MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HưỚNG TÍCH CỰC HO Á.
THỰC TRẠN G DẠY HỌC CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT VẬT LÍ
Ở TRưỜNG THPT MIỀN NÚI 5
1.1. Hoạt động nhận thức và tính tích cực hoạt động nhận thức của HS 5
1.1.1. Ho ạt động nhận th ức của HS 5
1.1.2. T ính tích cực và tính tích cực nhận th ức của HS 6
1.2. D ạy học theo hướng tích c ực ho á hoạt động nhận c ủa HS 12
1.2.1. Quan niệm v ề hoạt động dạy học 12
1.2.2. C ác phươ ng pháp dạy học tích cực 16
1.3. Khái niệm, định lu ật Vật lí và thực tr ạng dạy- học các khái niệm và định lu ật Vật lí ở trường THP T miền núi hiện nay. 23
1.3.1. Khái niệm Vật lí 23
1.3.2. Định lu ật Vật lí 34
1.3.3. Thực tr ạng dạy- học các khái niệm và dịnh luật Vật lí ở trường THP T miền núi hiện nay 42
KẾT LUẬN CHưƠNG I 48
Chương II: TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS THPT MIỀN
NÚI KHI GIẢN G DẠY MỘ T SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH LUẬT VẬT LÍ
CỦA CHưƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”. 49
Một số biện pháp tích cực ho á hoạt động nhận thức c ủa HS khi gi ảng
dạy c ác khái niệm và định lu ật vật lí 49
2.1.1.Xây dựng động cơ, tạo hứng th ú , nhu c ầu học t ập 49
2.1.2. Tăng cường tổ chức cho HS hoạt động nhận th ức ở trên lớp và tự học ở nhà 52
2.1.3. Rèn luyện kĩ năng thực hiện c ác thao tác t ư duy và phươ ng pháp
suy l uận lôgic cơ bản khi hình th ành các khái niệm và định luật Vật lí 57
2.1.4. Bồi dưỡng v ốn ngôn ngữ khoa học Vật lí c ho HS miền núi 65
2.1.5. Tăng cường sử dụng c ác th í nghiệm trong d ạy học các khái niệm và định lu ật Vật lí 68
2.1.6. Sử dụng tổng hợp, linh ho ạt các biện pháp trong từng bài học cụ thể 73
2.2. Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận th ức HS THP T miền núi khi
gi ảng dạy một số khái niệm, định luật Vật lí của chươ ng “Khúc xạ ánh sáng” 74
2.2.1. Những biện pháp đặc thù để tích cực hoá hoạt động nhận th ức của
HS miền núi khi gi ảng dạy các khái niệm và định luật Vật lí 74
2.2.2. Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận th ức HS THP T miền núi
khi gi ảng dạy một số khái niệm, định lu ật Vật lí c ủa chương “Khúc xạ ánh sáng” 81
KẾT LUẬN CHưƠNG II 107
Chương III: THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 109
3.1. Mục đích của TNSP 109
3.2. Nhiệm vụ của TNSP 109
3.3. Đối tượng và cơ sở TNSP 109
3.4. P hươ ng pháp TNSP 110
3.5. P hươ ng pháp đánh giá kết quả 110
3.6. Tiến hành TNSP 112
3.7. Kết quả và xử lí kết quả TNSP 112
KẾT LUẬN CHưƠNG III 124
KẾT LUẬN CHUNG 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 1 130
PHỤ LỤC 2 134
PHỤ LỤC 3 137
158 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy một số khái niệm và định luật Vật lí của chương Khúc xạ ánh sáng (Vật lí 11 - Ba cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gƣợc từ phía HS để kịp thời đánh giá
kết quả hoạt động tự lực của HS trong điều kiện lớp học đông là rất khó khăn.
Trong điều kiện đó tốt nhất là GV tổ chức cho HS thảo luận. Một số HS đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
trình bày ý kiến của mình, số khác bổ sung nếu thấy thiếu, hoặc bác bỏ nếu
thấy trái với ý kiến của mình. GV giúp HS khẳng định cái đúng và nhận ra
chỗ sai để sửa chữa.
Cái sai do trí nhớ thì dễ phát hiện, nhƣng cái sai do lập luận thì khó phát
hiện hơn bởi vì có nhiều qui tắc suy luận HS không đƣợc học một cách tƣờng
minh mà lĩnh hội chủ yếu thông qua tích luỹ kinh nghiệm. Bởi vậy, GV cần
đặc biệt chú ý theo dõi lời phát biểu của HS để kịp thời phát hiện và sửa chữa
hoặc gợi ý cho HS cách sửa chữa.
Nhƣ vậy: Biện pháp tăng cƣờng tổ chức cho HS hoạt động nhận thức
trên lớp là biện pháp kết hợp mọi phƣơng pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên,
tuỳ theo từng đối tƣợng HS mà GV sử dụng biện pháp này dƣới hình thức nào
cho hợp lí. Chẳng hạn ở miền xuôi trình độ nhận thức của HS tƣơng đối cao,
nhiều em có thể tự lực hoạt động nhận thức có kết quả các vấn đề học tập
trong SGK. Vì vậy GV có thể chia lớp theo nhiều nhóm, cho các nhóm hoạt
động thảo luận nghiên cứu nội dung bài học, rút ra nội dung chính cần lĩnh
hội, GV chỉ là ngƣời tổ chức, trọng tài, tập hợp các ý kiến của HS và chốt lại
thành kết luận chung nhất. Nhƣng đối với HS miền núi thì hình thức này chƣa
thể thực hiện đƣợc bởi lẽ trình độ xuất phát của HS miền núi rất thấp, tới
mức: ngay cả những HS khá nhất lớp cũng khó có thể tự lực giải quyết đƣợc
vấn đề nếu không có sự hƣớng dẫn của GV. Vì vậy, đối với HS miền núi
ngƣời GV cần chia nhỏ bài toán nhận thức, phải tạo ra vùng phát triển gần
(phải “rất gần” thì mới phù hợp với HS miền núi), các câu hỏi gợi ý của GV
phải cụ thể, ngắn gọn, đơn giản, không phân ra nhiều nhánh để HS dễ tìm
phƣơng án giải quyết. Sự hoạt động của thầy và trò phải đƣợc duy trì linh
hoạt, ăn khớp và dứt khoát từng thao tác một trong suốt quá trình của giờ học.
Có nhƣ vậy thì sau giờ học, HS mới nắm đƣợc bài và năng lực nhận thức của
họ cũng đƣợc nâng lên một bƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
2.1.2.3. Giáo viên hướng dẫn việc tự học ở nhà của HS.
Đây là một khâu rất quan trọng của quá trình học tập môn Vật lí. Với
một thời lƣợng rất ít trên lớp, GV chỉ có thể truyền đạt đến các em một số
lƣợng kiến thức nhất định. Vì vậy, việc hƣớng dẫn và tổ chức cho các em
tự học ở nhà là rất cần thiết, có nhƣ vậy các em mới có điều kiện ôn tập,
củng cố và đào sâu kiến thức, hình thành đƣợc các kĩ năng, kĩ sảo góp phần
phát triển năng lực tự học và cao hơn nữa góp phần hình thành khả năng tự
nghiên cứu sau này.
Muốn vậy GV phải hƣớng dẫn cho HS phƣơng pháp tự học ở nhà:
- Phải làm cho HS ý thức đƣợc mục đích và nhiệm vụ học tập ở nhà.
- Yêu cầu HS học bài, làm bài đầy đủ.
- Nội dung các bài học ở nhà cần đa dạng, phong phú, vừa sức với HS
nhất là với HS miền núi.
- Phƣơng pháp sử dụng SGK, sách tham khảo, sách bài tập và các tài liệu
liên quan đến bài học.
- Phát huy tính tích cực, tự lực của HS bằng cách tổ chức các nhóm học
tập để các em có điều kiện thảo luận, trao đổi giải quyết các vấn đề mà bài
học yêu cầu.
- GV thƣờng xuyên kiểm tra việc học tập ở nhà của HS. Tránh trƣờng
hợp HS học tập đối phó, ỷ lại hoặc không thuộc bài.
Việc kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên HS giúp các em điều chỉnh đƣợc
quá trình học tập ở nhà, mức độ nắm vững kiến thức. Đồng thời, nó cũng giúp
cho GV điều chỉnh và rút kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy ở trên lớp
cũng nhƣ việc hƣớng dẫn HS tự học ở nhà.
2.1.3. Rèn luyện kĩ năng thực hiện các thao tác tư duy và phương pháp suy
luận lôgic cơ bản khi hình thành các khái niệm và định luật Vật lí.
2.1.3.1. Những thao tác tư duy và phương pháp suy luận lôgic chủ yếu thường
dùng trong quá trình hình thành các khái niệm và định luật Vật lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Nhƣ đã phân tích ở phần cơ sở lí luận, con đƣờng nhận thức nói chung,
quá trình học tập Vật lí nói riêng thƣờng đƣợc diễn ra qua hai giai đoạn: giai
đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính.
Nhận thức cảm tính là quá trình phản ánh thực tiễn vào trí não HS dƣới
dạng cảm giác (sự phản ánh trong ý thức những tính chất riêng lẻ của các đối
tƣợng và hiện tƣợng), tri giác (sự phản ánh các đối tƣợng và hiện tƣợng về toàn
bộ) và biểu tƣợng (sự tái hiện những cảm giác và tri giác đã thu nhận từ trƣớc).
Nhờ có cảm giác và tri giác mà mối liên hệ trực tiếp của ý thức con ngƣời và
thế giới bên ngoài đƣợc thực hiện. Trong các biểu tƣợng đã xuất hiện các yếu
tố của sự khái quát, nhƣng kiến thức vẫn còn là trực quan và cụ thể.
Đối với trình độ nhận thức cảm tính, quan trọng là các hành động của
HS với các đối tƣợng (ví dụ: mắc mạch điện, đo các đại lƣợng Vật lí, làm biến
đổi đối tƣợng…) cũng nhƣ việc quan sát các đối tƣợng, nhận biết các dấu hiệu
lặp đi lặp lại nhiều lần, mô tả bằng lời diễn biến của hiện tƣợng, tính chất của
đối tƣợng…đó là những hành động chủ yếu trong giai đoạn nhận thức cảm
tính của HS. Ở đây, những phƣơng tiện trực quan giữ một vai trò đặc biệt (các
thí nghiệm biểu diễn, các mô hình, bảng biểu, hình vẽ, phim…). Những
phƣơng tiện ấy tạo khả năng hình thành một cách rõ ràng và đúng đắn những
kiến thức của HS về những sự kiện và những nhận định cơ bản, chúng là cơ
sở cho trình độ nhận thức lí tính tiếp theo.
Nhận thức lí tính hay còn gọi là tƣ duy- là sự nhận thức khái quát và gián
tiếp của con ngƣời về những thuộc tính, tính chất của sự vật hiện tƣợng trong
thực tế khách quan về những mối liên hệ và quan hệ bản chất của chúng. Ở giai
đoạn nhận thức lí tính đòi hỏi HS phải biết khái quát hoá các dữ kiện mà họ đã
thu đƣợc một cách cảm tính, hệ thống hoá chúng để đi đến thiết lập mối quan
hệ giữa chúng, đi đến hiểu hiểu đƣợc mối quan hệ bản chất của các hiện tƣợng
nghiên cứu, thiết lập đƣợc các định luật, phát triển lí thuyết, rút ra những hệ
quả của lí thuyết đó để có thể kiểm tra đƣợc bằng thực nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính có quan hệ với nhau. Nhận
thức cảm tính làm nền tảng cho nhận thức lí tính phát triển. I.F.Khalamop đã
viết rằng: “Yếu tố thúc đẩy tƣ duy là những nhiệm vụ nhận thức nảy sinh trên
cơ sở tri giác ”.
Ví dụ: Khi xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng, ban đầu HS đƣợc quan
sát đƣờng đi của tia sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trƣờng trong
suốt khác nhau, sau đó dựa trên việc lập bảng số liệu về quan hệ giữa góc tới
và góc khúc xạ kết hợp với vẽ đồ thị biểu diễn, GV hƣớng dẫn HS khái quát
thành định luật.
Từ sự phân tích trên chúng tôi cho rằng đối với HS miền núi GV nên
tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện trực quan nhƣ thí nghiệm biểu diễn, mô
hình, tranh ảnh…để cho các em đƣợc quan sát nhiều hơn. Bởi vì HS miền núi
ít có cơ hội làm quen với máy móc kĩ thuật, ít đƣợc quan sát (nghe nhìn) sự
vận động của thế giới khách quan qua các nguồn thông tin đại chúng- đó là
những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế sự phát triển tƣ duy của các em. Bên
cạnh đó GV cần phải đƣa ra các sự vật hiện tƣợng, từ đó thiết lập các định
luật, phát biểu lôgic các lí thuyết, rút ra hệ quả, kiểm tra bằng thực nghiệm.
Việc hình thành các khái niệm mới cần phải sử dụng các quá trình trừu tƣợng
hóa, khái quát hoá, cụ thể hoá. Ngoài ra, các thao tác tƣ duy nhƣ qui nạp, so
sánh, phân tích, tổng hợp…cũng luôn đƣợc sử dụng trong quá trình học tập
Vật lí. M.Bunseman đã viết: “Việc hình thành các khái niệm Vật lí và thiết
lập mối quan hệ giữa chúng đƣợc tiến hành trong quá trình thực hiện các thao
tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, định nghĩa, trừu tƣợng hoá, khái
quát hoá và cụ thể hoá”
16
.
Sự trừu tƣợng hoá, khái quát hoá và cụ thể hoá giữ vai trò chủ yếu trong
quá trình hình thành khái niệm mới. Quá trình trừu tƣợng hoá ở HS diễn ra
trên cơ sở phân tích, so sánh. Sự phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hoá,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
khái quát hoá cho phép HS rút ra những tính chất cơ bản của sự vật hiện
tƣợng và bỏ qua những tính chất riêng lẻ, không chủ yếu khác của nó. Sự cụ
thể hoá cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm. Nhờ cụ
thể hoá mà HS phát hiện ra những biểu hiện trong thực tế của các khái niệm
trừu tƣợng.
Qui nạp và diễn dịch cũng luôn đƣợc sử dụng trong quá trình hình thành
khái niệm, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ. Trong bƣớc đầu học tập, HS đi
từ những kiến thức cảm tính cụ thể của các sự kiện, bằng phép qui nạp đi đến
nhận thức các qui luật của tự nhiên. Để ứng dụng qui luật tự nhiên vào thực
tiễn, HS lại phải áp dụng phƣơng pháp suy luận suy diễn.
Ví dụ: Khi hình thành khái niệm dòng điện Fu-cô, sau khi quan sát dao
động của một thanh kim loại xẻ rãnh và một thanh kim loại không xẻ rãnh
trƣớc một nam châm điện. HS phân tích, so sánh để thấy rõ sự khác nhau
trong hai trƣờng hợp: Thanh kim loại bị xẻ rãnh dao động lâu hơn so với
thanh không xẻ rãnh. Kết hợp với khái niệm về hiện tƣợng cảm ứng điện từ
và định luật Len-xơ, GV hƣớng dẫn HS đi đến khái niệm dòng Fu-cô. Qua đó
có thể yêu cầu HS tự tìm hiểu công dụng của dòng Fu-cô và giải thích cách
làm giảm những tổn hao do dòng Fu-cô gây nên.
Từ những phân tích trên đây chung tôi nhận thấy: Muốn cho HS tích
cực hoạt động nhận thứcVật lí thì ngoài nhu cầu, hứng thú, HS cần phải đƣợc
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các thao tác chân tay nhƣ tác động vào đối
tƣợng, bố trí các phép đo, sử dụng các dụng cụ đo…và các thao tác tƣ duy
nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá và cụ thể hoá.
Đồng thời HS cũng phải biết sử dụng các phƣơng pháp suy luận nhƣ qui nạp,
suy diễn…Nhờ thực hiện thành công những thao tác đó, các em đạt đƣợc
những hiểu biết mới tạo nên sự phấn khởi, tin tƣởng trong hoạt động nhận
thức. đó cũng là cách thức để HS hình thành các khái niệm, định luật Vật lí và
phát triển tƣ duy của các em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
2.1.3.2. Phương pháp hình thành và rèn luyện cho học sinh thực hiện các
thao tác tư duy và suy luận lôgic.
Để HS tích cực hoạt động và hoạt động có hiệu quả thì các em phải
đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên những kĩ năng, kĩ xảo và phƣơng pháp suy luận.
B.G.Razymôpxki viết rằng: “Để dạy cho HS quan sát và áp dụng phép so
sánh loại tỉ, định nghĩa khái niệm và chứng minh định luật, cần phải hàng
ngày bắt HS sử dụng các thao tác tƣ duy đó. Việc đó cần phải làm cả khi
nghiên cứu tài liệu mới, khi củng cố tài liệu, khi ôn tập kiểm tra, khi tiến hành
các thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực tập, khi giải các bài toán Vật lí
cũng nhƣ khi tham quan”
16
.
Các thao tác tƣ duy diễn ra trong trí óc của HS nên GV khó có thể quan
sát và nhận biết để uốn nắn giúp đỡ, Vậy làm thế nào để dạy cho HS hoàn
thành những thao tác tƣ duy một cách có kết quả nhƣ là dạy cho các em hoàn
thành một công việc bất kì? Chúng tôi cho rằng đối với HS miền núi chƣa có
nhiều kinh nghiệm hoạt động tƣ duy, có thể sử dụng những cách làm sau:
* Giáo viên lựa chọn con đƣờng hình thành những khái niệm và định
luật Vật lí phù hợp với các qui luật của lôgic học và tổ chức quá trình học tập
sao cho trong từng giai đoạn xuất hiện tình huống bắt buộc HS phải thực hiện
các thao tác tƣ duy và phƣơng pháp suy luận lôgic mới có thể giải quyết đƣợc
vấn đề và hoàn thành đƣợc nhiệm vụ học tập. Con đƣờng đó không thể là con
đƣờng thông báo kiến thức dƣới dạng có sẵn mà là con đƣờng HS tự lực hoạt
động để xây dựng nên kiến thức mới. Những tình huống phổ biến bắt buộc
HS phải thực hiện các thao tác tƣ duy là:
- Nhận biết những dấu hiệu biểu thị đặc tính của sự vật hiện tƣợng.
- Tìm những yếu tố ảnh hƣởng đến diễn biến của hiện tƣợng hoặc gây ra
một biến đổi trong tính chất của sự vật hiện tƣợng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
- Xác định yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất tác động đến diễn biến
của hiện tƣợng, của tính chất sự vật?
- Tìm những dấu hiệu giống nhau và khác nhau trong các sự vật, hiện tƣợng.
- Tìm dấu hiệu chung, tính chất chung của nhiều sự vật hiện tƣợng.
- Rút ra kết luận chung sau khi quan sát nhiều hiện tƣợng, nhiều thí nghiệm.
- Nhận biết những biểu hiện cụ thể trong thực tế của các khái niệm trừu
tƣợng, những mối quan hệ thực chất.
- Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tƣợng.
- Dự đoán sự diễn biến của hiện tƣợng.
- Giải thích một hiện tƣợng.
- Bố trí một thí nghiệm để đo lƣờng một đại lƣợng Vật lí.
- Bố trí một thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết.
* Giáo viên đƣa ra những câu hỏi để định hƣớng cho HS tiến hành các
thao tác tƣ duy và suy luận lôgic thích hợp trong mỗi tình huống cụ thể.
Những câu hỏi phổ biến hay dùng là:
- Quan sát thấy hiện tƣợng diễn biến thế nào? qua những giai đoạn nào?
- Quan sát thấy một đại lƣợng Vật lí, một tính chất của sự vật biến đổi
nhƣ thế nào trong hiện tƣợng này, trong thí nghiệm này?
- Có gì giống nhau trong hai thí nghiệm này?
- Có gì khác nhau trong hai thí nghiệm này?
- Trong hai (hoặc ba) trƣờng hợp quan sát đƣợc hiện tƣợng, có thể chỉ ra
nguyên nhân chung nào không?
- Có thể rút ra kết luận gì chung sau khi khảo sát các trƣờng hợp nói trên?
- Trong những điều kiện cụ thể đã cho, ta có thể dự đoán hiện tƣợng sẽ
xảy ra nhƣ thế nào? căn cứ vào đâu mà dự đoán?
- Hiện tƣợng đang xem xét tuân theo định luật nào? qui tắc nào?
- Giải thích vì sao hiện tƣợng lại xảy ra nhƣ thế?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
- Cần phải bố trí thí nghiệm nhƣ thế nào để tạo ra hiện tƣợng mong muốn?
- Giữa hai đại lƣợng A và đại lƣợng B có mối quan hệ thế nào trong
hiện tƣợng này?
- Hiện tƣợng quan sát đƣợc biểu hiện tính chất nào của sự vật hiện tƣợng?
* Giáo viên phân tích các câu trả lời của HS để chỉ ra đƣợc chỗ sai của HS
khi thực hiện các thao tác tƣ duy, suy luận lôgic và hƣớng dẫn cách sửa chữa.
a) Những sai lầm của HS thƣờng do các nguyên nhân sau đây:
- Không nhận ra những dấu hiệu đặc trƣng của sự vật hiện tƣợng.
- Không phát hiện ra những biến đổi bên ngoài của các sự vật, hiện
tƣợng.
- Không nhận biết đƣợc những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng
có quan hệ với các khái niệm trừu tƣợng nào của Vật lí.
- Không phân biệt đƣợc những biến đổi có tính ngẫu nhiên và những
biến đổi có tính qui luật.
- Không nắm đƣợc những khái niệm, những định luật cần thiết phải biết
trƣớc khi xây dựng một phán đoán hay một suy luận.
- Không thực hiện phép suy luận phù hợp với các qui tắc, qui luật của
lôgic học.
b) Việc sửa chữa những sai lầm đó của HS, nhất là đối với HS miền núi
cần phải làm một cách công phu, tỉ mỉ theo ba hƣớng:
- Bổ sung, ôn tập lại cho HS những kiến thức cần có đã đƣợc học.
- Tổ chức cho HS quan sát lại hiện tƣợng sau khi đã định hƣớng rõ hơn
mục đích quan sát và kế hoạch quan sát.
- Yêu cầu HS phát biểu rõ từng giai đoạn của suy luận để phát hiện chỗ
đúng, chỗ sai của từng giai đoạn.
* Giáo viên giúp HS khái quát hoá kinh nghiệm thực hiện những suy
luận lôgic dƣới dạng một số qui tắc đơn giản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Trong quá trình học tập Vật lí HS không những phải thực hiện nhiều
thao tác tƣ duy mà còn gặp nhiều tình huống phải thực hiện các suy luận
lôgic. Nếu HS tự lực mò mẫm các phép suy luận lôgic thì vừa mất thời gian,
vừa có thể dẫn đến kết luận sai lầm. Chúng tôi cho rằng: mặc dù GV không
dạy cho HS một cách tƣờng minh các thuật ngữ và các qui tắc lôgic, nhƣng
GV có thể cho các em làm quen với các qui tắc, qui luật đặc thù dƣới dạng
đơn giản. Việc làm này đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình học tập,
lâu dần những kiến thức đó trở thành kĩ năng hành động nhận thức của HS
mặc dù các em không biết đó là qui tắc nào. Đối với HS miền núi, GV cần
chú ý đến một số hình thức suy luận phổ biến sau đây trong học tập Vật lí:
a) Qui nạp tìm nguyên nhân của hiện tƣợng:
Khi có hiện tƣợng A thì luôn luôn có hiện tƣợng B, khi không có A thì
không có B, vậy A là nguyên nhân của B.
b) Qui nạp tìm mối quan hệ hàm số giữa hai đại lƣợng Vật lí :
Cho một đại lƣợng tăng (hoặc giảm) hai, ba lần xem đại lƣợng kia biến
đổi thế nào? (có tăng, giảm hai ba lần không hay ngƣợc lại).
c) Diễn dịch dự đoán hiện tƣợng:
- Theo định luật (hay qui tắc) đã biết: Nếu có điều kiện A thì có hiện
tƣợng B.
- Ở đây có điều kiện A.
- Vậy sẽ có hiện tƣợng B.
Rút gọn: Vì có điều kiện A nên sẽ xảy ra hiện tƣợng B.
d) Diễn dịch giải thích hiện tƣợng:
Trong Vật lí học, giải thích một hiện tƣợng là nói rõ hiện tƣợng đó xảy
ra là theo định luật nào, do tính chất nào của sự vật, hiện tƣợng chi phối.
- Theo định luật (hay tính chất) C đã biết: A là nguyên nhân duy nhất
sinh ra hiện tƣợng B.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
- Ở đây có hiện tƣợng B.
- Vậy nguyên nhân của hiện tƣợng B là do có A.
Rút gọn: nguyên nhân của hiện tƣợng B là vì có A.
e) Thông thƣờng, một hiện tƣợng Vật lí trong thực tiễn có thể do
nhiều nguyên nhân đồng thời tác động hoặc là lần lƣợt tác động rất nhanh
mà ta chỉ quan sát đƣợc kết quả cuối cùng. Nhƣ vậy, muốn giải thích hay
dự đoán hiện tƣợng phức tạp đó, ta phải thực hiện một chuỗi nhiều phép
suy luận lôgic hay một suy luận kép. Lúc đầu, cần phải hƣớng dẫn HS phân
tích hiện tƣợng phức tạp thành những hiện tƣợng đơn giản và thực hiện
từng phép suy luận đơn giản. Sau đó, khi đã quen rồi, có thể thực hiện các
phép suy luận rút gọn hay làm tắt, hiểu ngầm một số giai đoạn của suy
luận. Nhƣng nếu HS phạm sai lầm thì bắt buộc phải làm tỉ mỉ, xem xét
từng nguyên nhân, từng giai đoạn
15
.
Nhƣ vậy, biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện những thao tác tƣ duy
và phƣơng pháp suy luận lôgic cho HS là việc làm thƣờng xuyên của bất kì
GV Vật lí nào khi đứng lớp. Tuy nhiên, tuỳ theo từng đối tƣợng HS mà GV
sử dụng biện pháp này ở mức độ nào để đảm bảo cho HS hoạt động nhận thức
thành công. Ở miền xuôi các loại hình thông tin đại chúng nhiều và đa dạng
nên trong trí não của HS miền xuôi đã có sẵn những thao tác tƣ duy (mặc dù
những thao tác này chƣa đƣợc HS lĩnh hội thành hệ thống). Vì vậy GV chỉ
cần gợi ý là HS có thể hoàn thành đƣợc ngay nhiệm vụ nhận thức. Ở miền núi
KT- XH kém phát triển, các loại hình thông tin đại chúng còn chƣa đƣợc phổ
biến tới tất cả ngƣời dân. HS ít đƣợc tiếp xúc với máy móc, ít đƣợc làm quen
với sách báo, tranh ảnh, ít đƣợc quan sát (nghe nhìn) xem ngƣời ta cắt nghĩa,
giải thích các sự kiện và hiện tƣợng của tự nhiên nhƣ thế nào? cho nên trong
trí não của HS miền núi chƣa có các thao tác tƣ duy, hoặc nếu có thì còn sơ
sài và mờ nhạt. Vì vậy, để đảm bảo cho HS miền núi tích cực, tự lực hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
động thì trƣớc hết GV phải làm xuất hiện (hình thành) ở các em các thao tác
nhận thức, sau đó cho các em rèn luyện thực hành các thao tác này trong hoạt
động học tập. Việc này GV phải cho HS thực hiện thƣờng xuyên và kết hợp
nhiều hình thức, có nhƣ vậy thì sau một thời gian các thao tác tƣ duy mới biến
thành năng lực nhận thức sáng tạocủa HS, từ đó HS mới có điều kiện tự lực
hoạt động nhận thức đƣợc.
2.1.4. Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ khoa học Vật lí cho HS miền núi.
HS miền núi ít đƣợc hoạt động giao tiếp, ít đƣợc tiếp xúc với các loại
máy móc cũng nhƣ những ứng dụng khoa học- kĩ thuật tiên tiến nên vốn ngôn
ngữ nghèo nàn, đặc biệt là các khái niệm và thuật ngữ khoa học. Để có thể
tiếp thu đƣợc các kiến thức, kĩ năng Vật lí, đòi hỏi HS phải hiểu và diễn đạt
một cách chính xác các khái niệm và thuật ngữ Vật lí. Vì vậy, việc bồi dƣỡng
vốn thuật ngữ, khái niệm Vật lí là một biện pháp thiết thực mang tính đặc thù
của khu vực miền núi. Chỉ khi hiểu rõ các khái niệm, nắm đƣợc các thuật ngữ,
các đại lƣợng đặc trƣng của Vật lí, biết các mối quan hệ giữa các đại lƣợng
các em mới hiểu đƣợc các kiến thức Vật lí.
Phân tích trên cho thấy rằng nếu khi hƣớng dẫn HS hoạt động, GV
thƣờng xuyên quan tâm đến việc làm phong phú thêm các vốn từ Vật lí, khắc
sâu các khái niệm Vật lí, tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện phƣơng pháp diễn
đạt bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết cho HS theo phƣơng pháp đặc trƣng bộ
môn thì dần dần HS có thể chiếm lĩnh đƣợc kiến thức Vật lí nhanh hơn, vững
hơn, đồng thời tƣ duy của các em cũng đƣợc phát triển hơn. Để làm tốt điều
đó, GV có thể thực hiện theo các bƣớc sau:
2.1.4.1. Khắc sâu các khái niệm làm phong phú vốn thuật ngữ cho HS miền núi.
“Tƣ duy bắt đầu từ ngôn ngữ, thiếu ngôn ngữ con ngƣời không thể tƣ
duy đƣợc”. Vì vậy, để phát triển tƣ duy cho HS miền núi thì trong quá trình
hƣớng dẫn các em học, GV phải khắc sâu ngữ- nghĩa của các khái niệm, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
thuật ngữ, từng bƣớc làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ Vật lí và khoa học
cho các em. Cụ thể là:
a) Tìm sự tƣơng đƣơng giữa những từ ngữ thông dụng hàng ngày với các
thuật ngữ Vật lí.
Ví dụ:
- HS miền núi đã quen với từ “cản trở” (đƣờng đi khó khăn vì gặp nhiều
“cản trở”). Khi học về khái niệm “điện trở” GV có thể giải thích thêm: “điện”
tức là chỉ các phần tử mang điện; “trở” tức là cản trở; “điện trở” tức là sự cản
trở chuyển động có hƣớng của các hạt mang điện tức là cản trở dòng điện.
Mỗi dây dẫn (đƣợc ví nhƣ con đƣờng) tuỳ theo kích thƣớc to hay nhỏ, dài hay
ngắn mà có tính chất cản trở dòng điện nhiều hay ít, tính chất đó của một dây
dẫn đƣợc gọi là điện trở của dây dẫn đó.
- HS miền núi đã quen với từ “biến đổi”(biến đổi là sự thay đổi). Khi học
về “biến trở” GV có thể giải thích thêm: “biến ” là chỉ sự “biến đổi”, sự “thay
đổi”; “trở” tức là chỉ “điện trở”; cái “biến trở” là chỉ cái dụng cụ có điện trở
thay đổi đƣợc, do đó dòng điện đi qua cái biến trở cũng có thể thay đổi đƣợc.
Vì vậy, ngƣời ta thƣờng dùng cái biến trở để làm thay đổi cƣờng độ dòng điện
ở trong mạch.
Vật lí là khoa học mà biểu hiện của nó gắn liền với nhiều hiện tƣợng, sự
vật xung quanh ta. Vì vậy, GV có nhiều cơ hội để tìm sự tƣơng đƣơng giữa
thuật ngữ mà HS đang lĩnh hội với những thuật ngữ mà các em thƣờng đƣợc
dùng trong đời sống hàng ngày. Việc tìm sự tƣơng đƣơng đó phải có chọn lọc,
phải xác thực và phù hợp với đối tƣợng HS của từng khu vực.
b) Xây dựng thuật ngữ mới để diễn đạt một khái niệm mới.
Ví dụ: Khi hình thành khái niệm “gia tốc”, xuất phát từ nhận xét tổng
quát: các chuyển động thẳng biến đổi khác nhau ở chỗ vận tốc tức thời biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
thiên nhanh chậm khác nhau. GV đặt vấn đề về so sánh hai chuyển động biến
đổi bằng cách đƣa ra hai chuyển động thực tế: chuyển động của một xe đạp và
một xe máy sau khi xuất phát, để HS thấy rằng đây là hai chuyển động thẳng
nhanh dần, nhƣng mức độ tăng vận tốc của chúng khác nhau. Nếu chỉ dùng
khái niệm vận tốc thì chƣa đủ để so sánh hai chuyển động. Muốn biểu thị đặc
tính này của chuyển động thẳng biến đổi, cần phải có đại lƣợng Vật lí mới mô
tả đƣợc mức độ biến đổi của vận tốc- đại lƣợng đó chính là gia tốc.
2.1.4.2. Rèn luyện ngôn ngữ nói cho HS qua giờ Vật lí.
Môn Vật lí ở trƣờng phổ thông là một khoa học thực nghiệm, phần lớn
thông qua thí nghiệm để khái quát hoá các định luật. Việc để HS mô tả lại
hiện tƣợng quan sát đƣợc, nhận xét kết quả thí nghiệm, lập luận để rút ra các
kết luận cần thiết là cách rèn luyện ngôn ngữ nói tốt nhất cho các em. GV yêu
cầu HS mô tả chính xác những điều quan sát đƣợc bằng vốn từ ngữ hiểu biết
của mình, sau đó đề nghị HS khác nhận xét, bổ sung, GV điều chỉnh để đi đến
kết luận chính xác khoa học.
Mỗi khái niệm, định luật Vật lí thƣờng nêu lên một mối quan hệ nhân
quả, một quan hệ hàm số, một sự ràng buộc khách quan. HS miền núi khi phát
biểu những định nghĩa, định luật thƣờng gặp khó khăn do vốn ngôn ngữ khoa
học còn ít. Việc chọn một thuật ngữ khoa học hay thuật ngữ lôgic để mô tả
một mối quan hệ nào đó đối với các em là một hành động mới mẻ, chƣa có
kinh nghiệm do đó các em dễ dùng sai hoặc thiếu chính xác. Theo chúng tôi,
để phát triển khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói cho HS thì trong quá trình
hƣớng dẫn cho HS chiếm lĩnh tri thức, GV nên động viên khuyến khích HS
phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia nhận xét, sửa chữa hoặc bổ sung ý
kiến của bạn. Cuối cùng yêu cầu HS chú ý lắng nghe khi GV chốt lại một
cách chính xác, ngắn gọn và đầy đủ (để HS dễ nhớ và dễ học).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
2.1.4.3. Rèn luyện ngôn ngữ viết.
Trong quá trình dạy học, để đánh giá kết quả học tập của HS qua mỗi
một giai đoạn nhất định bên cạnh phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan GV
phải sử dụng cả phƣơng pháp tự luận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy một số khái niệm và định luật Vật lí của chương Khúc xạ ánh sáng (Vật lí 11-.pdf