Chế Lan Viên đã đi qua và trải nghiệm những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc trong thế kỉ XX. Ông có nhiều bài thơ viết về chiến tranh với âm hưởng đau thương và hào hùng. Đó cũng là những đặc điểm cơ bản của thơ Chế Lan Viên khi viết về đất nước. Nhưng khi đứng giữa cuộc chiến tranh để nói về nó, giữa đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui, giữa đau thương và hào hùng, ông nói nhiều hơn về cái hào hùng. Do yêu cầu của thơ cách mạng, thơ chiến đấu, giấu chặt đau thương trong sâu thẳm lòng mình.
Khi năm tháng đã qua đi, chiến tranh lùi dần vào dĩ vãng, hồi tưởng lại quá khữ, trong thơ mình Chế Lan Viên lại nói nhiều hơn đến cái đau thương, cái xót xa - những điều trước đây ông ít khi bộc bạch. Nhưng cũng chính ở đây, con người thơ Chế Lan Viên mới hiện lên chân thực và nhân bản hơn bao giờ hết.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về cái nhìn đất nước của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chúng ta :
Cho tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng
và hạ trực thăng rơi”.
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng).
Cảm hứng anh hùng, cảm hứng dân tộc đã nâng thơ Chế Lan Viên lên một tầm vóc mới. thơ ông đã cất lên những bản anh hùng ca bất hủ về những năm tháng hào hùng của một dân tộc anh hùng.
Viết về đất nước, Chế Lan Viên không bao giờ nguôi quên những nỗi đau. Ngay cả ở đây, những âm hưởng bi hùng trong thơ ông vẫn không mất đi. Nỗi đau Tổ quốc bị chia cắt lúc nào cũng canh cánh trong lòng, làm ông nhức nhối, đau thương :
“Cho tôi nghe tiếng kêu gào thấu ruột.
Tiếng đau thương người dở mái kêu trời.
Tiếng đồng chí gọi nhân dân. Tiéng thét
Tiếng trẻ cào chảy máu cả vành nôi”.
Nỗi đau thương trong lòng ông đã làm bùng lên một niềm khát khao cháy bỏng :
“Ôi ! Tôi yêu đất Bắc bởi miền Nam
Bởi cháy ruột trông một ngày thống nhất
Thấy quân thù đền tội trước nhân dân”
Bài hát đau thương trong thơ Chế Lan Viên cũng là những khúc ai ca bi tráng. Đó là những vần thơ hào hùng, mãnh liệt, sôi nổi. Nhưng càng về sau, cái nhìn của ông đối với đất nước càng hướng về chiều sâu, hướng về truyền thống lịch sử để lí giải và nhận chân những xu hướng vận động tất yếu của dân tộc. Chất suy tưởng ngày càng bộc lộ rõ nét trong những vần thơ Chế Lan Viên khi ông ngày càng đi sâu vào tâm hồn mình và hồn dân tộc. Mạch vận động ấy sẽ còn tiếp diễn đến “Di cảo thơ”, ở đó Chế Lan Viên sẽ nhìn dân tộc, nhìn đất nước ở nhiều điểm nhìn hơn, nhiều bình diện hơn, sâu sắc hơn và thâm trầm hơn.
II. HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG “DI CẢO THƠ” CỦA CHẾ LAN VIÊN:
1. Đôi nét về “Di cảo thơ”:
Được xuất bản sau khi nhà thơ qua đời, nhưng “Di cảo thơ” lại chiếm hơn một nửa số bài thơ của Chế Lan Viên. Trong số 558 bài thơ thuộc ba tập “Di cảo thơ” thì lại có tới 309 bài được tác giả sáng tác vào hai năm 1987 - 1988 - những ngày tháng cuối cùng của ông. Đó là một cuộc chạy đua nước rút của Chế Lan Viên với thời gian. Ý thức rõ ràng về “thời gian nước xiết”, luôn bị ám ảnh khi thấy quỹ thời gian sống của mình đang vơi đi một cách đáng sợ, Chế Lan Viên đã dốc hết sức lực và trí tuệ của mình ra để viết. Cường độ lao động sáng tạo đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc đời ông.
Về mặt khác, với tư cách là một người sắp từ giã cõi đời này mãi mãi, Chế Lan Viên không còn phải giấu giếm một điều gì. Dường như ông rất sợ mình phải ra đi mà mọi người còn chưa hiểu nổi mình. Những điều ông vẫn giữ kín trong sâu thẳm cõi tâm linh mình, đến giờ chót ông không còn phải giấu nữa. Và khi mà ông “công khai hoá” các tư tưởng nghệ thuật của mình ở giai đoạn cuối đời, ông đã tự đặt mình lên một tầm vóc nghệ thuật mới. Độc giả một lần nữa lại bàng hoàng, như hơn năm mươi năm trước họ đã từng bàng hoàng trước “Điêu tàn”, khi mà Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ “như một niềm kinh dị”.
Nhà phê bình Hoài Thanh đã đúng với những lời tiên đoán rằng cái tháp chàm Chế Lan Viên đứng sừng sững giữa đồng bằng thơ, “Chắc chắn và lẻ loi, bí mật” (5). Năm mươi năm sau nó vẫn còn lẻ loi và bí mật. Đi từ tháp Chàm đến tháp Bay-on là một chặng đường dài, nhưng suốt chặng đường ấy Chế Lan Viên vẫn chỉphơi bày một bộ mặt trong số bốn bộ mặt Bay-on của mình mà thôi. Vì thế mà khi đã thành người thiên cổ rồi, ông vẫn còn làm cho người ta phải bàng hoàng kinh ngạc về những tâm sự còn giấu kín của mình.
2. Nhận thức hoàn toàn mới mẻ về đất nước :
“Anh là tháp Bay-on bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn tròn cưới khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình”
Đó là bài thơ Chế Lan Viên viết vào mùa bệnh 1988, trong những phút giây còn tỉnh táo sau cùng của cuộc đời một nhà thơ. Một ván bài đã được lật ngửa. Người ta hiểu rằng Chế Lan Viên đã viết để phơi bày ba mặt còn lại trong cõi ẩn hình của lòng mình. Có người cho rằng Chế Lan Viên đã là một người cơ hội khi giấu đi ba mặt tháp Bay-on - nghĩa là thơ ông không thật. Nhưng không nên nhìn một chiều như thế. Cái chung, cái ta suốt ba chục năm cách mạng có phần lấn át cái riêng, cái tôi. Đó là cuộc sống. Chế Lan Viên cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác phải đáp ứng đòi hỏi của thời đại theo cái lí của lịch sử. Mọi người trong đó có Chế Lan Viên đã tự nguyện hiến thân cho sự tồn vong của đất nước này. Thơ ông cũng vậy.
“Giữa hai con người, con người cá nhân và con người xã hội, ông chọn con người xã hội với trách nhiệm công dân cao cả; giữa hai mặt siêu hình và hiện thực, ông chọn mặt thứ hai ; giữa thơ hướng ngoại và thơ hướng nội, ông chọn mặt thứ nhất ; giữa đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui ; giữa bè cao và bè trầm, ông chọn bè cao để hát bài ca cách mạng” (8). Chế Lan Viên đã không chỉ giấu mình với mọi người, mà còn giấu mình với chính bản thân mình. Ông đã ghìm nén con người cá nhân của mình lại, hướng ra cuộc đời rộng lớn, cất lên những tiếng hát hào hùng, hoà mình vào khí thế xung phong của dân tộc.
Nhưng đó là một chuyện của một thời khác.
Chế Lan Viên viết đa số những bài thơ trong “Di cảo thơ” vào những ngày cuối đời. Tất nhiên chẳng ai nghĩ rằng thơ làm lúc cao tuổi nhất thiết phải hay hơn thời trai trẻ, bởi thời gian và nghệ thuật có mối quan hệ không hề đơn giản. Nhưng “Di cảo thơ” là một trường hợp đặc biệt. Nó được mọi người chờ đón bởi nó được viết trong thời điểm đáng đọc nhất của đời thơ Chế Lan Viên. Đứng trước hoàn cảnh thế giới đang xao động, xã hội có nhiều đổi thay, người ta muốn biết người nghệ sĩ từng trải này đã nghĩ gì. Và Chế Lan Viên đã không để mọi người phải thất vọng. Ông đã đưa vào thơ cái nhìn hoàn toàn mới mẻ của mình.
“Khi tôi cưỡi trên mây
Thì máu người rên trên đất
Mẹ hỏi tôi :
Con leo cao mà làm chi
Mẹ ở dưới này cơ cực
Về đi”.
Nhà thơ Vũ quần Phương có lí khi cho rằng những vần thơ ấy Chế Lan Viên không chỉ nói về thời lãng mạn, mà còn có cả thời cách mạng nữa. “Thơ cách mạng thì cũng vẫn là thơ, cao vời sang trọng quá, mơ mộng quá…” (8).
Thời cách mạng, thơ Chế Lan Viên là những lời ca. Giờ đây, ông hầu như chỉ nói - cái cách nói như đang chuyện trò, lập luận, bình dị, bình dân. Mà ông cũng nói ít hơn, ông để cho cuộc sống nói, để cho thơ nói, “xưa tôi làm thơ, giờ thử để thơ làm”. Vì thế mà hình ảnh ngôn ngữ trong “Di cảo thơ” như còn mang theo cả bụi bặm phố phường, tươi rói màu sắc thật của đời, phập phồng hơi thờ cuộc sống. Đất nước đi vào đây trong một cái nhìn nhiều chiều hơn, qua lăng kính nhiều màu sắc hơn, chân thực và nghiêm khắc hơn.
Cho đến những phút giây cuối cùng của đời mình. Chế Lan Viên đã sống không hề thanh thản. Thơ ông càng về cuối đời càng trĩu nặng những suy tư về cuộc đời. Giờ đây ông muốn “ngụp lặn” vào đáy sâu “bể loài người”, hoà nhập hết mình vào cuộc đời trần thế đầy trăn trở. Khi đất nước bước ra khỏi chiến tranh cũng là lúc cả dân tộc bước vào một giai đoạn mới đầy biến động, nhiều quan điểm, cách nhìn thay đổi ghe gớm, nhiều giá trị đảo lộn, phức tạp, hiển nhiên là những suy nghĩ, cảm xúc con người cũng không thể giản đơn. Đối với Chế Lan Viên - một nhà thơ đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc, bây giờ đối mặt với hiện thực cuộc sống đổi thay như thế, suy nghĩ, cảm xúc lại càng không thể giản đơn.
Nếu như trước kia Chế Lan Viên nói về đất nước bằng những tráng ca, những khúc bi hùng, những khẩu lệnh, những tiếng thét phẫn nộ của một cộng đồng, một dân tộc, giờ đây, ông dùng một giọng thơ không kém mạnh mẽ nhưng sâu lắng hơn, trầm tĩnh hơn, ngày càng nghiêng nhiều về suy tưởng. Đó là con đường mà Chế Lan Viên đã đi ngày càng sâu hơn, đối diện với tâm hồn mình, đối diện với ba mặt tháp Bay-on còn lại của mình, tự chất vấn mình và tự trả lời những chất vấn đó. Từ đây, Chế Lan Viên hiện lên trong thơ mình chân thực hơn bao giờ hết. Và đất nước hiện lên trong thơ Chế Lan Viên cũng chân thực hơn bao giờ hết.
Chưa bao giờ thơ Chế Lan Viên giàu có, cao rộng minh triết thấm đẫm tình người, tình đời như ở “Di cảo thơ”. Càng đến gần cái chết, thơ ông viết càng hay, càng bớt đi chất chính luận, càng thêm cảm xúc và sâu lắng. Đất nước đi vào đó chưa trang sức gì, vẫn còn mang trên mình bụi bặm của cuộc sống, tươi rói màu sắc của đời thường, không có gì phải che giấu cả.
3. Đất nước trong những kí ức về chiến tranh :
Chế Lan Viên đã đi qua và trải nghiệm những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc trong thế kỉ XX. Ông có nhiều bài thơ viết về chiến tranh với âm hưởng đau thương và hào hùng. Đó cũng là những đặc điểm cơ bản của thơ Chế Lan Viên khi viết về đất nước. Nhưng khi đứng giữa cuộc chiến tranh để nói về nó, giữa đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui, giữa đau thương và hào hùng, ông nói nhiều hơn về cái hào hùng. Do yêu cầu của thơ cách mạng, thơ chiến đấu, giấu chặt đau thương trong sâu thẳm lòng mình.
Khi năm tháng đã qua đi, chiến tranh lùi dần vào dĩ vãng, hồi tưởng lại quá khữ, trong thơ mình Chế Lan Viên lại nói nhiều hơn đến cái đau thương, cái xót xa - những điều trước đây ông ít khi bộc bạch. Nhưng cũng chính ở đây, con người thơ Chế Lan Viên mới hiện lên chân thực và nhân bản hơn bao giờ hết.
Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, trẻ em luôn là những nhân vật phải chịu thiệt thòi. Dẫu sao thì chiến tranh không phải là chỗ của trẻ em, nhưng chúng đã bị người ta đặt vào đó. Chế Lan Viên đã viết về chúng với niềm xót thương vô hạn. Ông định nghĩa về “trẻ con Việt Nam”
“Những em bé tiểu sử đầy bom bi và dặm đường sơ tán
Ngủ trên các giường xa lạ mênh mông quá sớm…”
Đó chỉ là những ý tưởng thoáng qua mà Chế Lan Viên ghi vội lại trong tập nháp của mình, chưa kịp hoàn thiện. Nhưng chỉ những ý nghĩa nhỏ ấy của Chế Lan Viên cũng đã đủ cho ta cảm động, khi ta cùng nghĩ với nhà thơ rằng tiểu sử của những em bé Việt Nam đã có một thời được ghi lại bằng những chặng đường lánh nạn và những mảnh bom bi.
“Làm mẹ ở Việt Nam nào có dễ nào
Làm trẻ con khó hơn làm mẹ”.
Những lời thơ hóm hỉnh ấy lại hàm chứa một nỗi đau thương :
“Các nàng tiên đã cháy thiêu rồi, chả ai chơi với trẻ
Sách ước ra tro rồi. Bụt có hiện lên đâu !”
Những đứa trẻ từ sớm đã phải dạn dày với gian khổ, chiến tranh, chúng thậm chí còn không có quyền tin vào cổ tích. Những điều mà chúng bắt buộc phải biết là quy luật hà khắc của chiến tranh, mà chúng phải tuân theo nếu muốn tồn tại :
“Phải chơi quanh hầm, phải đội mũ rơm, phải đeo túi thuốc,
Phải ngủ nhà lạ không quen, phải học thầy giáo khác.
Không được nhớ mẹ, không chơi xa, không được thả diều…”
Tuổi thơ của trẻ em đã bị huỷ hoại trong bộ luật chiến tranh “dễ đến trăm điều” ấy, và cái nhìn thơ ngây của chúng từ sớm cũng đã bị nhuộm lửa đạn bom.
Xót xa cho lũ trẻ, Chế Lan Viên có lúc đã phẫn nộ :
“Trời và bể, anh và em, cây và người cùng đối xứng
Nhưng B52 và sinh mệnh trẻ em cùng đối xứng là sao ?”
(Đối xứng)
Và thương chúng, ông nhắc đến những ước mơ giản dị, có lẽ là không mấy xa xôi :
“Con chỉ thích một điều”
Đánh cho xong giặc Mỹ
Lợp ngói mái tranh nghèo
Học sinh đi thả diều
Thầy giáo cho lớp nghỉ”
(Trường sơ tán)
Chế Lan Viên đã viết về trẻ em bằng cái nhìn của một người nhân hậu và yêu trẻ. Đó cũng là một góc nhìn của ông về đất nước - đất nước rên xiết trong đau thương.
Nhưng sẽ còn đau thương hơn khi Chế Lan Viên viết về những quy luật khắc nghiệt hơn của chiến tranh : cái chết. Điều đó có một thời chúng ta đã phải giấu kín đi, bởi vì đau thương sẽ làm chìm bước ta trên trận tuyến diệt thù. Nhưng sang thời bình, chúng ta phải quay lại, phải nhìn lại vào đó, bởi đơn giản lịch sử là điều mà chúng ta không thể lãng quên, và những nỗi đau thương thì thơ lại càng không thể lãng quên.
“Bom nổ xong, thịt người tan xác tung lên trời rồi nước khoả
Thơ là tìm ra kỳ tích dưới mặt nước ngỡ như vô tình
và quên lãng ấy…”
(Nơi mìn nổ)
Với tư cách là một nhà thơ, Chế Lan Viên cũng quyết làm nên một kì tích. Ông đi vào tận sâu thẳm lòng mình để tìm lại những nỗi đau mà trước đây ông đã chôn vùi. Ông phanh phui những vết thương mà tưởng như thời gian đã hàn gắn trong lòng mình để sống lại một lịch sử anh hùng nhưng xót xa của dân tộc.
Chế Lan Viên viết nhiều về những người chiến sĩ đã hi sinh, đặc biệt là những người liệt sĩ vô danh. Một buổi chiều ở châu Âu thanh bình, hạnh phúc, Chế Lan Viên ngắm cỏ hoa và tưởng tượng chúng sẽ đi vào thơ, vào hoạ :
“ Khóm cây này hoạ sĩ vẽ nên tranh
Màu cỏ ấy thơ không bỏ xót”.
Rồi bỗng nhiên ông nghĩ về đất nước mình :
“Bỗng dưng tôi nghĩ đến những nắm xương Trường Sơn
Không người lượm nhặt
Những anh hùng đến chết vẫn vô danh”
(Chiều châu Âu)
Đó là những vần thơ thực sự làm ta xúc động, bởi vì Chế Lan Viên đã đối mặt với lương tâm mình, không những thế ông đã chất vấn lương tâm của cả một dân tộc, một thời đại. Có những điều nhỏ nhặt chúng ta không quên, nhưng có tên những anh hùng mà chúng ta đã và sẽ không bao giờ biết được. Cuộc chiến đã qua rồi, phần còn lại của họ vẫn nằm nơi chiến trường, “không người lượm nhặt”. Đó là một thực tế đau thương mà chúng ta không thể quay lưng, là lịch sử xót xa mà chúng ta cần phải đối mặt. Có những người không biết tên, nhưng chúng ta cần phải nhớ :
“Hàng nghìn mộ cát vô danh, vô danh, vô danh
Một tấm sắt sơn đỏ, thời gian xoá nhoà tên tuổi
Cả một đời không có một phút giây hạnh phúc
Cái hạnh phúc lớn lao là cuộc đấu tranh
Giờ lại vô danh trong nấm mồ bằng cát.
Hoa dại mọc lên mồ, mầu tím vô danh”
(Mộ cát vô danh)
Không phải ngẫu nhiên Chế Lan Viên dùng đi dùng lại hai tiếng “vô danh”. Những người liệt sĩ không tên, nhưng hai tiếng ấy đã khắc tên họ vào lịch sử. Cuộc đời họ chưa từng có một phút giây hạnh phúc, họ đã hi sinh nó cho cuộc chiến rồi. Họ đã chết cho cuộc sống của chúng ta, hi sinh ngay đến cả cái tên của mình. Chúng ta không có quyền lãng quên những con người ấy. Và chúng ta cũng không có quyền lãng quên những người lính đã hi sinh, mà nấm mộ cũng không còn nữa :
“Cá mập ở đây mập bởi xác tù…
Chim ở đây từng rỉa lên xác chết…”
(Côn đảo)
Đó là những người tù Côn đảo mà kẻ thù đã ném xuống bể một cách nhẫn tâm. Họ không để lại gì ở nơi trần thế nữa. Đó cũng lại là một nỗi đau đớn vô hạn mà chúng ta phải đối mặt và phải nhớ. Có thể khi biết rằng cuộc sống tự do ngày hôm nay phải trả giá như thế nào, ta sẽ sống tốt hơn.
Nhưng trong Chế Lan Viên vốn có nhiều mâu thuẫn. Ông đòi hỏi ta không được quên nỗi đau thương, nhưng có lúc ông lại khuyên ta đứng buồn, mà hãy tự hào về chính những nỗi đau thương mà chúng ta đã từng vượt qua :
“Buổi ấy khi hy sinh chỉ có nụ cười, không có lời rên rỉ
Nguyễn Văn Trỗi thế mà Bế Văn Đàn lấp lỗ châu mai vẫn thế
Máu họ dâng Tổ Quốc thắm tươi rạng rỡ mắt nhìn
Anh đến sau đứng nhỏ vào đấy giọt buồn cho nó bầm đen”
(Giọt buồn)
“Con đường đến hoa phải ngang qua máu, cái quan trọng hơn là con đường đi qua máu ấy hôm nay đã dẫn đến mùa hoa” (4). Đó là điều mà cũng chính Chế Lan Viên đã viết khi bàn về hoa Đà Lạt. Ý nghĩa tượng trưng của nó là : không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà không phải đi qua đau thương. Những người chiến sĩ hiểu điều đó nên mới sẵn sàng quên mình cho đất nước. Trước cái chết, họ không rên rỉ mà chỉ cười bởi họ biết rằng họ ngã xuống đây hôm nay là để cho dân tộc đứng lên ngày mai. Họ đã dâng máu của mình cho Tổ quốc trong niềm tin, niềm vui. Giọt nước mắt buồn của người sau đâu phải là điều họ chờ đợi khi hi sinh đến giọt máu, hơi thở cuối cùng của mình.
Chế Lan Viên viết bài thơ này vào năm 1988, một năm trước khi ông qua đời. Sự minh mẫn dường như đã giảm nhiều trong khi ông thậm chí đã nhầm lẫn giữa Bế Văn Đàn và Phan Đình Giót. Nhưng ý nghĩa của bài thơ thì lại đạt đến tầm triết lý rất cao : Chúng ta không được lãng quên lịch sử đau thương mà dân tộc đã phải trải qua. Nhưng chúng ta nhớ lại quá khứ không phải là để đau thương mãi mãi, mà là để trân trọng và tự hào. Đất nước có thể đi qua biết bao hiểm nguy để trưởng thành, chính là nhờ những con người đã sẵn sàng “đi ngang qua máu”, để hôm nay đưa đất nước đến những mùa hoa.
4. Đất nước trong hoà bình :
Nếu như Chế Lan Viên đã nhìn về cuộc chiến tranh bằng một cái nhìn thẳng đầy khắc nghiệt, phản ánh nó vào thơ như một hiện thực đau thương không tô vẽ, thì ông cũng đã làm đúng như thế đối với hiện thực nơi mà ông đang sống - một xã hội đầy biến động, có nhiều điều đáng bàn, có nhiều đau thương và xót xa.
Khi chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, mỗi con người có nhiều thời gian hơn để sống với chính mình. Nếu chiến tranh là nơi người ta phải giấu đi con người cá nhân, sống con người xã hội của mình, tất cả cho chiến thắng của dân tộc, thì trong hoà bình, con người cá nhân trỗi dậy. Mỗi người đều phải đối mặt với nhiều bộ mặt khác của bản thân. Cuộc đấu tranh giữa thiện ác, chính tà, xấu tốt… trong nội tâm con người, vốn bị át đi bởi bom đạn trên chiến trường, giờ đây lại mãnh liệt hơn bao giờ hết. Là một nhà thơ hay suy tưởng, có lẽ những giằng xé trong nội tâm Chế Lan Viên còn quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn.
Nhà thơ nhớ về chiến tranh :
“Mùa lá bàng rơi Hà Nội
Tôi hốt lá trên sân để thổi
Vui trong cảnh nghèo
Nghĩ đến chiến trường xa.
Người lính đổ máu cho mình sẽ biết bao an ủi”
Biết sau lưng mình đang nhặt lá - một nhà thơ.
Mà xót xa trước thực tại :
“Giờ hoà bình tôi vẫn làm thơ - nhặt lá
Không phải vì đất nước mình còn chiến tranh, nghèo khó
Mà vì có bao nhiêu thằng đang sống xa hoa
Vì có bọn người thoái hoá
Khiến cho thắng trận rồi
Mà vẫn còn nhặt lá - kẻ làm thơ !”
(Hốt lá)
Trong chiến tranh hay trong hoà bình đất nước vẫn nghèo như thế. Nhưng trước đây, mỗi người đều “vui trong cảnh nghèo”, quên đi cái nghèo, hướng tất cả cho sức mạnh của dân tộc, không ai nghĩ đến vụ lợi cho riêng mình. Nhà thơ đã không tiếc một vần thơ nào gửi ra chiến trường cho người lính. Và người lính đã không ngần ngại khi hi sinh ngay cả máu của mình cho dân tộc. Nhưng họ đã hi sinh những điều ấy cho ai ? Đó là điều phải suy nghĩ.
Hoà bình rồi đất nước vẫn cứ nghèo khổ, họ - tức là nhà thơ và người lính và nhiều người khác - vẫn sống trong cảnh nghèo. Nhưng xã hội lại có “bọn người thoái hoá”, có “bao nhiêu thằng đang sống xa hoa”. Nhìn đời như thế là khắc nghiệt, nhưng nhà thơ cần phải nhìn như thế. Những ai đã hi sinh cho hạnh phúc giờ đây vẫn còn khổ đau. Lại có những kẻ sung sướng mà chẳng hi sinh gì cả. Thắng trận rồi nhưng chúng ta còn chưa làm được nhiều điều, đó là thực tế. Vẫn còn sự phân biệt giàu nghèo, vẫn có bất công hiện hữu trên đất nước này. Những người khốn khổ đi từ đau thương này đến đau thương khác. Nhà thơ vẫn cứ làm thơ - vẫn nhặt lá, vẫn buồn. Người chiến sĩ vừa vật lộn, giành giật lấy sự sống trước mũi súng quân thù, giờ đây trở về lại vật lộn với cuộc đời để có từng bữa cơm ăn.
Viết về một người anh hùng, Chế Lan Viên gọi một cách cay đắng là “Một người thường” :
“… Ánh sáng gì trong mắt
Hay huân chương trên tường
Có khi bản thân anh cũng muốn quên giữa cuộc đời chật vật”
Vinh quang trong quá khứ người ta không được phép quên. Nhưng cũng có khi lăn lộn giữa “Cuộc đời chật vật”, những vinh quang ấy người ta không muốn nhớ, bởi vì chúng không mang lại cho họ điều gì. Có những cống hiến của họ đã bị lãng quên :
“Bao nhiêu điều láo nháo chúng ta quên
Quên rằng giờ chiến thắng mười năm
Anh ta vẫn khổ
Con vào trường không có chỗ
Đến bệnh viện không tiền
Ra đường không ai nhớ
Về làng người ta quên.”
(Một người thường).
Đó là một sự thật phũ phàng, cay đắng trong xã hội mà đã bao nhiêu người vô tình quay lưng lại. Ngay cả nhà thơ cũng bận với dạ hội, liên hoan, tình ca, hội thảo… mà quên đi. Nhưng Chế Lan Viên là một người có trách nhiệm. Sau cuộc vui ông còn nhớ lại những người lính trở về khốn khổ đó, đưa họ lên trang thơ của mình, không tô vẽ gì cả, rất thực như hiện thực trần trụi của cuộc đời. Đó là một cảnh lớn trong bức tranh về đất nước thời bình, Chế Lan Viên đã vẽ lên và nhấn mạnh để nhắc nhở chúng ta rằng : Đó là những người anh hùng. Có những điều chúng ta có thể nhớ, có thể quên, nhưng chúng ta không thể quên họ. Đất nước sẽ còn phải làm cho họ nhiều điều, cho dù họ có đòi hỏi hay không.
Họ thường không đòi hỏi. “Giữa buồn tủi chua cay họ vẫn có thể cười” - Chế Lan Viên đã viết như thế về một người lính cũ bán quán bên đường:
“Mậu thân 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm còn sống có 30…
… Một trong ba mươi” người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ.
Quán treo đầy huân chương, mọi cỡ.
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ !...”
Vẫn là một thực tế xót xa. Chiến tranh đã đi qua, biết bao chiến công lùi dần vào dĩ vãng. Nếu không còn những huân chương, thì những chiến công ấy đã thực sự bị lãng quên. Nhưng cho dù còn đó, cũng chả huân chương nào nuôi được người lính cũ. Sự thật mà Chế Lan Viên phơi bày trên trang thơ mình đã làm chúng ta bàng hoàng, cay đắng. Chúng ta cần rất nhiều người như nhà thơ dũng cảm này, dám đối mặt với sự thật, không ngần ngại chất vấn chính bản thân mình :
“Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổi”.
(Ai ? Tôi!)
Nhưng điều quan trọng là, từ chỗ chất vấn bản thân ấy, Chế Lan Viên đã chất vấn cả xã họi. Ông đòi hỏi trách nhiệm của mình, của đất nước, của cả thời đại này với những người lính đã gian khổ để giành lấy hạnh phúc, tự do, giờ đây trong hạnh phúc, tự do họ vẫn cứ gian khổ.
Chế Lan Viên đã hoàn toàn đúng khi tự khẳng định thiên hướng thơ của mình : “Sau 1975 chú ý đến khía cạnh hàng ngày của cuộc sống đời thường, trước 1975, khía cạnh anh hùng”. (6) Khi đi vào những khía cạnh hàng ngày của đời thường, thơ Chế Lan Viên viết về đất nước sâu sắc hơn. Vẫn là những trang viết chân thực về đất nước, ở thời chiến ông đứng ở tầm vĩ mô để bao quát khí thế diệt thù của toàn dân tộc, còn thời bình ông lại hoà nhập vào cuộc sống đời thường, quan tâm đến từng số phận, từng mảnh đời. Đất nước được phản ánh vào thơ như vậy trầm tĩnh hơn, sâu lắng hơn. Thơ Chế Lan Viên viết về đất nước cũng ngày càng thiên về văn xuôi đời thường với nhiều đắng cay, hóm hỉnh. Còn Chế Lan Viên hiện lên như một người công dân có trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời. Đó là điều mà mỗi chúng ta đều chờ đợi ở nhà thơ lớn này khi đón nhận “Di cảo thơ” của ông.
5. Cái nhìn tổng quan về đất nước :
Những năm cuối đời, bên cạnh những trang thơ “ngụp lặn” vào tận đáy sâu “bể loài người”, quan tâm đến từng số phận, kiếp người, từng chi tiết nhỏ của cuộc sống đời thường Chế Lan Viên cũng có những suy tưởng tổng quan về đất nước, không chỉ là trong thời chiến hay thời bình, mà là trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc, không chỉ trong quá khứ, hiện tại hay tương lại, mà là một định nghĩa hoàn chỉnh về đất nước Việt Nam.
Dường như Chế Lan Viên có một ấn tượng mạnh với hình tượng Thánh Gióng và coi đó là một hình tượng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Mỗi khi cần có một khái quát tổng quan về đất nước, ông đều sử dụng hình tượng này. Nếu như khi cần biểu hiện sức mạnh của dân tộc ta ông đã viết những dòng thơ hừng hực khí thế xung phong :
“Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng”
Thì giờ đây khi suy tưởng trầm tĩnh hơn về đất nước, Chế Lan Viên vẫn dùng những hình tượng ấy :
“Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình
ngựa thép đi đánh giặc.
Đang cưỡi trâu, chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi mà
đánh giặc…”
(Đất nước ta).
“Hoá, hoá chứ sao ?
Không thể chỉ có một bề một mặt
Hôm qua là chú bé Gióng
Hôm nay roi, ngựa sắt”.
(Định nghĩa dân tộc)
“Ở đất nước ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt
Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò đánh giặc…”
(Sử)
Với hình tượng Thánh Gióng trước hết Chế Lan Viên muốn chất vấn lịch sử . “Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh giặc”. Cả đất nước đã lớn lên trong gian khổ, đau thương. Chúng ta không đi xâm lăng nhưng thường xuyên phải đổi mặt với sự xâm lược của ngoại bang. Chúng ta yêu hoà bình nhưng không mấy khi thoát được thảm hoạ chiến tranh. Đến con trẻ lớn lên cũng chịu ảnh hưởng của ấn tượng chiến tranh trong những trò chơi đánh giặc. Thậm chí từ khi chưa ra đời, trẻ Việt Nam cũng đã mang số phận chiến tranh đau thương rồi :
“Mẹ Âu Cơ nghe lòng trong bể động và bể im không
tiếng sóng.
Trăm trứng hồng kia của mẹ, trứng nào sẽ thoát khỏi
đau thương?”
(Sử)
Đó không chỉ là nỗi băn khoăn lo lắng của mẹ Âu Cơ, mà là nỗi lo lắng của muôn người mẹ Việt Nam nhân hậu, hiền hoà, nhưng lúc nào cũng nhìn thấy chiến tranh trước mắt mình, nhìn thấy đau thương trước số phận của con mình.
Nhưng dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc chỉ biết lo sợ. Với hình tượng Thánh Gióng, Chế Lan Viên còn muốn khẳng định rằng dân tộc Việt Nam sẵn sàng đương đầu với bất cứ kẻ thù nào, dù chúng có mạnh đến đâu. “Hoá, hoá chứ sao?” đó là một lời thách thức. Chúng ta yêu hoà bình, chúng ta muốn hoà bình. Nhưng nếu kẻ thù muốn chúng ta đầu hàng, thì đó là điều không thể. Chúng ta dù non trẻ, nhưng tất cả người Việt Nam đều có thể như chú bé Gióng, sẵn sàng bước lên trận tuyến diệt thù khi Tổ quốc kêu gọi, cho dù chỉ mới lên ba. Đó chính là điều đã khắc tên Việt Nam lên bản đồ Thế giới, là lí do tồn tại của chúng ta. Việt Nam là một đất nước sinh ra trong đau thương, nhưng đã lớn lên, vượt qua tất cả đau thương bằng phẩm chất anh hùng.
Nếu như trong “những bài thơ đánh giặc” Chế Lan Viên đã định nghĩa Việt Nam chỉ bằng một khái n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhoc07.doc