Đề tài Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương) của người dân xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẨU 0

1. Lý do chọn đề tài 0

2. Mục đích nghiên cứu: 1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2

4. Đối tượng nghiên cứu: 2

5. Khách thể nghiên cứu: 2

6. Phạm vi nghiên cứu: 2

7. Giả thuyết nghiên cứu: 2

8. Phương pháp nghiên cứu: 2

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1. Vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. 4

1.1. Nghiên cứu tính cộng đồng ở nước ngoài. 4

1.2. Nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt Nam. 6

2. Khái niệm cơ bản của đề tài. 8

3. Một số đặc trưng của làng xã Việt Nam truyền thống. 9

3.1. Dư luận làng: 11

3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng. 11

3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng. 12

4. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ: 13

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 16

I. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu. 16

II. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ. 16

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 27

1. Kết luận. 27

1.2. Về phương diện lý luận: 27

1.3. Về phương diện thực tiễn. 27

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương) của người dân xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác phẩm như: * “Xung quanh một số nghiên cứu về tính cá nhân và tính tập thể” tạp chí Tâm lý học số 2/4/2001. * “Khái niệm về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lý học, số 8, tháng 8/2002. * Một số lý thuyết về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lý học, số 10, tháng 10/2004. * Tính cộng đồng và tính cá nhân từ góc độ nhận thức và mô tả về cái tôi” Tạp chí Tâm lý học, số 10, tháng 11/2004. Tuy vậy, đăng kí phải nói đến công trình cá nhân của người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội” của ông. Đây có thể coi là công trình lớn và qui mô nhất, cụ thể nhất về tính cá nhân và tính cộng đồng biểu hiện trên ba mặt nhận thức: định hướng giá trị và hành vi, khách thể nghiên cứu là 415 người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả cho thấy: tính cộng đồng tồn tại song song cùng với tính cá nhân, tính cá nhân biểu hiện khá rõ nét, nhưng tính cộng đồng (tập thể) vẫn chiếm ưu thế hơn, tính cá nhân của những khách thể nghiên cứu gắn với hoàn cảnh, tình huống. Các kết quả này đồng nhất với các kết quả của các tác giả khác. 2. Khái niệm cơ bản của đề tài. a.Khái niệm về tính cộng đồng. Định nghĩa tính cộng đồng. Tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng của con người, tính cộng đồng xuất hiện ở mỗi cá nhân văn hoá khác nhau thì tính cộng đồng này thể hiện ở các mức độ không giống nhau. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Tác giả Trần Ngọc Thâm (21.191) định nghĩa: “Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại”. Theo định nghĩa này, mỗi người trong cộng đồng đều hướng tới những người khác. Đó chính là một biểu hiện dẫn đến sự liên kết ở cấp độ làng. Tác giả H.Trianchs cho rằng: “tính cộng đồng tập thể là xu hướng của con người, nhấn mạnh (ưu tiên) cho cách nhìn nhận nhu cầu, mục đích của nhóm nội hơn là bản thân; niềm vui làm mình hoà chung với nhóm nội hơn là niềm tin phân biệt mình với nhóm nội; Sự sẵn sàng hợp tác với thành viên nhóm nội; gắn bó về mặt cảm xúc với nhóm nội”. Nhìn vào định nghĩa của H.triandis chúng ta thấy định nghĩa của ông những hạn chế là ông quá nhấn mạnh đến tính cộng đồng trong nhóm nội, nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định thì nhóm ngoại cũng có thể được ưu tiên. S.Yamaguchi khi nghiên cứu về tính cộng đồng của người Nhật Bản cũng đưa ra định nghĩa: “Tính cộng đồng là xu hướng coi trọng các mục đích của nhóm hơn các mục đích của cá nhân, khi các mục đích này có mâu thuãn” theo chúng tôi thì định nghĩa này quá đơn giản, không nêu được hội hàm của khái niệm, nó chỉ nhấn mạnh đến biểu hiện của tính cộng đồng trong hoàn cảnh cụ thể là khi mục đích cá nhân và mục đích của nhóm bị mâu thuẫn, chứ không bao quát được hoàn cảnh khác. Đỗ Long cho rằng: tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý xã hội của nhóm, thể hiện năng lực phối hợp, kết hợp ở sự thống nhất của các thành viên trong hành động và làm cho các quan hệ qua lại của các hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng nhất”. Theo định nghĩa này tính cộng đồng chính là một đặc điểm tâm lý của nhóm, một cộng đồng gồm nhiều cá thể người hợp thành. Nó là một yếu tố tạo nên sức mạnh của nhóm và sức mạnh ấy được thể hiện qua năng lực phối hợp hành động của các cá nhân trong nhóm. Nó không phải là phép cộng đơn thuần các đặc điểm cá nhân, mà khi đã có tính cộng đồng thì nhóm sẽ có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với sức mạnh của tất cả các thành viên gộp lại. Từ quá trình tìm kiếm và phân tích các định nghĩa của các nhà nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được kết luận: “Tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý thể hiện xu hướng đặt người khác, tập thể, cộng đồng vào vị trí ưu tiên trong nhận thức của cá nhân”. Ưu tiên, coi trọng các giá trị cộng đồng, tập thể hơn là định hướng vào các giá trị cá nhân, từ đó dẫn đến hoạt động ứng xử vì tập thể cộng đồng hơn và vì cá nhân”. 3. Một số đặc trưng của làng xã Việt Nam truyền thống. Trần Ngọc Thêm cho rằng [21] làng là một hình thức tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú do nhu cầu liên kết với nhau chặt chẽ của những người sống gần nhau ở nông thôn, nhằm đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội. Nó bộc lộ sự gắn bó với nhau không chỉ bằng các quan hệ máu mủ mà cả bằng các quan hệ sản xuất của các thành viên trong làng. Hai tác giả Đỗ Long và Trần Hiệp [12] thì cho rằng: Làng ở Việt Nam là một đơn vị tương đối nhỏ của những cộng đồng định cư lâm - nông nghiệp và “sự tồn tại lâu dài trong mấy nghìn năm lịch sử của làng như một đơn vị hành chính, kinh tế, văn hoá, dân cư… cho phép nói tới ranh giới của nó. Như vậy, có thể cho làng là một đại lượng tâm lý trong những không gian xác định. Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với số lượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống văn hoá, dân cư…cho phép nói tới ranh giới của nó. Như vậy, có thể cho làng là một đại lượng tâm lý trong những kông gian xác định. Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với số lượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống văn hoá riêng và có đầy đủ các đặc trưng tâm lý của nó. Nó có vai trò và quan hệ trực tiếp nhất đối với mỗi người nông dân. Do ý thức được vai trò của các mối quan hệ của những thành viên trong làng mà người nông dân thường có lối sống ứng xử rất linh hoạt nhằm điều hoà mối quan hệ giữa mình với một bên là dòng họ và một bên là làng xóm láng giềng. Nguyên tắc ứng xử này được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ như: “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “hàng xóm láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau”, hay “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “chẳng gì cũng là máu mủ ruột già”… nội dung hàm ý của các câu ca dao, tục ngữ ấy chẳng mâu thuẫn với nhau mà nó còn thể hiện lối ứng xử của người Việt hết sức linh hoạt “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Sống trong làng lại biết rõ về nhau qua quá trình dài sinh hoạ, nên người Việt thường “vị tình chứ không vị lý”, “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”; “có tình, có lý”… Những người sống trong cùng một làng luôn luôn có sự hợp tác tương trợ dưới nhiều hình thức khác nhau như đổi công, giúp đỡ nhau trong các dịp hiếu, hỷ… điều này dẫn đến một hệ quả là người Việt có thói quen thích chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, yếu tố này làm nên tình cảm cộng đồng. Phạm Minh Thảo [ 19, 145 - 146] cho rằng: trước đông người dân sống quanh quẩn ở làng, chỉ làm ruộng là chủ yếu nên tâm thức tiểu nông phát triển. Đó là sự an phận thủ thường, ít chất phiêu lưu, chỉ dự trữ theo lối sống “ăn chắc, mặc bền” cuộc sống ấy có ưu điểm là “cố kết mọi người”, nhưng nhược điểm của nó là sức ỳ rất lớn, không muốn có sự xáo trộn, thay đổi. Cộng đồng có tính cố kết nhưng lại xét nét. Con người trước đây sinh ra sống và chết đi đều ở làng. Còn nay “cơ sở xã hội đã có sự thay đổi cơ bản về chất - cuộc sống ồn ảo, khẩn trương và quan niệm về tự do cá nhân phát triển đã khiến cho trật tự trên dưới không còn có tính bất di bất dịch như trước. Theem nữa ngày nay ở nông thôn, do cơ chế khoán, do các phương tiện thông tin đại chúng và sự giao lưu văn hoá thì làng xã không còn như trước nữa, vẫn còn có những tập tục mà dân làng phải theo nhưng với cuộc sống hiện đại thì con người có nhu cầu đi đây đi đó rồi lại về làng đã làm thay đổi bầu không khí tâm lí trong làng. Từ đó, các quan hệ chặt chẽ liên đới giữa các cá nhân trong làng lỏng lẻo hơn trước. Tóm lại: đặc trưng nổi bật của làng xã Việt Nam truyền thống là tính cộng đồng (tính tự trị), được hình thành và duy trì trong nhiều thế kỷ là do cơ cấu tổ chức đặc biệt của làng xã cũng như do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đã buộc con người phải có sự đoàn kết cao để chống lại thiên tai, bảo vệ mùa màng, chống giặc ngoại bang bảo vệ làng mạc, đất nước nên đã tạo nên tình cảm cộng đồng trong làng xã Việt Nam. 3.1. Dư luận làng: là một trong những cơ chế duy trì và củng cố tính cộng đồng. Dư luận làng có thể coi là một thành tố tâm lý của cộng đồng làng. Nó chịu sự chi phối của các đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội, đạo đức, văn hoá làng. Từ đó nó chịu sự chi phối mạnh mẽ đến hành vi của người nông dân. Bằng sự đánh giá tốt hay xấu, khen hay chê, khích lệ hay lên án, dư luận làng có tác động trực tiếp tới phương thức ứng xử của mọi người dân trong làng. Dư luận làng được hình thành do cơ cấu làng xã Việt Nam. Mỗi làng là một thực thể khép kín, trong đó tồn tại, nhiều nhóm xã hội khác nhau (gia đình, dòng họ, hàng xóm, hội…) với các chuẩn mực giá trị, lợi ích, trách nhiệm là nghĩa vụ riêng. Tính khép kín và quan h chằng chịt là điều kiện khiến cho các thành viên trong làng hiểu rõ nhau. Bên cạnh những mẩu chuyện về mùa màng, thời tiết, thì tất cả những sự kiện lớn nhỏ xảy ra trong làng đều trở thành nyhững mẩu chuyện của làng, được dân làng nhỏ to bàn tán mỗi khi gặp gỡ. Người trong làng bình phẩm từ chuyện hay hay dở trong làng, trong xom, trong từng gia đình, cho đến hành vi của từng cá nhân trong sinh hoạt đời thường. Những lời bàn luận, bình phẩm ấy đã tạo nên dư luận làng. Bởi thế, người nông dân luôn “trông trước nhìn sau”, trong ứng xử, “ăn vuông ở tròn” phòng khi người trên trông xuống, người ta trông vào phòng “thiên hạ đàm tiếu”, phòng “kẻ cười người chê”, phòng “miệng đời mỉa mai”. Hành vi của người nôgn dân được thông qua sự thẩm định của dư luận làng, của bà con lối xóm. Mọi cử chỉ của họ phải tuân theo ý nuốn của những người xung quanh - bị dư luận dẫn dắt, điều khiển. 3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng. Làng xã Việt Nam cổ truyền với đặc trưng là khép kín đã tạo nên bầu khong khí thanh bình, êm ả, đầm ấm. Bầu không khí tâm lý chính là các phản ánh các mối quan hệ (quan hệ giữa các thành viên trong nhóm với nhau, quan hệ giữa các thành viên với lãnh đạo…) trong một nhóm, một tập thể. Mặt khác tính chất của cá mối quan hệ trong làng cũng là yếu tố phản ánh tính cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng làng không thể không xem xét đến bầu không khí tâm lý làng. Trong cuộc sống, làng xã cổ truyền Việt Nam thì những xung đột trong làng thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, cách thức tổ chức của làng xã và những sinh hoạt cộng đồng như: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội thanh niên… đã góp phần xoa dịu những xung đột, căng thẳng trong làng. Mặt khác, trong sinh hoạt hằng ngày quan hệ làng xóm, láng giềng, gia đình thông qua giao lưu bằng thổ ngữ (tiếng địa phương) cũng đã góp phần tạo dựng tâm lý đàm ấm, cố kết của những người dân trong làng. Vì theo người nông dân, thì khi nói tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi, tự tin hơn. Mặc dù do hoàn cảnh sinh sống và học tập ở nơi khác có làm thay đổi hành vi sử dụng ngôn ngữ địa phương, nhưng hầu hết khi họ trở về quê hương thì họ vẫn dùng tiếng thổ ngữ để trò chuyện. Vì vậy, yếu tố thổ ngữ đã tác động và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý trong làng. Tóm lại: tính cộng đồng là tập hợp những yếu tố như: dòng họ, quan hệ làng xóm, láng giềng, qua việc sử dụng thổ ngữ, qua việc tuân thủ và giữ gìn phong tục tập quán của làng, lễ hội làng đã duy trì và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý làng. Nếu bầu không khi làng tích cực thì phản ánh tính cộng đồng cao. Mọi người quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau. Ngược lại, nếu bầu không khí tâm lý tiêu cực thì ở đó sự ích kỷ, cá nhân hẹp hòi đã len lỏi và lấn át cái cộng đồng. Những yếu tố đó cũng là tiêu chí giúp chúng ta thiết lập bảng hỏi và phân tích kết quả trong phần nghiên cứu thực tiễn. 3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng. Nói đến tính cộng đồng, không thể không nhắc đến một hệ quả rất quan trọng của nó đó là tình cảm cộng đồng. Như đã đề cập đến, hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù rất quan trọng của tâm lý, chính chúng là những điều kiện tiên quyết để làm xuất hiện và phát triển tâm lý người. Do đó tính cộng đồng được coi là một nét tính cách của người Việt Nam. Nếu không có hoạt động và giao tiếp thì không thể hình thành nét tính cách ấy. Trong điều kiện làng là một hệ thống khép kín với sự tồn tại tương đối độc lập về nhiều lĩnh vực cho nên hoạt động và giao tiếp không thể vượt ra khỏi phạm vi của làng và chi phát huy tác dụng trong nội bộ của nó, có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình hoạt động sống của mỗi người. Trên thực tế, quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân đều phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức đặc thù của làng; sự tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của làng. Tâm lý cộng đồng làng sẽ qui định mức độ tiếp thu kinh nghiệm, phạm vi học hỏi, trình độ, bề rộng, chiều sâu của các tri thức của các thành viên trong làng. Giao tiếp, thực hiện chức năng rất quan trọng, đó là chức năng cảm xúc, tình cảm. Cần phải khẳng định rằng: tính cộng đồng được hình thành và biểu hiện qua hoạt động giao tiếp, nhưng một khi nó đã trở thành đặc trưng của làng xã, ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người nông dân thì nó cũng sẽ tác động lại hoạt động và giao tiếp của người dân trong làng. Tính cộng đồng chính là biểu hiện ở mức độ cao của tính cộng đồng làng. 4. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ: Thổ ngữ là phương tiện để người dân có thể giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phản ánh ưu, nhược điểm của các thành viên trong làng… Vì vậy, nét đặc trưng của thổ ngữ mang đặc điểm của từng làng. Thổ ngữ là một yếu tố trong hệ thống những yếu tố làm nên văn hoá làng, thổ ngữ đóng vai trò tích cực trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của những người trong làng. Làng ra đời càng sớm bao nhiêu, càng cổ xưa bấy nhiêu, thì giọng nói của làng càng đặc trưng bấy nhiêu. Vì theo những người nông dân, thổ ngữ chính là sự kế thừa từ thế hệ trước truyền đạt lại cho những thế hệ sau, nên thổ ngữ là tiếng cha sinh mẹ đẻ, họ có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Có chăng sự thay đổi sử dụng thổ ngữ là do môi trường sinh sống và học tập buộc họ phải thích nghi, nhưng khi về làng họ vẫn sử dụng tiếng của làng mình. Đặc trưng chủ yếu của thổ ngữ được thể hiện ở ngữ điệu, thanh sắc, cách phát âm, cách gọi tên đồ vật, sự vật. Theo nhứng ngtười nông dân thì họ lại cho rằng: âm tiết, ngữ điệu, cách phát âm thì có thể là nhấn mạnh, hoặc kéo dài, hoặc tô đậm ở nguyên âm thêm thanh điệu của làng được coi là thiêng liêng mà mỗi người cần phải giữ gìn và bảo vệ. Những người có cùng chung một thứ tiếng nói, họ luôn ý thức về tính cộng đồng, nó được thể hiện ở chỗ là họ có thể nói dược thứ ngôn ngữ toàn dân nhưng khi gặp những người trong làng thì họ lại nói thứ tiếng của làng mình, bởi họ nghĩ, nói tiếng địa phương của làng xã mình cảm thấy gần gũi hơn, tự tin hơn. Trong thâm tâm của từng người dân thì họ cảm thấy thân thiết hơn so với bất cứ cách diễn đạt nào khác. Thổ ngữ mang tính đạc trưng của nó. Vì vậy, thổ ngữ là thứ tiếng nói cho một làng xã cụ thể nào đó ở Việt Nam, nên người trong làng có thể nghe tiếng thôi họ có thể phân biệt được đâu là người làng mình, đâu là không phải. Vì vậy, nói đã tạo cơ sở, là nền tảng tạo ra tâm lý “vững dạ” hơn, được che chở hơn vf cũng cho họ sức mạnh hơn trong cộng đồng có cùng chung tiếng nói, chung ngữ điệu, thanh điệu. Thổ ngữ là tiêu chí phân biệt làng này với làng khác, nên dù có bị làng làng khác chê bai, nhạo báng nhưng bao giờ nó cũng được trân trọng và gìn giữ. Đối với người dân trong làng thì thổ ngữ là danh dự chung của làng không được chế nhạo, nếu có sự chế nhạo sẽ tạo nên tâm lý rất tức giận trong từng thành viên trong làng. Một người dân trong làng đi làm xa nhưng khi trở về thì họ vẫn ý thức được rằng họ phải sử dụng tiếng địa phương của mình để giao tiếp. Nếu có nói tiếng pha tạp, không phù hợp với tâm lý chung của các thành viên trong làng xã thì sẽ bị dư luận làng xã lên tiếng chê trách, người dân thì dị nghị, dem pha và nhìn với ánh mắt đây tức giận. Theo quan điểm của từng thành viên trong làng xã cho rằng: nếu người đi làm xa, học tập có thể sử dụng tiếng ngôn ngữ của địa phương khác nhưng với điều kiện khi ngôn ngữ đó phải có sự tương đồng với ngôn ngữ làng xã mình. Đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, đã kéo theo hàng loạt các biến động về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội. Thổ ngữ cũng bị yếu tố hội nhập và phát triển chi phối, nhưng người dân luôn tự ý thức về bản thân, về cộng đồng mình mà biểu hiện ở chỗ: ngày nay do có nhiều luồng thông tin đại chúng từ những phương tiện hiện đại mang lại. Sự giao lưu giữa các nền văn hoá đã làm ngôn ngữ của làng xã Việt Nam xáo trộn nhưng người dân trong làng xã Việt Nam vẫn dùng thứ tiếng cha sinh mẹ đẻ, họ vẫn ý thức được trách nhiệm cần phải gìn giữ bản sắc dân tộc. Vì đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những quy định, nguyên tắc trong làng xã được củng cố; người dân trong làng có thể bị dư luận làng xã lên án là a dua, học đòi, mất gốc… khi người đó có hành vi không phù hợp với các chuẩn mực của làng xã. Tính cố kết, gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hoá làng xã biểu hiện ở mức độ cao khi người dân đã ý thức được rằng: cho dù ai đó trong làng chuyển tới một nơi nào khác sinh sống, học tập thì có thể chấp nhận được khi họ dùng thứ tiếng nói khác với làng xã để cho phù hợp hơn với môi trường ấy, nhưng khi về làng thì họ phải sử dụng thổ ngữ của làng mình. Tóm lại, thổ ngữ là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần cấu thành nên tính cộng đồng của tâm lý làng. CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN I. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu. Xã Quảng cư, thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. Cách quốc lộ I.A 20 km về hướng đông, nghề chính là ngư nghiệp, du lịch biển, sinh thái, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất nhiễm mặn. Với đề tài nghiên cứu tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư qua việc sử dụng thổ ngữ. Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi, phỏng vấn sâu và sử lý kết quả từ đầu tháng 7/2006 đến cuối tháng 8/2006. Phát tổng số phiếu là 100 phiếu hỏi và thu lại 96 phiếu, tiến hành xử lý kết quả của 96 phiếu. Sau đây là một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Các yếu tố Tỷ lệ % Giới tính Nam 59,4 Nữ 40,6 Học vấn Mù chữ 4,2 Cấp I 22,9 Cấp II 24 Cấp III 38,5 Trung cấp 5,2 Cao đẳng đại học 7,3 1. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động và giao lưu của con người. Ngôn ngữ phản ánh những đặc trưng của một nền văn hoá mang bản chất riêng - đạm đà bản sắc dân tộc của một vùng, miền, lãnh thổ cụ thể. Với thổ ngữ lại bị quy định bởi truyền thống chủng tộc, vị trí, địa lý, môi trường xã hội. Ngôn ngữ là do con người sáng tạo để rồi duy gì gìn giữ từ thế hệ này cho tới thế hệ sau thông qua các hình thức văn tự, chữ viết, tiếng nói (truyền miệng). Vì vậyt, ngôn ngữ là do con người sáng tạo và duy trì. Khi nghiên cứu “tính cộng đồng thể hiện việc sử dụng thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá” Mục đích của tôi cần phải làm sáng tỏ vấn đề sử dụng thổ ngữ trong hoạt động và giao tiếp của người dân, đồng thời tìm ra các quá trình tâm lý ẩn chứa bên trong từng khách thể, để rồi xác thực tính tập thể trội hay tính cá nhân trội. Với tiếng nói của ngư dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá lại mang nét đặc thù của nó biểu hiện ở góc độ ngữ điệu, thanh sắc, cách phát âm và cách gọi đồ vật, sự vật… đã tạo ra sự khác biệt đáng kể trong tiếng nói của các làng quê Việt Nam. Từ đó lý giải và đưa ra mức độ của tính cộng đồng trong xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. Làng quê Việt Nam nét nổi bật làm nên tính cộng đồng là văn hoá làng xã - tức làng xã Việt Nam xưa và nay được giữ gìn và phát huy các mặt của giá trị văn hoá, củng cố tính cộng đồng, dựa trên những hành vi theo chuẩn mực tập thể. Gắn với chuẩn mực là nhận thức của từng thành viên trong làng và tính cộng đồng có trội hơn tính cá nhân là tuỳ thuộc vào nhận thức dó. Trong quá trình nghiên cứu điều tra, phỏng vấn những người dân đang sinh sống tại xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá tôi đã thu được kết quả mang tính khoa học dựa trên cơ sở, phương pháp cần vận dụng trong thực tiễn. Với số lượng phiếu là 96 phiếu tương đương với 96 người dân đang sinh ongs trên địa bàn xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá tôi đã có được những luận điểm chính xác, chân thực để đánh giá quá trình diễn biến trạng thái tâm lý. Vậy trên cơ sở thực tiễn, để xác định tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá trong việc sử dụng thổ ngữ, tôi đặt ra các giả thuyết, sau đó tôi yêu cầu người dân lựa chọn và nêu ra lý do mà mình quyết định lựa chọn cách sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong giao tiếp, kết quả thu được như sau: 1.1. Kết quả thứ nhất: Với câu hỏi: “Theo ông, bà (anh/chị) tiếng nói của làng mình có khác với những làng khác và với ngôn ngữ toàn dân không?”. Có (92,7%) số người cho rằng: tiếng nói của làng mình là khác với làng khác, sự khác nhau được thể hiện qua các phát âm (chiếm 59,4% trong tổng số 92,%), có người lại cho rằng sự khác biệt tiếng nói của làng mình với làng khác là về ngữ điệu (chiếm 30,2% trong tổng số 92,7%); số người còn lại cho rằng do cachs gọi đồ vật và sự vật khác nhau. Theo ý kiến chủ quan của tôi. Sự khác biệt là do yếu tố môi trường: vị trí địa lý, kinh tế - xã hội đã dẫn đến cách phát âm bẩm sinh “nặng” hơn so với các vùng lân cận, vùng xa. Để không là phiến diện, tôi đã hệ thống hoá ngân hàng câu hỏi, rất khoa học để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu. Taôi đưa ra tình huống: “nếu ông/bà (anh/chị) chỉ nghe tiếng nói của một người nào đó thì ông/bà (anh/chị) có nhận ra đó là người làng mình hay không?” Với (80,5%) số người lựa chọn có thể phân biệt đâu là người trong làng, đâu không phải. Vậy những người dân đó họ căn cứ dựa trên cơ sở nào? với (44,8%) số người cho rằng giọng điệu của làng mình có khác với giọng điệu của làng khác; còn cách phát âm là khác và chiếm tỉ lệ % thấp hơn (31,2%); có không ít ý kiến cho rằng họ có thể nhận ra là do cách gọi đò, vật, sự vật, nghe giọng quen thuộc. Thiết nghĩ, khi xác định tiếng người cần căn cứ vào âm sắc, thanh điệu cao thấp để phân thành “thanh phổ”. Từ trọng thành phố hầu như không có âm thanh của người nào giống người nào. Nguyên nhân là khi ta phát âm, trong vai trò của thanh đó là cực kỳ quan trọng nhưng nó không qui định hoàn toàn mà có liên quan đến hình thức cộng hưởng. Khi mỗi người phát âm, cùng với những rung động do thanh đới phát ra có sự tham gia của hầu, yết, khoang miệng, khoang mũi, lồng ngực vì mỗi người có các cơ quan và bộ phận không giống nhau hoàn toàn, cho nên ở mức độ to nhỏ và hình dạng của chúng rất khó tránh khỏi những khác biệt nhỏ nhỏ. Cùng với nó thì đầu lưỡi hàm răng, môi, gò má cũng có những khác biệt. Bên cạnh đó là sự khác nhau về giới tính, tuổi tác, khí chất và giáo dục về văn hoá nên làm cho âm điệu, âm sắc, cường độ, tiết tấu đa dạng, phong phú. Từ đó hình thành đặc trưng riêng của từng người nên người dân có thể dễ ràng nhận ra. theo ý của chủ quan của chúng tôi thì tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn, biểu hiện ở tinh thần đoàn kết, tương thân, “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”. Như vậy, nhu cầu giao tiếp bằng tiếng thổ ngữ là không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Với các số % là (73%) người lại cho rằng tiếng nói của lòng mình không khác với tiếng nói làng khác. Họ dựa vào cơ sở nào khẳng định là có sự tương đồng trong tiếng nói. Nhóm khách thể này chỉ giải thích quá đơn giản mang tính máy móc, thiết nghĩ, đây là nền tảng là cơ sở của quá trình hình thành tính cá nhân. Chúng tôi tiến hành kiểm phiếu và nhận thức thực tiễn là tính cộng đồng trội hơn tính cá nhân, nhưng bên tỏng là những trạng thái tâm lý rất phức tạp, sự phức tạp đó được biểu hiện cụ thể giữa lứa tuổi trung niên, già với lứa tuổi thanh, thiếu niên - lứa tuổi thanh thiếu niên có thiên hướng mang tính cá nhân và ngược lại trung niên, người già mang tính cộng đồng cao. Vì vậy, họ là lực lượng đông đảo góp phần hình thành nên tính cộng đồng. Chúng tôi tiến hành đưa ra tình huống: “hiện nay có một thực trạng là có một số người có tâm lý ngại không muốn nói tiếng địa phương mình hoặc pha tạp tiếng của vùng miền khác. ở làng ông/bà (anh/chị) có tình trạng đó không?”. Kết quả cho thấy (83,3%) người cho là có tình trạng đó và thực trạng này xuất hiện chủ yếu là ở giới trẻ. Vì theo tâm lý của giới trẻ là phải năng động, hoạt bát, thích nghi cao với môi trường mới. Có thể khẳng định nguyên nhân của sự xuất hiện chủ nghĩa cá nhân nằm ngay trong nhận thức của giới trẻ xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá (13%) ý kiến cho rằng: làng họ không có chuyện đó - phải chăng, do tâm lý thụ động, khép kín, ít có cơ hội giao lưu với những nền văn hoá khác, với giới trẻ trong xã, nên họ không hiểu sâu sắc về sự thay đổi tiếng nói của làng trong giới trẻ, hoặc do yếu tố không tự tin lựa hcọn phương án. Nhưng khi chúng tôi đưa ra các phương án: “theo ông/bà (anh/chị) đâu là nguyê nhân dẫn tới tâm lý trên? Có đến (54,2%) cho rằng “điều kiện nơi sống, học tập lao động buộc phải thay đổi” ; (11,5%) do tâm lý ngại ngùng không thích người khác biết mình ở đó; (9,4%) do đó không phải là tiếng nói toàn dân, nói ra sợ mọi người chê cưới; (6,2%) nghĩ rằng là do khó nói chuyện với mọi ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 33.doc