Các đơn vị cá nhân có nhu cầu tạm ứng đều phải viết giấy xin đề nghị tạm ứng trình Giám đốc duyệt. Khi xin tạm ứng phải ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung cần tạm ứng, thanh toán kịp thời và đầy đủ các chứng từ hoá đơn hợp lệ. Ở Công ty sử dụng TK 141 để phản ánh quan hệ nội bộ giữa công ty và đội thi công. Đội thi công cũng có kế toán nhưng kế toán chỉ tập hợp chi phí lên một bảng tổng hợp chi phí của đội và gửi lên phòng kế toán Công ty cùng với tất cả các chứng từ có liên quan. Kế toán Công ty phân loại, tập hợp và ghi sổ kế toán.
50 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đoạn hoàn thành nghiệm thu bàn giao cho người giao thầu và được thanh toán. Điều này đòi hỏi phải tính được giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước.
Khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước là khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn các điều kiện sau:
+ Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng.
+ Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Trình tự kế toán:
- Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp theo từng đối tượng công trình, hạng mục công trình... và chi tiết theo khoản mục.
+ Căn cứ kết quả bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình ghi:
Nợ TK154(1541) - Khoản mục vật liệu
Có TK621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí nhân công (kể cả chi phí nhân công thuê ngoài) cho từng công trình, hạng mục công trình:
Nợ TK154(1541) - Khoản mục chi phí nhân công
Có TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình:
Nợ TK154(1541) - Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công
Có TK623 - Chi phí sử dụng máy thi công
+ Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình:
Nợ TK154(1541) - Khoản mục chi phí chung
Có TK627 - Chi phí sản xuất chung
- Hạch toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ:
+ Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp do Nhà thầu phụ bàn giao cho Nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.
Thầu chính ghi:
Nợ TK154(1541)
Nợ TK133(1331)
Có TK111, 112, 331.
+ Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện được xác định tiêu thụ trong kỳ:
Nợ TK632 - Giá vốn hàng bán
Có TK154(1541)
+ Đối với giá trị khối lượng xây lắp cho nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ kế toán:
Nợ TK632 - Giá vốn hàng bán
Nợ TK133(1331) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111, 112, 331.
- Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào giá thành sản xuất xây lắp thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ, bàn giao cho bên A(kể cả khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ đơn vị nhận khoán tổ chức riêng hệ thống sổ kế toán):
Nợ TK632 - Giá vốn hàng bán
Có TK154(1541)
- Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ như xây dựng nhà để bán hoặc hoàn thành nhưng chưa bàn giao căn cứ vào sản phẩm xây lắp hoàn thành, ghi:
Nợ TK155(1551) - Thành phẩm
Có TK154(1541)
- Trường hợp bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạch toán đến giá thành sản phẩm xây lắp).
Nợ TK336(3362) - Phải trả nội bộ
Có TK154(1541)
6. Đánh giá sản phẩm làm dở
Trong các doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm làm dở có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công việc dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán. Những hạng mục công trình quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm làm dở bằng chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công công trình đến thời điểm kiểm kê đánh giá. Những HMCT được quy định thanh toán theo giai đoạn xây dựng quy ước thì sản phẩm làm dở là các giai đoạn xây dựng lắp đặt chưa hoàn thành. Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Để xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác thì một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có kết cấu phức tạp, công tác xác định mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn nên khi đánh giá sản phẩm làm dở kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật và các bộ phận có liên quan. Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở, song trong doanh nghiệp xây dựng việc đánh giá sản phẩm làm dở thường được áp dụng theo một số phương pháp sau:
6.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương đương
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở đối với lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt được xác định bằng công thức:
Chi phí TT Chi phí TT
của KLXLDD + KLXL thực Chi phí của KL
Chi phí TT đầu kỳ hiện trong kỳ XLDD cuối kỳ
KLXKDD = ----------------------------------------------- x đã tính chuyển
cuối kỳ Chi phí của KL Chi phí của KLX theo sản phẩm
XL hoàn thành + LDD c/kỳ đã hoàn thành
bàn giao trong kỳ tính chuyển theo
SP hoàn thành
6.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành. Theo phương pháp này chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ được xác định theo công thức sau:
Chi phí TT của Chi phí TT của
KLXLDD đầu + KLXL thực hiện
Chi phí TT của kỳ trong kỳ Chi phí của
KLXLDD cuối = ----------------------------------------------------- x KLXLDD
kỳ Chi phí của KL Chi phí của KL cuối kỳ theo
XL hoàn thành + XLDD cuối dự toán
bàn giao trong kỳ theo dự
kỳ theo dự toán toán
6.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được tính theo công thức:
Chi phí TT của Chi phí TT của
KLXLDD đầu + KLXL thực
Chi phí TT của kỳ hiện trong kỳ Giá trị dự
KLXLDD cuối = --------------------------------------------------- x toán KLXL
kỳ Giá trị dự toán Giá trị dự toán DD cuối kỳ
KLXL hoàn thành + KLXLDD cuối
bàn giao trong kỳ kỳ đã tính chuyển
theo sản phẩm
hoàn thành
7. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
7.1. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất... và trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp xây dựng, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
7.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ đã được xác định. Trong đó kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Có nhiều phương pháp tính giá thành, song tuỳ thuộc từng đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán áp dụng một trong nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng. ở doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
7.2.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Phương pháp tính giá thành trực tiếp là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Vì sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất lại phù hợp với đối tượng tính giá thành.
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là tổng giá thành của công trình, HMCT đó.
Công thức: Z = C. Trong đó:
Z: Là tổng giá thành sản phẩm sản xuất
C: Là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng.
Trường hợp công trình, HMCT chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, thì giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được xác định như sau:
Giá thành thực tế Chi phí thực Chi phí thực Chi phí thực
của KLXL hoàn = tế dở dang + tế phá t sinh - tế dở dang
thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
7.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất kinh doanh đơn chiếc, công việc sản xuất kinh doanh thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách hàng. Đối với doanh nghiệp xây dựng, phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng và như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.
7.2.3. Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng với các công trình, HMCT phải trải qua nhiều giai đoạn thi công. Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của toàn bộ công trình, HMCT được tính như sau:
Z = C1 + C2 + .... + Cn + Dđk - Dck.
Trong đó:
- Z: Là Giá thành thực tế của toàn bộ công trình, HMCT.
- C1 + C2 + ...+ Cn: Chi phí sản xuất xây lắp của các giai đoạn.
- Dđk ; Dck : Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
7.2.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các điều kiện sau:
+ Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại các thời điểm tính giá thành.
+ Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.
+ Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân xảy ra chênh lệch đó.
+ Theo phương pháp này giá thành thực tế được xác định như sau:
Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch do
của sản phẩm xây = mức của SP + thay đổi định + thoát ly định
lắp định mức mức mức
phần II
Tình hình Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
vật tư kỹ thuật
A/ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật
1. Quá trình thành lập và phát triển
Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật (tên giao dịch TEMATCO) trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 189 NN - TCCB- ND ngày 24/3/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trụ sở của Công ty đặt tại : Số 126 Võ Thị Sáu - Thanh Nhàn - Hà Nội với số vốn pháp định là 5.386.081.987 đồng. Công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập các ban quản lý xây dựng của các nhà máy chè trong toàn Liên hiệp chè Việt Nam.
Trong những ngày đầu thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế vừa chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy còn nhiều bỡ ngỡ, việc mở rộng công ty còn nhiều hạn chế. Để đảm bảo cho cuộc sống của công nhân viên Công ty đã tổ chức nhiều mô hình sản xuất, thực hiện cơ chế khoán, thưởng cho những người có công tìm hiểu thị trường và mở rộng thị trường. Để đẩy mạnh doanh thu Công ty không chỉ kinh doanh về lĩnh vực xây dựng mà còn kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất chè, phân, kinh doanh tổng hợp.... Bộ máy quản lý được củng cố đồng thời tuyển thêm nhiều cán bộ công nhân viên có trình độ, giàu nhiệt huyết để làm việc. Do vậy từ năm 1996 đến nay doanh thu của Công ty ngày càng tăng, nộp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng, sản xuất phân sinh hoá hữu cơ, sản xuất chế biến kinh doanh chè, lĩnh vực kinh doanh hàng hoá Thương Mại.
Một số chỉ tiêu chủ yếu thể hiện quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
Tổng số vốn sản xuất
61.779.743.455
102.800.000.000
Doanh thu
61.821.864.485
105.000.000.000
Giá vốn hàng bán
57.952.092.162
104.150.000.000
Lợi nhuận thực hiện
875.353.050
850.000.000
Nguồn : Báo cáo tài chính 1999 - 2000
1.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý
Do đặc điểm của ngành xây dựng và của sản phẩm xây lắp nên quy trình sản xuất của công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (điểm dừng kỹ thuật), mỗi công trình đều có dự án thiết kế riêng và thi công ở những địa điểm khác nhau.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
*Chức năng chính của công ty là:
Nhận thầu thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi và xây dựng các công trình kiến trúc hạ tầng đô thị và nông thôn.
Nhập khẩu các mặt hàng sắt, thép, các loại đường ống thép để cung cấp cho các công trình xây dựng.
Cung cấp và lắp đặt máy điều hoà nhiệt độ các loại cho công trình.
* Nhiệm vụ:
+ Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý chỉ đạo và tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu mọi trách nhiệm với cấp trên, với cơ quan nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
+ Giúp việc cho Giám đốc là 2 Phó Giám Đốc: Phó Giám Đốc phụ trách về xây dựng và Phó Giám Đốc phụ trách về sản xuất kinh doanh. Hai Phó Giám Đốc này là người trực tiếp giúp việc cho Giám đốc Công ty.Tuỳ theo từng lĩnh vực đã được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cán bộ công nhân viên về kết quả công tác trong lĩnh vực đựơc phân công.
+ Xí nghiệp xây lắp Gia Lai: Kinh doanh chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng hoá phục vụ tiêu dùng.
+ Xí nghiệp xây lắp Kom Tum: Kinh doanh vật liệu xây dựng và các phụ tùng thiết bị phục vụ lắp đặt tại các nhà máy chè.
+ Xí nghiệp xây lắp I: Thi công xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, xây kè cống, đập giữ nước, cống tưới tiêu, san lấp ao hồ.
+ Xí nghiệp xây lắp II: Tư vấn đầu tư xây lắp phát triển chè.
+ Các đội thi công : Xây dựng dân dụng các công trình vừa và nhỏ.
+ Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ Lương Sơn và Nghĩa Lộ: Sản xuất và kinh doanh phân sinh hoá hữu cơ bón cho chè và các loại cây trồng khác trong ngành nông nghiệp.
+ Xí nghiệp sản xuất chè Yên Bái: Kinh doanh chè, biến các mặt hàng chè, đường, cà phê, cao su, rượu, bia, nước giải khát và các mặt hàng nông lâm hải sản và hàng hoá khác.
Tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty Xây lắp Vật tư - Kỹ thuật (Xem phụ lục số 2)
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty xây lắp vật tư - kỹ thuật ra đời trong điều kiện bối cảnh chung là nền kinh tế thị trường đã chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy Công ty đã sắp xếp bộ máy của mình hết sức gọn nhẹ, một người kiêm nhiệm nhiều việc.
Bộ máy của Công ty như sau:
+ Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý chỉ đạo và tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu mọi trách nhiệm với cấp trên, với cơ quan nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
+ Giúp việc cho Giám đốc là 2 Phó Giám Đốc: Phó Giám Đốc phụ trách về xây dựng và Phó Giám Đốc phụ trách về sản xuất kinh doanh. Hai Phó Giám Đốc này là người trực tiếp giúp việc cho Giám đốc Công ty.Tuỳ theo từng lĩnh vực đã được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cán bộ công nhân viên về kết quả công tác trong lĩnh vực đựơc phân công.
+ Phòng kinh tế - Kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác kỹ thuật thi công, chất lượng, tiến độ an toàn các công trình từ khâu khởi công đến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
+ Phòng kế toán - Tài vụ: Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty về quản lý tài chính tài sản Công ty đúng quy định trong pháp lệnh kế toán thống kê.
+ Phòng tổng hợp: Tổ chức nhân sự trong công ty đáp ứng nhu cầu công việc quản lý chặt chẽ nhân sự Công ty, cung cấp nhân sự cho Công ty đảm bảo các nguyên tắc quản lý lao động. Lập kế hoạch chi tiêu hành chính cho Công ty. Tổ chức chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Phòng quản lý sản xuất kinh doanh: Nhận vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh do Giám đốc Công ty giao để quản lý sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ bảo toàn phát triển vốn. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty. Tổ chức công tác tiếp thị tìm việc, soạn thảo các hợp đồng kinh tế hợp đồng giao thầu. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh lo đủ vốn kế hoạch phục vụ sản xuất kinh doanh
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xây lắp Vật tư - Kỹ thuật (Xem phụ lục số 3)
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật (Xem phụ lục số 4)
Giải thích sơ đồ số 4
Bộ máy kế toán của văn phòng Công ty bao gồm 6 người:
* Kế toán trưởng: Chỉ đạo công tác của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về tất cả các số liệu báo cáo kế toán tài chính của Công ty, kiểm tra hoạt động của các nhân viên kịp thời ,đảm bảo cuối kỳ hạch toán phải có báo cáo kế toán trình lên lãnh đạo cũng như cấp trên các ngành có liên quan. Tham mưu cho Giám đốc trong việc sử dụng đồng tiền sao cho có hiệu quả nhất.
* Kế toán tổng hợp: Thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán. Vào số liệu trên máy vi tính, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành.
* Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi công tác thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả cho từng đối tượng, việc nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt. Giám đốc tình hình sử dụng vốn, tình hình thi hành chế độ thanh toán. Lập bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương.
* Kế toán ngân hàng và TSCĐ: Theo dõi cơ cấu vốn về TSCĐ, hiệu quả kinh tế của TSCĐ từng bước làm hoàn thiện cơ cấu và nâng cao hiệu quả của VCĐ, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ. Bên cạnh đó theo dõi tình hình rút tiền và gửi tiền vào ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ vay ngắn hạn và vay dài hạn ngân hàng.
* Kế toán các đơn vị trực thuộc: Tiến hành kiểm tra chứng từ do các đơn vị trực thuộc gửi lên. Cung cấp số liệu cho kế toán trưởng để tổng hợp.
* Kế toán tổng hợp chi phí kiêm thủ quỹ: Theo dõi việc ghi chép ban đầu và tập hợp chi phí sản xuất, cách phân bổ chi phí cơ bản và chi phí không cơ bản nhằm xác định chính xác giá thành công trình. Quản lý các loại tiền hiện có tại Công ty, thực hiện việc nhập, xuất tiền khi có lệnh của Giám đốc thông qua các phiếu thu - chi.
1.5. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Để tập hợp ghi chép các số liệu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đăng ký sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống kế toán thống nhất của Bộ Tài chính ban hành theo quyết định1141QĐ/TC/CĐKT ngày 01/11/1995.
1.6. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản, việc xây dựng hình thức sổ sách kế toán thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hệ thống hoá và xử lý thông tin ban đầu. Công ty đã áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ và thực hiện hạch toán trên máy.
Với đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trong đó:
+ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh.
+ Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, dùng để tập hợp các báo cáo tài chính.
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Là sổ dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả SXKD của doanh nghiệp và làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Còn về kết cấu và phương pháp ghi sổ được ghi theo biểu mẩu đã quy định.
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty Xây lắp Vật tư- Kỹ thuật (Xem phụ lục số 5)
B/ Thực tế tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp vật tư - kỹ thuật
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành tại Công ty Xây lắp vật tư - Kỹ thuật
1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong công tác xây lắp.
ở Công ty Xây lắp Vật tư - Kỹ thuật việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được đánh giá là có ý nghĩa to lớn và được coi trọng đúng mức.
Từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp, để đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình.
Trong thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty xây lắp vật tư - kỹ thuật, em được biết công ty có nhiều xí nghiệp trực thuộc. Nhiệm vụ hoạt động của xí nghiệp là xây dựng cơ bản: Nhà cửa, công trình giao thông, công trình cải tạo công trình văn hoá. Mỗi công trình trên được chia thành nhiều hạng mục khác nhau cụ thể:
- Phần móng.
- Phần Thô.
- Phần hoàn thiện.
- Lắp đặt thiết bị.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp hệ thống hoá các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố hoặc theo khoản mục trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
Trong Công ty xây lắp vật tư - Kỹ thuật tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình hoặc hạng mục công trình: Hàng tháng chi phí sản xuất liên quan đến công trình hay nhóm hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình hay nhóm hạng mục công trình đó.
+ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: Các chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành được tập hợp theo đơn đặt hàng đó và đó chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì đó chính là sản phẩm làm dở.
Đối tượng tính giá thành
Sản phẩm xây lắp của Công ty được thừa nhận theo từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Mặt khác, do quy trình sản xuất sản phẩm của công ty có đặc điểm là liên tục, phức tạp nên đối tượng tính giá thành của sản phẩm xây lắp được xác định như sau:
+ Đối với công trình nhỏ thời gian thi công ngắn thì đối tượng tính giá thành là công trình.
+ Đối với công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp thời gian thi công dài. Lúc này, đối tượng tính giá thành là phần việc đã thực hiện xong tại điểm dừng kỹ thuật của công việc xây lắp và cũng có thể là hạng mục công trình đã hoàn thành. Với công trình mà em đang nghiên cứu thì đối tượng tính giá thành là công trình đã hoàn thành.
+ Kỳ tính giá thành đối với công trình nhỏ kỳ tính giá thành thích hợp là tháng vào thời điểm cuối tháng. Đối với công trình lớn do thời gian thi công kéo dài nên cứ hết quý công ty lại tính giá thành cho phần việc đã hoàn thành để thanh toán với chủ đầu tư.
2. Phân loại chi phí sản xuất
Để tạo ra sản phẩm và để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành dự toán, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch Công ty phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào mục đích và công dụng kinh tế trong sản xuất sản phẩm xây lắp hình thành 3 khoản mục đó là:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tế nguyên vật liệu chính như: (xi măng, sắt thép, cát, sỏi, đá, các thiết bị nội thất...), nguyên vật liệu phụ như: (cây chống, cốt pha, dụng cụ bảo hộ lao động... ), nhiên liệu như: (xăng, dầu, điện:cung cấp cho máy thi công), phụ tùng thay thế... cấu thành nên sản phẩm.
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí này là những khoản tiền lương, tiền công, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản khác trích theo lương được trả theo số ngày công của công nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0310.doc