Đề tài Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ODA 3

1.Khái niệm 3

1.1. Cơ cấu vốn ODA 3

1.2. Phân loại ODA 3

1.2.1. Theo hình thức 3

1.2.2. Theo nguồn cung cấp 4

1.2.3. Theo điều kiện 4

1.3. Mục đích chính của vốn ODA 5

2.Đặc trưng của vốn 5

2.1. Vốn ODA mang tính chất ưu đãi 5

2.2. ODA là một giao dịch quốc tế chính thức 6

2.4. Mang tính ràng buộc 6

2.5. ODA là nguồn vốn có khă năng gây nợ nước ngoài 6

2.6. ODA cung cấp với mục đích rõ ràng 6

3. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA 7

3.1. Sử dụng ODA không hoàn lại cho các dự án các công trình thuộc các lĩnh vực xã hội 7

3.2. Sử dụng ODA vay ưu đãi 7

4. Vai trò của ODA đối với Việt Nam và các nước đang phát triển 8

4.1. Bổ xung cho nguồn vốn trong nước 8

4.2. Tăng khả năng thu hút vốn FDI và đầu tư tư nhân trong nươc 8

4.3. Tạo điều kiện tiếp thu những thành tựu công nghệ kĩ thuật hiện đại và phát triển nguồn lực 9

4.4. Góp phần cải thiện thể chế cơ cấu kinh tê 9

4.5. Giảm đói nghèo, cải tiến các chi tiêu xã hội 9

II. QUAN ĐIỂM THU HÚT, SỬ DỤNG ODA VÀ CÁC ĐỐI TÁC CỦA VIỆT NAM 10

1. Quan điểm chung 10

2. Một số đối tác chủ yếu tài trợ cho Việt Nam 10

2.1. Nhật Bản 11

2.2. Ngân hàng thế giới (WB) 13

3. Kinh nghiệm sử dụng và giải ngân ODA hiệu quả của một số nước 13

3.1. Trung Quốc: quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung 13

3.2. Ba Lan: Vốn vay không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt 14

3.3. Malaysia:Phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá 14

2. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu 15

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2001- 2005 17

I. KẾ HOẠCH VỐN ODA GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 17

1. Giá trị ODA cam kế 17

2. Giá trị gíải ngân 18

II. KẾT QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 - 2005 19

1. Tình hình giải ngân và thành tựu đạt được giai đoạn 2001-2005 19

1.1. ODA cam kết và giải ngân: 19

1.2. ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 20

2. Những mặt được chủ yếu trong sử dụng ODA thời kỳ 2001 - 2005 22

3. Hạn chế và khó khăn trong quá trình sử dụng và thu hút ODA 24

III. NGUYÊN NHÂN 25

1. Nguyên nhân của những thành tựu 25

2. Nguyên nhân của những hạn chế 26

2.1 Nguyên nhân khách quan 26

2.2. Nguyên nhân chủ quan 26

IV. KẾ HOẠCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 27

1. Nguyên tắc chỉ đạo thu hút 27

2. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA: 27

3 .Tiêu chí định lượng của kế hoạch vốn ODA giai đoạn 2006-2010 28

3.1. ODA cam kết, giải ngân 28

3.2. Nguồn ODA thực hiện giai đoạn 2006-2010: 29

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGÂN ODA TRONG NĂM 2006 - 2007 VÀ NHIỆM VỤ CÒN LẠI TRONG NĂM 2008 - 2010 34

1. Tình hình thu hút và giải ngân ODA 2006 34

2. Tình hình thu hút và giải ngân 2007 34

2.1. Kế hoạch 2007 34

2.2.Thực hiện 35

3.Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch 2006-2010 36

3.1Nhiệm vự còn lại trong năm 2008-2010 36

3.2 Khả năng hoàn thành kế hoạch 36

CHƯƠNG III.CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ GIẢI NGÂN HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO GIAI ĐOẠN 2006-1010 38

MA TRẬN SWOT 38

I. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH 2006 - 2010 40

1. Xây dựng chiến lược thu hút ODA cho thời kỳ 40

2. Đồng bộ hóa khung pháp lý 41

3. Nâng cao chất lượng khâu thiết kế và chuẩn bị dự án 41

4. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án trong quá trình thực hiện dự án và sau dự án. 42

5. Tăng cường năng lực cho ban quản lý dự án, khắc phục tình trạng không chuyên cán bộ quản lý dự án. 43

6. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin 43

7. Tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ: 43

II. CÁC KIẾN NGHỊ 44

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc gia quy mô lớn thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo quốc gia. 2. Giá trị giải ngân Kế hoạch 5 năm 2001-2005, Yêu cầu nguồn vốn ODA thực hiện trong 5 năm 2001-2005 là 9 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng nhu cầu đầu tư phát triển 5 năm 2001-2005 (60 tỷ USD). Việc sử dụng ODA được định hướng theo cơ cấu sau: Bảng cơ cấu ngành trong tổng giá trị giả ngân trong giai đoạn 2001-2005 Ngành đầu tư tỉ lệ đầu tư Đầu tư phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản, kết hợp mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo 15% Ngành năng lượng và công nghiệp 25% Ngành giao thông, bưu điện 25% Ngành còn lại bao gồm phát triển nguồn nhân lực, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường 35% ( bộ kế hoạch đầu tư) Từ bảng cơ cấu ngành trong tổng giá trị giải ngân trong giai đoạn 2001-2005 ta có thể thấy trong giai đoạn này nguồn vốn ODA được chú trọng vào các ngành phát triển nhân lực, xã hội đào tạo, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường (35% ứng với 3.15 tỷ USD) tiếp theo là các ngành năng lượng và bưu điện mỗi ngành là 25% (ứng với 2.25 tỷ USD). 15% còn lại đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (1.53 tỉ USD). Như vậy ta có thể thấy trong kế cấu vốn ODA lĩnh vực ưu tiên đầu tư nhiều nhất là các lĩnh vực xã hội, giáo dục phát triển nguồn nhân lực. tiếp theo là các ngành năng lượng và công nghiệp tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của toàn xã, kết hợp phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo đảm bảo nâng cao đời sống của người dân nông thôn và công bằng xã hội. Cơ cấu đầu tư ODA vào các ngành trong thời gian gần đây theo đánh giá kế hoạch 2001-2005 có xu hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế phù hợp với xu thế của nền kinh tế thế giới. KẾT QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 - 2005 1. Tình hình giải ngân và thành tựu đạt được giai đoạn 2001-2005 ODA cam kết và giải ngân: Tổng giá trị ODA cam kết của các nhà tài trợ quốc tế trong giai đoạn 2001-2005 dự kiến đạt 14,6 tỷ USD, trong đó 7,84 tỷ USD đã được giải ngân, chiếm 54% giá trị ODA cam kết. Tuy nhiên, mức thực hiện ODA trong giai đoạn này vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra ( là 9 tỷ USD 80% ODA cam kết dưới hình thức ODA vay ưu đãi). Tỷ lệ ODA giải ngân trên GDP nằm trong khoảng từ 3,5 - 4,5%, thấp hơn các nước tiếp nhận ODA khác có cùng trình độ phát triển. Ngoài nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) còn có sự hỗ trợ của trên 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs), cung cấp khoảng 100 triệu USD/năm, đóng góp đáng kể vào các nỗ lực huy động nguồn lực của Việt Nam. Bảng: Tổng hợp cam kết, ký kết và giải ngân giai đoạn 2001-2005 (triệu USD) Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 Cam kết 14.597 2.356 2.461 2.839 3.441 3.500 Ký kết 11.080 2.430 1.826 1.761 2.563 2.500 Giải ngân 7.840 1.500 1.528 1.442 1.650 1.720 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Số 2005 là số ước tính. Như vậy, trong 5 năm 2001-2005 tổng giá trị cam kết của các tổ chức quốc tế đạt 14,597 triệu USD tăng liên tục qua các năm. Giá trị kí kế đạt 11080 triệu USD tức là đạt được 75.9% so với giá trị ODA cam kết của các nước dành cho Việt Nam. (Năm 2005 lượng vốn cam kết là lớn nhất 3500 triệu USD cao nhất trong các năm, giá trị ký kế lớn nhất và giải ngân lớn nhất). Giá trị giải ngân đạt được 7,84 tỷ USD. Kết quả này thể hiện trong giai đoạn 2001-2005 Việt Nam chưa đạt kế hoạch đề ra (mới chỉ hoàn thành được 87% kế hoạch 9tỷ ). Không kể các phần chi phí tại các nước tài trợ và chi cho chuyên gia, năm 2001 chỉ giải ngân được 1,5 tỷ USD, năm 2002 giải ngân được 1,528 tỷ USD, năm 2003: 1,442 tỷ USD, năm 2004: 1,65 tỷ USD, năm 2005: 1,72 tỷ USD. Tỷ lệ giảm ngân này còn chậm và chưa có hiệu quả. Sự chậm trễ trong giải ngân ra do rất nhiều các yếu tố tác động. Xong lượng vốn đầu tư lại có xu hướng tăng lên qua các năm và có triển vọng ngày càng tăng lên trong các năm kế hoạch tiếp theo của thời kỳ 2001-2010. Như vậy với lượng vốn giải ngân trong giai đoạn vừa qua mới chỉ chiếm khoảng 70,76% so với lượng vốn ký kế của các nhà tài trợ giành cho Việt Nam. Lượng vốn ODA còn cộng vào trong giai đoạn 2006-1010 là 3.24 tỉ USD chưa được giải ngân trong giai đoạn 2001-2005. Trong những năm vửa qua Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho VN, nhưng tình hình giải ngân các khoản vay của Chính phủ Nhật trong các năm qua đều ở mức thấp: năm tài khóa 2001 là 9,8%, năm 2002 là 7,2% và năm 2003: 10-12%. Đây là những con số thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình 15% của các nước tiếp nhận khác sự chậm trễ này là do hạn chế kém hiệu quả khi sử dụng vốn của các dự án ODA trong nước ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 Vốn ODA được sử dụng vào các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau nhưng phần lớn ODA vẫn được dùng cho các hoạt động phát triển xã hội , giáo dục, an ninh, quốc phòng, giao thông và những hoạt động quản lý nhà nước… tạo ra những tiền đề cơ sở vững trắc cho các nước đang phát triển. Việt Nam trong những năm 2001-2005 được sử dụng trong các ngành như sau Bảng . Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 Đơn vị: Triệu USD Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 2001 - 2005 Giải ngân ODA 2001 – 2005 Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo 1.818 16% 1.641 21% 2. Năng lượng và công nghiệp 1.802 16% 1.375 17% 3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: 3.801 34% 2.559 32% - Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông 2.753 25% 2.040 25% - Cấp, thoát nước và phát triển đô thị 1.048 9% 519 7% 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác, trong đó: 3.785 34% 2.332 30% - Y tế, giáo dục đào tạo 1.171 11% 554 7% - Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5% - Các ngành khác 2.263 20% 1.417 18% Tổng số 11.206 100% 7.907 100% Từ bảng ta có thể thấy cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001-2005 không đảm bảo giải ngân theo kế hoạch đề ra và có nhiều khác so với cơ cấu vốn ký kế của các ngành, lĩnh vực. Cơ cấu vốn ODA trong nganh nông nhiệp chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra 21% (trong khi kế hoạch là 15% đầu tư cho nông nhiệp phát triển nông thôn) giao thông vận tải và bưu điện tỉ trọng cũn tăng 32% (trong khi kế hoạch là 25%), vì tỉ lệ này tăng lên làm cho tỉ trọng đầu tư cho các ngành khác giảm đi đáng kể. ngành năng lượng và công nhiệp 17% ( kế hoạch đặt ra là 25%), y tế giáo dục đào tạo khác là 30%( kế hoạch là 35%) .Sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu sử dụng vốn ODA trong các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội ta có thể nhận thấy xu hướng biến đổi của xã hội có sự thay đổi. Nên kinh tế chuyển dịch còn chậm yêu cầu đầu tư cho các nhu cầu cơ bản của xã hội còn đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết. để thấy rõ được xu hướng sử dụng vốn trong cơ cấu vốn và cơ cấu ngành chúng ta có thể thấy trong bảng sau: Giá trị hiệp định ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 (triệu USD) Ngành Tổng giá trị Hiệp định ODA ký kết ODA vốn vay ODA viện trợ không hoàn lại Tỷ trọng Nông nghiệp và PTNT kết hợp với xoá đói giảm nghèo 1.607 1.300 308 16,0% Công nghiệp và Năng lượng 1.582 1.536 46 15,8% Giao thông, Thông tin liên lạc và Viễn thông 2.541 2.445 96 25,4% Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1.005 726 280 10,0% Y tế - Giáo dục – Xã hội 1.063 484 579 10,6% Các ngành, lĩnh vực khác 2.219 1.805 414 22,2% Tổng 10.018 (*) 8.295 1.722 100,0% Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ghi chú: (*) Tổng giá trị ODA ký kết từ 2001 đến tháng 6/2005  Tính tới tháng 6 năm 2005 lượng vốn ODA kí kế của các nước trên thế giới đã đạt 10.018 triệu USD trong cơ cấu vốn ODA lượng vốn vay ưu đãi chiếm khoảng 82.8%(8.295 triệu USD) còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại 17.2% (1.722 triệu USD) khoản vốn vay ưu đãi này là nguồn đầu tư phát triển cho đẩt nước xong nguồn vốn này sau thời gian ân hạn phải trả cả gốc và lãi hàng năm cho nước viện trợ nên lượng vốn này càng nhiều thì khoản nợ phải trả qua các năm sẽ tăng lên có nguy cơ để lại cho quốc gia các khoản nợ do vậy cùng với việc chú trọng đầu tư đẩy mạnh tốc độ giải ngân hiệu quả chúng ta cũng cần phải có sự chú ý tới các khoản nợ phải trả tránh tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Những mặt được chủ yếu trong sử dụng ODA thời kỳ 2001 - 2005 Đánh giá một cách tổng thể, việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 đã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. 1. Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển, chiếm khoảng từ 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần vốn ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nước). 2. Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút  đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. 3. ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống còn 37% năm 1998; 28,9% năm 2002 và dưới 10% năm 2004.. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, kết hợp xoá đói giảm nghèo, trong đó nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm  y tế, trường học... 4. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển các tỉnh và thành phố, nhất là hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, phát triển hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng nông thông miền núi; hầu hết các tỉnh và thành phố có các dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện hệ thống thuỷ lợi, một số dự án thoát nước, phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ. 5.ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam. Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như các dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự án tạo nghề.... 6. ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người... Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiệnđại được chuyển giao. 7. Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA. Hạn chế và khó khăn thách thức trong quá trình sử dụng và thu hút ODA Chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ của ta. Nguyên nhân chủ yếu là quy trình và thủ tục trong nước cũng như của các nhà tài trợ còn phức tạp, lại có sự khác biệt giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam; chậm trễ trong việc di dân tái định cư và giải phóng mặt bằng; công tác đấu thầu; năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các Ban quản lý còn hạn chế và bất cập. Số giải ngân cam kế dưới mức trung bình TB trong giai đoạn 2001 - 2003 là 55.4% (9728tr USD/17540tr USD). Trong những năm 2001-2005 mức giải ngân có nhiều thay đổi. Mức đỉnh điểm giải ngân của năm 2000 từng đạt 2 tỷ USD. Trong 4 năm 2001-2004 giải ngân được khoảng 6 tỷ USD, năm 2005 1.8 tỷ (hoàn thành được 87% kế hoạch đề ra). Tỉ lệ giải ngân với vốn ODA của Nhật Bản trong năm tài khóa 2001 là 9,8%, năm 2002 là 7,2% giới năm 2003 đạt 14,3%. Đây là những con số thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình 15% của các nước tiếp nhận khác. Đặc biệt, các dự án thuộc UBND Hà Nội và TP.HCM có mức giải ngân hoặc bằng, hoặc thấp hơn 30% của kế hoạch giải ngân. Thiếu quy hoạch vận động và sử dụng ODA; các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch, nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư và xây dựng; thực thi các văn bản pháp luật về quản lý ODA chưa nghiêm. thiếu thông tin ODA nhất là các dự án cụ thể làm mất đi tính thanh bạch của dự án. Khung pháp lý cho các nhà tài trợ còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa tiếp cận thực tế, chưa tạo được động lực khuyến khích hào hoà cho các giai đoạn trong nước và quốc tế. nghị định 17/2001/NĐ_CP và một số văn bản dưới luật được ban hành xong hiệu quả của chúng còn thấp. Công tác theo dõi và đánh giám sát dự án buông lỏng. Thiếu một cơ quan thực sự có năng lực trong việc đánh giá hiệu quả. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Làm cho hiệu quả của các dự án không cao. Năng lực cán bộ ở các cấp còn nhiều bất cập và thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý và sử dụng ODA. ODA được coi là nguồn thu dồi dào của ngân sách chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả bị chi phối rất nhiều bởi các mục đích ngoài kinh tế III. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân của những thành tựu Nhân dân ta đã cần cù lao động và sử dụng nguồn vốn này đạt hiệu quả, không chỉ phát triển tốt cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của đất nước, Việt Nam với nhân dân và chính phủ các nước cung cấp ODA, góp phần vào việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, được các nước tin tưởng và ngày càng có ảnh uy tín trên trường quốc tế. việt Nam tham gia vào rất nhiều các tổ chức khác nhau trên thế giới ASEM, ASEAN, WTO… Tiềm năng kinh tế trong nước ngày càng được mở rộng và cải thiện, VN được đánh giá là một trong những nước có môi trường đầu tư hấp dẫn vì thế khả năng thu hút vốn cao. Khung pháp lý ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho các chính phủ, các tổ chức của các nước viện trợ có điều kiện và quỳên lợi nhiều hơn khi đầu tư vào Việt Nam. 2. Nguyên nhân của những hạn chế 2.1. Nguyên nhân khách quan Yêu cầu của nhà tài trợ khi cung cấp ODA thường có những điều kiện rất khắt khe và phức tạp nên việc triển khai đấu thầu, qui trình đấu thầu, xét thầu, giao thầu kéo dài hơn so với kế hoạch. nhiều dự án đòi hởi những công nghệ mới khó khăn trong việc sử dụng và đào tạo cần có thời gian chờ đợi. Thuế thu nhập đánh vào các nhà tài trợ thực hiện dự án tại Việt Nam. Trong khi các nhà tài trợ không đồng ý khiến cho có sự mâu thuẫn giữa hai bên làm cho tiến đội của các dự án chậm lại. Cạnh tranh giữa các nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay các nước đang phát triển thực hiện rất nhiều các biện pháp thu hút ODA phát triển kinh tế vì thế mà ảnh hưởng khả năng cung cấp ODA của thế giới cho Việt Nam 2.2. Nguyên nhân chủ quan Khuôn khổ pháp lý cho việc thu hút và sử dụng ODA còn chưa đồng bộ và tồn tại nhiều thiếu sót: Vốn đối ứng bố trí chưa kịp thời, vấn đề quy hoạch vận động và sử dụng ODA đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn chỉnh để định hướng cho các cơ quan, địa phương chủ động thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Thủ tục của các nhà tài trợ còn rườm rà chưa thức sự tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tài trợ: các chính sách thuế, chính sách sử dụng lao động... Việc giải phóng mặt bằng chính sách đề bù còn chưa thực sự công bằng, chưa thoả đáng nên diễn ra rất chậm làm cho các dự án không thể đẩy nhanh tiến độ. Chậm trễ trong công tác đấu thầu và sau đấu thầu: khâu này thường phát sinh nhiều vướng mắc do việc chuẩn bị tài liệu chưa tốt, không đáp ứng được những tiến độ của dự án. Có sự khác biệt về giá nên thường xuyên phải điều chỉnh để thống nhất vì thế gây ra những chậm trễ. Khảo sát thiết kế chất lượng chưa cao các nhà thiết kế và các nhà tài trợ không thống nhất được với nhau. Một số trường hợp các nhà tài trợ chấp nhận đầu tư nhưng sau khâu nghiên cứu khả thi các nước này lại rút lại vốn do dự án không khả thi. Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế trong nhiều mặt cả về công tác quản lý và thực hiện dự án: Những Cán bộ cấp tỉnh chưa nắm vững được qui trình thủ tục đấu thầu vì thế quá trình trình duyệt mất rất nhiều thời gian Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của dự án chưa thực sự căn cứ vào năng lực và khả năng và đỏi hỏi của dự án mà thường do tự phân giữa cán bộ địa phương vì thế mà tính chuyên nghiệp không cao, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Tinh thần trách nhiệm của các cán bộ chưa cao. Do trách nhiệm chưa được qui roc ràng, các vấn đề phát sinh là vấn đề chung của cả dự án Việc cấp vốn thiếu tính kịp thời với tiến độ của dự án, nhất là hệ thống kho bạc chưa đáp ứng được yêu cầu quýêt toán kịp thời của các dự án. với những dự án đòi hỏi cán bộ phức tạp viêc sự dụng vốn đối ứng còn chậm trễ và bất cập Hệ thống thông tin còn chưa cập nhật kịp thời ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động điều phối đánh giá và xử lý dự án các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. KẾ HOẠCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 1. Nguyên tắc chỉ đạo thu hút Đảm bảo tính chủ động và vai trò làm chủ quốc gia Tối đa hoá hiệu quả và hiệu lực của ODA Tính lựa chọn Sự tham gia của đối tượng thụ hưởng Tạo dựng mối quan hệ đối tác 2. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA:     Sau đây là các lĩnh vực ưu tiên ODA chủ yếu trong thời kỳ 2006-2010. Các lĩnh vực ưu tiên này cũng được thể hiện trong Dự thảo sửa đổi và bổ sung Nghị định 17/2001/NĐ-CP:         (1) Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xóa đói giảm nghèo;         (2) Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;         (3) Phát triển hạ tầng cơ sở xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và phát triển…);         (4) Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;         (5) Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. 3 .Tiêu chí định lượng của kế hoạch vốn ODA giai đoạn 2006-2010 3.1. ODA cam kết, giải ngân Nhu cầu vốn đầu tư phát triển: Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8%/năm, cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD (theo giá hiện hành là 160 tỷ USD), trong đó 65% huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn vốn ngoài nước. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn ODA có vị trí quan trọng. Nhu cầu về vốn ODA: Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2006 - 2010 cần thực hiện được khoảng 11 tỷ USD vốn ODA. Để thực hiện được nguồn vốn ODA nêu trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng  19 - 21 tỷ USD.   Dự báo vốn ODA cam kết: căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá tình hình và xu hướng ODA trên thế giới; những thuận lợi, khó khăn và thách thức của Việt Nam trong thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2006 - 2010; dựa trên những kinh nghiệm và những bài học rút ra về thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 1993 - 2005; căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ được thực hiện trong tháng 2 năm 2006, có thể dự báo trong thời kỳ 2006 - 2010, vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ có mức cam kết đạt khoảng 19 - 21 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/năm, tăng trung bình 8% so với mức cam kết ODA năm 2005.     Dự báo vốn ODA ký kết: Vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2001 - 2005 chuyển tiếp sang thời kỳ 2006 - 2010 là khoảng 8 tỷ USD; vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2006 - 2010 dự báo sẽ đạt khoảng từ 12,35 - 15,75 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn ODA được ký kết thời kỳ 2006 - 2010 sẽ đạt khoảng từ 20,35 - 23,75 tỷ USD.     Kết quả khảo sát các nhà tài trợ cũng cho thấy tổng vốn ODA của các chương trình và dự án sẽ được ký kết trong thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 23,23 tỷ USD, sát với dự báo nguồn vốn ODA ký kết nêu trên.     Dự báo vốn ODA giải ngân: Dự báo tổng vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng từ 11,46 - 12,41 tỷ USD. Theo kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ, tổng vốn ODA giải ngân 5 năm tới sẽ đạt khoảng từ 10,9 - 12,3 tỷ USD.     3.2. Nguồn ODA thực hiện giai đoạn 2006-2010:     Kế hoạch 5 năm đòi hỏi duy trì mức đầu tư cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Ước tính để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu chung của Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam cần thực hiện được 11,1 tỷ USD ODA trong thời kỳ này và do đó mức giải ngân hàng năm phải đạt 2,2 tỷ USD (mức giải ngân dự kiến của năm 2005 là 1,7 tỷ USD). Tổng vốn ODA đã ký kết chưa giải ngân giai đoạn 2001-2005 ước xấp xỉ 8 tỷ USD chuyển tiếp và sẽ bổ sung vào nguồn ODA thực hiện trong những năm tới. 3.2.1.    Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực Căn cứ vào các ưu tiên ODA nêu trên và trên cơ sở giá trị hiệp định ODA, khối lượng ODA dự kiến giải ngân và những cam kết mới cho thời kỳ tới, dự kiến cơ cấu ODA theo ngành giai đoạn 2006-2010 như sau: Cơ cấu ODA theo ngành giai đoạn 2006-2010 (tỷ USD và %) Ngành, lĩnh vực Giá trị ODA theo hiệp định 2001-2005 Dự báo giá trị ODA theo hiệp định 2006-2010 ODA cam kết 2006-2010 Tỷ USD Tỷ trọng Tỷ USD Tỷ trọng Tỷ USD Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản kết hợp với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo 1,6 14,6% 2,2-2,5 18% 2,9-3,3 Năng lượng và công nghiệp 2,1 18,7% 1,9-2,2 16% 2,6-2,9 Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 2,9 26,3% 3,6-4,1 30% 4,8-5,5 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác 4,5 40,4% 4,3-4,9 36% 5,8-6,6 Tổng số 11,1 100% 12,0-13,6 100% 16,0-18,2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ghi chú: Ngành được phân loại trên cơ sở các chi tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX. Phân ngành này khác với phân ngành trong giai đoạn kế hoạch trước.  Bảng . Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2010 Ngành, lĩnh vực Cơ cấu ODA thực hiện  2001 - 2005 Dự kiến cơ cấu ODA ký kết 2006 - 2010 Tổng ODA ký kết (Tỷ USD) Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo 21% 21% 4,27 - 4,98 Năng lượng và công nghiệp 17% 15% 3,05 - 3,56 Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 32% 33% 6,72 - 7,84 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực…) 30% 31% 6,31 - 7,37 Tổng 100% 100% 20,35 - 23,75   Theo Quyết định 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ) Chính sách phân bổ nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2006 - 2010 sẽ tiếp tục duy trì tỷ trọng ODA ở mức cao để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xoá đói, giảm nghèo(21%); tập trung sử dụng vốn ODA vay ưu đãi để hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện và các trạm phân phối(15%); tăng tỷ trọng vốn ODA (33%) cho phát triển giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị. Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ và các ngành khác tiếp tục giữ tỷ trọng vốn ODA cao (31%). Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất nông nghiệp; phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo (giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế,.. Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại: Về điện, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để tiếp tục phát triển ngành điện, đặc biệt là phát triển lưới điện và trạm phân phối, nhất là phát triển lưới điện nông thô Về giao thông, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực sau: Phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, các đường trục chính của các vùng kinh tế; phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và Hai hành lang và Một vành đai kinh tế Việt - Trung; xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam; nâng cấp, xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng một số cảng nước sâu, cảng trung chuyển; xây dựng một số sân bay quốc tế ở một số tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước;...     Về bưu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0206.doc
Tài liệu liên quan