MỤC LỤC
Lời cam đoan . ii
Lời cảm ơn . iii
Mục lục . iv
Danh mục chữ viết tắt . vii
Danh mục bảng . viii
Danh mục hình . ix
Danh mục đồ thị . x
MỞ ĐẦU . 1
1. Đặt vấn đề . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài. 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 3
1.1.1. Khái quát chung. 3
1.1.2. Vị trí Demodex canis ký sinh trên chó trong hệ thống phân loại
động vật học . 3
1.1.3. Đặc điểm sinh học của Demodex canis ký sinh trên chó . 3
1.1.4. Đặc điểm dịch tễ của Demodex canis gây bệnh trên chó . 6
1.1.5. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do Demodex canis trên chó. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước . 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 15
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 19
2.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu. 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cúu. 19
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu. 19
2.1.3. Địa điểm. 19
2.1.4. Thời gian. 19v
2.2. Nội dung nghiên cứu . 19
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Demodex trên chó tại địa
bàn Hà Nội. 19
2.2.2. Mô tả đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do Demodex canis
trên chó. 19
2.2.3. Ứng dụng phác đồ điều trị. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 20
2.3.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin . 20
2.3.2. Phương pháp kiểm tra và lấy mẫu trên da. 20
2.3.3. Phương pháp quan sát, đánh giá vùng da tổn thương. 20
2.3.4. Phương pháp phân loại loài Demodex . 21
2.3.5. Phương pháp xác định cường độ nhiềm bệnh do Demodex canis
trên chó. 21
2.3.6. Phương pháp phân loại giống chó nội và chó ngoại. 21
2.3.7. Phương pháp phân loại nhóm lông dài và ngắn ở chó. 22
2.3.8. Phương pháp đánh giá mức độ gây bệnh của Demodex canis trên
chó qua biểu hiện lâm sàng . 22
2.3.9. Mùa vụ trong năm. 22
2.3.10. Quy định lứa tuổi chó. 22
2.3.11. Phương phápxử lý số liệu . 23
64 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình bệnh do Demodex canis trên chó tại địa bàn Hà Nội và ứng dụng phác đồ điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
s đã được phát
hiện trong 4 con chó qua phương pháp cạo sâu dưới da và soi trên kính hiển vi.
Theo Badescu A.C và cs. (2013), nghiên cứu 120 con chó bị bệnh có triệu
chứng lâm sàng, được chẩn đoán giữa tháng 1 năm 2012 và tháng 12 năm 2012,
Demodex canis được tìm thấy qua phương pháp cạo sâu dưới da và soi trên kính
hiển vi. Kết quả: Tổng tần suất nhiễm ký sinh trùng trong nhóm nghiên cứu là
40,83%. Không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê với giới tính hay
tuổi tác của chó.
Tsai Y-J và cs. (2011) cho biết: Demodex canis đã được tìm thấy ở chó từ
các khu vực phía bắc của Đài Loan. Một phân tích các mẫu liên quan cho biết
7,2% (73/1013) tỷ lệ nhiễm D. canis. Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào mùa đông, với tỉ
lệ trung bình là 12,5% (32/255). Tỷ lệ nhiễm dao động không đáng kể theo
tháng, giới tính, tuổi tác, và giống (P<0,05).
Sivajothi S và cs. (2013) cho biết: Trong thời gian hai năm nghiên cứu về
da liễu chó tại Bệnh viện Trường Đại học Khoa học thú y Tirupati, 32 con chó có
vấn đề về da liễu và đã phát hiện có Demodicosis. Tỷ lệ nhiễm D. canis là
56,25%.
Fiorucci Fogel and Paradis (2015) cho biết: 18 con trong tổng số 23 con
chó (78%) đã được tìm thấy Demodex canis trong da, trong khi đó 5 con chó
(22%) là Demodex Cornei. Như vậy số lượng Demodex canis luôn cao hơn
Demodex Cornei.
Theo Sastre N và cs. (2012), các trình tự của bốn loài Demodex giống hệt
nhau, trình tự bản sắc của D. canis là 99,6 và 97,3% sắc với hai chuỗi D. canis có
sẵn tại ngân hàng gen. Các trình tự phân lập của D. cornei đều giống hệt nhau
cho thấy bản sắc 97,8, 98,2 và 99,6% so với phân lập D. canis. Các trình tự của
hai chủng D. injai cũng giống hệt nhau và cho thấy bản sắc 76,6% với D. canis
trình tự. Kết luận D. canis và D. injai là hai loài khác nhau, với một khoảng cách
di truyền của 23,3%.Có khả năng Demodex thân ngắn D. cornei là một hình thái
biến thể của D. canis.
18
Theo Chen Y-Z và cs. (2012) cho biết: Tổng cộng có 3977 con chó được
công bố ở một vài bệnh viện động vật trong thành phố Quảng Châu đã được
nghiên cứu cho lây nhiễm Demodetừ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009. Kết quả
cho thấy 977 (24,57%) chó dương tính với bệnh da liễu và 130 (13,31%) của
những con chó Dermopathicdương tính với nhiễm Demodex. Tỷ lệ theo mùa cho
thấy cao nhất là tháng ba (4,15%) và thấp nhất là tháng mười hai (1,39%). Tỷ lệ
nhiễm ở chó đực (3,67%) là cao hơn so với những con chó cái (2,74%). Chó 1-5
tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn với các độ tuổi khác. Điều tra này cho thấy tỷ lệ nhiễm
Demodex ở chó trong các vùng lân cận thành phố Quảng Châu của Trung Quốc,
chiếm 13,31% các trường hợp bệnh da liễu.
Ali MH và cs. (2011) cho biết: Tổng cộng 48 con chó hoang (27 đực và 21
cái) đã được kiểm tra, trong đó có 30 (62,5%) đã bị nhiễm một hoặc nhiều loài
ghẻ. Hai loài ghẻ đã được xác định là Sarcoptes scabieicanis và Demodex canis.
Tỷ lệ nhiễm ở chó 1-2 tuổi (68,9%) cao hơn so với con chó trên 2-4 tuổi (52,6%).
Mức độ gây bệnh của ghẻ có ý nghĩa (P<0,05) ở con chó đực (66,6%) cao hơn so
với con chó cái (57,1%). Những con chó gầy yếu và sức đề kháng kém có biểu
bệnh cao (75,7%) so với con chó khỏe mạnh bình thường (33,3%). Tỷ lệ gây bệnh
của ghẻ trên cơ thể chó có ý nghĩa (P<0,05), ở mõm (68,1%), tiếp theo khuôn mặt
và cổ (66,6%) và bụng (58,3%) và thấp nhất ở đùi và háng (40,0%).
19
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cúu
Chó có triệu chứng bệnh ngoài da thuộc các giống chó nuôi tại Hà Nội ở
mọi lứa tuổi khác nhau được đưa đến khám, điều trị tại phòng khám và chăm sóc
thú cưng GAIA.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
+ Dụng cụ nghiên cứu: Dao cạo, lam kính, lam men, dầu soi kính, kính
hiển vi, gang tay, cân, máy ảnh.
+ Thuốc Dectomax (doramectin)
2.1.3. Địa điểm
Phòng khám và chăm sóc thú cưng GAIA số 38 đường 1 khu F361 An
Dương, Tây Hồ, Hà Nội.
2.1.4. Thời gian
Từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2015
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Demodex trên chó tại địa bàn Hà Nội
-Xác tỷ lệ mặc bệnh ngoài da trên chó nuôi ở địa bàn Hà Nội.
- Xác định thành phần loài Demodex gây bệnh trên chó nuôi ở Hà Nội.
- Xác tỷ lệ và cường độ chó mắc bệnh do Demodex canis theo lứa tuổi.
- Xác tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo nguồn ngốc chó (nội, ngoại).
- Xác tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo tính biệt.
- Xác tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo kiểu lông.
- Xác tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo mùa vụ.
- Xác tỷ lệ vị trí vùng da nhiễm Demodex canis trên cơ thể chó nuôi nhiễm bệnh.
2.2.2. Mô tả đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do Demodex canis trên chó
Dựa vào biểu hiện lâm sàng để đánh giá được mức độ gây bệnh của
Demodex canisở dạng thể nhẹ hay thể nặng.
20
2.2.3. Ứng dụng phác đồ điều trị
Dựa vào kết quả thực tiễn của các tác giả đã nghiên cứu các phác đồ điều trị
Demodex canis có hiệu quả, qua đó chúng tôi đã lựa chọn phác đồ nào điều trị
hiệu quả cao nhất.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin
Trong số những chó nuôi trên địa bàn Hà Nội đem đến khám, điều trị và
sử dụng các dịch vụ của GAIA (chăm sóc sắc đep, cắt móng cắt, nhuộm lông,).
Chúng tôi theo dõi và ghi chép đầy đủ các thông tin cần nghiên cứu vào sổ khám
bệnh bao gồm mã hiệu, giống chó, nguồn gốc, tính biệt, độ tuổi, thời gian thăm
khám và địa điểm nuôi của các chó mắc bệnh ngoài da. Toàn bộ số liệu được cập
nhật vào phần mền quản lý của phòng khám.
2.3.2. Phương pháp kiểm tra và lấy mẫu trên da
Quan sát các triệu chứng lâm sàng của chó nghi nhiễm mò bao lông
Demodex canis thường biểu hiện nhưngứa, tổn thương ngoài da, rụng lông,
thường xuất hiện quanh mắt, tứ chi hay toàn bộ cơ thể, viêm da sâu có dịch rỉ, có
mủ, mùi hôi tanh, đóng vảy. Dùng dao cạo da ở vùng tiếp giáp giữa da lành và da
bệnh cho đến khi rớm máu. Mẫu da cạo được phết đều lên phiến kính, sau đó soi
mẫu dưới kính hiển vi (X10) tìm mò Demodex canis. Mẫu da, lông chó nghi mắc
bệnh mò bao lông do Demodex canis thu trực tiếp tại phòng khám. Chẩn đoán
căn bệnh dựa trên hình thái mò bao lông Demodex canis theo mô tả của Phan Lục
và Phạm Văn Khuê (1996).
2.3.3. Phương pháp quan sát, đánh giá vùng da tổn thương
Chó nuôi dương tính với Demodex canis với mức độ tổn thương trên 50%
bề mặt da của cơ thể được xếp vào thể bệnh toàn thân (generalized demodicosis).
Những ca bệnh chỉ có những dấu hiệu rụng lông, ban đỏ, da đóng vảy chủ yếu ở
vùng mặt và chân với mức độ tồn thương dưới 50% bề mặt da của cơ thể được
coi là thể bệnh cục bộ (localized Demodicosis) (Gortel, 2006). Trong nghiên cứu
này, để phân tích sự phân bố của mò Demodex canis trên cơ thể chó nuôi chúng
21
tôi phân chia vùng da nhiễm Demodex canis theo 3 vùng chính: đầu và chân
trước, lưng và bụng, mông và chân sau.
2.3.4. Phương pháp phân loại loài Demodex
Qua nghiên cứu D. canis chúng tôi phát hiện thêm hai loài có đặc điểm
hình thái khác với D. canis, theo mô tả của Izdebska J.N (2010) và CAPC
(2013), chúng đã xác định được tên hai loài này. Loài thần dài, mảnh là loài D.
injai và loài thân ngắn là loài D. cornei. Như vậy Demodex có ba loài gây bệnh
trên chó và căn cứ vào đặc điểm hình thái, cấu tạo, chúng tôi đã phân định loài đó
là D. canis thân dài, dày; D. injai thân dài, mảnh; D. cornei thân ngắn.
2.3.5. Phương pháp xác định cường độ nhiềm bệnh do Demodex canis
trên chó
Cường độ nhiễm được quy định bằng cách đếm số con Demodex canis
trên 3 vi trường kính hiển vi và tính bình quân, căn cứ vào số Demodex canis
bình quân/ vi trường và biểu hiện lâm sàng của chó để quy định:
+ Nếu có 1 - 2 con Demodex canis và chó có một vài vùng rụng lông,
không ngứa: Cường độ nhiễm nhẹ (+).
+ Nếu có 3- 5 con Demodex canis và chó có một vài vùng rụng lông,
ngứa, gãi: Cường độ nhiễm trung bình (++).
+ Nếu có 6- 8 con Demodex canis và chó có nhiều vùng rụng lông, rất
ngứa, gãi nhiều, da mẩn đỏ, bề mặt da bị tổn thương: Cường độ nhiễm nặng
(+++).
+ Nếu có >8 con Demodex canis và chó có biểu hiện rụng lông gần như
toàn thân, rất ngứa, gãi liện tục, bề mặt da chảy nhiều dịch rỉ viêm, đôi khi co mủ
mùi tanh, có nhiều mảng vảy da bong tróc, chó mệt mỏi, ủ rũ, sốt cao do nhiễm
trùng kế phát: Cường độ nhiễm rất nặng (++++).
2.3.6. Phương pháp phân loại giống chó nội và chó ngoại
Chúng tôi tiến hành phân loại các ca bệnh dựa trên nguồn gốc chó nuôi
thành 2 nhóm chó nội và ngoại. Chó nội hay chó ta, chó mực, chó vện là các
giống chó thuần chủng tồn tại từ lâu đời và gắn bó với đời sống người Việt từ
nông thôn đến thành thị như chó Bắc Hà, chó Lài (Dingo Đông Dương), H’mông
22
cộc đuôi và đặc biệt là chó Phú Quốc, Chó ngoại là những giống chó có nguồn
gốc ngoại nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đức,... như giống chó Fox, Chihuahua,
Akita, Bulldog, Dobermann, Còn các giống chó lai (là những giống chó lai
giữa cho nội và chó ngoại và thường đẻ tại Việt Nam) và chúng tôi tạm ghép vào
giống chó nội.
2.3.7. Phương pháp phân loại nhóm lông dài và ngắn ở chó
Dựa vào đặc điểm dài, ngắn của lông, chúng tôi cũng tiến hành phân thành
2 nhóm chó lông ngắn và lông dài. Chó lông ngắn là những giống chó có độ dài
của lông phủ ngắn hơn 2cm và lông thường mượt và áp sát vào da như giống
Fox, Dobermann, Phú Quốc,... Chó lông dài là những giống chó có độ dài của
lông phủ dài hơn 2cm thường xù, quăn và phải chăm sóc tắm chải thường xuyên
chẳng hạn như Poodle, Fox sóc, Akita, Alaska,...
2.3.8. Phương pháp đánh giá mức độ gây bệnh của Demodex canis trên chó
qua biểu hiện lâm sàng
Bệnh thể hiện ở nhiều mức độ từ thể nhẹ đến nặng.
+ Thể nhẹ: Chó có biểu hiện rụng lông một vài điểm trên da ở vùng mặt,
chân hoặc lưng và bụng, chó không ngứa hoặc ít ngứa, nhiều trường hợp da tăng
sinh, dày cộm, nhăn nheo và có vảy.
+ Thể nặng: Chó rụng lông ½ hoặc toàn thân, da dày cộm lên, có nhiều
mảng vảy bong tróc ra, chó rất ngứa gãi liên tục. Một số con chó da đỏ ửng, lở
loét và có dịch rỉ viêm chảy ra, có nhiều mụn mủ thường do vi khuẩn thứ phát,
chó lờ đờ, bỏ ăn, mệt mỏi,
2.3.9. Mùa vụ trong năm
+ Mùa Xuân: Từ tháng 1đến hết tháng 3.
+ Mùa Hạ: Từ tháng 4 đến hết tháng 6.
+ Mùa Thu: Từ tháng 7 đến hết tháng 9.
+ Mùa Đông: Từ tháng 10 đến hết tháng 12.
2.3.10. Quy định lứa tuổi chó
Dựa vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chó, chúng tôi phân ra
3 lứa tuổi như sau:
23
+ Dưới 1 tuổi.
+ Từ 1 đến 2 tuổi.
+ Trên 2 tuổi.
2.3.11. Phương phápxử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm
máy tính để xác định nguyên nhân chính ảnh hưởng đến từng trường hợp cụ thể.
Sử dụng chương trình Excel, Minitab để xử lý thống kê. Sự sai khác chỉ có
ý nghĩa khi P<0,05.
24
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌM HIỀU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Về vị trí địa lý: Thành Phố Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung
tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ
độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc
Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách
thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào
tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ
sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa
bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn
sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi
phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi
cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh
(427 m), Thiên Trù (378 m),... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò
Đống Đa, núi Nùng.
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
- Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Về khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí
hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu
mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới,
thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ
cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình
25
114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi
và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9,
kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm
sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số
ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi
mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng.
Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu),
thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Về dân số: Theo tổng cục thống kê năm 2015 trên 7 triệu người.
Về kinh tế xã hội: Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ
rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang
Than,... đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh
mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí
quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế
Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP
(Tổng Sản Phẩm Quốc Nội) bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt
12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân
đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 lần so với trung
bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của
cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng
xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội
xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
của Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành.
Kinh tế Hà Nội năm 2013 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm trước:
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước. Trong
đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng
thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ
tăng 9,42%
26
Kinh tế Hà Nội năm 2014 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm trước:
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,6%; vốn đầu tư phát triển trên địa
bàn tă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tinh_hinh_benh_do_demodex_canis_tren_cho_tai_dia_ban.pdf