Đề tài Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 và giải pháp tạo công ăn việc làm

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1- Lý do chọn đề tài .

2- Mục tiêu nghiên cứu

3- Phương pháp nghiên cứu .

4- Phạm vi nghiên cứu .

5- Bố cục báo cáo

Chương I : Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương II : Giải pháp tạo công ăn việc làm trong giai đoạn hiện nay

Chương III : Kết luận .

 

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .

A : CƠ SỞ LÝ THUYẾT .

1- Khái niệm về thất nghiệp .

2- Tỉ lệ thất nghiệp .

3- Tác động thất nghiệp và việc làm .

4- Thực trạng thất nghiệp ở VN .

5- Nguyên nhân thất nghiệp ở VN .

 

B : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .

1- Khái niệm của các biến

2- Mô tả lý thuyết sơ bộ .

3- Dữ liệu mẫu điều tra.

4- Xử lý số liệu .

5- Diễn dịch kết quả .

CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .

 

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN .

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 và giải pháp tạo công ăn việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đăng ký việc làm cho từng người lao động từ cấp trung ương đến xã phường, cho nên số lượng cụ thể về người thất nghiệp ở từng thời kỳ, từng địa bàn cũng chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, việc phân tích thị trường lao động, việc thực hiện các biện pháp của chính sách việc làm và chính sách thị trường lao động cũng như đánh giá hiệu quả của nó chưa được chính xác. Thất nghiệp và thiếu việc làm đang là vấn đề mang tính toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế thế giới hiện nay. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về tác động ảnh hưởng thất nghiệp, các đặc trưng riêng ở Việt Nam để từ đó có các các chính sách thích hợp tạo việc làm là rất cần thiết. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số nhà ở Trung ương, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, tổng dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, trong đó dân cư khu vực thành thị là 25.347.262 người (chiếm 29,6%) và 60.415.311 người (chiếm 70,4%) thuộc khu vực nông thôn. Với số dân này, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Sau 10 năm dân số nước ta tăng thêm 9,470 triệu người (bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và năm 2009 là 1,2% năm. Dân số thành thị tăng 3,4%; dân số nông thôn tăng 0,4% . Đây là kết quả của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn . Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành riêng một cuộc điều tra về thất nghiệp trong tháng 9.2009 ,theo số liệu sơ bộ hiện có khoảng 2,2 triệu người không có việc làm .Người lao động nước ta có đặc điểm : 70% sống ở nông thôn . 60% đang làm trong lĩnh vực nhà nước . 14% lao động làm việc trong khu vực nhà nước . 10% lao động tiểu thủ công nghiệp . 90% lao động thủ công . Tỷ lệ dân số nông thôn tập trung ở hai vùng Duyên hải Bắc trung bộ (23%) và Đồng bằng sông Cửu Long (25%).Thường di dân ra các thành phố đô thị tìm việc làm . Sự tập trung dân số cao vào đô thị, đầu tiên sẽ dẫn đến sự “ô nhiễm do mật độ” ở các đô thị . Như chúng ta đã thấy hiện nay tại các đô thị lớn của Việt Nam như TP.HCM, TP Hà Nội, và một số đô thị loại 1, loại 2, thậm chí loại 3, trong mọi lĩnh vực: kiến trúc, giao thông, thoát nước, thải rác, giáo dục, y tế, các tệ nạn xã hội, giá cả tăng vọt, đời sống khó khăn… Nhà nước sẽ phải tiếp tục đầu tư chỉnh trang, nâng tầng cao, mở rộng đô thị, phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật – xã hội. Sự đổ xô về thành thị trong mười năm gần đây đã khiến nông thôn thiếu lao động, mặc dù giá công lao động tại nông thôn hiện nay nhiều nơi còn cao hơn giá lao động tại thành thị. Những yếu tố cần thiết của lao động trong một xã hội công nghiệp hiện đại chúng ta cũng còn thiếu: Phong cách làm việc hiệp đồng, năng lực làm việc theo nhóm... Điều này chính bà Nguyễn Thị Kim Ngân Bộ trưởng Bộ LĐ TB& XH cũng nhìn nhận, là do người lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng của lao động sản xuất nhỏ, manh mún để lại.(6) Chính vì chất lượng lao động thấp dẫn đến chất lượng việc làm cũng thấp. Hiện nay Việt Nam còn thiếu nhiều nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Đó là các lĩnh vực về nghiên cứu hoạch định chính sách, tư vấn luật pháp, giảng viên đại học và dạy nghề, chuyên gia cao cấp về quản trị doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế và lao động kỹ thuật trình độ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hoá, công nghệ sinh học, dầu khí, năng lượng, kể cả thiếu chuyên gia kỹ thuật trình độ cao trong các doanh nghiệp .(6) Thực trạng thất nghiệp ở VN : Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản ( nô lệ ) của họ rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết .Thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động. Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp. Năm 2006 VN có số dân là 84,136 triệu người , trong đó có 43 triệu người đang tuổi lao động .Năm 2008 dân số là 86,210 triệu người và số người ở tuổi lao động là 44 triệu người . Nguồn nhân lực dồi dào , co ý thức lao động cần cù , năng động nắm bắt nhanh khoa học kỷ thuật tiên tiến . Hơn 20 triệu người ít nhất đã tốt nghiệp trung học hay trung học dạy nghề trở lên . Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển , tăng trưởng GDP tại VN và tham gia lao động quốc tế. Trong toàn bộ nền kinh tế , tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn thấp , khoảng 4 triệu người , chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động .Điều này , cho thấy lực lượng lao động hiện nay chưa có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này . Trong số lao động đã qua đào tạo thì cơ cấu , trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa …Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm 1,2% trên số người có trình đô đại học . Những vùng đông dân cư như Duyên hải Bắc trung bộ chiếm 23% , Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 25% thì qui mô lao động có trình độ hay được đào tạo nghề nghiệp lại yếu và thiếu . Duyên hải Bắc trung bộ chỉ chiếm 15% và Đồng bằng sông Cửu Long 8% . Về cơ cấu ngành nghề , lao động đã qua đào tạo thường tập trung chủ yếu ở viện nghiên cứu , các đơn vị hành chánh sự nghiệp và ngành giáo dục . Lĩnh vực sản xuất vật chất có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp . Đặc biệt trong nông nghiệp , ngành sản xuất lớn nhất chỉ có 9,15% lao động được đào tạo trong 70% lao động nông thôn . Ở vùng Tây nguyên , miền núi chỉ có 3,51% lao động đã được đào tạo .Nhiều lĩnh vực còn thiếu rất nhiều cán bộ giỏi , cán bộ quản lý , cán bộ am hiểu công nghệ cao , tiên tiến … Điều đó dẫn đến thực trạng nơi thừa không hết , nơi thiếu chẳng lần ra . Nguyên nhân thất nghiệp ở VN: Trong những năm vừa qua, cùng với nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân, sự thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư từ nước ngoài, sự hình thành các khu công nghiệp mới với công nghệ hiện đại, chúng ta mới đề cập nhiều đến loại hình thất nghiệp cơ cấu, nhất là nhu cầu lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề hay trình độ quản lý cao. Ngoài lý do khủng hoảng kinh tế, một nguyên nhân quan trọng khác là trình độ lao động thấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo ở đô thị là 44%, ở nông thôn là trên 70%.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2000 là 13,4%, năm 2006 là 20% và năm 2008 là 24%, tương đương với trên 1,5 triệu người. Tuy tỷ lệ có tăng lên nhưng con số này vẫn còn quá ít so với tổng số lao động trong độ tuổi là 44,1 triệu người . Một dạng thất nghiệp phổ biến và còn kéo dài trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cũng như ở các nước đang phát triển khác và đặc biệt với một nước có cơ cấu dân số trẻ hoá như ở Việt Nam là tình trạng thất nghiệp sức lao động phụ thuộc với quy mô lớn . Điều đó có nghĩa là chúng ta luôn thiếu chỗ làm việc hay tổng cung lao động luôn vượt cao so với tổng cầu. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ tăng chỗ làm việc mới luôn thấp hơn tốc độ tăng dân số bước vào tuổi lao động và có nhu cầu lao động. Sự tồn tích của một bộ phân lao động trẻ, kể cả đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo, đang thất nghiệp, từ năm này qua năm khác là một thách thức cần giải quyết từ góc độ kinh tế vĩ mô kể cả trước mắt cũng như lâu dài. Thất nghiệp thừa hoặc thất nghiệp tồn đọng xuất phát từ thất nghiệp chuyển đổi do người thất nghiệp không thể hoặc rất khó có thể được giới thiệu một chỗ làm việc mới như người thất nghiệp chỉ còn vài năm nữa đủ tuổi nghỉ hưu, người thất nghiệp hạn chế về năng lực làm việc, bị suy giảm sức khoẻ hoặc có đạo đức nghề nghiệp kém và khó có thể xoá bỏ khỏi danh sách tồn đọng của thất nghiệp. Thất nghiệp che dấu chủ yếu diễn ra trong ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển do giới hạn năng suất lao động còn thấp kém.Năng suất lao động của Việt Nam cũng còn rất thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng khoảng 55% so với Trung Quốc, 35% so với Thái Lan, 15% so với Malaysia và khoảng 5-6% so với Hàn Quốc. Mặc dù lao động Việt Nam được đánh giá là nguồn cung dồi dào và giá rẻ, song do năng suất thấp và đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao nên chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ giảm sức cạnh tranh và tính hấp dẫn của lao động. Thất nghiệp thời vận hay thất nghiệp chu kỳ là loại hình thất nghiệp xuất hiện theo sự dao động của chu kỳ hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia và trong bối cảnh hiện nay, loại hình thất nghiệp này đang có xu hướng gia tăng. Theo cảnh báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể còn nghiêm trọng hơn cuộc đại suy thoái 1929 - 1933, làm cho số người thất nghiệp trên thế giới có thể lên đến mức kỷ lục, tăng từ 190 triệu năm 2007 lên 210 triệu vào cuối 2009. Các ngành sử dụng nhiều lao động như xây dựng, kinh doanh bất động sản, tài chính – ngân hàng, dịch vụ, du lịch, công nghiệp ô tô... sẽ chịu nhiều tác động nhất . Đây là dạng thất nghiệp kinh tế vĩ mô, có tính bao trùm lên và tác động mạnh mẽ đến các loại hình thất nghiệp khác. Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi cung của những loại lao động nhất định theo giới tính, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn hay ở từng vùng , vượt hơn cầu lao động cùng loại và không biến chuyển kịp để tìm kiếm việc làm ngắn hạn.Có hai điều kiện dẫn tới thất nghiệp cơ cấu là: Cung của một loại lao động nhất định lớn hơn cầu về cùng loại lao động đó và sự hạn chế về tính lưu chuyển của lao động. Thất nghiệp xuất khẩu. Khi một quốc gia phá giá đồng tiền để tăng xuất khẩu sẽ làm các nước khác tăng thất nghiệp do tăng nhập khẩu hàng hoá khiến doanh nghiệp trong nước đình đốn; hoặc khi một nước sử dụng số lượng lớn lao động nước ngoài, kinh tế gặp khó khăn phải sa thải lao động và buộc họ trở về quê hương làm gia tăng số lượng người thất nghiệp xuất khẩu. Ở Việt Nam, thất nghiệp cũng bao gồm các loại hình nêu trên. Tuy nhiên do đặc điểm kinh tế – chính trị - xã hội và dân số mà các nguyên nhân thất nghiệp cũng như phạm vi và đối tượng thất nghiệp có sự khác nhau cả về mức độ, quy mô và thời gian thất nghiệp. Cho nên khi xem xét dạng thất nghiệp và nguyên nhân thất nghiệp, người ta khó có thể giải thích một cách đầy đủ theo quan hệ nhân quả giản đơn nghĩa là từ nguyên nhân này thì dẫn đến dạng thất nghiệp tương ứng kia hoặc ngược lại mà thực tế luôn thấy có sự giao nhau, sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các nguyên nhân và một người thất nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý khi xem xét các giải pháp mang tính toàn diện và đồng bộ nhằm hạn chế hay thu hẹp nạn thất nghiệp đang diễn ra. B : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU : 1 – Khái niệm của các biến : Doanh thu thuần là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp các dịch vụ bên ngoài sau khi trừ đi các khoản thuế tiêu thụ và trừ các khoản giảm trừ. Doanh thu thuần không bao gồm: • Doanh thu hoạt động tài chính • Doanh thu các hoạt động bất thường Doanh nghiệp : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.  Lao động của doanh nghiệp là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng, trả lương và trả công. Lao động của doanh nghiệp không bao gồm : • Những người nhận vật liệu của doanh nghiệp về làm tại gia đình họ • Những người đang trong thời gian học nghề của trường, trung tâm gửi đến thực tập mà doanh nghiệp không quản lý và không trả lương. • Những người lao động của các liên doanh gửi đến mà doanh nghiệp không quản lý và không trả lương. Với các doanh nghiệp tư nhân thì những thành viên trong gia đình tham gia quản lý sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất nhưng không nhận tiền lương tiền công, thu nhập của họ là thu nhập hỗn hợp cũng được tính là thu nhập của doanh nghiệp. Nguồn vốn: Là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn khác nhau: • Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh, hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các doanh nghiệp trực thuộc nộp lên. • Nợ phải trả: Là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên và các khoản phải trả khác . Tỷ lệ thất nghiệp : Khái niệm “thất nghiệp” của Tổng cục Thống kê được hiểu theo chuẩn thất nghiệp của Tổ chức lao động thế giới (ILO), tức phải hội đủ 3 điều kiện: Trong 7 ngày qua không làm một công việc gì từ một giờ trở lên mà có thu nhập; người đó đang đi xin việc; nếu có việc thì sẵn sàng làm ngay. Dân số : Mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích (có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thông thường nó có thể được tính cho một vùng , thành phố , quốc gia , một đơn vị lãnh thổ hay toàn thế giới . 2- Mô tả lý thuyết sơ bộ: Xuất phát từ mối quan hệ giữa Số doanh nghiệp, Vốn sản xuất, Số lao động , Dân số , Tỷ lệ thất nghiệp với Doanh thu thuần . Ta xác định: Biến phụ thuộc: Doanh thu thuần Biến độc lập: Vốn sản xuất, Số doanh nghiệp, Số lao động,Tỷ lệ thất nghiệp , Dân số . Dựa trên khuôn khổ lý thuyết, ta nhận thấy rằng Doanh thu thuần có quan hệ đồng biến với các biến số : Vốn sản xuất, Số doanh nghiệp, Dân số , Tỷ lệ thất nghiệp . và nghịch biến với biến số Số lao động . Nhận xét này sẽ được kiểm định bằng các phương pháp nghiên cứu trình bày phần trên. Từ đó cho phép ta rút ra kết luận cũng như đề xuất các giải pháp tăng doanh thu thuần cho các doanh nghiệp , phát triển mở rộng số lượng doanh nghiệp các tỉnh, thành trên cả nước là bước tiền đề tạo công ăn việc làm và giảm tình trạng thất nghiệp. Dữ liệu mẫu điều tra: Nguồn từ trang web của Tổng cục thống kê: Tham khảo bảng dữ liệu thứ cấp số 9 đính kèm ở phụ lục . Xử lý số liệu: Xét hệ số tương quan giữa các biến bằng hàm Correlation trong phần mềm Excel ta được bảng dữ liệu số 6 (tham khảo phụ lục đính kèm). Ta có 2 mô hình hạn chế MR ( bảng dữ liệu mô hình ESSR 1 , 3 ) đều có tStat của các biến độc lập > 1.96 . Ta quyết định chọn Mô hình bảng dữ liệu số 1(mô hình hạn chế MR) bằng cách khảo sát mối quan hệ giữa biến phụ thuộc “Doanh thu thuần” và biến độc lập “Số doanh nghiệp” , “số lao động “.”Tỷ lệ thất nghiệp” , “Dân số”. Phương trình tổng quát có dạng: y= a +bx Mô hình hạn chế MR: (tham khảo bảng dữ liệu số 1 thuộc phụ lục đính kèm), cho ta các thông số tương quan sau: tstat = 2.7157283 , 6.5330575 , 2.2268761 ,-2.122409 > tc (t tra bảng) =1.96, nên mô hình “Doanh thu thuần”, “Số doanh nghiệp”, “Số lao động “”Tỷ lệ thất nghiệp” , “Dân số” tương quan , có ý nghĩa thống kê. Phương trình tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa “Doanh Thu thuần” và “ Số doanh nghiệp” , “Số lao động “”Tỷ lệ thất nghiệp” , “Dân số” như sau: Doanh thu thuần = -15905.01294 + 0.313791*Số doanh nghiệp + 0.205469* Số lao động + 2690.508947* Tỷ lệ thất nghiệp - 3.8693642* Dân Số . Điều này có nghĩa rằng: Khi số doanh nghiệp tăng lên 1 doanh nghiệp thì doanh thu thuần tăng thêm 0, 313 tỷ đồng. Khi số lao động tăng lên 1000 lao động thì doanh thu thuần tăng thêm 0, 205 tỷ đồng . Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1% thì doanh thu thuần tăng thêm 2690, 05 tỷ đồng . Khi dân số tăng thêm 1000 người thì doanh thu thuần giảm 3,869 tỷ đồng Vậy ta cần tiếp tục nghiên cứu xem doanh thu thuần có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Vốn sản xuất , Số doanh nghiệp , Số lao động, Tỷ lệ thất nghiệp bằng cách xem xét mô hình mở rộng (MU) sau: Mô hình mở rộng (MU): Mô hình “Doanh thu thuần”-“ Vốn sản xuất” , “Số doanh nghiệp”-“ Dân số “- “Số lao động”- “ Tỷ lệ thất nghiệp” –(tham khảo bảng dữ liệu số 5 thuộc phụ lục đính kèm). Theo kết quả mô hình trên, ta có: t stat của Tỷ lệ thất nghiệp = 0.277, Dân số = -1.06326 1.96 Vậy ta tiến hành kiểm định F. Từ mô hình hạn chế (MR)và mô hình mở rộng (MU) cho ta các thông số sau: ESSR 3255776577 ESSU 1377351790 k 6 m 5 n 61 Ftính toán 75.008697 Ftra bảng 2.3860699 F tính toán > F tra bảng Mô hình có ý nghĩa thống kê Mô hình ước lượng: Doanh thu thuần = -2713.383261 + 0.358341*Vốn sản xuất + 6.212994*Số doanh nghiệp - 1.310416*Dân số + 0.108692*Số lao động + 390.353011*Tỷ lệ thất nghiệp 5- Diễn dịch kết quả : Diễn dịch kết quả mô hình mở rộng (MU) ( bảng dữ liệu mô hình số 5 ). Phương trình tuyến tính giữa Doanh thu thuần và Vốn sản xuất, Số doanh nghiệp, Dân số , Số lao động,Tỷ lệ thất nghiệp giúp ta hiểu rõ mức độ ảnh hưởng cùa từng yếu tố đến doanh thu thuần tác động thế nào đến giải pháp tạo công ăn việc làm như sau: • Cứ một tỷ đồng vốn tăng thêm sẽ góp phần gia tăng thêm 0,358 tỷ đồng doanh thu thuần . • Cứ 1 doanh nghiệp tăng thêm sẽ góp phần gia tăng thêm 6,21 tỷ đồng doanh thu thuần . • Nếu dân số 1 tăng thêm 1000 người sẽ giảm đi 1,310 tỷ đồng doanh thu thuần . • Cứ 1000 người lao động tham gia vào quá trình sản xuất sẽ giúp doanh thu thuần tăng 0,108 tỷ đồng. • Cứ 1% tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm sẽ làm tăng doanh thu thuần là 390 tỷ đồng . CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY : Kể từ năm 2000 khu vực quốc doanh đã tạo ra 4 triệu việc làm, tức là 9-10% tổng số việc làm trong toàn xã hội. Trong khu vực công, doanh nghiệp quốc doanh tạo ra 19 triệu việc làm trong năm 2006, bằng 4% tổng số việc làm trong xã hội, và bằng 284% số lao động trong doanh nghiệp nói chung (kể cả công tư và đầu tư nước ngoài).  Số lao động có việc làm trong doanh nghiệp quốc doanh không những giảm tương đối mà còn cả tuyệt đối ( Bảng A).  Bảng A Lao động trong khu vực công và doanh nghiệp quốc doanh  2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng lao động  (ngàn) 37610 40574 41586 42527 43339 44172 Khu vực công 9,3% 9,9% 9,9% 9,5% 9,1% 9,0% Khu vực tư 89,7% 88,1% 87,8% 87,8% 87,8% 87,5% Lao động trong doanh nghiệp (ngàn) 3538 3933 5770 6238 6722 Doanh nghiệp quốc doanh (ngàn) 2089 2114 2250 2038 1907 Doanh nghiệp quốc doanh 59,1% 53,8% 39,0% 32,7% 28,4% Doanh nghiệp tư nội địa 29,4% 33,8% 42,9% 47,8% 50,1% Doanh nghiệp FDI 39,2% 36,8% 42,2% 41,0% 42,9% Thay đổi trong lao động (ngàn) 396 1837 467 485 Doanh nghiệp quốc doanh 26 136 -213 -131 Doanh nghiệp tư nội địa 289 1146 504 391 Doanh nghiệp FDI 82 556 176 225  Nguồn: Tổng cục Thống kê và Viện Quản lý trung ương Việt Nam.  Mặc dù tạo ra ít công ăn việc làm như thế nhưng khu vực công đã nhận được một tỷ lệ vốn đầu tư rất lớn.  Khu vực công thường chiếm hơn 45% vốn đầu tư của cả nền kinh tế, trừ năm 2007 là năm mà tỷ lệ này giảm bất ngờ xuống dưới 40%; điều này xảy ra chỉ vì vốn FDI tăng lên bất ngờ. (Bảng B)   Năm 2007 với GDP là 71,5 tỷ USD đã có  32,6 tỷ USD dành cho đầu tư. Khoảng 15 tỷ USD hay 18% GDP là đầu tư vào vào khu vực công. Đầu tư vào doanh nghiệp quốc doanh không được công bố nhưng có thể ước lượng là vào khoảng 8 tỷ USD, bằng 11% GDP vào năm 2007 .Đây là con số rất lớn so với 17 tỷ USD đầu tư vào toàn bộ vào khu vực tư nhân, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế gia đình các doanh nghiệp tư, nơi chúng là khu vực tạo ra 80% việc làm cho toàn xã hội.   Bảng B Tỷ lệ vốn và tích lũy của khu vực công và của nền kinh tế  2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ phần chia của khu vực công trong tổng vốn đầu tư (%) 59,8 57,3 52,9 48,1 47,1 45,7 39,9 Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP (%) 35,4 37,4 39,0 40,7 40,9 41,5 45,9 Tỷ lệ tích lũy so với GDP (%) 31,2 33,2 35,4 35,5 35,6 36,8 41,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Vốn đầu tư thường lớn hơn tích lũy vì có chi tiêu như đền bù không tạo ra của cải. Từ lâu, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều biểu hiện của sự trì trệ trong nền kinh tế nếu như so sánh với doanh nghiệp tư nhân. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản lượng doanh nghiệp quốc doanh trong công nghiệp chỉ tăng có 6,4%  trong 9 tháng đầu năm 2008 so với 29,5% của khu vực tư nhân nội địa và 17,9% của khu vực FDI.(7) Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. Qua ba bảng số liệu trên đây cho ta thấy chính phủ nên chú trọng hổ trợ đầu tư vào khu vục tư nhân nội địa , và kinh tế gia đình là nơi nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm cho toàn xã hội trong thời gian nhanh nhất .Đặc biệt chú trọng tạo điều kiện phát triển ở những vùng miền có tỷ trọng doanh thu thuần thấp như Tây nguyên (2%) , Trung du miều núi (5%), Duyên hải Bắc trung bộ (10%), Đồng bằng sông Cửu Long (11%). Một số quốc gia hiện nay có những sáng kiến như trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công. Bên cạnh đó, những biện pháp gián tiếp khác như cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn. Tất cả những biện pháp này đều làm gia tăng chi tiêu Chính phủ và do đó làm tăng thâm hụt ngân sách, vốn đã ở mức không nên thâm thủng hơn và kéo dài hơn ở Việt Nam . Ở đây có sự đánh đổi giữa các mục tiêu ưu tiên trong bối cảnh tiềm lực tài chính của Chính phủ cực kỳ eo hẹp: hoặc là ưu tiên cho đầu tư như gói kích cầu đầu tư , hoặc là ưu tiên cho ngăn ngừa và giảm thiểu sa thải nhân công ở các doanh nghiệp. Hai mục tiêu này không nhất thiết là có quan hệ hữu cơ với nhau. Tăng đầu tư nhưng là đầu tư cho những ngành thâm dụng vốn vừa không giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất kinh doanh vừa không tạo ra thêm nhiều việc làm mới để thu hút lao động bị sa thải ở những doanh nghiệp khác. Thậm chí, cho dù tăng đầu tư vào những ngành thâm dụng lao động, tình hình thất nghiệp không chắc đã được cải thiện bởi doanh nghiệp có tuyển thêm nhân công và mở rộng sản xuất hay không còn phụ thuộc vào tình hình thị trường, là điều mà chẳng ai dám chắc chắn được trong lúc này . Ngược lại, ngăn ngừa và giảm thiểu sa thải nhân công ở các doanh nghiệp với các biện pháp cắt giảm chi phí nhân công cho doanh nghiệp như nói ở trên chỉ giúp họ duy trì được quy mô sản xuất kinh doanh hiện có, và đây cũng đã là một cố gắng lớn. Thêm nữa, tương tự như bảo hiểm thất nghiệp, các biện pháp này nếu có áp dụng thì cũng chỉ áp dụng được đối với khối doanh nghiệp chính thống, với cái nghĩa là Chính phủ có thể kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh thông qua các chế độ báo cáo, và các nghĩa vụ giao nộp, đóng góp, chứ không phải là các doanh nghiệp nhỏ, gia đình mà tình hình hoạt động kinh doanh là một ẩn số chẳng bao giờ có lời giải. Một biện pháp khác thường được nói đến mỗi khi có tình trạng thất nghiệp gia tăng là biện pháp tái đào tạo nhân lực, được tiến hành bởi Chính phủ hoặc doanh nghiệp. Nhưng lối thoát này cũng ít mang lại hiệu quả, ít nhất vì hệ thống đào tạo nói chung của Việt Nam ngay trong thời bình thường cũng đã quá nhiều chuyện để nói, chưa kể đến việc này cũng lại liên quan đến túi tiền của nhà nước, của doanh nghiệp, vốn không còn dư dả chút nào. Ngoài những biện pháp ít nhiều động chạm đến vấn đề tiền nong như trên, có lẽ chỉ còn một biện pháp ít tốn kém hơn là thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động! Cùng với tăng cường giám sát việc thực hiện các giải pháp trong thực tế, Chính phủ cần chú trọng hơn nữa đến chính sách đào tạo việc làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình thất nghiệp ở VN trong giai đoạn 2006-2008 và giải pháp tạo công ăn việc làm.doc