụ : <?php /* một ví dụ về Chú thích trên nhiều dòng */ echo “ Một ví dụ về chú thích trên nhiều dòng “; ?> 3.3.2.4 Kiểu PHP hỗ trợ một số các kiểu sau : a. Kiểu mảng Có hai loại kiểu mảng: mảng một chiểu và mảng nhiều chiều Một số hàm hỗ trợ liên quan đến mảng trong PHP: Các hàm tạo mảng : list( ), arrway( ) Các hàm sắp xếp mảng: asort( ), arsorrt( ), ksort( )….. Hàm đếm số phần tử mảng : count( ) Các hàm duyệt mảng: next( ), prev( ), each( ). ….. b. Các kiểu số Các kiểu số con trỏ động có kích thước về độ lớn khác nhau. Độ lớn tối đa của chúng xấp xỉ 1.8e308 Các kiếu số nguyên :PHP có các kiểu số nguyên giống như C. Tuy nhiên kích thước của chúng đều là các số 32 bit. Một số hàm liên quan đến kiểu số: Các hàm lượng giác:sin( ), cos( ). Tan( ), acos( ).. Các hàm số học: abs( ), exp( ), pow( ),log( )…. Các hàm về cơ số: base_convert( ), bindec( ),decbin( )… Các hàm làm tròn : ceil(), floor()… Các hàm khác: getrandmax( ), rand( )… c.Các kiểu đối tượng PHP cũng hỗ trợ việc khai báo các đối tượng giống như C++ các đối tượng được khai báo như sau: Class tên_lớp{ Khai báo các thuộc tính Khai báo các phương thức } Để tạo một biến đối tượng sử dụng từ khóa new d.Kiểu sâu Đây là kiểu hay dùng nhất trong PHP. Các quy tắc về xâu trong PHP giống như trong C. Các xâu được đặt trong cặp dấu ‘’ hoặc “”. Một số hàm liên quan đến xâu Các hàm in xâu: echo( ), print( ), printf( ), flush( ). Các hàm xóa ký tự trắng: chop( ), trim ( ), rtrim( ) Các hàm xử lý xâu: strcmp( ), substr( ), str_replace( )… Các hàm tìm kiếm xâu: strchr( ), strstr( ), stristr( ).. Hàm lấy độ dài xâu: strlen( ) …........ 3.3.2.5 Cấu trúc điều khiển PHP có các cấu trúc điều khiển tương tự như C. Nó bao gồm: a. Cấu trúc rẽ nhánh PHP có hai kiểu cấu trúc rẽ nhánh: 1. if

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_word_hoan_chinh__8475.doc