MỤC LỤC
ƠI - LỜI MỞ ĐẦU 2
II - QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 4
1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin: 4
2. Nguồn thu thập thông tin: 4
3. Các thông tin thu thập được: 5
III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN 16
1. Thực trạng tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải 16
1.1 Số lượng vụ trộm cắp tài sản trong những năm qua luôn có sự biến động. 16
1.2. Kết quả xét xử: Hình phạt- Số bị cáo bị xét xử 17
1.3 Độ tuổi phạm tội 18
2. Nguyên nhân của tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải 18
2.1. Nguyên nhân về kinh tế, xã hội 18
2.2. Nguyên nhân về công tác giáo dục 18
2.3. Nguyên nhân về quản lý xã hội 20
2.4. Nguyên nhân về quản lý tài sản của chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý tài sản 20
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 21
1. Nhận xét hoạt động của toà án nhân dân huyện Tiền hải trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội trộm cắp tài sản. 21
1.1 Nghiên cứu kỹ và đầy đủ hồ sơ vụ án; xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 21
1.2. Luôn tổng kết thực tiễn về tình hình trộm cắp tài sản. 22
1.3. Luôn phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong việc phòng chống tội phạm. 22
2. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp trên địa bàn huyện Tiền hải. 23
2.1. Biện pháp về kinh tế 23
2.2. Biện pháp về xã hội 24
2.3 Nâng cao vai trò của quần chúng 25
2.4. Các biện pháp về tổ chức - quản lý xã hội 25
KẾT LUẬN 27
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Tiền Hải từ năm 2007 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố Vũ Tuấn Anh và đề nghị xử phạt đối với Vũ Tuấn Anh mức án từ 24 đến 30 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời gian bị tạm giữ.
Tại phiên toà bị cáo Vũ Tuấn Anh nhận tội và xin được giảm nhẹ mức hình phạt.
Người bị hại có đơn xin giảm nhẹ mức hình phạt đối với bị cáo Anh.
Về trách nhiệm dân sự: Tài sản của người bị hại bị trộm cắp đã được thu hồi toàn bộ trả lại cho người bị hại, nay không có đề nghị gì khác nên không đặt ra giải quyết.
Căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên toà.
Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Quyết định
Tuyên bố bị cáo Vũ Tuấn Anh phạm tội: Trộm cắp tài sản.
Áp dụng khoản 1 điều 138; Điểm b, p khoản 1 điều 46 và khoản 2 điều 46, Điều 33 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh.
Xử phạt bị cáo Vũ Tuấn Anh 01( Một) năm 06 (Sáu) tháng tù.
Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt thi hành án, được trừ đi thời gian bị tạm giữ là 03(Ba) ngày.
Về trách nhiệm dân sự: Không đặt ra giải quyết.
Án phí: Bị cáo Vũ Tuấn Anh phải chịu 200.000đồng án phí hình sự sơ thẩm.
Bị cáo Vũ Tuấn Anh, người bị hại có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Xét thấy:
Tại phiên toà bị cáo khai báo thành khẩn, tỏ ra ăn năn hối cải, lời khai phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và phù hợp với lời khai của người bị hại, người làm chứng.
Bị cáo Vũ Tuấn Anh đã có ý đồ trộm cắp từ trước, có sự tính toán chuẩn bị rất tinh vi, thực hiện hành vi trộm cắp một cách rất táo bạo. Các tài sản Vũ Tuấn Anh trộm cắp có giá trị lớn, đã được thu hồi nguyên vẹn, được trưng cầu giám định có giá trị là 43.952.500 đồng.
Như vậy lời khai của bị cáo cũng như các tài liệu có trong hồ sơ đã đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Vũ Tuấn Anh đã cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự. Thuộc tội phạm ít nghiêm trọng.
Về các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh: Có 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự đó là: Người phạm tội đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Có 02 tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự đó là: Người phạm tội đã đầu thú ; Người bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo.
Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh.
Hành vi phạm tội của bị cáo Vũ Tuấn Anh đã gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật hình sự bảo vệ, gây mất an toàn, trật tự công cộng, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
Để răn đe, giáo dục bị cáo Vũ Tuấn Anh trở thành người lương thiện có ích cho xã hội cũng như để phòng ngừa tội phạm chung cần thiết phải xử phạt tù đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh là thoả đáng. Tuy nhiên cũng cần xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho bị cáo vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Về trách nhiệm dân sự: Tài sản do Vũ Tuấn Anh trộm cắp đã được thu hồi trả lại cho chủ sở hữu đúng quy định, nay người bị hại không có yêu cầu gì khác nên không đặt ra giải quyết.
Về án phí: Bị cáo Vũ Tuấn Anh phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Bởi các lẽ trên:
Quyết định
Tuyên bố bị cáo Vũ Tuấn Anh phạm tội: Trộm cắp tài sản.
Áp dụng khoản 1 điều 138; Điểm b, p khoản 1 điều 46 và khoản 2 điều 46, Điều 33 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh.
Xử phạt bị cáo Vũ Tuấn Anh 01( Một) năm 06 (Sáu) tháng tù.
Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt thi hành án, được trừ đi thời gian bị tạm giữ là 03(Ba) ngày.
Về trách nhiệm dân sự: Không đặt ra giải quyết.
Án phí: Bị cáo Vũ Tuấn Anh phải chịu 200.000đồng án phí hình sự sơ thẩm.
Bị cáo Vũ Tuấn Anh, người bị hại có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Bản án số 44/2009/HSST ngày 28/9/2009 tại trụ sở TAND huyện Tiền hải xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 40/2009/TL-HSST ngày 27/8/2009 đối với bị cáo:
Chu Văn Mấm - sinh năm 1967.
STQ: Thôn Trình Trung Đông, xã An Ninh, Tiền Hải, Thái bình.
Nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ văn hoá: 7/10.
Con ông Chu Văn Càng và bà Nguyễn Thị Nuôi (Đều đã chết).
Bị cáo có vợ là Nguyễn Thị Nguyên.
Có 02 con lớn sinh năm 1996 nhỏ sinh năm 2001.
Tiền sự: Không.
Tiền án: Có 02 tiền án.
- Bản án số 210/HSPT ngày 02/3/1993 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử 03 năm tù về tội: “ Chống người thi hành công vụ” .
- Bản án số 2323/HSPT ngày 19/11/1998 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phạt bị cáo 42 tháng tù về tội: “Trộm cắp tài sản” quản chế 02 năm sau khi mãn hạn tù, bị cáo ra tù ngày 25/ 4/2001.
Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 16/6/2009, chuyển tạm giam ngày 18/6/2009 (Có mặt tại phiên tòa).
* Người bị hại:
Anh Nguyễn Văn Lung - SN: 1959.
Địa chỉ: Thôn Trình Nhì, xã An Ninh , Tiền Hải, Thái Bình (Vắng mặt).
ủy quyền cho vợ là Tạ Thị Chung- SN: 1960.
Địa chỉ; Thôn Trình Nhì, xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình (Có mặt).
nhận thấy
Bị cáo Chu Văn Mấm bị VKSND huyện Tiền Hải truy tố về hành vi phạm tội như sau:
Tối ngày 16/02/2006 bị cáo Chu Văn Mấm đến nhà chị Chu Thị Dần ở xã Tây Giang chơi đến khoảng 0giờ 30phút ngày 17/02/2006 thì đi bộ về nhà. Khi đi qua cửa nhà anh Nguyễn Văn Lung phát hiện cửa nhà anh Lung không đóng, Mấm nảy sinh ý định trộm cắp tài sản nên đã đi vào trong nhà thấy có một chiếc xe Wave An pha BKS 17H3 - 4173 dựng cạnh tường ngăn sát trong phòng khách và phòng ngủ, nhưng xe khóa cổ, Mấm dùng tay nhất đầu xe kéo rê ra ngoài đường và lấy chiếc khóa cửa nhà anh Lung đang treo ở khuy cửa, khóa cửa lại rồi vất chìa khóa đi mục đích không cho người nhà anh Lung đuổi theo nếu phát hiện thấy Mấm trộm cắp. Khi kéo xe đến đầu cầu Cổ Rồng, Mấm dùng chân đạp vào càng xe làm gãy chốt khóa cổ xe, Mấm dắt xe đến khu đập tràn ở khu vực thôn Đoài xã Tây Giang tháo biển số xe và dùng gạch đập vỡ mặt nạ xe để đấu dây điện cho xe nổ máy đi sang nhà chị Chu Thị Sửu sinh năm 1949 là chị gái Mấm ở xã Giao Hương, huyện Giao Thủy, Nam Định gạ bán xe cho Lê Văn Đạt là con chị Sửu. Khi Mấm đưa xe đến gạ bán, Đạt có hỏi Mấm về nguồn gốc xe và giấy tờ xe thì Mấm trả lời là xe lấy được ở Thái Bình mang đi bán nên không có giấy tờ và biển kiểm soát, nhưng Đạt vẫn đồng ý mua chiếc xe trên với giá 2.700.000đồng để sử dụng. Đến ngày 27/12/2006 thì bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tiền Hải Thái Bình phát hiện lập biên bản quản lý xe. Ngày 29/12/2006 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tiền Hải ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can Chu Văn Mấm về tội: “Trộm cắp tài sản” và Lê Văn Đạt bị khởi tố về tội: “ Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Bị cáo Chu Văn Mấm đã bỏ trốn, đến ngày 16/6/2009 Chu Văn Mấm đến Công an huyện Tiền Hải đầu thú. Chiếc xe máy bị cáo trộm cắp đã được Hội đồng định giá là 6.000.000đồng.
Tại bản cáo trạng số 44/KSĐT ngày 27/8/2009 VKSND huyện Tiền Hải đã quyết định truy tố ra trước TAND huyện Tiền Hải để xét xử bị cáo Chu Văn Mấm về tội: “Trộm cắp tài sản” theo điểm c khoản 2 điều 138 Bộ luật hình sự.
Qua xét hỏi tại phiên toà bị cáo Chu Văn Mấm khai nhận hành vi như trong bản cáo trạng đã nêu.
Kết thúc phần xét hỏi công khai, đại diện Viện kiểm sát kết luận, đề nghị kết tội bị cáo Chu Văn Mấm về tội: “Trộm cắp tài sản” và đề nghị áp dụng c khoản 2 điều 138; điểm p khoản 1 điều 46, Điều 33 BLHS xử bị cáo từ 42 đến 48 tháng tù giam.
Căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà.
Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
xét thấy
Tại phiên tòa bị cáo Chu Văn Mấm khai: Trên đường từ nhà chị gái về phát hiện nhà anh Lung không khóa cửa nên bị cáo đã vào nhà lấy chiếc xe máy của anh Lung để ở cạnh tường trong phòng khách sau đó đem sang Nam Định bán cho Lê Văn Đạt gọi bị cáo là cậu lấy 2.700.000đồng. Lời khai của bị cáo phù hợp với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án như:
Đơn trình báo và lời khai của người bị hại là anh Nguyễn Văn Lung.
Lời khai của Lê Văn Đạt là người mua chiếc xe máy mà bị cáo đã trộm cắp của anh Lung.
Biên bản quản lý vật chứng gồm: 01 chiếc xe Môtô do Công an huyện Tiền Hải lập hồi 09giờ ngày 27/12/2006 tại UBND xã Giao Hương, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Biên bản định giá tài sản ngày 28/12/2006 của Hội đồng định giá tài sản huyện Tiền Hải, xác định 01 chiếc xe Môtô nhãn hiệu loại Wave số máy 004606, số khung 014534 trị giá 6.000.000đồng (Sáu triệu đồng).
Từ những chứng cứ nêu trên, có đủ cơ sở kết luận: Bị cáo Chu Văn Mấm phạm tội: “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự, bị cáo có 02 tiền án chưa được xóa án tích nên phạm vào điểm c khoản 2 điều 138 BLHS.
Điều luật quy định:
1-“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bẩy năm:
a.........
...........
c. Tái phạm nguy hiểm.
Đánh giá tính chất, mức độ tội phạm xét thấy: Bị cáo Chu Văn Mấm đã có hành vi lợi dụng sự sơ hở của gia đình anh Chung để xe máy trong nhà nhưng không khóa cửa, bị cáo đã lẻn vào nhà dùng tay nhấc đầu xe kéo rê ra ngoài đường và lấy chiếc khóa cửa nhà anh Lung đang treo ở khuy cửa khóa cửa lại rồi vất chìa khóa đi nhằm tránh sự truy đuổi của gia đình người bị hại. Khi kéo xe đến đầu cầu Cổ Rồng Mấm dùng chân đạp vào càng xe làm gãy chốt khóa cổ xe, dắt xe đến khu đập tràn ở khu vực thôn Đoài xã Tây Giang tháo biển số xe và dùng gạch đập vỡ mặt nạ xe để đấu dây điện cho xe nổ máy đi sang Nam định, bán xe cho Lê Văn Đạt lấy 2,700.000đồng. Khi bị phát hiện bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Đến ngày 16/6/2009 bị cáo ra Công an huyện Tiền Hải đầu thú. Tài sản mà bị cáo trộm cắp trị giá 6.000.000đồng. Hành vi của bị cáo rất nguy hiểm đã xâm hại trực tiếp đến tài sản của công dân, chẳng những thế còn gây mất trật tự tại địa phương, gây dư luận xấu trong nhân dân. Bị cáo sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.
Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng nào quy định tại khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự. Được hưởng 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự đó là: Người phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Về nhân thân: Ngoài 02 tiền án mà bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều 138 về tình tiết tái phạm nguy hiểm, trước đó bị cáo đã 02 lần phạm tội bị Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải xét xử và đều phải chịu mức án tù giam, nhưng bị cáo vẫn không chịu cải tạo để trở thành người lương thiện. Hội đồng sẽ xem xét tất cả những tình tiết trên để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, song xét tính chất mức độ hành vi phạm tội và nhân thân bị cáo nên buộc bị cáo phải chịu hình phạt trên mức khởi điểm của khung hình phạt và phải cải tạo tại trại giam thì mới đủ điều kiện giáo dục bị cáo trở thành người công dân có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đó cũng là bài học để răn đe đối với những người khác.
Ngoài hình phạt chính khoản 5 điều luật còn quy định có thể phạt tiền, nhưng điều kiện hoàn cảnh của bị cáo có khó khăn về kinh tế nên không áp dụng hình phạt tiền đối với bị cáo.
Trong vụ án này còn có anh Lê Văn Đạt là người mua xe máy mà bị cáo đã trộm cắp và đã bị Tòa án Tiền Hải xét xử tại bản án số 17/HSST ngày 16/3/2007 về tội: “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Ngoài ra theo đơn trình báo của anh Nguyễn Văn Lung ngoài chiếc xe máy bị cáo trộm cắp, gia đình anh còn mất 01 chiếc xe Hon da 82 màu nâu BKS 17KB - 3920 : 01 hòm tôn trong có đựng khoảng 02 triệu đồng và 06 gói mỳ chính nhưng cơ quan điều tra không đủ cơ sở chứng minh Chu Văn Mấm đã trộm cắp nên không xử lý đối với Chu Văn Mấm là đúng với quy định của pháp luật.
Về trách nhiện dân sự: Tài sản bị cáo trộm cắp của anh Nguyễn Văn Lung là chiếc xe máy đã được thu hồi và trả lại cho anh Lung, anh Lung không đề nghị gì nên không phải giải quyết.
Về vật chứng: Đã được giải quyết tại bản án số 17/2007 ngày 16/3/2007 nên không phải giải quyết. Riêng số tiền 2.700.000đồng bị cáo bán tài sản trộm cắp mà có do vậy áp dụng điểm b khoản 1 điều 41 BLHS phải tịch thu số tiền 2.700.000đồng đề sung quỹ Nhà nước.
Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Bởi các lẽ trên:
quyết định
Tuyên bố bị cáo Chu Văn Mấm phạm tội: Trộm cắp tài sản.
áp dụng điểm c khoản 2 Điều 138; Điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với bị cáo Chu Văn Mấm.
Xử phạt bị cáo Chu Văn Mấm 03 (Ba) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ (16/6/2009).
áp dụng điểm b khoản 1 điều 41 Bộ luật hình sự.
Tịch thu số tiền 2.700.000đồng (Hai triệu bảy trăm nghìn đồng) của bị cáo do bán tài sản trộm cắp mà có để sung quỹ Nhà nước.
Về án phí: áp dụng Khoản 1, 2 điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự; Khoản 1 điều 22 Pháp lệnh số 10/2009 về án phí, lệ phí Toà án ngày 27/2/2009 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội. Buộc bị cáo Chu Văn Mấm phải chịu 200.000đồng án phí hình sự sơ thẩm.
Bị cáo Chu Văn Mấm, người bị hại được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (28/10/2009).
III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Thực trạng tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải
1.1 Số lượng vụ trộm cắp tài sản trong những năm qua luôn có sự biến động.
- Theo số liệu thống kê của văn phòng toà án nhân dân huyện Tiền hải:
Tổng số vụ án đã xét xử:
Năm Vụ Bị cáo
2007 68 91
2008 65 115 (1)
2009 73 113
Số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử:
Năm Vụ Bị cáo
2007 15 22
2008 22 18 (2)
2009 12 33
Nhìn vào bảng số liệu thống kê (1), (2) của văn phòng toà án nhân dân huyện Tiền hải ta có thể nhận thấy tổng số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử chiếm 1 số lượng lớn trong tổng số các vụ án đã xét xử của toà án nhân dân huyện Tiền hải.
Năm 2007 số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử chiếm hơn 22% tổng số vụ án đã xét xử. Năm 2008 chiếm hơn 34%. Nhưng đến năm 2009 thì số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử tại toà án huyện lại chỉ chiếm hơn 17% tổng số vụ án đã xét xử. Có thể thấy rằng số lượng vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện luôn có sự biến động rõ rệt.
Nhìn vào bảng số liệu (1), (2) ta thấy số lượng bị cáo trong tổng số vụ trộm cắp của từng năm tỉ lệ thuận với số vụ trộm cắp đã xét xử. Năm 2007, số lượng bị cáo của các vụ trộm cắp đã xét xử chiếm 24% tổng số bị cáo của các vụ án đã xét xử tại toà án nhân dân huyện Tiền hải. Năm 2008, là 16%. Nhưng đến năm 2009 là 29%. Có thể thấy rằng số lượng vụ trộm cắp tăng lên thì số lượng bị cáo cũng tăng lên.
Từ những phân tích trên , ta đã nhận ra rằng tội trộm cắp tài sản luôn chiếm một số lượng không nhỏ trong tổng số vụ án.
Trên đây chỉ là những con số thống kê cụ thể những vụ Trộm cắp tài sản mà Toà án huyện Tiền hải đã thụ lý và xét xử trong các năm đó. Còn trên thực tế thì không phải tất cả những vụ Trộm cắp tài sản đều được phát hiện xà xử lý. Có những vụ Trộm cắp tài sản xảy ra cho đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Qua số liệu nêu trên cho thấy tình hình tội Trộm cắp tài sản xảy ra tại huyện Tiền hải có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế- văn hoá - xã hội của huyện.Vì vậy cơ quan Công an,Toà án, Viện kiểm sát cần phải phát huy hơn nữa vai trò,chức năng của mình trong việc đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
1.2. Kết quả xét xử: Hình phạt- Số bị cáo bị xét xử
Số liệu thống kê của toà án nhân dân huyên Tiền hải
Hình phạt 2007 2008 2009
Án treo 4 9 4
Dưới 3 tháng 1 2 1
Từ 4 đến 9 tháng 9 5 5 (3)
Từ 15 đến 18 tháng 2 2 2
Từ 1 đến 3,5 năm 1 7 3
CTKGG 1 1 1
Theo bảng số liệu trên, năm 2007 có 4 bị cáo hưởng án treo, có 9 bị cáo nhận hình phạt tù từ 4 đến 9 tháng. Năm 2008 thì có 9 bị cáo hưởng án treo, 5 bị cáo nhận hình phạt tù từ 4 đến 9 tháng và có 7 bị cáo nhận hình phạt tù từ 1 đến 3,5 năm. Riêng năm 2009 thì 3 hình phạt này có số lượng bị cáo tương đương nhau (án treo- 4; từ 4 đến 9 tháng- 5; từ 1 đến 3,5 năm -3 bị cáo). Có thể nhận thấy 1 điều rất rõ qua bảng số liệu đó là trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 số lượng bị cáo nhận 3 hình phạt trên là nhiều nhất và tương đương nhau. Còn những hình phạt khác thì số lượng bị cáo nhận hình phạt là rất nhỏ ( chỉ từ 1 đến 2 bị cáo cho mỗi hình phạt).
Có thể thấy rằng tính chất mức độ phạm tội của các bị cáo trong 3 năm 2007,2008 và 2009 là không quá cao.
1.3 Độ tuổi phạm tội
Tại sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự trong các năm 2007, 2008, 2009 thì độ tuổi của các bị cáo đươc thống kê như sau:
Độ tuổi phạm tội: 2007 2008 2009
Từ 14 đến 18 tuổi 2 10 4 (4)
Từ 18 đến 24 tuổi 15 1 12
Năm 2008, số bị cáo có độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi tăng lên 10 nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn 4 bị cáo. Tuy nhiên số bị cáo có độ tuổi từ 18 đến 24 thì ngược lại. Năm 2007, số bị cáo có độ tuổi từ 18 đến 24 là 15 bị cáo, đến năm 2008 thì lại giảm xuống chỉ còn 1 bị cáo và đến năm 2009 thì lại tăng lên 12 bị cáo. Có thể nhận thấy sự tăng giảm rõ rệt trong độ tuổi của các bị cáo.
2. Nguyên nhân của tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải
2.1. Nguyên nhân về kinh tế, xã hội
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, Tiền hải đang từng bước đổi mới, đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên đi đôi cùng với đó là những tồn tại trong xã hội. Đời sống kinh tế người dân được nâng cao song vẫn còn không ít khó khăn, nhất là vùng nông thôn. Việc làm bấp bênh kéo theo thu nhập thấp. Trong khi đó nhu cầu cuộc sống lại tăng cao. Hơn nữa các tệ nạn xã hội gia tăng mạnh như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, lô đề, các dịch vụ giải trí không lành mạnh lôi kéo không nhỏ một bộ phận người dân, nhất là thanh thiếu niên lao vào ăn chơi sa đà. Để thoả mãn thói ăn chơi bọn tội phạm có thể cướp giật, lừa đảo, trộm cắp để chiếm đoạt tài sản bất cứ lúc nào, kể cả của người thân, gia đình.
2.2. Nguyên nhân về công tác giáo dục
Con người phải được giáo dục tốt mới có thể trở thành người có ích cho xã hội. Các Mác đã từng nói con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Thông qua giáo dục thì con người sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
* Đối với môi trường giáo dục gia đình
Đối với mỗi người gia đình là nơi hình thành các giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội đâu tiên; là nơi hình thành nhân cách đầu tiên và tác động rất lớn đên cuộc đời ta. Bởi vậy môi trường giáo dục gia đình có một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của mỗi cá nhân. Gia đình mà ở đó còn giữ gìn và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam là ông bà, cha mẹ sống gương mẫu cho con cái học tập, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau, quan tâm chia sẻ nhau...thì sẽ hình thành nên nhân cách tích cực cho mỗi thành viên trong gia đình. Nhưng nếu gia đình đánh mất đi truyền thống quý báu đó sẽ gây ra hậu quả xấu, như cha mẹ thì bất hoà, không quan tâm đến con cái, không hiểu con mình đang nghĩ gì, làm gì đã khiến chúng chán nản muốn phá phách, thể hiện bản thân dẫn đến những hành vi phạm tội vô cùng đáng tiếc.
* Đối với môi trường giáo dục nhà trường
Ngoài gia đình thì môi trường giáo dục nhà trường cũng rất quan trọng. Tuy nhiên nhà trường chỉ chú trọng đến việc giảng dạy những kiến thức phổ thông mà ít quan tâm đến việc giáo dục cách làm “người” cho các em. Đây thực sự là thiếu sót lớn trong công tác giảng dạy hiện nay. Dù bộ môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân đã được đưa vào giảng dạy trong các cấp bậc từ tiểu học cho đến trung học và phổ thông nhưng còn nặng về hình thức mà chưa chú trọng về nội dung. Số tiết học quá ít, nội dung còn sơ sài, chưa có một hình thức giảng dạy lôi cuốn thu hút các em học sinh nên mục đích của môn học không đạt được.
Thêm vào đó hiện nay ngành giáo dục lại chủ yếu chạy đua theo thành tích mà không chú trọng thật sự đến hiệu quả giảng dạy thực sự của nó. Tình trạng mua bằng, bán điểm, sự xuống cấp của hình ảnh những người thầy, cô đã khiến cho việc hình thành nhân cách các em bị méo mó, những chuẩn mực xã hội bị sai lệch làm các em mất đi niềm tin sinh tâm lý chán học, bỏ học đi lang thang và thực hiện những hành vi phạm tội, nhất là đi trộm cắp tài sản của người khác.
* Đối với môi trường giáo dục xã hội
Mỗi một môi trường có vai trò riêng của nó, môi trường xã hội góp phần không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của cá nhân. Trong những năm gần đây công tác giáo dục xã hội của các tổ chức xã hội trên địa bàn còn nặng hình thức mà chưa đạt kết quả cao. Các phong trào do Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân không thu hút thực sự các đoàn viên, người dân tham gia.
2.3. Nguyên nhân về quản lý xã hội
Trong giai đoạn kinh tế thị trường, hội nhập như hiện nay thì công tác quản lý xã hội phải thực sự chặt chẽ, đồng bộ và sát sao. Nếu công tác này làm không tốt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tội phạm phát triển. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý của các cơ quan có chức năng vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa hiện nay các băng đĩa, sách truyện có nội dung bạo lực, đồi truỵ ...tràn ngập thị trường gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách cho mỗi người, tác động rất lớn đến hành vi phạm tội. Từ những hình ảnh xấu đó đi sâu vào tiềm thức của người xem khiến chúng thực hiện tội phạm một cách đáng tiếc.
2.4. Nguyên nhân về quản lý tài sản của chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý tài sản
Bọn tội phạm thường lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu và người quản lý tài sản để thực hiện hành vi trộm cắp. Mà trong việc quản lý tài sản của chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý còn thiếu cảnh giác để chúng dễ dàng thực hiện hành vi trộm cắp như: không khoá xe an toàn, để tài sản không có người trông coi ... nhất là những người có trách nhiệm quản lý như nhân viên bảo vệ, thủ kho ... đã thiếu tinh thần cảnh giác rời bỏ vị trí và trách nhiệm của mình tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm vào cơ quan tiến hành trộm cắp tài sản.
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét hoạt động của toà án nhân dân huyện Tiền hải trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội trộm cắp tài sản.
Toà án là một cơ quan nhà nước, hoạt động của Toà án là một bộ phận của hoạt động của nhà nước. Tại điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân đã quy định rõ những nhiệm vụ của Toà án đó là:" Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ Pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mang, tài sản, tự do danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội,ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm,các vi phạm pháp luật khác
Tại Khoản 1- Điều 4- Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam quy định :"Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng".
Thực hiện chức năng xét xử của mình, trong những năm gần đây Toà án nhân dân huyện Tiền hải luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và tội Trộm cắp tài sản nói riêng. Hoạt động phòng ngừa tội Trộm cắp tài sản của Toà án được thể hiện ở một số điểm chính sau:
1.1 Nghiên cứu kỹ và đầy đủ hồ sơ vụ án; xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Khi nghiên cứu bất kỳ vụ án hình sự nào về tội Trộm cắp tài sản thì Toà án huyện luôn cố gắng nghiên cứu, xem xét kỹ các đặc điểm, tình tiết của tội phạm. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nó không chỉ cho khả năng nắm bắt được các hành vi cụ thể của tội phạm và đề ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết mà còn nhằm xác định đúng mức độ hình phạt đối vối người có tội.
Thông qua việc xét xử các vụ án Hình sự về tội Trộm cắp tài sản trong đó có cả xét xử lưu động, Toà án huyện đã phát hiện ra các nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội Trộm cắp tài sản để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tiến hành hạn chế, loại trừ để phòng ngừa tội Trộm cắp tài sản phát sinh trong tương lai.
Tại phiên toà xét xử, Thẩm phán đã tuyên các hình phạt nghiêm khắc, đúng pháp luật. Điều này có vai trò giáo dục phòng ngừa lớn. Hình phạt không chỉ xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội mà nó còn răn đe đối với những đối tượng khác có ý định phạm tội. Đặc biệt đối với việc cá thể hoá hình phạt thì Toà án đã áp dụng rất có hiệu quả trong việc xét xử, nó mang tính chất giáo dục và phòng ngừa tội phạm xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình tội trộm cắp tài sản ở địa phương nơi thực tập từ năm 2007 đến năm 2009.doc