Đề tài Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

 

NỘI DUNG TRANG

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Giả thuyết nghiên cứu 2

5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.1. Nghiên cứu lí luận 3

5.2. Nghiên cứu thực tiễn 3

6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 3

6.1. Khách thể nghiên cứu 3

6.2. Phạm vi nghiên cứu 3

7. Phương pháp nghiên cứu 3

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4

8.1. Ý nghĩa lý luận 4

8.2. Ý nghĩa thực tiễn 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1. Nước ngoài 6

1.1.2. Trong nước 8

1.2. Các khái niệm cơ bản 10

1.2.1. Khái niệm động cơ 10

1.2.2. Phân loại động cơ 11

1.2.3. Khái niệm về động cơ học tập 12

1.2.4. Đặc điểm động cơ học tập 13

1.2.5. Sự hình thành động cơ học tập 14

1.2.6. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh 16

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 16

1.3.1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi của học sinh THPT 16

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh THPT 17

1.3.2.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất 17

1.3.2.2. Điều kiện sống và hoạt động 19

1.3.3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 20

1.3.3.1 Đặc điểm hoạt động học tập 20

1.3.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 22

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

2.1. Sơ lược về trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 25

2.2. Những vấn đề về động cơ học tập của học sinh trường

PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 27

2.2.1. Nhận thức của học sinh về mục đích học tập 28

2.2.2. Thứ bậc động cơ học tập của học sinh 33

2.2.3. Tương quan về động cơ học tập giữa

học sinh các khối 10, 11, 12 34

2.2.4. Tương quan động cơ học tập giữa

học sinh nam và học sinh nữ 36

2.2.5. Hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh

trong nhà trường 38

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh 41

2.3.1. Thái độ học tập 41

2.3.2. Sở thích - năng lực 42

2.3.2.1. Sở thích 42

2.3.2.2. Năng lực 43

2.3.3. Hứng thú - Nhu cầu bản thân 45

2.3.4. Đặc điểm học sinh dân tộc nội trú 47

2.3.4.1. Về mặt sinh lý 47

2.3.4.2. Đặc điểm tâm lý 47

2.3.5. Gia đình 48

2.3.6. Bạn bè 50

2.3.7. Giáo viên 53

 

2.3.7.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của

phương pháp giảng dạy với động cơ học tập của học sinh 53

2.3.7.2. Thái độ của học sinh đối với việc tổ chức

giảng dạy của giáo viên 56

2.3.8. Văn hóa - xã hội 58

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

3.1. Kết luận 62

3.2. Kiến nghị 62

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình. Các em đã bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau đối với các môn học. Nếu ở thiếu niên, chất lượng, trình độ giảng dạy và nhân cách của giáo viên hầu như quyết định hoàn toàn thái độ lựa chọn của các em với từng môn học thì ở học sinh trung học phổ thông lại là những hứng thú, những khuynh hướng có liên quan với xu hướng nghề nghiệp của các em. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta thấy có hiện tượng đáng buồn là: học sinh chỉ “chúi đầu” vào những môn học có quan hệ với nghề nghiệp tương lai, còn thì dửng dưng, lơ là với các môn học còn lại. Một số em chỉ tích cực học một số môn các em cho là quan trọng và có liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề sau này của mình, còn các môn khác chỉ cần đạt điểm trung bình. Có một số em còn cho rằng mình khó có thể vào được đại học cho nên chỉ cần học đạt yêu cầu là đủ. Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định, đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một lĩnh vực hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em. 1.3.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển các năng lực trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện. Đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh trung học phổ thông tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Cảm giác và tri giác ở các em đã đạt tới mức độ trưởng thành. Các chỉ số của khả năng cảm giác và tri giác ở các em phát triển rõ rệt: ngưỡng tuyệt đối của cảm giác, ngưỡng sai biệt phát triển cao. Điều này đã làm cho năng lực cảm thụ âm nhạc và hội họa của các em được nâng cao. Khả năng tri giác không gian và thời gian tốt hơn, các em ít mắc những sai lầm trong việc tri giác không gian và thời gian hơn các em học sinh trung học cơ sở. Tri giác có chủ định, quan sát có tính mục đích cao, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn. Quá trình quan sát không tách rời khỏi tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát của các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định. Trong khi quan sát đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện trong việc đưa ra kết luận vội vàng, không có cơ sở thực tế. Trí nhớ của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Ghi nhớ có ý nghĩa tăng lên một cách rõ rệt và ngày càng chiếm ưu thế. Tính có chọn lọc của ghi nhớ khá rõ ràng. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài, các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Càng ở lớp trên, học sinh càng sử dụng các phương pháp ghi nhớ, kể cả thuật nhớ càng nhiều. Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ (những định nghĩa, những quy luật), trường hợp nào cần diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có khi các em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài. Chú ý của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển. Tính chất phân hóa của hứng thú quy định tính lựa chọn của chú ý và làm tăng cường vai trò của chú ý sau chủ định ở các em. Sự phân phối chú ý của các em ngày càng phát triển từ lớp 10 đến lớp 12. Chú ý có chủ định chiếm ưu thế rõ rệt, các em có khả năng tập trung chú ý cao độ trong một thời gian dài ở điều kiện hoạt động căng thẳng. Tính lựa chọn của chú ý và sự ổn định của chú ý cũng phát triển cao hơn rõ rệt, các em chỉ chú ý tới những vấn đề trọng tâm cơ bản. Chẳng hạn: các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu mà các em không hứng thú vì các em hiểu được ý nghĩa quan trọng của những tài liệu đó. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện rõ rệt (các em có kỹ năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn...). Thường học sinh lớn chỉ có sự chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức của một bộ môn nào đó vào cuộc sống. Hoạt động tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh. Do sự hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của não bộ, do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh trung học phổ thông có thay đổi về chất. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn. So với thiếu niên, tư duy của học sinh trung học phổ thông có tính chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ hơn, thể hiện ở chỗ các em biết phân biệt chính xác các luận đề và chứng minh, phân biệt cái xác thực và cái đáng nghi ngờ hay cái có thể có. Các em phán đoán có suy nghĩ và thái độ phê phán khi phán đoán. Biết tách cái bản chất trong các sự vật, hiểu được nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng gắn các chủ đề riêng lẻ với các vấn đề lớn thuộc thế giới quan. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Nếu đa số học sinh lớp 6, lớp 7 thích thú môn học vì tính hấp dẫn của các môn học, thì học sinh lớp 10, lớp 11 lại thích môn học vì nó đòi hỏi các em phải suy nghĩ độc lập. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những qui luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu… Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới là tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính chất triết lý. Vì thế, các em rất thích nghe và ghi chép những câu triết lý. Tính phê phán của tư duy cũng phát triển mạnh. Nhìn chung, tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Ở các lớp cuối cấp trung học phổ thông, do yêu cầu của nội dung chương trình, do tính chất của hoạt động học tập, học sinh cần phải nắm vững được các kĩ năng tư duy độc lập, nắm được các phương pháp và kĩ thuật hoạt động trí tuệ độc lập. Các em phải biết tự học, những đòi hỏi đó đã thúc đẩy sự phát triển tư duy ở các em. Tuy nhiên, số học sinh phổ thông trung học của ta hiện nay đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Thiếu sót cơ bản hiện nay trong hoạt động tư duy của nhiều em là thiếu tính độc lập. Các em chưa chú ý phát huy hết khả năng độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính hoặc thiên về tái hiện tư tưởng, cách luận chứng của người khác. Tóm lại: Hoạt động nhận thức của tuổi học sinh trung học phổ thông đã phát triển ở mức độ cao, các em có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc hơn. Ở một số em khả năng nhận thức đạt tới đỉnh cao, hoạt động nhận thức của các em sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện của cá nhân. Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lược về trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 2.1.1. Tổng quan về trường Trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh được thành lập từ năm 1991 đặt tại phường 1 Thị xã Trà Vinh, là nơi khu dân cư đông đúc và có đông đồng bào dân tộc Khmer, có hệ thống đường bộ giao thông tiện lợi cho việc đi lại của người dân ở các địa phương, là địa bàn có nhiều đơn vị hành chánh của tỉnh tiện lợi cho các mối quan hệ công tác của trường. Những năm học đầu do trường chưa có phòng học phải gửi học sinh học tại các trường trong Thị xã như trường THCS Lý Tự Trọng và trường THPT Thị xã Trà Vinh. Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ GD-ĐT, UBND Tỉnh Trà Vinh, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kiên cố, đến nay trường đã có 14 phòng học, 32 phòng ở cho học sinh nội trú, 01 nhà ăn tập thể, 01 nhà thể thao đa chức năng, 03 phòng thực hành thí nghiệm và khu hiệu bộ với 11 phòng làm việc. 2.1.2 Về nhân sự Hiện nay trường có 60 cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đó: - Ban Giám Hiệu : 03 người (Đại học) - Giáo viên :  39 người (Đại học 38 + THSP 02). - Cán bộ, nhân viên :  18 người (Đại học 02 + Cao đẳng 02 + THCN 05) còn lại tốt nghiệp cấp II trở lên. 2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh trong những năm qua Trong những năm qua nhà trường luôn đáp ứng được yêu cầu giáo dục theo chỉ đạo của Bộ GD - ĐT và Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Trà Vinh. Từ khi thành lập trường đến nay, sau hơn 20 năm miệt mài nuôi dạy với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tích sau: 2.1.3.1. Được Bộ Giáo dục - Đào tạo khen 01 cờ khen là đơn vị Tiên tiến xuất sắc về Nuôi–dạy 10 năm (1991- 2000). 01 cờ khen là đơn vị xếp thứ 5/42 tỉnh thành về hội thi Văn hoá – Thể thao các trường PTDTNT toàn quốc năm 1998. 01 bằng khen Nuôi dạy 5 năm (1991-1995) 2.1.3.2. Được Tổng cục Thể dục thể thao tặng cờ khen xếp giải nhì khu vực Tây Nam bộ 1995. 2.1.3.3. Khen thưởng của Tỉnh và địa phương Từ năm 2000 – 2009 : 9 năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc” được UBND tỉnh tặng bằng khen. Nhiều bằng khen và giấy khen của các ban ngành Tỉnh. 2.1.3.4. Về giáo dục – Đào tạo Trường luôn là lá cờ đầu trong phong trào dạy tốt, học tốt. Hằng năm tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp đạt từ 96% trờ lên, xếp thứ nhì sau trường Trung học chuyên Trà Vinh. 2.1.3.5. Về Văn hóa - Thể dục – Thể thao Năm 2010 tại Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ VI – 2010 tổ chức tại Quảng Ngãi, nhà trường đã đạt 1 huy chương Bạc, 5 huy chương Đồng. Là 1 trong 10 đơn vị được trao giải Khá của Hội thi. 2.1.3.6. Về thành tích cá nhân: Tính đến năm học 2006 -2009: Trường có 02 đ/c được Bộ GD-ĐT khen tặng Huy chương vì sự nghiệp GD và 07 đ/c được cấp Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp GD”. 05 đ/c được Ban Dân tộc Trung Ương tặng huy chương “Vì sự nghiệp Phát triển Dân tộc” 01 đ/c được Trung Ương đoàn tặng huy chương “Vì thế hệ trẻ” 01 đ/c được Công đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen. 02 đ/c được nhận Huy hiệu “30 năm và 40 năm tuổi Đảng”. Nhiều Cán bộ, Giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của trường 2.1.4.1. Thuận lợi Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ GD-ĐT, UBND Tỉnh Trà Vinh, Sở Giáo dục-Đào tạo Trà Vinh. Được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh và Hội phụ huynh học sinh nhà trường. Đội ngũ cán bộ công nhân viên vững chuyên môn, giàu trách nhiệm. Không chỉ hết lòng dạy dỗ các em trên lớp mà còn gắn bó với từng học sinh để nâng cao bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém. Đa số học sinh đều ngoan ngoãn, có tinh thần, ý thức học tập cao. 2.1.4.2. Khó khăn Cơ sở vật chất (đặc biệt là khu nhà ăn và khu nội trú dành cho học sinh) còn thiếu thốn và hiện đang xuống cấp. Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của học sinh. 2.1.5. Phương hướng phát triển của nhà trường trong tương lai Hiện trường PTDTNT THPT Trà Vinh đang tiến hành xin giấy phép dời trường về một địa điểm mới và xây dựng trường trở thành một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia. 2.2. Những vấn đề về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh Chúng tôi đã khảo sát bằng phiếu hỏi 233 học sinh và phỏng vấn 24 học sinh đại diện cho các khối 10, 11, 12 đồng thời tiến hành khảo sát 30 giáo viên và phỏng vấn 6 giáo viên đại diện cho các tổ chuyên môn của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh cho đề tài “Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh” Về giới tính: Trong 233 học sinh được khảo sát có 68 nam chiếm 29.2% và 165 nữ chiếm 70.8%. Trong 30 giáo viên được khảo sát có 12 nam chiếm 40% và 18 nữ chiếm 60%. Về khối lớp: Khối Tần số Tỷ lệ % 10 87 37.3 11 86 36.9 12 60 25.8 Tổng 233 100.0 2.2.1. Nhận thức của học sinh về mục đích học tập Tìm hiểu nhận thức của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh về mục đích học tập, trên tổng số 233 đại diện học sinh các khối 10, 11, 12. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1. Kết quả cho thấy 3.2% học sinh cho rằng mục đích đến trường là để không thua kém anh chị em trong gia đình, 6.2% cho rằng đến trường để không thua kém bạn bè, 9.9% đến trường là để học chung với bạn, 17.3% làm vui lòng cha mẹ, 28.9% quan niệm đến trường để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và có tới 31.4% đồng ý rằng đến trường để có việc làm tốt sau này. Bảng 2.1. Mục đích đến trường STT Mục đích Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Trao dồi kiến thức, kĩ năng 187 28.9 2 Có việc làm tốt sau này 203 31.4 3 Học chung với bạn 64 9.9 4 Làm vui lòng cha mẹ 112 17.3 5 Không thua kém anh chị em trong gia đình 21 3.2 6 Không thua kém bạn bè 40 6.2 7 Ý kiến khác 20 3.1 Kết hợp với việc khảo sát về dự định của học sinh sau khi học hết chương trình phổ thông, tỉ lệ học sinh dự định thi vào Đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp rất cao (207 học sinh chiếm 88.8%), có 2.6% vào chùa và 0.9% đi học nghề. Bảng 2.2. Dự định sau khi học xong chương trình THPT STT Dự định Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thi ĐH, CĐ, THCN 207 88.8 2 Đi học nghề 2 0.9 3 Phụ giúp gia đình 4 Lập gia đình 1 0.4 5 Vào chùa 6 2.6 6 Ý kiến khác 17 7.3 Điều này trùng khớp với ý kiến của học sinh khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu. Với câu hỏi “em có muốn học cao hơn nữa không?”, chúng tôi nhận được 22 ý kiến muốn học cao hơn nữa sau khi hoàn thành chương trình phổ thông (chủ yếu là học Đại học, Cao đẳng) và lý do các em đưa ra là mong có việc làm tốt sau này (13/22 ý kiến) và có 3 ý kiến cho rằng muốn học cao hơn để mở rộng kiến thức. Như vậy, đa phần học sinh đến trường vì muốn có tương lai tốt đẹp hơn, có nghề nghiệp ổn định, hoặc để trao dồi thêm kiến thức, có thể nói đây là động lực chính cho hoạt động học tập của các em. Tìm hiểu về nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học. 97.4% cho rằng việc học rất quan trọng và 2.6% xem việc học là chuyện bình thường. Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học STT Tầm quan trọng của việc học Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Không quan trọng 2 Bình thường 6 2.6 3 Quan trọng 224 97.4 Kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn học sinh đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học. Ở lứa tuổi của các em, học tập vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức, mà nó còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Với câu hỏi phỏng vấn giáo viên về ý thức học tập của học sinh, có 5/6 ý kiến đánh giá đa phần ý thức học tập của các em khá tốt, chỉ có một số ít thầy cô cho rằng các em phải được nhắc nhở thì mới có ý thức trong việc học. Điều này có thể được lý giải bởi sự phát triển về tâm sinh lý của các em ở độ tuổi đầu thanh niên. Tuổi học sinh trung học phổ thông là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Ở tuổi đầu thanh niên vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, tính dễ bị kích thích ở tuổi thanh niên không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong hoạt động học tập, lao động, vui chơi...). Các em mới bước vào độ tuổi này thường hay dao động, tâm lý không ổn định do sự phát triển về mặt thể chất kết hợp với việc phải thích nghi với môi trường, hoàn cảnh hoàn toàn mới 1 cách nhanh chóng, phải biết tự lập khi sống xa gia đình, chính điều đó gây ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh. Việc nhận thức được tầm quan trọng của việc học sẽ dẫn tới kết quả học tập của học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có 9 học sinh (chiếm 3.9%) có kết quả học tập dưới 5.0, trong đó có 3.1% chưa hài lòng và 9.7% cảm thấy bình thường. 95 học sinh (chiếm 41.3%) có kết quả học tập từ 5.0-6.4, trong đó có 44% chưa hài lòng và 35.5% bình thường. 115 học sinh (chiếm 50%) có kết quả học tập từ 6.5-7.9, trong đó có 49.2% chưa hài lòng, 48.4% bình thường và 75% hài lòng với kết quả học tập trên. 11 học sinh (chiếm 4.8%) có kết quả học tập từ 8.0 trở lên, trong đó có 3.7% chưa hài lòng, 6.5% bình thường và 25% hài lòng. Bảng 2.4. Tương quan giữa kết quả học tập với mức độ hài lòng với kết quả học tập mức độ hài lòng với kết quả học tập tổng Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % kết quả học tập kì vừa rồi dưới 5.0 6 3.1% 3 9.7% 9 3.9% 5.0-6.4 84 44.0% 11 35.5% 95 41.3% 6.5-7.9 94 49.2% 15 48.4% 6 75.0% 115 50.0% 8.0 trở lên 7 3.7% 2 6.5% 2 25.0% 11 4.8% Tổng 191 100.0% 31 100.0% 8 100.0% 230 100.0% Căn cứ vào kết quả trên, chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh chưa hài lòng với kết quả học tập của mình, mặc dù số lượng học sinh đạt loại khá chiếm tỉ lệ tương đối cao. Điều này chứng minh rằng học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh rất xem trọng việc học và luôn khao khát được mở rộng tri thức, hiểu biết hơn nữa về cuộc sống không chỉ qua sách vở mà còn qua cách ứng xử giao tiếp xã hội, từ đó rèn luyện kĩ năng, trao dồi kiến thức để hoàn thiện nhân cách bản thân. Với câu hỏi “Em thường làm gì trong giờ học?”, chúng tôi ghi nhận như sau: 171 học sinh (chiếm 75.7%) tham gia phát biểu xây dựng bài, 51 em (chiếm 22.6%) chỉ nghe giảng và ghi chép và chỉ có 4 học sinh (chiếm 1.8%) làm việc riêng trong giờ học. Bảng 2.5. Hoạt động của học sinh trong giờ học STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Chỉ nghe giảng và ghi chép 51 22.6 2 Tham gia phát biểu xây dựng bài 171 75.7 3 Làm việc riêng 4 1.8 Kết hợp với việc nhận thức về tầm quan trọng của việc học, kết quả khảo sát cho thấy có 50 học sinh (chiếm 22.3%) chỉ nghe giảng và ghi chép, trong đó có 21.6% cho rằng việc học rất quan trọng, 170 học sinh (chiếm 75.9%) tham gia phát biểu xây dựng bài , trong đó có 77.1% nhận thức được tầm quan trọng của việc học, 4 học sinh (chiếm 1.8%) làm việc riêng trong giờ học, trong đó có 1.4% cho rằng việc học rất quan trọng. Bảng 2.6. Tương quan giữa nhận thức về tầm quan trọng của việc học với hoạt động của học sinh trong giờ học nhận thức về tầm quan trọng của việc học Tổng Bình thường quan trọng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hoạt động của học sinh trong giờ học chỉ nghe giảng và ghi chép 3 50.0% 47 21.6% 50 22.3% tham gia phát biểu xây dựng bài 2 33.3% 168 77.1% 170 75.9% Làm việc riêng 1 16.7% 3 1.4% 4 1.8% Tổng 6 100.0% 218 100.0% 224 100.0% Căn cứ vào 2 bảng kết quả trên (bảng 2.5 và 2.6), nhìn chung đa số học sinh thường tham gia phát biểu xây dựng bài trong giờ học, chính vì các em đã nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của việc học nên rất chú tâm và chuyên cần, sôi nổi trong các tiết học. Với kết quả phỏng vấn sâu, có 14/24 ý kiến cho rằng đi học là do sở thích chứ không bị người khác bắt buộc, và 7/24 ý kiến cho rằng ngoài sở thích, gia đình là nhân tố quan trọng thúc đẩy các em đến trường. Đồng thời trong kết quả khảo sát, mục đích đến trường của học sinh là làm vui lòng cha mẹ đứng vị trí thứ 3 sau mục đích trau dồi kiến thức và có việc làm tốt sau này (chiếm 17.3%). Như vậy, ngoài bản thân học sinh, những người thân trong gia đình là nguồn động viên, khích lệ, là động lực không nhỏ góp phần vào việc hình thành động cơ học tập của các em. Có thể nói gia đình, nhà trường và xã hội là 3 nhân tố không thể thiếu giúp học sinh phát triển tri thức, hình thành nhân cách và định hướng tương lai, là nơi để các em ươm mầm trí tuệ, nuôi dưỡng ước mơ. Thêm vào đó, khi tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên về tình trạng bỏ học của học sinh, chúng tôi thấy rằng trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh ít xảy ra tình trạng học sinh bỏ học, và nếu có là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Điều đó cho thấy rằng đa số học sinh mong muốn được đi học, được đến trường, được tiếp thu kiến thức, nâng cao kĩ năng, kĩ xảo, được chiếm lĩnh tri thức của nhân loại và gia đình các em cũng hết sức quan tâm, động viên, ủng hộ cũng như tạo mọi điều kiện cho các em được đến trường. Kết luận: Nhìn chung, phần lớn học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh đã có nhận thức đúng đắn về mục đích và động cơ học tập. Các em đã xác định được mục đích học tập, mục tiêu phấn đấu của bản thân và bước đầu định hướng được tương lai. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố chủ quan từ phía bản thân, những yếu tố khách quan từ gia đình và nhà trường cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy sự hình thành động cơ học tập của học sinh, đặc biệt là hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh trong nhà trường. 2.2.2. Thứ bậc động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh Động cơ học tập là yếu tố thúc đẩy quá trình học tập ở học sinh. Qua việc nghiên cứu trên 233 học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh chúng tôi thu được kết quả như sau: Căn cứ vào số liệu ở bảng 2.1., chúng tôi thấy rằng có 3 mục đích chính liên quan đến việc học tập của học sịnh. Có đến 203 học sinh trong tổng số 233 em học sinh đến trường vì muốn có việc làm tốt sau này chiếm tỉ lệ cao nhất 31.4%. Tiếp theo đó, có đến 187 sự lựa chọn của học sinh cho rằng đến trường vì muốn được nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chiếm 28.9%. Ngoài ra, một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự lựa chọn của học sinh đó là gia đình, nghĩa là các em muốn đến trường để làm vui lòng cha mẹ (có 112 sự lựa chọn, chiếm tỷ lệ 17.3%). Cũng có những nguyên nhân khác tác động đến việc hình thành động cơ học tập của các em như đi học để được học chung với bạn (9.9%) không thua kém anh chị em khác trong gia đình (3.2%), không thua kém bạn bè (6.2%), và ý kiến khác là 3.1%. Như vậy, phần đông các em muốn đến trường là vì muốn có việc làm ổn định sau này. Điều này cũng cho thấy qua kết quả phỏng vấn sâu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên 24 học sinh. Trong đó, có 22 em học sinh trả lời muốn học lên tiếp Đại học, Cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình học cấp 3. Em T.T.N.M, học sinh lớp 10B đã cho biết “Em muốn sau này học lên nữa, em muốn thi Đại học Sư phạm để có tương lai tốt hơn và có nghề nghiệp ổn định hơn”. Vậy là việc các em đến trường vì muốn có tương lai tốt đẹp hơn dường như đây là động lực chính cho hoạt động học tập của các em. Một lý do chiếm tỷ lệ không nhỏ mà các em đã lựa chọn đó là đi học để làm vui lòng cha mẹ. Em T.N.T học sinh lớp 11A đã tâm sự “cha mẹ em không biết chữ nhưng lúc nào cũng động viên, khích lệ việc học của em, khuyên em cố gắng học hành đến nơi đến chốn”. Có 24 học sinh trong tổng số 24 em được phỏng vấn cho rằng gia đình có ảnh hưởng nhất định đến việc học của các em, gia đình luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho các em học thật tốt. Và chính sự động viên từ gia đình là động lực cho những cố gắng phấn đấu cho các em trong học tập. Đó gọi là động cơ quan hệ xã hội. Ở đó chúng ta thấy rằng sự say mê học tập của học sinh xuất phát từ sự hấp dẫn, lôi cuốn từ những yếu tố khác ngoài mục đích trực tiếp của việc học. Về động cơ hoàn thiện tri thức, theo số liệu ở bảng 2.1, có 187 học sinh lựa chọn đến trường để nâng cao tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho bản thân chiếm 28.9%. Đây là động cơ được xem là quan trọng nhất thúc đẩy việc học của các em, giúp khơi gợi tiềm năng sáng tạo, là động lực giúp người học vượt qua những trở ngại trong cuộc sống với niềm đam mê khao khát mở rộng tri thức, hiểu biết xã hội. Kết luận: Trong hai loại động cơ học tập thì động cơ quan hệ xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn động cơ chiếm lĩnh tri thức trong thái độ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh. Có nghĩa là các em đến trường vì những yếu tố thúc đẩy bên ngoài như gia đình, tương lai, bạn bè. Thông qua đó chúng tôi thấy rằng hai loại động cơ học tập trên có mối quan hệ liên đới với nhau góp phần tạo nên thái độ học tập tích cực, tự giác, sáng tạo và chủ động của học sinh. 2.2.3. Tương quan về động cơ học tập giữa học sinh các khối 10, 11, 12 Sự chênh lệch trong việc xác định động cơ học tập giữa các khối 10, 11, 12 của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh được thể hiện rõ ở bảng số liệu sau đây: Bảng 2.7. Tương quan giữa các khối lớp với mục đích đến trường lớp lớp10 lớp 11 lớp 12 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh.doc
Tài liệu liên quan