Đề tài Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN HAI: NỘI DUNG 5

Chương I: Khái quát chung về đầu tư và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí Việt Nam. 5

I / Đầu tư và nguồn vốn đầu tư. 5

1. Khái niệm về đầu tư 5

2. Đầu tư phát triển 6

3. Vốn và nguồn vốn 13

II. Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí. 27

1.Đặc điểm của ngành dầu khí. 27

2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam 28

Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 30

I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam. 30

1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua. 30

2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam. 40

II/ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam thời gian qua: 42

1./ Những kết quả đạt được: 42

Năm 48

2/ Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề huy động vốn và phát triển ngành dầu khí ở nước ta. 49

III Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam 50

1. Định hướng phát triển ngành Dầu khí những năm tới: 50

2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí 53

3. Những yêu cầu đặt ra để huy động vốn có hiệu quả: 55

4. Những giải pháp cơ bản để huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam : 57

PHẦN BA: LỜI KẾT 63

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại. Sự thận trọng có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác. Về phía bản thân các chủ thể trong nước, rõ ràng, để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì hiện tại doanh nghiệp vẫn đang gặp các trở ngại nhất định về định giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm toán... Điều quan trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. Doanh nghiệp Việt Nam phải xác định được nhà đầu tư vào trái phiếu là ai để công bố công khai kế hoạch phát hành, mục đích huy động vốn, tình hình hoạt động... một cách minh bạch. Đây là điều kiện tối cần thiết để đẩy nhanh tiến trình thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo tiền lệ mở đường cho phát hành cổ phiếu và niêm yết quốc tế. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa thực sự chiếm tỉ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn đầu tư, chưa thực sự thể hiện hết khả năng kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam như mong đợi. Mặt khác, đối với từng nguồn vốn thì cơ cấu đầu tư vào Việt Nam cũng chưa hợp lí, còn nhiều hạn chế. Đơn cử như việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hàng năm với con số khá cao, nhưng lại chỉ tập trung chú trọng vào các ngành bất động sản, dịch vụ lưu trú, còn các ngành khác thì hầu như không có hoặc không đáng kể. Hơn thế nữa, đối với việc sử dụng các nguồn vốn vay, do trình độ quản lí và trình độ công nghệ yếu kém, đã làm giảm khả năng tác động của nguồn vốn nước ngoài với vai trò là “cú huých” của nền kinh tế. * Về cơ bản, cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa hợp lí. Đặc biệt là việc sử dụng quá nhiều nguồn lực trong nước cho đầu tư phát triển, mà chưa phát huy được hết khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, trong từng nguồn vốn, cũng chưa huy động triệt để mọi nguồn lực, gây nhiều gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Điều đó là do một vài tồn tại : Trước hết, hiệu suất sử dụng vốn cận biên của nước ta còn thấp, dẫn đến việc tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế không được đảm bảo; do đó, năng lực tích lũy của nội bộ nền kinh tế không cao, việc huy động vốn trong nước gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc nguồn vốn đưa vào đầu tư không đạt được hiệu quả như mong đợi đã làm thiệt hại không ít nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất ổn, được thể hiện qua việc giá trị đồng nội tệ mất giá, tình trạng lạm phát, hay việc lãi suất và tỉ giá hối đoái liên tục thay đổi. Hơn nữa, hệ thống luật pháp đầu tư đặc biệt là các quy định về thuế, phí, lệ phí còn quá thiếu và yếu, nhiều luật chồng chéo và thường xuyên thay đổi cũng làm hoang mang các nhà đầu tư. Hơn thế nữa, chính sách huy động các nguồn vốn còn thiếu đồng bộ, chưa mang tính khuyến khích và hấp dẫn cao, thiếu tính năng động, sáng tạo trong việc thu hút các nguồn vốn. Điều đó cũng làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là nguyên nhân cơ bản gây ra cơ cấu đầu tư bất hợp lí theo nguồn vốn ở Việt Nam. Thứ ba, vệc quản lí các nguồn vốn chưa chặt chẽ, còn nhiều khe hở, gây lãng phí và thất thoát lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản; đặc biệt là việc sử dụng ngân sách nhà nước một cách dàn trải và vô trách nhiệm. Các ngành, các địa phương cũng chưa thể hiện được hết khả năng của mình, vẫn rất ỉ lại và trông chờ vào nguốn vốn ngân sách. Cuối cùng, do Việt Nam chưa phát huy được hết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế nên việc thu hút FDI vẫn còn rất thụ động, gặp nhiều hạn chế, gây thiếu hụt nguồn vốn, làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư tới hợp lí. II. Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí. 1.Đặc điểm của ngành dầu khí. “Dầu khí là thuật ngữ gọi tắt cho “dầu mỏ” và “khí đốt”. Chúng là những hợp chất hữu cơ tự nhiên. Riêng khí đốt còn gọi là khí tự nhiên. Khí này tồn tại cùng với dầu thô gọi là “ khí đồng hành”. Dầu khí không chỉ là nhiên liệu mà còn là nguyên liệu nên nó ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế thế giới. Khác với than đá, hay các khoáng sản khác, việc thăm dò – khai thác chế biến phân phối dầu thô đã rất nhanh chóng mang tính toàn cầu. Do đó về mặt công nghệ, trình độ công nghiệp dầu khí ở tất cả các nước đều gần như nhau, không phân biệt đó là nước phát triển cao hay lạc hậu. Ngành dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn không những thăm dò, khai thác mà còn phải chế biến từ dầu thô trở thành dầu tinh. Theo thông lệ, ngành dầu khí được chia là ba nhóm loại hình hoạt động gọi là thượng nguồn, trung nguồn, và hạ nguồn. Nhóm thượng nguồn gồm các hoạt động nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ. Nhóm trung nguồn gồm các hoạt động tàng trữ vận chuyển, và nhóm hạ nguồn gồm các hoạt động xử lý, chế biến ( lọc dầu, hoá dầu, hoá khí ) và phân phối. Ba nhóm này có những đặc điểm riêng nhưng gắn kết với nhau tạo thành một vòng khép kín của một ngành công nghiệp hoàn chỉnh. Trong ngành công nghiệp dầu khí để khai thác được một tấn sản phẩm thì phải mất nhiều năm từ việc thăm dò khai thác, khảo sát địa chất công trình, thẩm định trữ lượng, đánh giá tiềm năng, phát triển đưa mỏ vào khai thác cũng phải qua rất nhiều công đoạn. Thêm vào đó điều kiện địa lý thiên nhiên ngày càng xấu đi, việc khai thác vận chuyển đòi hỏi chi phí tăng nhanh. Nói cách khác, đối với ngành dầu mỏ càng khai thác được nhiều thì ngày càng khó khai thác. Một vấn đề nữa của ngành dầu khí là công nghệ rất hiện đại, vốn đầu tư cực kỳ lớn, rủi ro cao, lợi nhuận nhiều và tính quốc tế cao. Vì các đặc điểm đó mà cho đến giữa thế kỷ 20, ngành này hoàn toàn nằm trong tay các nước phát triển cao, cùng các tập đoàn siêu quốc gia mang tính độc quyền. Cho nên các quốc gia đang phát triển dù có một tiềm năng lớn về tài nguyên dầu khí thì vấn đề phát triển dầu khí vẫn còn khó khăn. 2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam Từ nhiều năm nay dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nước. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thềm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư có hạn. Vì vậy vấn đề huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí không những phục vụ cho lĩnh vực thăm dò khai thác dầu thô, mà điều quan trọng nữa là chúng ta cần vốn để trang bị công nghệ, kiến thức tơi tinh lọc dầu. Khi đó mới hy vọng đất nước đi theo con đường CNH-HDH mà ngành dầu khí là ngành dẫn đầu. Nếu đặt nền kinh tế Việt Nam trong quỹ đạo kinh tế thế giới: ta thấy hiện nay năng lượng và nhiên liệu luôn được coi là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế-xã hội, vậy mà vẫn chưa tìm ra một năng lượng, nhiên liệu nào thay thế than, dầu khí. Cơ quan thông tin năng lượng quốc tế EIA nhận định tiêu thụ dầu thô và nhiên liệu dạng lỏng trên thế giới sẽ tăng lên 88,2 triệu thùng/ngày trong năm nay và 89,6 triệu thùng/ngày trong năm 2012, so với năm 2010 là đạt 87,4 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ ở trên đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu năm 2010 tăng 2,7 triệu thùng/ngày, tức 3,1% so với năm 2009, gấp đôi mức tăng bình quân của 10 năm qua. Trữ lượng dầu mỏ của thế giới đạt 1,383 nghìn tỷ thùng tính đến cuối năm 2010, tăng 6 tỷ thùng, do các mỏ dầu mới phát hiện có trữ lượng lớn hơn mức tiêu thụ. Trong khi đó, trữ lượng khí đốt toàn cầu tăng từ 186,6 nghìn tỷ mét khối trong năm 2009 lên 187,1 nghìn tỷ mét khối năm 2010.Lượng khí đốt tiêu thụ trong năm 2010 đạt 3.169 tỷ mét khối, tăng 7,4% so với năm 2009, trong sản lượng khai thác khí tăng 7,3% lên 3.193,3 tỷ mét khối. Thực tế là hiện nay, giá dầu thô biến đổi thất thường. Tại thời điểm hiện tại giá dầu đang ở mức cao, nhìn chung xoay quanh mức từ 80$ - 100$, có những thời điểm vượt qua mốc 100$, hay xuống dưới mức 80$. Nguyên nhân khiến cho giá dầu tăng mạnh là do tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dầu thô, đặc biệt là ở châu á và Nhật Bản. Dự báo giá dầu thô vẫn có thể tăng trong thời gian tới do sự thiếu hụt nguồn năng lượng thay thế, sự cạn kiệt của chính nguồn năng lương này. Chính vì nhu cầu dầu trên thế giới ngày một tăng lên Việt Nam cần có sự ưu tiên trong vấn đề khai thác dầu khí, nguồn năng lượng mà thiên nhiên ban tặng. Một thực tế ở Việt Nam hiện nay trong vấn đề phát triển ngành dầu mỏ là: Chúng ta chỉ mới tập trung thăm dò và khai thác dầu khí, còn khâu chế biến thành dầu tinh chúng ta còn hạn chế, do đó xảy ra hiện tượng bán dầu thô với giá rẻ và sau đó mua lại dầu tinh với giá đắt. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là ta chưa có nguồn vốn đủ lớn để tập trung công nghệ và trí tuệ chế biến dầu tinh. Mặt khác nếu chỉ riêng vấn đề khai thác thăm dò và khai thác chúng ta vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị. Vì vậy việc huy động vốn vào ngành dầu khí là việc cần thiết. Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam. 1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua. Ngành dầu khí Việt Nam đến nay về cơ bản đã được xây dựng gần hoàn chỉnh, bao gồm các hoạt động đầu tư thượng nguồn đến hạ nguồn. Trong các tổ chức kể trên chỉ có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tiền thân của nó là “ Tổng cục dầu khí Việt Nam “ hoạt động trong tất cả các khâu từ nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh dầu thô, khí đốt và sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí. Một thực tế là Việt Nam có một tiềm năng dầu khí không phải là nhỏ. Cùng với việc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, ngành dầu khí Việt Nam cũng từng bước phát triển. Từ chỗ phải nhập từng lít dầu hoả để thắp đèn, sau 35 năm thành lập, Tổng cục dầu khí Việt Nam đã đưa ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Việt Nam đã bắt đầu được xếp trong danh sách các nước sản xuất dầu khí bắt đầu từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm. Như vậy trong 35 năm từ khi được thành lập đến nay, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của đất nước, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách của quốc gia, phục vụ Tích cực cho công cuộc phát triển và đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Ta xem xét tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam qua các lĩnh vực như sau: 1.1 Về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí: Từ những ngày đầu thành lập đến nay, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) triển khai mạnh mẽ trên toàn thềm lục địa Việt Nam với mục tiêu phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác ở trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai thành công các hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài. “Ở hoạt động tìm kiếm thăm dò” với phương châm chủ yếu là phát huy Nội lực, kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư về khoa học và công nghệ của nước ngoài. a. Trong nước Từ công tác tìm kiếm thăm dò đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí như: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Savới diện tích gần 1 triệu km2.(Hình 1)   Hình 1: Bản đồ phân bố các bể trầm tích Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký được 87 Hợp đồng dầu khí với các công ty dầu khí của Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Malaysia, Singapore, Canada, Úc…..trong đó 60 Hợp đồng dầu khí đang còn hiệu lực bao gồm 46 Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), 10 Hợp đồng điều hành chung (JOC), 03 Hợp đồng POC, 01 Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) và 01 hợp đồng hợp tác 2 bên với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷUSD. Hình 2. Bản đồ Hoạt động Dầu khí Việt Nam Các hợp đồng dầu khí phân bố theo Bể trầm tích gồm: o        Bể Sông Hồng:                                        13 Hợp đồng; o        Bể Phú Khánh:                                        5 Hợp đồng; o        Bể Tư Chính – Vũng Mây:                    2 Hợp đồng; o        Bể Nam Côn Sơn:                                   17 Hợp đồng; o        Bể Cửu Long:                                          16 Hợp đồng; o        Bể Ma Lay - Thổ Chu:                          7 Hợp đồng. Trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên 107 nghìn km tuyến địa chấn 2D, 65 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan hơn 980 giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan trên 3,3 triệu m. Kết quả tìm kiếm thăm dò đã đạt được: - Các mỏ đã đưa vào khai thác: Tiền Hải C, Đông Quan D, D14 (bể Sông Hồng), Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Phương Đông, Ruby, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng (bể Cửu Long), Đại Hùng, Lan Tây, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây (bể Nam Côn Sơn), Cái Nước, Sông Đốc (bể Malay-Thổ chu). - Các mỏ/phần mỏ chuẩn bị đưa vào khai thác: Bạch Hổ 19, Trung tâm và Nam trung tâm Rồng, Sư Tử Trắng, Hải Sư Trắng, Hải Sư Đen, Tê Giác Trắng, Thăng Long, Đông Đô, Topaz, Pearl, Diamond (bể Cửu Long); Hải Thạch, Mộc Tinh, Lan Đỏ, Dừa, Chim Sáo, Thiên Ưng, Mãng Cầu (bể Nam Côn Sơn); Hoa Mai, cụm mỏ Rạch Tàu + Phú Tân + Khánh Mỹ, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi (bể Malay-Thổ chu) - Các cấu tạo đã phát hiện: Thái Bình, Yên Tử, Hàm Rồng, Báo Vàng, Báo Đen, Bạch Long, Hồng Long, Hoàng Long, Hắc Long, Địa Long (bê Sông Hồng); Cá Mập Trắng (bể Phú Khánh); Emerald, Jade, Hổ Xám Nam, Sư Tử Nâu, Hải Sư Đen (khối A), Hải Sư Nâu, Hải Sư Bạc, Lạc Đà Nâu, Dơi Nâu (bể Cửu Long); Cá Rồng Đỏ, Thanh Long, Cá Chó, Rồng Vĩ Đại, Rồng Trẻ (bể Nam Côn Sơn); Bắc Kim Long (bể Malay-Thổ chu). Ngoài việc hợp tác tìm kiếm thăm dò với các đối tác nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí đã đầu tư mua tàu địa chấn 2D Bình Minh 02, liên doanh tàu địa chấn 3D, đóng mới một số giàn khoan để có thể chủ động trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước và có thể mở rộng ra khu vực cũng như thế giới. b. Ngoài nước Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác ở trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai thành công hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác ở nước ngoài. Hiện tại PVN tham gia đầu tư vào 13 dự án Thăm dò Khai thác dầu khí ở nước ngoài (Hình 3), cụ thể như sau: - Các dự án thăm dò o        Dự án lô 16,17 (đất liền) Cuba  o        Dự án lô 31&32, 42 & 43 (ngoài khơi) Cuba o        Dự án lô Randugunting, đất liền Indonesia o        Dự ánlô Danan, đất liền Iran o        Dự ánlô E1&E2, ngoài khơi Tuynidi o        Dự án lô M2, Myanmar o        Dự án lô Champasak & Saravan, Lào o        Dự án lô Savanakhet, Lào o        Dự án lô XV, Campuchia o        Dự án lô Marine XI, Công gô o        Dự án lô Dannan, Iran o        Dự án lô Majunga, Madagasca Hình 3: Bản đồ phân bố các hợp đồng dầu khí ở nước ngoài - Các dự án phát triển khai thác o        Dự án Nhenhexky (công ty liên doanh Rusvietpetro), Liên bang Nga o        Dự án Naguimanov, Liên bang Nga o        Dự án Junin-2, Venezuela o        Dự án lô 433a&416b, Algeria o        Dự án lô SK 305, ngoài khơi Sarawak, Malaysia o        Dự án lô PM304, ngoài khơi Malaysia Năm 2010 Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra,trong năm 2010,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đạt được các kết quả trong công tác tìm kiếm thăm dò như sau: +   Công tác tìm kiếm thăm dò trong nước: -         Đã tiến hành thu nổ 26.974 km tuyến địa chấn 2D và 5.846 km2 địa chấn 3D. -         Đã khoan 28 giếng khoan thăm dò-thẩm lượng với tổng số mét khoan gần 91.000m và tổng số tiền đầu tư ước tính 645 triệu USD. -         Có thêm 06 phát hiện dầu khí mới ở các lô 15-1/05, 16-2, 113, 09-2/09, 05-1 b&c gia tăng trữ lượng là 43 triệu tấn quy dầu, đạt 123% kế hoạch và nhiều giếng khoan thẩm lượng đạt kết quả tốt như giếng Hải Sư Đen-5XP (Lô 15-2/01); Hàm Rồng-2X (Lô 106); Đông Đô-3X (Lô 01&02); Sư Tử Nâu-3X-ST (Lô 15-1); Gấu Chúa-2X (10&11-1)... -         Ký thêm 06 hợp đồng dầu khí mới với các công ty: Neon Energy lô 105-110/04; Pearl Oil lô 04-2; tổ hợp nhà thầu Mitra/Kufpec/PVEP lô 51;  Mitra/PVEP lô 46/07; PVEP lô 01&02/10 và với PVEP lô 09-2/10. +    Công tác tìm kiếm thăm dò ngoài nước -         Đã tiến hành thu nổ 1228 km2 địa chấn 3D ở lô N31-N32 Cuba và 1.078 km tuyến 2D lô M2 ở Myanmar. -         Đã ký một hợp đồng dầu khí mới Lô Kossork – Uzbekistanngày 29/1/2010. Ngày 30/9/2010, Petrovietnam và Zaruberneft (Công ty Liên doanh Rusvietpetro) đã đón nhận dòng dầu đầu tiên. Đây là bước phát triển mới, là thành công đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam tại Liên bang Nga về thăm dò khai thác dầu khí. Thành công này cũng đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác của Việt Nam và Nga, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc Việt – Nga, đồng thời tạo thuận lợi cho Petrovietnam tiếp tục cùng với các đối tác Nga triển khai, mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tai Liên bang Nga và các nước khác. 1.2. Về lĩnh vực chế biến lọc hoá dầu Năm 2009 đánh dấu bước tiến cực kỳ quan trọng trong hoạt động chế biến dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam - đã bắt đầu vận hành và có sản phẩm thương mại từ tháng 02/2009, góp phần nâng cao tỉ trọng doanh thu của lĩnh vực chế biến dầu khí trong hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn. Bên cạnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các nhà máy khác đang vận hành như Nhà máy Sản xuất chất hoá dẻo DOP, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Chế biến Condensate, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tích cực triển khai hàng loạt dự án mới về lọc dầu - hóa dầu - nhiên liệu sinh học cũng như nghiên cứu mở rộng và nâng cấp các nhà máy đã hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu xăng dầu, nguyên liệu và sản phẩm hóa dầu trong cả nước. Về các dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Trong những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành và dịch vụ phục vụ sinh hoạt hết sức đa dạng với quy mô từ thấp đến cao, từng bước vươn lên cung cấp các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. Năm 2010 doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2011, doanh thu lĩnh vực này sẽ vượt 21.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 30%/năm. Lợi nhuận cũng liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2010, lợi nhuận sau thuế đã đạt 926 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hàng năm đạt trên 30%, năm 2010 đạt 56%. Qua thời gian phát triển và không ngừng tiến bộ tạo dựng được một hệ thống các dịch vụ kỹ thuật phục vụ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Các hệ thống dịch vụ kỹ thuật này đã góp phần tích cực vào kết quả khai thác dầu khí của nước ta trong những năm qua. Đến nay, PTSC đã khẳng định thế mạnh là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam ở 06 lĩnh vực dịch vụ chính: Dịch vụ tàu chuyên dụng; Dịch vụ căn cứ cảng dầu khí; Dịch vụ khai thác (các dịch vụ tàu FPSO/FSO, khảo sát ngầm); Dịch vụ cơ khí hàng hải; Dịch vụ vận hành và bảo dưỡng (O&M); Dịch vụ khảo sát công trình ngầm, khảo sát bằng R.O.V. 1.3. Về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ - Trong nghiên cứu khoa học: Chỉ tính riêng giai đoạn 2006 – 2010, lực lượng nghiên cứu khoa học đã tham gia thực hiện gần 200 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước, Bộ, Ngành và hàng trăm hợp đồng nghiên cứu phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh của Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên, các nhà thầu dầu khí. Nhiều đề án trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất, dầu khí, công nghệ trong các lĩnh vực khoan và khai thác, kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường...được đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ khoa học, các nhà quản lý, kỹ sư, công nhân lành nghề của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tự khẳng định năng lực của mình, đảm nhiệm hầu hết các khâu quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí. Trong đào tạo cán bộ: Trong 10 năm qua, Tập đoàn đã tổ chức 12.830 khoá đào tạo cho 162.130 lượt người tham dự, trình độ cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao với tổng số 151 Tiến sỹ, 849 Thạc sỹ, kỹ sư cử nhân 13.593 người và trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật là 12.757 người, đặc biệt trong năm 2009, Tập đoàn đã tổ chức được 3.764 khoá đào tạo với 41.413 lượt người tham dự. Trong thời gian qua tập đoàn không ngừng xây dựng các giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như : - Tổ chức các chương trình đào tạo chuẩn cho cán bộ theo từng lĩnh vực, chuyên ngành. - Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo của PVN. - Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển hệ thống quản trị nhân lực hiệu quả, khoa học hiện đại… 2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thêm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư của ta có hạn. Tuy vậy, đến nay vốn đầu tư vào ngành dầu khí đã đạt mức độ đáng kể. Ta xem tổng vốn đầu tư vào ngành khai khoáng mà khai thác dầu khí là chủ yếu, cớ cấu nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước và nguồn vốn không thuộc khu vực Nhà nước ( bao gồm vốn khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Qua bảng số liệu các năm sau: Bảng 2: Năm Tổng vốn đầu tư Vốn thuộc khu vực Nhà nước Vốn ngoài quốc doanh Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Giá thực tế 2005 26780 100 13624 50.9 13156 49.1 2007 37794 100 15225 40.3 22569 59.7 2008 50214 100 16290 32.4 33924 59.1 2009 59754 100 19265 32.2 40489 67.8 2010 70823 100 21213 30 49610 70 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng vốn đầu tư vào ngành có xu hướng tăng nhanh và tăng vượt bậc vào năm 2010, nguồn vốn từ cả hai khu vực tăng mạnh cho thấy sự quan tâm của nhà nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành. Khu vực ngoài nhà nước qua các năm thì vốn càng chiếm tỉ trọng lớn cho thấy sức hấp dẫn của ngành với các đối tác, từ năm 2005 chưa đến 50% thì đến năm 2010 đã chiếm 70%. Nhìn chung, ngành dầu khí ngày càng thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào ngành từ lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến lĩnh vực chế biến, lọc hoá dầu. Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động. Một ngành công nghiệp muốn phát triển, nhất là ngành công nghiệp mũi nhọn như ngành dầu khí rất cần nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Và thực tế, những năm gần đây để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã thông thoáng đối với đầu tư nước ngoài nên vốn FDI vào lĩnh vực dầu khí tăng nhanh. Bảng 3: thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khai thác dầu khí Năm 2007 2008 2009 2010 Số dự án 16 7 10 20 Số vốn( triệu $) 262,3 307 397 621 Trong số các ngành kinh tế, ngành công nghiệp dầu khí có số vốn trực tiếp thực hiện lớn nhất. Bảng trên cho ta thấy số vốn cũng như số dự án đầu tư không ngừng tăng lên và dự đoán còn tăng mạnh trong năm 2011, cho ta thấy dấu hiệu rất tích cực vào việc thu hút vồn FDI vào ngành, cho thấy sự nỗ lực của ngành cũng như chính phủ. Như vậy: Nguồn vốn huy động được vào ngành dầu khí ở Việt Nam trong thời gian qua là những con số không nhỏ, từ đó đã mang lại những kết quả khả quan trong ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng. Song ngành dầu khí như ta đã thấy đặc điểm của công nghiệp dầu khí là cần vốn lớn, chịu nhiều rủi ro, hơn nữa Dầu khí còn là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam và tiềm năng vốn có của thiên nhiên ban tặng. Việt Nam trong thế kỷ 21 này cần có nhiều biện pháp để huy động vốn vào ngành dầu khí. II/ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam thời gian qua: 1./ Những kết quả đạt được: Trong thời gian qua, ngành dầu khí đã được đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư vào không phải là nhỏ. Nhìn chung, các mỏ dầu khí được đầu tư vào những năm trước đây đã và đang phát huy hiệu quả. Ta có thể thấy kết quả mà ngành dầu khí đã làm được trong những năm gần đây như sau: Trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí, đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký được 87 Hợp đồng dầu khí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam 2011.doc
Tài liệu liên quan