LỜI NÓI ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và kết cấu hạ tầng. 6
I) Những khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 6
1) Khái niệm về đầu tư (Investment): 6
2) Phân loại hoạt động đầu tư: 6
3) Khái niệm đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 8
3.1) Khái niệm kết cấu hạ tầng: 8
3.2) Phân loại kết cấu hạ tầng: 9
3.3) Các khái niệm đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật: 10
4) Vốn đầu tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật: 10
4.1) Khái niệm: 10
4.2) Nguồn hình thành vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật: 11
4.3) Mối quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng: 12
II) Đặc điểm, vai trò và các yếu tố cơ bản tác động đến quy mô đầu tư KCHT kỹ thuật. 12
1) Đặc điểm: 12
2) Vai trò của đầu tư KCHT kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân. 14
3) Các yếu tố tác động đến quy mô đầu tư KCHT kỹ thuật: 16
3.1) Tăng trưởng kinh tế: 16
3.2) Mức gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá: 16
3.3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 17
III) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 17
1) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 17
1.1) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: 17
1.2) Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: 19
2) Hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 20
2.1) Các quan niệm về hiệu quả hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật: 20
2.2) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 21
a) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung: 21
b) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 22
c) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 24
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta trong những năm qua. 27
I) Một số quan điểm, kế hoạch thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta trong những năm qua. 27
II) Tình hình thực hiện vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nước ta trong thời gian qua 28
1) Tình hình thực hiện vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1991- 2000: 28
1.1) Tình hình đầu tư KCHT kỹ thuật giai đoạn 1991-1995. 29
1.2) Vốn đầu tư KCHT kỹ thuật giai đoạn 1996-2000: 30
2) Tình hình thực hiện vốn đầu tư KCHT kỹ thuật theo ngành kinh tế: 32
2.1) Vốn đầu tư KCHT giao thông vận tải được thực hiện trong thời gian qua. 34
2.2) Vốn đầu tư KCHT thực hiện đối với ngành bưu chính-viễn thông. 37
2.3) Vốn đầu tư thực hiện của ngành điện: 40
2.4) Vốn đầu tư thực hiện của ngành sản xuất và cung ứng nước. 42
3) Tình hình thực hiện vốn đầu tư kỹ thuật cho các vùng kinh tế. 42
III) Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. 47
1) Đối với ngành giao thông vận tải: 47
2) Đối với ngành bưu chính-viễn thông. 51
2.1) Về viễn thông: 51
2.2) Về bưu chính: 52
3) Đối với ngành điện: 52
4) Đối với ngành cung ứng và sản xuất nước. 52
IV) đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật của nước ta trong những năm qua. 53
1) Hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật: 53
1.1) Đối với ngành giao thông vận tải: 54
1.2) Đối với ngành bưu chính-viễn thông: 55
1.3) Với ngành điện. 55
1.4) Đối với ngành sản xuất và cung ứng nước. 56
2) Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của nó. 56
2.1) Những mặt còn tồn tại: 56
2.2) Nguyên nhân yếu kém của KCHT kỹ thuật: 58
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật nước ta trong thời gian tới. 60
I) Định hướng và kế hoạch cho hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật ở nước ta trong thời gia tới. 60
1) Đối với ngành giao thông vận tải: 624
1.1) Một số mục tiêu tổng quát của Ngành: 62
1.2) Mục tiêu đầu tư KCHT giao thông vận tải trên các vùng: 635
1.3) Mục tiêu đầu tư xây dựng KCHT theo các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải. 64
2) Đối với ngành bưu chính-viễn thông: 65
3) Đối với ngành điện lực: 66
4) Đối với ngành sản xuất và cung ứng nước. 66
II) Xu hướng đầu tư KCHT kỹ thuật ở các nước đang phát triển và yêu cầu đặt ra đối với nước ta trong thời gian tới. 67
1) Các xu hướng chính về đầu tư KCHT ở các nước đang phát triển. 67
2) Các yêu cầu đặt ra đối với đầu tư KCHT kỹ thuật: 70
III) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật ở nước ta trong thời gian tới. 713
1) Những giải pháp chung nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 713
1.1) Xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cho hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật. 713
1.2) Xây dựng quy hoạch phát triển KCHT kỹ thuật: 724
1.3) Lập kế hoạch phát triển KCHT kỹ thuật: 735
1.4) Nâng cao chất lượng của công tác quản lý dự án: 73
1.5) Cải tiến thể chế quản lý KCHT kỹ thuật: 74
1.6) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công ích: 74
1.7) Xây dựng kế hoạch, tiến hành điều chỉnh và định giá lại dịch vụ KCHT kỹ thuật. 75
1.8) Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư KCHT kỹ thuật. 76
1.9) Giải pháp huy động tài chính cho vận hành, sửa chữa KCHT kỹ thuật 77
1.10) Đào tạo nhân lực quản lý KCHT kỹ thuật 77
2) Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư KCHT kỹ thuật đối vơí từng ngành. 78
2.1) Đối với ngành giao thông vận tải. 78
2.2) Đối với ngành Bưu chính- viễn thông: 79
2.3) Đối với ngành điện. 80
2.4) Đối với ngành sản xuất và cung ứng nước: 81
IV) Một số kiến nghị của bản thân. 81
Kết Luận 85
Danh mục các tài liệu tham khảo 84
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời gian này có hiện tượng khủng hoẳng kinh tế khu vực, vốn đầu tư của nước ngoài giảm đáng kể. Xu hướng gia tăng vốn đầu tư thực hiện của ngành tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo: năm 1999 là 7.137 tỷ đồng, năm 2000 là 8.041 tỷ đồng.
Tuy nhiên, xét về cơ cấu khối lượng vốn đầu tư thực hiện đã chi cho hoạt động này thì lượng vốn đầu tư cho nguồn là rất lớn (chiếm khoảng trên 60% tổng vốn cho ngành điện). Nếu như năm 1996 đầu tư cho nguồn chiếm khoảng 76,7% còn lại cho lưới thì đến năm 1996, đầu tư cho nguồn giảm đáng kể (57,9% cho nguồn và 42,1% cho lưới), tỷ lệ giữa đầu tư cho nguồn và cho lưới tiếp tục điều chỉnh hợp lý hơn trong những năm gần đây, đến năm 2000 thỉ tỷ lệ này là 68% cho nguồn và 31,7% cho lưới). Điều này chứng tỏ việc đầu tư cho xây dựng các nhà máy điện đã được chúng ta coi trọng, nhưng đồng thời chúng ta đang đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới điện, hệ thống phân phối điện năng. Có thể nhận thấy điều này qua tỷ lệ vốn đâu tư lưới tải và lưới phân phối như bảng trên.
Xét về cơ cấu nguồn vốn đầu tư thực hiện đối với ngành điện, ta thấy: nguôn vốn đầu tư thực hiện chủ yếu cho ngành này là từ nguồn khấu hao, vốn tín dụng và vốn vay khác, còn vốn Ngân sách là rất ít. Có thể minh hoạ qua bảng sau:
Cơ cấu đầu tư ngành điện theo nguồn (%)
Nguồn
Ngân sách
Khấu hao
Tín dụng
Vốn vay khác
Tỷ lệ (%)
2
40
28
30
Vốn đầu tư thực hiện của ngành sản xuất và cung ứng nước.
Theo số liệu điều tra, ta thấy tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện của ngành nước thời kỳ 1991-2000 đạt 15,35.193 tỷ VNĐ (theo giá so sánh năm 1995). Trong đó khoảng 5,35.103 tỷ VNĐ được thực hiện trong thời kỳ 1991-1995. Còn lại khoảng 10.103 tỷ VNĐ được thực hiện trong giai đoạn 1996-2000.
Xét về con số tương đối, tuy số liệu điều tra và theo báo cáo của ngành có sự sai lệch, song có thể nhận thấy rằng: trong thời kỳ 1991-1995 thì đầu tư cho ngành nước khoảng 0,5% GDP và 0,8% GDP (thời kỳ 1996-2000). Nếu so với khối lượng vốn đầu tư KCHT kỹ thuật được thực hiện thì đầu tư cấp nước chiếm khoảng 5,5% đầu tư KCHT kỹ thuật (thời kỳ 1991-1995) và 10% đầu tư KCHT kỹ thuật (thời kỳ 1996-2000).
Tình hình đầu tư cho ngành nước qua các năm như sau:
Bảng 16: Vốn đầu tư thực hiện của ngành nước:
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng
100.4
259.4
316
488
629
1300
500
1410
1420
1420
Vốn trong nước
52.4
83.4
162
216
270
350
400
410
420
420
Tỷ lệ (%)
52.19
32.15
51.27
44.26
42.93
26.92
80.00
29.08
29.58
29.58
Vốn ngoài nước
48
176
154
272
359
950
100
1000
1000
1000
Tỷ lệ (%)
47.81
67.85
48.73
55.74
57.07
73.08
20.00
70.92
70.42
70.42
Nguồn: Ban KCHT và đô thị-Viện Chiến lược phát triển.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư kỹ thuật cho các vùng kinh tế.
Trong những năm qua, đầu tư KCHT kỹ thuật cho các vùng đã được Đảng và Nhà nước ta chú ý. Việc phân bổ, cấp phát nguồn vốn cho các địa phương được thực hiên theo phương trâm: tập chung vào một số vùng kinh tế trọng điểm, những địa bàn có khả năng phát triển mạnh, từ đó lan rộng ra các địa điểm khác. Việc đầu tư ở các địa bàn trọng điểm có tác động dây truyền đến các vùng, các ngành kinh tế của cả nước. Đồng thời tiến hành đầu tư vào các khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội có điều kiện khó khăn: nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… nhằm đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Tình hình vốn đầu tư KCHT kỹ thuật cho các vùng trong cả nước thời kỳ 1991-2000 được thể hiện ở bảng sau:
Trong giai đoạn 1991-2000, vốn đầu tư KCHT kỹ thuật ở nước ta được phân bổ cho các vùng không đồng đều, trong đó vùng trọng điểm miền Nam có khối lượng lớn nhất là 71,86.103 tỷ đồng, khối lượng vốn đầu tư KCHT kỹ thuật của vùng trọng điểm phía Bắc Bộ là: 34,70.103 tỷ đồng, vùng trung du miền núi là 23,95.103 tỷ đồng, vùng đồng bằng Sông Cửu Long là: 22,21.203 tỷ đồng, các vùng khác có khối lượng vốn đầu tư KCHT kỹ thuật thực hiện ít hơn so với các vùng trên.
Tuy nhiên, nếu xét theo thời kỳ 5 năm một, thì thời kỳ 1991-1995 có vốn đầu tư KCHT kỹ thuật của vùng trọng điểm Bắc Bộ là:10,73.103tỷ đồng, nhỏ hơn vùng trung du miền núi (chỉ có 15,22.103 tỷ đồng), vùng trọng điểm miền Nam vẫn có khối lượng vốn đầu tư KCHT thực hiện lớn nhất (33,39.103 tỷ đồng). Sang thời kỳ 1996-2000, quy mô vốn đầu tư KCHT kỹ thuật của các vùng đều tăng, tuy nhiên khối lượng vốn đầu tư KCHT thực hiện của vùng trọng điểm Bắc Bộ tăng lên một cách nhanh chóng (23,97.103 tỷ đồng) lớn hơn vùng trung du miền núi (8,73.103 tỷ đồng).
Nếu xét về tỷ trọng vốn đầu tư của từng vùng, ta thấy quy mô vốn đầu tư KCHT kỹ thuật được thực hiện của vùng trọng điểm miền Nam chiếm 27,5%; vùng trọng điểm Bắc Bộ là 17,1%; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là: 12,5%; các vùng còn lại cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Điều này cũng phần nào phản ánh được sức hấp dẫn của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam là rất lớn, tình hình thu hút đầu tư phía Nam lớn hơn phía Bắc. Nó đặt ra yêu cầu cho các vùng khác phải nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tránh bị tụt hậu. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh mức độ phục vụ nhu cầu sản xuất, dịch vụ, phục vụ nhân dân của hệ thống KCHT kỹ thuật sẵn có ở khu vực thành thị với khu vực nông thôn, vùng xa xôi, hẻo lánh. Các vùng có tỷ trọng vốn đầu tư KCHT kỹ thuật thực hiện ít nhất trong cả nước là khu vực trọng điểm miền Trung (chỉ chiếm 5,3% vốn đầu tư KCHT kỹ thuật), vùng trung du miền núi(6,2%), vùng Tây Nguyên (10,8%). Có thể nhận thấy điều này qua bảng sau:
Qua bảng trên ta thấy tình hình vốn đầu tư từng ngành cho các vùng kinh tế giai đoạn 1996-2000 được thực hiện như sau:
@ Về giao thông vận tải: đầu tư lớn nhất là vùng trọng điểm miền Nam (14,81.103 tỷ đồng, tương đương 30,2% vốn đầu tư ngành giao thông), tiếp đến là vùng trọng điểm Bắc Bộ (8,39.103 tỷ đồng, tương đương 17,1%). Vùng có vốn đầu tư thấp nhất là vùng trọng điểm Miền Trung (chỉ có 2,21.103 tỷ đồng, chiếm 4,5%), tiếp đến là vùng trung du miền núi (chỉ có 3,09.103 tỷ đồng, chiếm 6,3%), sau đó đến vùng Tây Nguyên (chỉ có 3,38.103 tỷ đồng, tương đương 6,9%).
@ Về bưu chính viễn thông: cũng như giao thông vận tải, vùng có quy mô vốn thực hiện nhiều nhất vẫn là vùng trọng điểm miền Nam (3,22.103 tỷ đồng, tương đương 23,1%),vùng trọng điểm Bắc Bộ (2,66.103 tỷ đồng, tương đương 19,1%), và vùng có quy mô vốn nhỏ nhất vẫn là vùng Tây Nguyên (0,42.103 tỷ đồng, tương đương 3%).
@ Về điện: vùng trọng điểm miền Nam có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn nhất (18,84.103 tỷ đồng, tương đương 28,2%) và hai vùng còn lại có quy mô tương đương là vùng trọng điểm Bắc Bộ (11,62.103 tỷ đồng, tương đương 12,4%) và vùng Tây Nguyên (10,75.103 tỷ đồng, tương đương 16,1%). Vùng có quy mô vốn thấp nhất là vùng Trung du miền Núi và vùng trọng điểm miền Trung (chỉ chiếm khoảng 4-5% vốn ngành điện).
@ Về cung cấp nước: tình hình vốn thực hiện cho các vùng là khá đều, mặc dù vùng trọng điểm miền Nam chiếm tỷ trọng và khối lượng lớn nhất (1,6.103 tỷ đồng, tương đương 16%) nhưng các vùng còn lại cũng có khối lượng vốn thực hiện xấp xỉ vùng trọng điểm miền Nam như: Vùng trọng điểm miền Trung, vùng trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Qua bảng 19 ta thấy cơ cấu vốn đầu tư KCHT thực hiện của từng vùng thời kỳ 1991-2000:
@ Đối với vùng trọng điểm miền Nam: vốn đầu tư KCHT được thực hiện chiếm 88,08% tổng vốn đầu tư của vùng, trong đó vốn đầu tư của ngành điện là lớn nhất (đạt 40,3.103 tỷ đồng thời kỳ 1991-200, chiếm 24,88% tổng vốn đầu tư của toàn vùng), tiếp đó là đến ngành giao thông vận tải (đạt 24,01.103 tỷ đồng, chiếm 14,81%), bưu chính-viễn thông chỉ chiếm 3,12% vốn đầu tư của vùng và ngành nước chỉ chiếm1,52% vốn của ngành. Như vậy có thể thấy như cầu đầu tư KCHT kỹ thuật của vùng này là rất lớn.
@Với vùng trọng điểm Bắc Bộ: thì đầu tư thời kỳ 1991-22000 có sự khác biệt với vùng trọng điểm miền Nam: đầu tư cho giao thông vận tải lớn nhất (13,05% tổng vốn của vùng), sau đó là điện (chiếm 12,38%-tính cả nguồn), bưu chính viễn thông và nước chiếm tỷ trọng ít hơn. Sở dĩ như vậy là vì ở khu vực này tập trung nhiều công trình giao thông có tính chất quan trọng cần thiết được ưu tiên xây dựng.
@ Đối với vùng Đông Bằng Sông Cửu Long: đầu tư KCHT chỉ chiếm 52,38% tổng vốn đầu tư của vùng, trong đó điện chiếm tỷ lệ lớn nhất (11,26%) còn lại cho giao thông vận tải (8,4%), bưu chính viễn thông (4,01%) và nước chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (1,57%).
@ Với vùng trung du miền núi: đầu tư KCHT kỹ thuật chiếm 1/2 tổng vốn đầu tư, tập chung nhiều nhất là ngành điện (33,69%), giao thông vận tải (8,63%).
@ Với vùng trọng điểm miền trung: 59,68% vốn đầu tư KCHT kỹ thuật so với tổng vốn đầu tư của toàn vùng, Do đó, đầu tư cho ngành điện có tỷ trọng lớn hơn, rồi đến ngành giao thông vận tải. vốn đầu tư của ngành nước lại lớn hơn ngành bưu chính-viễn thông.
@ Với vùng Tây Nguyên: Vốn đầu tư KCHT kỹ thuật chiếm khoảng 55,34% tổng vốn đầu tư của vùng, tập trung vào ngành điện(38,89%); giao thông vận tải: 12,01%; nước: 2,79% còn lại là bưu chính viễn thông.
@ ở các vùng còn lại, cơ cấu vốn đầu tư KCHT kỹ thuật khoảng 30,6%, tập trung vào điện và giao thông vận tải.
Xét về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư KCHT kỹ thuật cho từng vùng:
Gần 60% tổng nguồn vốn đầu tư tập trung cho 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, trong đó nguồn vốn nước ngoài (chiếm tỉ trọng 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư) tập trung vào 2 vùng này đến 81%. Vùng trọng điểm miền Trung có tỉ lệ vốn Ngân sách cao trong tổng đầu tư (39,4%) thể hiện một sự ưu tiên nguồn vốn Ngân sách cho vùng này, nhưng tác động còn hạn chế, chỉ thu hút được 3,9% tổng vốn đầu tư. Vùng Trung du miền núi Bắc bộ cũng nằm trong tình trạng tương tự, tức là trợ cấp Ngân sách cũng chiếm tới 45,9%, nhưng do thu hút các nguồn vốn ngoài Ngân sách thấp, tổng vốn đầu tư chỉ đạt 6,5% cả nước. Nói tóm lại, xét theo quy mô cũng như tiềm năng phát triển kinh tế và hiện trạng khai thác của từng vùng, rõ ràng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên chưa có điều kiện để vượt lên, đuổi kịp và các vùng khác, ít nhất về điều kiện vốn đầu tư.
Bức tranh cơ cấu của các nguồn vốn khác ngoài Ngân sách cũng khá tương tự như vốn Ngân sách (tức là đều chiếm tỉ lệ thấp hơn các vùng khác). Đặc biệt, vốn đầu tư ngoài quốc doanh chiếm tỉ lệ rất thấp so với nguồn vốn đó trên toàn quốc. 1% vào vùng Trung du miền núi phía Bắc, 2,5% vào vùng Tây nguyên và 3,1% vào vùng Trọng điểm miền Trung. Đối với 2 vùng chậm phát triển, tỉ trọng này có thể hiểu được, song đối với Vùng trọng điểm miền Trung thì đây là tình trạng không thể chấp nhận được.
Tình hình vốn đầu tư thực hiện trong lĩnh vực KCHT kỹ thuật ở vùng nông thôn và thành thị như sau:
@ Đối với khu đô thị: trong quyết định của thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020 đã nêu rõ: “trên cơ sở nắm vững chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trước mắt triển khai các chính sách, cơ chế và biện pháp phát triển đô thị”, trong đó “ xây dựng chính sách và các giải pháp tạo vốn, trê cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào mục đích phát triển hạ tầng đô thị. Nghiên cứu cơ chế tạo các nguồn thu và hình thành quỹ phát triển KCHT đô thị”.
Từ năm 1993 đến tháng 6/1999, Nhà nước ta đã ký kết các Hiệp định vốn vay là 8,728 tỷ USD, đã giải Ngân đến cuối 1998 là 2,876 tỷ USD. Dự kiến năm 2000, sẽ ký kết các hiệp định vốn vay là 10,7 tỷ USD, phần thực hiện khoảng 5,7 tỷ USD, chuyển qua sau năm 2000 là 5 tỷ USD.
Trong các năm qua, nguồn vốn đầu tư KCHT đô thị chủ yếu là vốn Ngân sách Nhà nước. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị để đáp ứng các mục tiêu phát triển đô thị rất lớn, chỉ riêng vốn từ Ngân sách Nhà nước không thể đáp ứng được.
Ngoài ra vốn đầu tư cho khu vực đô thị mới được huy động dưới nhiều hình thức khác như: sử dụng quỹ đất, nguồn thu từ qũy đất, thu từ phí hạ tầng đô thị, vốn khấu hao cơ bản, qua các doanh nghiệp...
@ Kết cấu hạ tâng kỹ thuật nông thôn: trong lĩnh vực giao thông nông thôn và miền núi, các địa phương đã huy động khá nhiều sức người, sức của xây dựng và nâng cấp đường xá. Trong 5 năm(1991-1995), vốn đầu tư giao thông nông thôn là 4965 tỷ đồng, trong đó: người dân đóng góp 67,5%, ngân sách huyện xã 10%, ngân sách trung ương và tỉnh hỗ trợ 16%, các nguồn khác 6,5%.
Trong 5 năm (1996-2000), vốn đầu tư cho các địa phương ước khoảng 13200 tỷ đồng, làm mới khoảng 1000 km, nâng cấp 15000km đường bộ, sửa chữa 15000m cầu.
Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
Đối với ngành giao thông vận tải:
Cùng với sự đổi mới chung của nền kinh tế, trong những năm qua KCHT ngành giao thông vận tải dã được đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nền kinh tế và của nhân dân, với đa dạng về phương tiện và phương thức, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trên cơ sở nhu cầu vận tải của toàn xã hội, đã xây dựng được các hành lang phát triển, tập trung giải quyết được nhu cầu chủ yếu của các mục tiêu, vùng trọng điểm cả về giao thông lẫn vận tải.
@ Hệ thống đường bộ: đã tập trung vào xây dựng và nâng cấp các tuyến đường trục Bắc-Nam (QL1), hoàn thành 1592km/2042 km, các trục chính của ba vùng kinh tế trọng điểm:
Quốc lộ 5-quốc lộ 1, Láng-Hoà Lạc (thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc).
Quốc lộ 51, quốc lộ 13 (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).
Xây dựng các cầu lớn trên các tuyến đường trục, hoàn thành các cầu lớn trên Quốc Lộ 5, các cầu lớn trên Quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Vĩnh Long, đang xây dựng các cầu còn lại trên đoạn Hà Nội-Lạng Sơn và chuẩn bị xây dựng cầu Cần Thơ, cầu Sông Hồng, hầm qua đèo Hải Vân trong kế hoạch 5 năm tới. Xây dựng các cầu trến tuyến Hòn Gai, chuẩn bị xây dựng cầu Bãi Cháy đảm bảo giao thồn thông suốt 4 mùa trên tuyến Hà Nội-Đông Bắc.
Các tuyến đường mở rộng quan hệ với các nước láng giềng cũng hình thành: đã khởi công xây dựng tuyến đường xuyên á (đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cửa khẩu Mộc Bài sang Campuchia), các tuyến ra cửa khẩu Trung Quốc, Móng Cái (Quốc lộ 18), cửa khẩu Lạng Sơn (Quốc lộ 1), cầu biên giới cầu Hồ Kiều 2 (cửa khẩu Lào Cai), đường 8 sang Lào...
Đã khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh nhằm khắc phục tình trạng ách tắc giao thông mùa mưa, bão. Trước mắt, tập trung cho một số đoạn chưa thông đường và một số tuyến đường ngang nối với Quốc Lộ 1 ở miền Trung.
Cho đến những năm 1990, toàn quốc có trên 220.000 km đường các loại, trong đó Quốc lộ trên 15.000 km. Tuy nhiên, chất lượng đường đang còn là vấn đề tồn tại. Tỷ lệ đường nhựa mới đạt 28% ở cấp tỉnh lộ, 60% ở cấp Quốc lộ và 10% các đường khác.
Tổng số chiều dài cầu trên Quốc lộ là 108.000 m, số cầu không an toàn là 919 cầu/ 42652 md. đến năm 2000 mới thay thế được 6.000 m. Tổng chiều dài cầu làm mới và gia cường trong những năm tới là 28193 m.
Đường giao thông nông thôn có trên 170.999 km, nhưng mới có trên 10% đường cấp huyện được trải nhựa. Hầu hết các đường xã, đường làng đều là đường cấp phối, đường đất. Còn khoảng 606 xã/ 9816 xã xe cơ giới không đến được trung tâm xã. Còn 5 huyện chưa có đượng ô tô tới trung tâm.
Mật độ giao thông theo đánh giá của đoàn SAPS (OECF) thì mật độ đường của Việt nam đạt 0,64 km/km2, so với các nước trong vùng thì: Thái Lan (0,2 km/km2), Philipne (0,45 km/km2), Malaysia (0,25 km/km2).
@ Đường biển: hiện nay cả nước có khoảng 70 cảng biển với gần 22 km cầu bến, năng lực thông qua 50 triệu tấn/năm. Có 7 cảng biển chính, năng lực thông qua 22,8 triệu tấn/năm. Các cảng đều có mực nước nông.
Đội tàu treo cờ Việt nam có 305 chiếc/0,83 triệu DWT. Trong đó, tầu chủ lực củ Tổng Công Ty Hàng hải Việt nam là 69 chiếc/0,623 triệu DWT (có 700 TEUS tàu container).
@ Đường thuỷ nội địa: đã khai thác được 12000 km, bằng khoảng 29% chiều dài các sông, kênh... trên toàn quốc. Năm 2000, dự kiến sẽ đưa vào khai thác 920 km. Công suất các cảng sông hiện nay là 5,2 triệu tấn/năm. Công suất các cảng đều nhỏ, thiết bị bốc xếp lại lạc hậu, mức độ cơ giới hoá thấp. Các cở sở công nghiệp tầu thuỷ không đáp ứng yêu cầu của các chủ hàng.
Năng lực vận tải thủy là 33 triệu tấn hàng/năm, bằng 26,5% vận chuyển nội địa, với 800.000 tấn xà lan, 175.000 W tầu kéo, đẩy.
@ Hàng không: hiện nay đang khai thác 16 sân bay, không kể 1 số sân bay có tuyến bay không thường lệ như Camlly, Côn Sơn... có ba cảng hàng không dân dụng quốc tế cơ sở vật chất còn yếu kém, không đồng bộ. Công tác xây dựng mới chậm. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý không kịp thời, kinh doanh có lãi ít. Năng lực thông qua đến cuối năm 2000 dự kiến đạt 10 triệu lượt/năm.
Phương tiện bay: trong 10 năm qua, về cơ bản, tổng công ty hàng không dân dụng Việt nam đã thay thế toàn bộ các phương tiện bay hiện đại hơn của các nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, về tài sản của Tổng công ty chỉ có 7 máy bay/378 ghế; còn lại là thuê kho 67% phương tiện bay với 13 máy bay/2163 ghế. Ngoài ra, còn có 1 số máy bay lên thẳng của Tổng công ty bay dịch vụ và 1 số máy bay vận tải nhỏ khác.
@ Đường sắt: có xấp xỉ 3000 km toàn mạng với ba khổ đường 1000mm, 145 mm, đường lồng: 52 km cầu; 11,5 km đường tiêu chuẩn cấp quốc gia. Mạng chủ yếu là đường trục Lạng Sơn-thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Quảng Ninh (Bãi Cháy), Hà Nội-Hải Phòng là những tuyến đường sắt nối liền 2 nước láng giềng phía Tây, Lào và Campuchia. Thiết bị đầu máy, toa xe và các đềpô lạc hậu của nhiều nước. Mật độ đường sắt mới chỉ đạt 0,4km/1000 dân.
Có tuyến đường sắt xuyên Việt nối liền thành phố Hồ Chí Minh-đô thị lớn nhất miền Nam, kéo dài suốt dải miền Trung gắn với Thủ đô Hà Nội-nơi hội tụ nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nhiều tuyến đường sắt từ các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc. có tuyến đường sắt đang mở ra triển vọng liên vận khu vực và quốc tế á-âu.
Hiệu quả của ngành vận tải:
@ Vận tải hàng hoá:
Khối lượng vận c
huyển 2000/1991 tăng 77,333 triệu tấn, bằng 237,1 %. Nhịp độ phát
triển bình quân năm là 109,5%. Trong đó 2000/196
t
ăng 33,624 triệu tấn, bằng 133,6%, nhịp độ phát triển bình quân năm là
106%.
Trong đó, 2000/1996 tăng 18306 triệu tấn-km, bằng 162,8% nhịp độ phát triển bình quân hàng năm là 112,95%.
@ Vận tải hành khách:
Khối lượng vận chuyển 2000/1991 tăng 413,4 triệu tấn hành khách, bằng 194,7 nhịp độ phát triển bình quân hàng năm là 106,9%.
Trong đó, nhịp độ phát triển bình quân thời kỳ 1996-2000 là 104,2%.
Khối lượng luân chuyển 2000/1991 tăng 14092 triệu hành khác-km, bằng 109,6%, nhịp độ phát triển bình quân năm là 107,7%.
Trong đó, nhịp độ phát triển bình quân năm thời kỳ 1996-2000 là 104%.
Doanh thu vận tải (tính theo giá cố định năm 1994) thời kỳ 1996-2000 đạt nhịp độ phát triển bình quân hàng năm là 108,7%.
Trong đó : Doanh thu vận chuyển là 107%.
Doanh thu khác là 113,9%.
Năng lực cơ sở hạ tầng giao thông mới tăng 1991-1995 và 1996-2000 được thể hiện qua biểu sau:
Năng lực cơ sở hạ tầng mới tăng trong thời kỳ 1991 - 2000
Danh mục
Đơn vị
Thời kỳ 1991 - 1995
Thời kỳ 1996 - 2000
Khối Trung ương quản lý
Đường bộ
- Đường làm mới
Km
63
- Đường nâng cấp
Km
2225
2045
- Cỗu làm mới hoặc khôi phục
m
11400
15138
Đường sắt
- Đường khôi phục
Km
63
- Đường nâng cấp
Km
250
200
- Cỗu làm mới hoặc khôi phục
m
2500
3330
Đường sông
- Nâng cấp, cải tạo luồng
Km
1350
850
- Cỗu cảng làm mới
m
115
Đường biển
- Cỗu cảng làm mới
m
1000
1298
Đường hàng không
- Sân đỗ máy bay:
+ Nâng cấp
m2
10.000
5.000
+ Xây dựng mới
m2
60.000
210.000
- Đường lăn, đường tắt:
+ Nâng cấp
m2
1.000
5.000
+ Xây dựng mới
m2
2.000
- Nhà ga các loại
m2
50.000
40.000
- Đường hạ cất cánh
+ Làm mới
Khối Địa phương quản lý
Đường bộ
- Đường làm mới
Km
1.180
1.200
- Đường nâng cấp
Km
11.300
10.500
Đường sông
- Bến cảng sông làm mới
m
3.250
Đường biển
- Bến cảng biển làm mới
m
800
Đối với ngành bưu chính-viễn thông.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống bưu chính viễn thông công cộng được xây dựng hiện đại và tương đối đều khắp, năng lực phục vụ ngày càng được nâng cao, thông tin liên lạc từ trung ương đến các tỉnh, huyện và xuống 78,9% số xã trong toàn quốc được đảm bảo thông suốt, tự động hoá. Cả nước có hơn 2,3 triệu máy điện thoại tăng gấp hơn 20 lần so với năm1987, đạt mật độ diện thoại bình quân gần 3 máy/100 dân [Việt nam là một trong hơn 30 nước trên thế giới có tổng số thuê bao đạt trên 2,0 triệu máy và là nước có tốc độ phát triển viễn thông đứng thứ 2 trên thế giới trong mấy năm qua]. Mạng viễn thông quốc tế của Việt Nam cũng đã được xây dựng hiện đại, tiến tiến: 7 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, các tuyến cáp quan biển, 3 tổng đài cửa ngõ được xây dựng hiện đại tiên tiến: 7 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, các tuyến cáp quang biển, 3 tổng đài cửa ngõ với hơn 5000 kênh liên lạc, hàng năm đã truyền tải gần 400 triệu phút liên lạc quốc tế. Bưu chính Việt nam hiện đang trao đổi chuyển thư bưu phẩm, bưu kiện bằng máy bay trực tiếp với 60 nước trên thế giới. Với hơn 3000 bưu cục phục vụ phần đưa dịch vụ đến gần nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ người tiêu dùng, xã hội. Đã trang bị được 7 điểm truyền in báo xa nên báo Đảng đã bảo đảm phục vụ 61/61 tỉnh thành; 90,8 % số huyện thị và 77% số xã phường có báo đến trong ngày.
Trong một thời gian ngắn, mạng bưu chính viễn thông Việt nam dã được thay đổi từ mạng Analog sang kỹ thuật số hiện đại cập nhật với trình độ thế giới. Số máy phát triển trong vòng 6 năm gấp 8 lần số máy phát triển của 35 năm trước đó, nhân dân được cung cấp rộng rãi.
Về viễn thông:
@ Chúng ta đã xây dựng được mạng viễn thông quốc tế với phương tiện đạt ở trình độ của các nước tiến tiến. Toàn bộ mạch truyền dẫn cấp I đã được số hoá 100%, 61/61 tỉnh đã được trang bị tổng đài điện tử và truyền dẫn liên tỉnh kỹ thuật số hiện đại; thông tin qua vệ tinh có 8 trạm mặt đất, 3 tổng đài cửa ngõ tại Hà Nộ, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, đã cung cấp 2972 kênh liên lạc vệ tinh trực tiếp với hơn 40 nước và gián tiếp tới hơn 200 nước còn lại, thông tin cáp quang có đường cáp biển T-V-H (Thái Lan-Việt Nam-Hồng Kông) dung lượng 7000 kênh mỗi hướng, đã đưa vào sử dụng.
@ Mạng viễn thông trong nước được xây dựng theo hướng số hoá với công nghệ hiện đại nhất hiện nay như: tổng đài điện tử kỹ thuật số, vi ba số và cáp quang, chúng ta đã xây dựng được đường trục Bắc-Nam gồm cáp quang trên quốc lộ 1A có dung lượng 2,5 gbs (30.000 kênh chuẩn), có tuyến vi ba số băng rộng 140 Mbs (dung lượng 1920 kênh) và các kênh liên lạc qua vệ tinh thông qua các đài mặt đất. Các tuyến liên lạc tỉnh đã được số hoá và liên lạc bằng vi ba số 34-140 Mbs và cáp quang 155-622Mbs, chúng ta đã có 188 huyện miền núi có máy điện thoại, có 20 tỉnh thành phố có 100% số xã có máy điện thoại. Tổng số xã có máy điện thoại là 5765 xã/9082 xã, các xã ở huyện đảo có 63,69% xã có máy điện thoại.
Về bưu chính:
Chúng ta có khoảng 3000 bưu cục, số dân phục vụ bình quân là 277000 dân/1 bưu cục, bán kính phục vụ của 1 bưu cục bình quân trên 6km, đã có 6695/9082 xã có báo xem trong ngày. Các dịch vụ mới ra đời như điện hoa, chuyển phát nhanh, thư điện tử ngày càng phát triển…
Đối với ngành điện:
Hiện nay, chúng ta có 13 nhà máy điện lớn (7 nhà máy Nhiệt điện và 6 nhà máy thuỷ điện) với tổng số công suất là 5500 MW, tạo ra sản lượng hàng năm vào khoảng 22-23 tỷ Kwh (phần thuỷ điện đạt 52-54% sản lượng). Hiện nay, ngoài các nhà máy điện lớn: Uông Bí (153 MW), Phả Lại (440 MW), Hoà Bình (1920 MW), Thác Mơ (150MW), tuốc bin khí Bà Rỵa (234 MW), Vĩnh Sơn (66 MW), thủy điện Sông Hinh (70MW), YALY (720 MW), chúng ta đang và sẽ từng bước mở rộng quy mô và xây dựng mới các nhà máy khác. Nhờ đó điện năng sản xuất bình quân đầu người tăng lên đáng kể (năm 1976: 62Kwh/người). Theo tính toán chưa đầy đủ, tài sản cố định của cả ngành điện vào khoảng 22000 tỷ đồng (năm 1995).
Hệ thống truyền tải 500 Kv Bắc Nam dài gần 1500 km, hợp nhất lớn điện toàn quốc. Ngoài ra chúng ta có hệ thống truyền tải 110-220 Kv dài 12000 Km, và từ 35 Kv trở xuống dài 22000 Km đã đưa điện về hầu hết các huyện thị trấn.
Đối với ngành cung ứng và sản xuất nước.
Hàng năm, các công trình cấp nước cấp 2 tỷ m3 cho sinh hoạt và công nghiệp. Riêng các đô thị có 190 nhà máy nước với tổng công suất 2,6 triệu m3/ngày-đêm, cấp cho 53% số dân đô thị với mức bình quân 60 lít/người-ngày. Thất thoát, thất thu lớn trong ngành này trên 50%, công suất khai thác thực tế mới đạt 70% công suất thiết kế.
Hiện chúng ta có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa cùng với khoảng 1 vạn hồ đập loại nhỏ, có tổng dung tích là 30 tỷ m3 nước. Có hơn 1000 cống tưới tiêu lớn, trên 2000 trạm bơm điện với tổng công suất cho tưới là 200000 Kw, tiêu úng cho 1,5 triệu ha. Với hệ thống đê có 5716km đê sông, 18000 km đê biển (trong đó miền Bắc có 3509 km đê sông và 759 km đê biển).
đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật của nước ta trong những năm qua.
Hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật:
Trong những năm qua, đầu tư KCHT kỹ thuật đã được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Chúng ta đã và đang hoàn thiện dần hệ thống chính sách, văn bản pháp quy để tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư KCHT. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0037.doc