Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU . - 1 -
Tên đềtài: . - 1 -
Lý do chọn đềtài . - 1 -
Lịch sửnghiên cứu đềtài. - 3 -
4. Đối tượng nghiên cứu .- 4 -
5.Phương pháp nghiên cứu . - 4-
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH . - 5 -
Vài nét vềphân ban . - 5 -
Khái quát chung vềphân ban: . - 5 -
Khái niệm phân ban: . - 5 -
1.2 Phân biệt khái niệm Phân banvới các khái niệm: Phân hoá, Phân luồngvà dạy học tự
chọn: . - 5 -
Lịch sửphân ban ởnước ta: . - 6 -
2.1 Trước cách mạng Tháng Tám 1945. - 6 -
2.2 Sau cách mạng Tháng Tám 1945. - 7 -
3.Thực trạng lựa chọn ban học hiện nay . - 9 -
Khái quát chung vềtâm lý học sinh THPT . - 10 -
Đặc điểm vềnhận thức và sựhình thành thếgiới quan . - 11 -
Vềtính cách và đời sống tình cảm . - 11 -
3. Vấn đề định hướng nghềnghiệp . - 12 -
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU . - 13 -
Vài nét về địa bàn nghiên cứu. - 14 -
Kết quảnghiên cứu . - 14 -
Các yếu tốtác động đến việc lựa chọn ban học của học sinh THPT . - 19 -
KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP . - 23 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . - 26 -
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn bạn học của học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2000 học
sinh (chiếm gần 20% tổng số trường toàn quốc) Nhưng trong quá trình
thực hiện rất ít học sinh chọn ban B lại thêm nhiều rắc rối trong thi cử
năm 1998 nên Bộ quyết định dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên ban. Thủ
6 Albert Saurraut – Toàn quyền Đông dương từ 1912-1919
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 8 -
tướng đã có chỉ thị số 30 về việc điều chỉnh chủ trương phân ban ở PTTH
và đào tạo 2 giai đoạn ở đại học.
Năm 2003-2004, một chương trình phân ban THPT mới lại được thí
điểm tại 48 trường THPT thuộc 11 tỉnh, thành phố với 2 ban KHTN (ban
A) và KHXH(ban C) và dự kiến 2005-2006 sẽ triển khai đại trà chương
trình này. Nhưng sau 2 năm thí điểm chương trình phân ban đã bộc lộ
nhiều khuyết điểm. Cụ thể là số học sinh vào ban KHXH rất thấp(23,3%)
nhiều trường chỉ có 10% học sinh học ban C và có tới 60% học sinh
không đủ trình độ học ban A lẫn ban C nhưng không biết chọn chương
trình nào khác để học.
Trước tình hình đó, tại hội nghị giao ban giám đốc Sở giáo dục-đào
tạo năm 2005 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 23- 24/3/2005, Ban chỉ đạo về
chuơng trình phân ban đã đưa ra 3 phương án:
+ Phương án 1: thực hiện phân thành hai ban từ lớp 10 gồm 2 ban (
KHTN, KHXH-NV) như hiện nay và có điều chỉnh kế hoạch giảng dạy
của 2 ban, điều chỉnh số tiết học tự chọn.
+ Phương án 2: thực hiện phân 4 ban ở lớp 12. Theo đó, học sinh
lớp 10 và 11 cùng học theo chương trình chuẩn gồm 12 môn và các hoạt
động giáo dục kết hợp với chủ đề tự chọn. Đến lớp 12, học sinh được
chọn 1 trong 4 ban: KHTN I- ban A với các môn nâng cao Toán, Lý,
Hoá; KHTN II- ban B với các môn nâng cao Toán, Hoá, Sinh; KHXH-
NV- ban C với các môn nâng cao Văn, Sử, Địa; ban Tổng hợp- ban D với
các môn nâng cao Toán, Ngoại ngữ, Văn
+ Phương án 3: phân ban sớm và sâu dần ở cuối cấp. Theo đó, học
sinh lớp 11 và 12 được phân thành 2 ban như đang thí điểm (KHTN,
KHXH). Lớp 12 phân thành 4 ban (KHTN I, KHTN II, KHXH I, KHXH
II). Mức độ phân hoá ở một số môn lớp 12 sâu hơn nhiều so với phân ban
thí điểm, so với phương án 1,2 được đề xuất ở trên.
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 9 -
Mỗi phương án trên đều có những ưu điểm, thuận lợi cũng như
những hạn chế khó khăn khi thực hiện trong đó phương án 3 phân ban
sớm và sâu dần ở cuối cấp được nhiều người lựa chọn vì phương án này
bắt đầu từ lớp 10 sâu dần ở lớp cuối cấp vừa tránh đột ngột cho học sinh,
chuẩn bị tốt hơn cho thi CĐ, ĐH đồng thời nó đảm bảo sự ổn định và kế
thừa được những gì đã chuẩn bị cho thí điểm ở lớp 10,11.
Năm học 2006-2007, chương trình phân ban được đưa vào thực
hiện đại trà với nội dung phân ban như sau: học sinh học phân ban ngay
từ lớp 10 với 3 ban: KHTN học theo chương trình nâng cao của 4 môn
Toán, Lý, Hoá, Sinh và chương trình chuẩn của các môn còn lại; KHXH
học theo chương trình nâng cao của 4 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,
Ngoại ngữ và chương trình chuẩn của các môn còn lại; KH Cơ bản học
sinh sử dụng thời lượng dạy học tự chọn 4 tiết/ tuần để học theo chương
trình và sách giáo khoa nâng cao của một số môn có nội dung nâng cao
Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ và học chủ đề tự chọn
thuộc một số môn học. Các môn còn lại học SGK biên soạn theo chương
trình chuẩn.
3.Thực trạng lựa chọn ban học hiện nay
Khi chương trình phân ban được đưa vào thực hiện đại trà thì có một
thực tế đang diễn ra ở nhiều trường phổ thông trong toàn quốc đó là số
học sinh chọn ban KHXH rất ít thậm chí không có, còn số học sinh chọn
ban KH Cơ bản là khá cao. Có thể dẫn ra đây một vài số liệu thống kê
như sau:
Đơn vị %
KHTN KHXH KHCB KHTN KHXH KHCB
Cả nước 19,77 6,47 73,76
Cả nước
Hà Nội 29 10 51
Hà Nội 30 8 62
Tp HCM 21,9 4,51 75
Tp HCM 23,2 3 73,8
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 10 -
Hà Nam 24 11 65
Hà Nam 20 4 85,9
Cà Mau 9,5 4,51 85,99
Cà Mau 11 7,3 81,7
Trên đây là số liệu về sự lựa chọn ban học của học sinh THPT qua 2
năm thực hiện phân ban đại trà. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy
tỷ lệ lựa chọn giữa các ban rất chênh lệch nhau. Ban cơ bản được lựa
chọn nhiều hơn cả (chiếm tỷ lệ cao nhất) còn ban KHXH có ít sự lựa chọn
nhất. Điều đáng chú ý là tỷ lệ chênh lệch nhau giữa hai ban này rất lớn
73,76/6,7(năm 2006-2007). Trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh hầu
hết các trường THPT đều không có ban KHXH vì số học sinh lựa chọn
không đủ để thành lập một lớp. Đây là một bất cập mà hiện nay chúng ta
chưa giải quyết được.
Hiện nay đang có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phân ban
nhưng hầu hết đều chưa đánh giá cao chương trình phân ban hiện nay (từ
ban học chưa hợp lý, chưa phong phú đến chương trình học quá nặng,
phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, cơ sở vật chất không đáp ứng được
nhu cầu của học sinh và giáo viên….) Nhìn chung, đây là một vấn đề đang
được xã hội quan tâm và là một vấn đề còn gây nên nhiều tranh cãi.
Khái quát chung về tâm lý học sinh THPT
Yếu tố tâm lý lứa tuổi cũng có tác động rất lớn đến sự lựa chọn
ban học của học sinh THPT. Để thấy được sự tác động này trước hết ta đi
tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT.
Học sinh THPT là học sinh lứa tuổi từ 15-18. Đặc điểm nổi bật
nhất của thời kỳ này là các em đã đạt đến sự trưởng thành về mặt cơ thể,
có sức lực dồi dào và hệ thần kinh khoẻ mạnh. Chính sự phát triển khá
Bảng 2:Tỷ lệ tham gia ban học của học
sinh năm học 2007-2008(chưa thống kê đ
ược số liệu của cả nước)
Bảng 1: Tỷ lệ tham gia ban học của học
sinh năm học 2006-2007
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 11 -
hoàn thiện về mặt thể chất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý giai
đoạn này.
Đặc điểm về nhận thức và sự hình thành thế giới quan7
Nhận thức của các em đã khác về chất so với tuổi thiếu niên, ví dụ
như khi nhìn nhận một sự vật hiện tượng các em không chỉ dừng lại ở
đánh giá bề ngoài mà đã có những nhận xét về bản chất bên trong của sự
vật hiện tượng. Ở giai đoạn này cảm giác và tri giác đã đạt đến mức độ
tinh nhạy, tư duy logic, tư duy lý luận phát triển cao, các em đã biết xâu
chuỗi các sự kiện để đưa ra kết luận cuối cùng. Giai đoạn này là giai đoạn
quyết định sự hình thành thế giới quan, do sự phát triển tương đối cao về
mặt nhân cách những nguyên tắc chuẩn mực đã có từ trước được đưa vào
hệ thống toàn vẹn.
Sự hình thành thế giới quan trong giai đoạn này quy định tính tích
cực về nhận thức. Hoạt động chủ đạo của các em vẫn là hoạt động học
tập, sự phát triển về mặt nhận thức giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức tốt
hơn, các em chủ động hơn trong việc tìm tòi khám phá tri thức mới. Học
sinh THPT đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động: mắt
nhìn- tai nghe- tay viết- óc suy nghĩ; khả năng quan sát tốt theo một kế
hoạch chung. Ngoài ra, các em đã có những khám phá hiểu biết về thế
giới xung quanh và từ đó có thể xây dựng lên quan điểm của riêng mình,
các em muốn sống tích cực vì xã hội.
Về tính cách và đời sống tình cảm
Các em ở giai đoạn này luôn có xu hướng thoát khỏi những sự ràng
buộc, muốn hoà nhập vào cuộc sống tập thể, luôn muốn tìm hiểu khám
phá cái mới và muốn khẳng định “cái tôi” của bản thân, khẳng định vị trí
7 Thế giới quan của các em đã được hình thành từ rất sớm tuy nhiên đến giai đoạn này mới có
tính hệ thống, quy tắc và chuẩn mực.
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 12 -
xã hội của mình với các bạn cùng trang lứa. Đời sống tình cảm của các
em cũng phong phú hơn trước rất nhiều bao gồm cả tình bạn và tình
yêu……các quan hệ xã hội được mở rộng, kỹ năng giao tiếp xã hội của
các em ngày càng được hoàn thiện thông qua các mối quan hệ xã hội
ngày càng phức tạp. Các em có nhiều bạn hơn không chỉ bạn cùng học
trên lớp mà còn nhiều bạn khác lớp và chịu ảnh hưởng rất lớn từ bạn bè.
Hầu hết các em thích trò chuyện tâm sự với bạn bè hơn là đối với cha mẹ
và người thân trong gia đình.
Lứa tuổi này ngoài tình bạn đã xuất hiện tình yêu , đây hầu hết là
những rung động đầu đời trong sáng vô tư. Tình yêu ở lứa tuổi này là một
hiện tượng hoàn toàn khách quan và thể hiện sự hoàn thiện về mặt tâm
sinh lý của cá em. Tuy nhiên, các em còn nông nổi và thiếu hiểu biết chưa
xác định được đó đã là tình yêu đích thực chưa? Vì vậy cần có sự quan
tâm giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô…
3. Vấn đề định hướng nghề nghiệp
Các em học sinh lứa tuổi này rất quan tâm đến việc lựa chọn cho
mình một nghề nào đó phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
Việc chọn nghề đối với học sinh THPT có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp
và cấp bách
Như Mác đã nói “ Cân nhắc cẩn thận vấn đề này là trách nhiệm
đầu tiên của một thanh niên bước vào đời mà không muốn coi việc quan
trọng nhất của mình là ngẫu nhiên”. Học sinh THPT đã bắt đầu hiểu rõ
ràng rằng cuộc sống tương lai của bản thân phụ thuộc vào chỗ các em có
biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn không? “ dù chàng thanh
niên là người nhẹ dạ và vô tư thì thì việc lựa chọn nghề nghiệp vẫn là mối
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 13 -
quan tâm chính và thường xuyên của anh ta”8 Và để lựa chọn được một
nghề phù hợp cho bản thân thì trước hết các em phải lựa chọn được thế
mạnh của mình trong học tập, có thái độ học tập đúng đắn lĩnh hội được
tri thức nhân loại vì trong bất kỳ lĩnh vực nào tri thức hiểu biết và kỹ năng
cũng là những tiêu chí hàng đầu. Nhưng thực tế học sinh THPT hiện nay
vẫn còn rất thiếu hiểu biết về các nghề nghiệp trong tương lai, thiếu hiểu
biết về những thuộc tính của nghề và những yêu cầu mà nghề đưa ra để có
những lựa chọn hợp lý về môn học cách học trong quá trình học tập nên
dễ mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn môn học có thể phát huy
tối đa khả năng của bản thân. Vì vậy, chúng ta phải có sự định hướng cho
học sinh trong việc lựa chọn môn học ban học ngay từ đầu khi các em
mới bước vào lớp 10.
Như vậy, ta thấy rằng lứa tuổi THPT là lứa tuổi tâm sinh lý phát
triển rất phức tạp nên chúng ta cần tôn trọng và vận dụng hợp lý những
quy tắc quy luật phát triển
tâm lý của trẻ để có những định hướng phương pháp giáo dục phù hợp.
Cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường-xã hội để
giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, có những
định hướng đúng đắn cho tương lai.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên chúng tôi đã tiến hành
khảo sát thực tế ở khối lớp 10 và 11 Trường THPT Nhân Chính- Hà
Nội để bước đầu đưa ra những yếu tố tác động đến sự lựa chọn ban
học của học sinh.
8
Tâm lý học sư phạm và lứa tuổi-Petrovoski-Nxb GD năm 1982. Trang 42
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 14 -
Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Nhân Chính là một ngôi trường trẻ mới thành lập
cách đây 5 năm. Được thành lập khá muộn nên Trường THPT Nhân
Chính có những lợi thế về cơ sở vật chất, hệ thống cơ sở vật chất của nhà
truờng khá rộng và hiện đại. Trong những năm học gần đây số lượng học
sinh của nhà trường ngày càng tăng lên và điểm tuyển sinh đầu vào lớp
10 khá cao. Trong năm học 2006-2007, tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi chiếm
59,4% trường nằm trong tốp 20 trường có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất thành
phố. Đây là sự nỗ lực cố gắng hết mình của cả thầy và trò nhà trường.
Khi Bộ GD-ĐT tiến hành chủ trương phân ban đại trà thì nhà
trường đã có những biện pháp cụ thể và tích cực để hướng dẫn cho học
sinh và phụ huynh trong việc lựa chọn ban học phù hợp với khả năng và
điều kiện của các em đồng thời tổ chức những buổi tập huấn chuyên môn
nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên để có thể đáp ứng được yêu cầu mới
của chuơng trình phân ban.
Kết quả nghiên cứu
- Số phiếu phát ra: 180
- Số phiếu thu về : 171
Sau khi phân tích, tổng hợp số phiếu khảo sát thực tế chúng tôi đưa ra
những yếu tố tác động đến sự lựa chọn ban học của học sinh THPT như
sau:
Về tỷ lệ học sinh tham gia các ban học
Trong số 171 em được điều tra thì có 101 em học ban KHCB chiếm
59,06%; 64 em học ban KHTN chiếm 37,42%; 6 em học ban KHXH
chiếm 3,52%. Như vậy cũng giống như tình hình chung của các trường
THPT trên cả nước số học sinh theo học ban CB tại trường Nhân Chính
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 15 -
chiếm tỷ lệ cao nhất và số học sinh theo học ban KHXH chiếm tỷ lệ thấp
nhất. Tại sao lại có sự lựa chọn chênh lệch như vậy? Chúng tôi có thể
đưa ra những lý do sau:
So với hai ban KHTN và KHXH, học sinh ban CB sẽ được học
chương trình chuẩn nhẹ nhàng hơn. Thêm vào đó ban CB vẫn có các môn
học tự chọn dành cho học sinh học nâng cao trong suốt 3 năm học ở bậc
THPT. Khi phỏng vấn cô giáo Hiệu phó nhà trường chúng tôi được biết
rằng : trong đơn nhập học của học sinh hầu hết các em hầu hết các em lựa
chọn ban CB vì có thể học được các môn tự chọn theo khối thi ĐH.
Chẳng hạn, học sinh có thể học 3 môn tự chọn là Toán-Lý-Hoá nều thi
khối A, học 3 môn Văn-Toán-Ngoại ngữ nếu thi khối D… Học sinh học
ban CB sau đó nâng cao ở các môn học tự chọn để thi vào ĐH-CĐ thuận
lợi hơn. Rõ ràng động cơ chọn ban CB của học sinh là để thi ĐH.
Hơn nữa nhiều học sinh ngại học ban A vì phải học nâng cao 4
môn trong khi thi ĐH chỉ có 3 môn từ đó học sinh e ngại ban A qúa nặng
học sẽ vất vả và nhiều áp lực. Những học sinh thật sự có khả năng và yêu
thích những môn học này thì mới ưu tiên lựa chọn nó. Còn ban C có rất ít
lựa chọn vì đường vào ĐH quá hẹp, phải học thuộc nhiều vất vả (mà hầu
hết học sinh đều ngại việc học thuộc) việc chọn ngành nghề hạn chế lại
không được xã hội ưa chuộng. Chỉ những học sinh thật sự đam mê những
môn học thuộc lĩnh vực KHXH mới theo học. Như thực trạng các trường
THPT hiện nay thì các em muốn học ban KHXH cũng rất khó khăn vì số
lượng lựa chọn quá ít không đủ điều kiện để nhà trường thành lập lớp.
Vì vậy tỷ lệ lựa chọn thấp nhất cũng là điều có thể lý giải được.
Những vấn đề liên quan khác
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 16 -
Ở phần này chúng tôi đưa ra các câu hỏi như sau:
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 17 -
Đơn vị %
Tiêu chí có không
1. Bạn có thích ban mình đang học không? 25.73 74.27
2. Nếu được lựa chọn bạn có chọn lại ban học không? Nếu chọn
lại thì bạn sẽ chọn ban nào?
87.71 12.29
3. Sau khi tốt nghiệp THPT bạn có thi ĐH- CĐ không? 91.2 8.8
4. Nếu thi ĐH bạn có thi đúng ban mình đang học không? 72.06 27,94
5. Khi học THCS bạn có được nhà trường hướng dẫn chọn ban
không?
75,1 24,9
6. Chương trình Giáo dục hướng nghiệp có giúp bạn trong việc
lựa chọn ban học không?
69,94 30,06
7 .Chương trình phân ban có nặng không? 35,03 64,97
8. SGK phân ban có hay, phù hợp không? 60,3 39,7
9. Theo bạn có nên phân ban ngay từ đầu không? 59.73 40,27
2.2.1 Nhóm câu hỏi 1,2 cho ta thấy một sự mâu thuẫn, không phải
tất cả các em đều thích ban mình học(27,53%) nhưng khi cho lựa chọn lại
thì chỉ có 12,29% đồng ý còn 87,71% vẫn chọn ban mình đang học.
Chứng tỏ rằng khi đã chọn ban các em đều không muốn thay đổi ban học
của mình.
Đối với câu hỏi phụ của câu hỏi số 2 : chọn ban khác là ban nào?
Chúng tôi đã nhận được những ý kiến phản hồi rất đa dạng, có em thích
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 18 -
chuyển từ Ban D sang Ban A, có em thích ngược lại, đáng chú ý là có
nhiều em muốn học những môn như: Toán-Tin-Anh, Văn-Anh-Sử,….
những môn học này không biết nên xếp vào ban nào. Điều này cho thấy
phân ban của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh.
Tại Pháp có tới 16 ban cho học sinh lựa chọn. Một câu hỏi đặt ra là thực
hiện 3 ban như chúng ta hiện nay có quá gò bó và hạn chế lựa chọn của
học sinh không?
Nhóm câu hỏi 3,4 cho thấy mục tiêu trước mắt của các em
đều là cổng trường ĐẠI HỌC có 91,2% số em được hỏi cho biết sẽ thi
Đại học sau khi tốt nghiệp THPT. Mặc dù ai cũng biết xã hội ngày nay
đang thừa thầy thiếu thợ nhưng bậc phụ huynh nào cũng muốn con em
mình có một nghề nghiệp nhàn nhã, hơn nữa do tâm lý trọng danh của
người Việt, việc con cái đỗ Đại học là một niềm vinh dự tự hào lớn đối
với cả gia đình và dòng họ. Ngoài ra, trong suy nghĩ của một học sinh cấp
III thì hình ảnh một sinh viên rất đẹp và các em đều muốn hướng tới.
Khi phỏng vấn sâu một học sinh lớp 10 em cho biết “ học ban nào
cũng được miễn là đỗ được Đại học” như vậy có một số lượng không
nhỏ sinh gắn chặt ban ban học của mình với mục tiêu Đại học. Đây là một
điều dễ hiểu vì sự lựa chọn này sẽ làm cho khả năng thành công của các
em khi thi ĐH cao hơn nhiều.
2.2.3 Nhóm câu hỏi 5,6 cho thấy hầu hết các em học sinh đã
được hướng dẫn chọn ban từ bậc THCS. Đây là một điều đáng mừng mà
các nhà trường THCS đã làm được và cần phải phát huy tốt hơn nữa trong
thời gian tiếp theo.
2.2.4 Nhóm câu hỏi 7,8,9: ở các đối tượng điều tra hầu hết các em
đều có những đánh giá khá tốt về chương trình phân ban. Điều này chứng
tỏ Trường THPT Nhân Chính đã làm khá tốt trong việc phân loại học
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 19 -
sinh, tổ chức dạy học phân ban dựa trên nguyện vọng của học sinh và đặc
trưng của nhà trường mang lại hiệu quả khá tốt. Như vậy, nhìn một cách
khách quan nếu nhà trường đưa ra được những biện pháp tổ chức dạy học
phân ban hợp lý thì hiệu quả mang lại sẽ khả quan.
Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ban học của học sinh THPT
Đây là vấn đề quan trọng nhất . Chúng ta có thể thấy được qua
bảng số liệu và biểu đồ sau:
Các yếu tố
tác động
Gia
đình
Sở
thích
GD
hướng
nghiệp
Bạn bè
rủ rê
Năng
lực
bản
thân
Phương
tiện TT
đại
chúng
Lý do
khác
Tỷ lệ
(%)
11,11 24,56 4,09 10,52 39,18 1,75 20,16
Bảng3: Một số yếu tố tác động đến việc lựa chọn ban học của học sinh THPT
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Gia đình Sở thích GD
hướng
nghiệp
Bạn bè rủ
rê
Năng lực
bản thân
Phương
tiện TT
đại chúng
Lý do
khác
Dựa vào các tiêu chí ở bảng trên chúng tôi chúng tôi chia yếu tố tác
động tác động đến việc chọn ban của học sinh THPT làm hai nhóm chính
đó là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
ban học của học sinh THPT.
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 20 -
2.3.1 Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan chính là sự tự xác định và phân loại của học sinh
về việc lựa chọn ban học của học sinh dựa trên một phức hợp các yếu tố
như tình cảm (có hứng thú với môn học hay không), động cơ ( có thi đại
học theo đúng ban mình chọn học hay không?), năng lực( có học tốt tất cả
các môn đó hay không?) Ở Trường THPT Nhân Chính- Hà Nội có
39,18% số học sinh được hỏi chọn ban học dựa vào năng lực bản thân.
Đây là yếu tố /chiếm tỷ lệ cao nhất trong số 7 yếu tố mà chúng tôi đưa ra.
Như vậy chứng tỏ học sinh Trường Nhân Chính đã chọn ban dựa vào
năng lực của bản thân. (Nhìn vào biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận ra điều
này).
Yếu tố sở thích chiếm tỷ lệ khá cao 24,56%. Lựa chọn ban học dựa
vào sở thích của bản thân là một điều dễ hiểu và nên khuyến khích vì khi
thích thú với ban học của mình các em mới say mê học tập và học có hiệu
quả được. Tuy nhiên phải có sự định hướng của thầy cô, gia đình tức là sở
thích cảu các em nên đặt trong mối tương quan với những điều kiện thực
tế của bản thân. Ví dụ có những học sinh thích học các môn thuộc lĩnh
vực KHTN nhưng khả năng của các em trong lĩnh vực này kém thì nên có
sự cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn ban
2.3.2 Yếu tố khách quan là các yếu tố như gia đình, bạn bè., giáo
dục hướng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng…
- Về yếu tố gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em…). Các quyết
định liên quan đến hướng nghiệp (chọn ngành đào tạo, nghề nghiệp và
việc làm) của thế hệ con cháu thường được thực hiện ở những giai đoạn
khi họ còn khá trẻ chưa tích luỹ được nhiều và chưa khẳng định được
mình, do đó họ có khuynh hướng lệ thuộc nhất định vào gia đình ( những
người lớn) bởi trong suy nghĩ của thế hệ con cháu: Người lớn (ông bà,
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 21 -
cha mẹ đã có một vị trí nhất định trong xã hội, đặc biệt là họ có nhiều
kinh nghiệm sống hơn. Ngoài ra, giữa các thành viên trong gia đình còn
có các quan hệ tâm lí, tình cảm tạo điều kiện cho việc trao đổi giữa các
thế hệ về vấn đề hướng nghiệp.Các yếu tố này đứng sau uy tín và tạo sức
nặng cho việc người lớn đưa ra các lời khuyên nhủ về hướng nghiệp tới
các thành viên trẻ hơn trong gia đình của họ.
Như vậy, truyền thống, văn hoá, các quy ước ngầm ở Việt Nam về
trách nhiệm của thế hệ cha ông trong quan tâm, chăm sóc thế hệ con cháu
mở đường cho việc người lớn khi có điều kiện đều có thể tác động, can
thiệp sâu, nông, ít, nhiều vào các quyết định, dự định về nghề nghiệp, học
hành, việc làm của con cháu. Đến lựơt mình cung cách và nội dung tác
động này có thể ít nhiều chịu sự chi phối của các giá trị xã hội rộng lớn
hơn như tính thực tiễn, tính thức thời…Chẳng hạn trong bối cảnh xã hội
đang cần những nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học Công nghệ
thông tin, Công nghệ sinh học, Tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán…
Những ngành này đem lại nguồn thu nhập cao, một cuộc sống khá giả và
ổn định, còn những ngành thuộc lĩnh vực KHXH nhu cầu hiện nay ít hơn
so với những ngành kể trên và thu nhập có phần thấp hơn so với các
ngành trên mà cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sau này sẽ có một
cuộc sống ổn định, sung túc. Do vậy, khi các con chọn trường thi, chọn
ban học đã có những định hướng cho con theo nhu cầu của xã hội .
- Yếu tố thứ ba tác động đến việc chọn ban của học sinh trung
học phổ thông nữa là do bạn bè rủ rê (Tại Trường THPT Nhân Chính yếu
tố này chiếm 10,52% đây là một tỷ lệ không nhỏ). Tình bạn thuở Trung
học phổ thông rất được các em coi trọng, các em rất tin tưởng vào bạn bè.
Các em thích tâm sự với bạn hơn là tâm sự với những người thân trong
gia đình, thường hành động theo những sở thích giống nhau và cho đó là
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 22 -
một cách thể hiện tình bạn thân thiết. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên
khi những nhóm học sinh chơi thân với nhau sẽ đăng ký học cùng một
ban, một lớp để được gần gũi và giúp đỡ nhau.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn ban
học của học sinh. Trên đây, chúng tôi mới đưa ra một số yếu tố tiêu biểu
và phân tích sự tác động của nó đến sự lựa chọn ban học của học sinh.
Các yếu tố này không tồn tại rời rạc mà có sự tác động qua lại lẫn nhau,
một học sinh có thể lựa chọn ban học của mình dựa trên năng lực và sở
thích của bản thân, định hướng của gia đình …
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 23 -
KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
1Kết luận
Việc triển khai chương trình phân ban là cần thiết trong bối cảnh
hiện nay khi mà nền giáo dục nước nhà cần phải nhanh chóng hội nhập
cùng Thế giới. Nó cũng đã bước đầu đáp ứng được nguyện vọng và phát
huy được năng lực học tập, xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập như:
Nội dung chương trình SGK lớp 10 phân ban thực sự còn quá tải,
nặng nề khiến người dạy không đủ thời gian đầu tư nghiên cứu ( có
nhiều kiến thức mới được cập nhật) còn người học không kịp tiếp thu đủ
lượng kiến thức trên lớp và cả thời gian làm việc ở nhà cho một môn học.
Mặt khác, kiến thức trong sách của chương trình chuẩn và chương trình
nâng cao còn chưa thống nhất.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa đáp
ứng được với yêu cầu của chương trình học.
Việc phân làm 3 ban như hiện nay vẫn chưa thật hợp lý và linh
hoạt, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của học sinh. Ví dụ có những
học sinh thích học ban KHXH nhưng vì số lượng học sinh đăng ký quá ít
nhà trường không thể thành lập một lớp riêng nên đã ghép các em vào lớp
học khác. Thực tế tại trường Nhân Chính một số em thích học Toán- Tin-
Anh không biết học ban nào cho phù hợp…
2Kiến nghị, Giải pháp
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu về các yếu tố tâm lý tác động đến sự
lựa chọn ban học của học sinh THPT thông qua khảo sát thực tế tại
Trường THPT Nhân Chính, nhóm tác giả đưa ra những kiến nghị giải
pháp sau:
T×m hiÓu mét sè yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn sù lùa chän ban häc cña häc sinh THPT
- 24 -
2.1 Về phía bản thân học sinh
Chính các em là người quyết định trực tiếp nhất đến việc lựa chọn
ban học và cũng là lựa chọn ngành nghề tương lai của mình nên ngay từ
bậc THCS đặc biệt là ở các lớp cuối cấp, các em phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn bạn học của học sinh trung học phổ thông.pdf