Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống bồn chứa xăng hình trụ nằm ngang cho cửa hàng xăng dầu có thể tích là 60m3

MỤC LỤC

Mở đầu

Phần I

Tổng quan về xăng dầu

Phần II

Tính toán thiết kế

Công nghệ tồn chứa xăng

Tính chiều dày bồn cha

Tính chiều dày phần trụ

Tính chiều dày nắp

Kiểm tra độ bền của bồn chứa theo ứng suất uốn

Tính chọn bể đỡ, neo bể và bích

Chọn bể đỡ

Tính neo bể và chọn bích

Phần III

Chọn các thiết bị phục vụ cho bồn chứa

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống bồn chứa xăng hình trụ nằm ngang cho cửa hàng xăng dầu có thể tích là 60m3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài. Tính toán thiết kế hệ thống bồn chứa xăng hình trụ nằm ngang cho cửa hàng xăng dầu có thể tích là 60m3. Mở đầu Ngày nay với việc kinh tế xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt thì các phương tiện giao thông cũng tăng rất nhanh. Đặc biệt ở nước ta tăng nhanh nhất là xe gắn máy còn các phương tiện khác tăng không đáng kể . Vì vậy việc cung cấp nhiên liệu cho xe gắn máy ( chủ yếu là xăng ) là rất cần thiết và đây cũng là một ngành kinh doanh cung cấp xăng bán lẻ cho các phương tiện xe găn máy bằng cách bố trí các trạm bán lẻ xăng dầu dọc các đường có mật độ xe qua lại cao. Chính vì thế ta cần phải thiết kế hợp lý các bồn chứa xăng ở các trạm bán lẻ đó đảm bảo được việc nhập hàng từ các xe bồn và việc bán lẻ xăng cho các phương tiện giao thông . Để thiết kế hợp lý đòi hỏi người thiết kế phải hiểu rõ về tính chất vật lý cũng như tính chất hoá học của xăng , điều kiện làm việc của bồn chứa để tìm loại vật liệu chế tạo thích hợp và tính toán đủ bền cho các bồn chứa đó . Cần chú ý đến tính phòng cháy nổ và tính độc hại của xăng , bố trí hợp lý các bồn chứa sao cho diện tích và không gian chiếm chỗ là ít nhất . Kết hợp với các yếu tố khác và việc thiết kế hợp lý các bồn chứa xăng có thể đem lại được nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước nói chung và các chủ cửa hàng nói riêng . Phần I Tổng quan về xăng dầu Công nghệ chế biến dầu mỏ được xem như được bắt đầu từ năm 1859. Khi ở nước Mỹ ông Edwin Drake khai thác được dầu thô . Chỉ một năm sau đó thì không chỉ riêng ở nước Mỹ mà các nước khác cũng đã tìm ra dầu mỏ . Từ đó sản lượng dầu khai thác ngày càng tăng nhanh . Theo thống kê ở bảng sau . Lượng dầu thô (không kể khí đốt ) đã khai thác được trên thế giới . Năm Sản lượng( triệu tấn) 0,1 4,2 19,9 96,9 296,5 354,6 524,8 770,1 1051,5 1503,2 2336,2 2709,1 3067,1 3624,0 3700,0 2982,0 1997 (Riêng ở Việt Nam ) 10,1 Từ các số liệu trên cho thấy , thế giới đã khai thác và chế biến một lượng dầu khổng lồ và với tốc độ tăng trưởng hàng thập niên rất nhanh . Ngành công nghiệp dầu khí tăng trưởng nhanh trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm đáp ứng hai mục tiêu chính . Cung cấp các sản phẩm năng lượng cho nhu cầu về nhiên liệu động cơ, nhiên liệu công nghiệp và các sản phẩm về dầu mỡ bôi trơn . Cung cấp các hoá chất cơ bản cho ngành tổng hợp hoá dầu và hoá học tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu phát triển các chủng loại sản phẩm của ngành hoá chất, vật liệu. ở Việt Nam, dầu khí đã được phát hiện và ngày 26/6/1986 tấn dầu đầu tiên đã khai thác được từ mỏ Bạch Hổ. Tiếp theo nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam đã đi vào khai thác như mỏ Đại Hùng, mỏ Rồng, mỏ Rạng Đông. Năm 1994 chúng ta đã khai thác được 6,7 triệu tấn dầu, năm 1995 là 7,5 triệu tấn, năm 1997 là 10,1 triệu tấn. Nước ta đã bắt đầu tiến hành xây dựng nhà máy chế biến dầu đầu tiên với công suất 6 triệu tấn/năm. Các sản phẩm chính trong lọc dầu Khí LPG( khí hoá lỏng ) Xăng ôtô Sản phẩm nhẹ Xăng máy bay Xăng công nghiệp Nhiên liệu phản lực Chất đốt dân dụng Dung môi pha sơn Nhiên liệu Diezen Dầu nhờn cọc sợi Sản phẩm TB Dầu nhờn máy Dầu tuabin Dầu thuỷ lực Các dầu nhờn khác Dầu công nghiệp Dầu nhờn động cơ Sản phẩm nặng Dầu hộp số Sản phẩm nặng Các dầu khác Sáp mềm Dầu cắt gọt kim loại Dầu cặn FO Petrolactum Trong số các sản phẩm lọc dầu, Xăng động cơ là sản phẩm quan trọng nhất. Nó là hỗn hợp của xăng chưng sơ bộ, xăng crăcking, xăng refoming và alkylat, kết hợp với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, dự trữ khác nhau … Các yêu cầu đối với chất lượng xăng . Bật máy tốt . Động cơ hoạt động không bị kích nổ. Khởi động nhanh và không gặp khó khăn . Không kết tủa, tạo băng trong bộ chế hoà khí . Không có nút hơi trong hệ thống nhiên liệu của phương tiện . Trị số Octane được phân bố tốt trong khoảng nhiệt độ sôi . Hệ thống đầu vào của động cơ phải sạch. Các chỉ tiêu hoá lý của xăng . - Độ hoá hơi. Khoảng nhiệt độ bay hơi để bay hơi 97-97,5% phải nhỏ ,nó đặc trưng cho tính đồng đều của xăng ,nếu khoảng này lớn thì xăng sẽ ngưng tụ và làm hỏng động cơ . - Trị số Octane . Là một đơn vị đo quy ước dùng để đặc trưng cho khả năng chóng kích nổ của nhiên liệu và nó được đo bằng % thể tích của izoOctane (2.2.4 Trimetyl Pentane C8H18 ) trong hỗn hợp của nó với n.Heptane tương đương với khả năng chống kích nổ của nhiên liệu thử nghiệm ở điều kiện tiêu chuẩn. Xăng thường có trị số Octane từ 80-95 . - Thành phần hoá học cơ bản của xăng .(theo bảng 2.2-tài liệu 1). Thành phần pha chế của xăng Các tính chất đặc trưng Phần cất oC To sôi 50% oC Octane RON RON (+1,5chì) Octane MON MON (+1,5chì) RVP Bar Tỷ trọng Kg/m3 Phần Refoming(aromate) 30/180 110 95-102 95-104 90-97 92-98 0,5 780-800 Butane(n-parafine) 0 94 96 90 93 4,5 580 Alkylate(i-parafine) 25/200 80 95 98 94 97 1 700 Phần nhẹ-xăng crăcking(olefin) 40/110 83 93 96 80 83 0,7 690 Phần nặng-xăng crăcking(olefin) 110/210 155 91 94 79 82 0,1 800 Isomerate (i-parafine) 40-47 60 80-90 83-93 80-90 83-93 0,7 690 Naphtha cất trực tiếp 25-90 66 68 71 58 61 0,8 680 Ngoài ra còn có các phụ gia khác để tăng tính chống kích nổ và tồn chứa, vận chuyển tốt hơn như phụ gia chống oxy hoá, biến đỏi cặn, chất tẩy rửa, chất chống gỉ … Tiêu chuẩn về xăng của Việt Nam –TCVN 5690-1998 (Dựa theo bảng 2.13 tài liệu 1 ) Cac chỉ tiêu chất lượng Phương pháp thử Xăng chì 83 Xăng chì 92 Xăng chì 97 1.Trị số Octane -Theo phương pháp RON ASTM-D2699-95 83 92 97 2. Thành phần cất phân đoạn ,oC: - 10% TT max - 50% TT max - 90% TT max - Điểm sôi cuối, max - Cặn cuối,% TT max TCVN2698-1995 70 120 190 210 2,0 70 120 190 210 2,0 70 120 190 210 2,0 3. Ăn mòn tấm đồng ở 50oC/3h max TCVN2694-1995 No 1 No 1 No 1 4. Hàm lượng nhựa thực tế, mg/100ml max-(sản xuất/tồn chứa,sử dụng) ASTM-D381-94 5/8 5/8 5/8 5. Độ ổn định oxy hoá - min ASTM-D52595 240 240 240 6. Hàm lượng lưu huỳnh tổng%KL ASTM-D1266-95 0,15 0,15 0,15 7. Hàm lượng chì g/l, max TCVN6020-1995 0,15 0,15 0,15 8áp suất hơi bão hoà ở 37,8oC kPa TCVN5731-1993 43-80 43-80 43-80 Phần II Tính toán thiết kế bể I.Công nghệ tồn chứa xăng Tại cửa hàng xăng lượng xăng cần dự trữ khoảng 60m3(chưa kể các loại dầu khác),để tồn chứa tốt xăng ta chia làm 2 bồn chứa mỗi bể 303 dược kết nối với nhau . Cột bơm Xả cặn Xăng ra Xăng vào Xăng được xe bồn chở đến và dùng bơm để bơm vào bồn, thời gian nhập hàng khoảng một giờ đồng hồ.Khi bán hàng thì dùng bơm để hút ra ở cột bơm xăng . Sơ đồ bố trí bồn chứa xăng Khi nhập hàng áp suất bơm vào khoảng 200 mmH2O, khi hút xăng ra thì độ chân không khoảng 60 mmH2O. Vì vậy bể đồng thời chụi cả áp suất trong cả áp suất ngoài. Theo bảng XIII.6 tài liệu 3 Chọn đường kính bể là Dt=2400 mm. Chọn 2 nắp là nắp elíp. Quan hệ kích thước tra theo bảng XIII.10 tài liệu 3. h Dt s ht Dt=2400 mm =2,4m. Ht=600mm =0,6m. H=40 mm =0,04 m. Diện tích bề mặt F=6,56 m. Thể tích Vn=1991.10-3 m3. - Tính chiều dài phần hình trụ của bồn chứa. Để đảm bảo việc tồn chứa tốt thì bồn chứa cần có hệ số chứa khoảng 85% khi đó thể tích cần thiết của bồn chứa là . Vtb = V/0,85 =30/0,85 =35,294( m3). Thể tích phần hình trụ là . Vtrụ=Vtb-2.Vn =31,312 (m3). Chiều dài phần hình trụ là . 2400 8180 2000 2000 4180 Chọn l=6,9 m =6900 mm. Tổng chiều dài bồn chứa là . L= l + 2.(ht +h ) =6,9+ 2(0,6 +0,04)=8,18 (m). Sơ đồ bố trí bồn chứa trên 2 giá đỡ. II.Tính chiều dày bồn chứa 1.Tính chiều dày phần trụ Phần vỏ hình trụ được hàn nối từ các đoạn vỏ hình trụ. Các đoạn này được máy lốc cuốn sau đó hàn từ các tấm thép phẳng . a).Trường hợp bồn nhập hàng.(vỏ chịu áp suất trong). Chiều dày vỏ trụ được xác định theo công thức(XIII.8. tài liệu 3). (m) Trong đó: + Dt (m) :Đường kính trong của bồn chứa Dt=2400mm=2,4 m. + p (N/m2) : áp suất trong của bể . Khi làm việc bể chịu áp suất dư p1khoảng 200mmH2O =2000N/m2 và áp suất thuỷ tĩnh của xăng lên bồn p2=r.g.h. Tra bảng( 2.7 tài liệu 1) r xăng=750 kg/m3 Ta có p2=750.9,81.2,4=17660 (N/m2). p=p1+p2 =2000+17660=19660(N/m2) +[s](N/m2): ứng suất cho phép của vật liệu. Chọn vật liệu chế tạo là thép số N0 1020 (theo tiêu chuẩn Mỹ AISI ) Tra bảng ( 3.32 tài liệu 4 ) Ta có: s b =448,2Mpa=448,2.106 N/m2. s c =330,9 Mpa=330,9. 106 N/m2. E=185. 109 N/m2. ứng suất cho phép tính theo công thức XIII.2 tài liệu 3. (N/m2) -,h:Hệ số điều chỉnh =1,0 (theo bảng XIII.2.tài liệu 3). -,nc=1,5 (theo bảng XIII.3. tài liệu 3). (N/m2) Hoặc được tính theo công thức sau. (N/m2) -,nb :hệ số an toàn =1,5 (theo bảng XIII.3.tài liệu 3). (N/m2) Để cho an toàn trong tính toán ta chọn giá trị bé hơn trong 2 giá trị trên. [s]=220,6.106 (N/m2). + c (m): Hệ số dư . c=c1+c2+c3 c1 :Hệ số dư do lưu thể ăn mòn vật liệu ,chon c1=0,002 m. c2 : Hệ số dư do bào mòn cơ học chọn c2 =0. c3 :Hệ số dư do gia công chọn c3=0,001 m. c=0,002+0+0,001 =0,003 (m) + j :Hệ số làm yếu . Trên hình trụ có bố trí các lỗ cửa người f500 cửa vào f50 ,cửa ra f40 . (Theo công thức XIII-16. Tài liệu 3 ). Thay số vào công thức trên ta có chiều dày phần trụ là. (m) =3,2(mm). b).Trường hợp bơm nhiên liệu ra (bồn chịu áp suất ngoài). Chiều dày tính theo công thức (XIII-32 .tài liệu 3). (m) Trong đó: +D(m):Đường kính trong của bồn chứa D=2,4 m. +pn(N/m2):áp suất ngoài .ở đây bồn chứa làm việc với áp suất chân không khoảng 60 mmH2O =600 N/m2 . +E (N/m2) :Mô đun đàn hồi của vật liệu chế tạo E=185.109 N/m2 +l(m):Chiều dài phần tính toán .l =l1 +2.l2 l1 chiều dài phần hình trụ ,l1 =6,9 m l2 =1/3 chiều cao phần nắp, l2 =1/3(0,6 +0,004)=0,213 m l =6,9 +2.0,213 = 7,326 (m) Thay số vào công thức trên ta có . (m) =4,88(mm) Chọn s =5 mm Vì trường hợp này có chiều dày s =5mm lớn hơn trường hợp chịu áp suất trong nên ta chọn chiều dày thiết bị là s = 5 mm và dùng chiều dày này để kiểm tra các điều kiện làm việc khác của bồn chứa . c).Kiểm tra bền khi thử thuỷ lực với áp suất p =1,5plv =3000N/m2 Khi đó áp suất tổng cộng là: p0 =p + pthuỷtĩnh =3000+24000 =27000 (N/m2) Điều kiện kiểm tra bền theo công thức (XIII-26 .tài liệu 3). (N/m2) Trong đó : +Dt (m):Đường kính trong D =2,4 m +s (m):Chiều dày thiết bị s = 0,005 m +p0(N/m2):áp suất thử p0 =27000 (N/m2) +c(m):Độ dư ăn mòn c =0,003 m +j :Hệ số làm yếu j =0,9 +sc :ứng suấtở trạng thái chảy sc =330,9.106 (N/m2) Thay số vào ta có . (N/m2) Vậy khi thử thuỷ lực bồn chứa đủ bền. 2. Tính chiều dày nắp ở đây ta chọn nắp có đường kính trong Dt =2400 mm được hàn từ 2 nửa như hình vẽ và dập thành nắp elíp có kích thước như hình vẽ sau . Kích thước được tra theo bảng XIII.10-tài liệu 3 . D h Dt s ht D :đường kính của phôi D =2900 mm Dt = 2400mm h=40mm ht =600 mm F =6,56 m2 Vn =1991.10-3m3 a) Trưòng hợp chịu áp suất trong . Chiều dày nắp của bồn chứa được tính theo công thức(XIII.47-tài liệu 3). (m). Trong đó: Dt (m):Đường kính trong D=2,4 m. p(N/m2): áp suất trong p=19660(N/m2) ht (m) :Chiều cao phần nhô ra ht =0,6 m. [] (N/m2): ứng suất cho phép .Chọn vật liệu làm nắp cùng với vật liệu làm thân [s] =220,6.106 (N/m2). h :Hệ số hàn trên nắp chọn h =0,9. k :Hệ số. Vì không có lỗ trên nắp nên k =1. C :Hệ số dư, chọn c =3 mm=0,002 m. Thay số vào ta có : b)Trường hợp chịu áp suất ngoài. Theo công thức XIII .50 tài liệu 3 ta có . Trong đó : k1 :là hệ số k1=0,74 . pn :độ chân không pn =60 mmH2O =600 N/m2 . Thay số vào ta có . Từ 2 kết quả trên ta chọn chiều dày phần nắp bằng chiều dày phần thân trụ, như đã tính ở phần trước s = 5 mm. c)Kiểm tra bền khi thử thuỷ lực cho nắp . Theo công thức XIII.49 tài liệu 3 ta có . (N/m2). Trong đó po = 27000 N/m2. Từ đó ta có ( N/m2). Vậy khi kiểm tra thuỷ lực bồn chứa đủ bền . Kiểm tra độ bền của bồn chứa theo ứng suất uốn gây ra do trọng lượng bồn chứa và cả xăng . a. Kiểm tra theo ứng suất tương . Thể tích nắp làm bồn chứa . V=V1 +2.V2 Trong đó : V1 là thể tích thép làm phần trụ. V1=.Dt.s.l =3,14.2,4.0,005.6,9 =0,21 m3. V2 là thể tích thép làm nắp . V2 =.D2.s/4 =3,14.2,92.0,005 =0,0265 m3 . Từ đó ta có V=0,21 + 2.0,0265 =0,263 m3. Khối lượng bồn chứa là. mt =V.=0,263.7850 = 2063,3 Kg .Lấy mt =2100 Kg. Khối lượng của xăng là . mx= Vx.x =30.750 =22500 Kg . Khối lượng tổng cộng là : m = mt + mx = 2100 + 22500 = 24600 Kg. Mô hình chịu lực như hình vẽ dưới đây và coi tải trọng G phân bố đều theo chiều dài của thân thiết bị . ll L A A Mô men uốn cực đại đối với tiết diện nguy hiểm của thiết bị ở giữa 2 bệ đỡ là. (Nm) Trong đó: l (m) :Khoảng cách giữa 2 gối đỡ l =4,180 m. L(m) :Chiều dài bồn chứa L =8,180 m. (Nm). Mô men chống uốn tại tiết diện nguy hiểm là . (m3). ( m3) ứng suất do mô men uốn là : (N/m2). ứng suất do áp suất trong là :Theo công thức XIII.26 .tài liệu 3 . (N/m2). Thay số vào ta có . (N/m2). ứng suất tương đương là : =0,6.106+ 13,2.106 = 13,8.106 (N/m2). Điều kiện để kiểm tra theo công thức XIII.22 .tài liệu 3 . (N/m2). Thay số vào ta có : (N/m2). b . Kiểm tra độ ổn định của bồn chứa . Điều kiện kiểm tra theo công thức XIII.24 .tài liệu 3 . (m). Trong đó : k = ( Theo công thức XIII.25 –tài liệu 3 .) k=. Khi Dt/(s-c)=2400/(5-3)=1200 thì hệ số k1 và k2 tra theo đồ thị hình XIII.3 tài liệu 3 ta có . k1= 3,1 ; k2 = 9,8 . Thay số vào ta có . s-c =(0,005-0,003) =0,002 (m) =2 .10-3 m (m). Như vậy vỏ bồn chứa đủ bền . c.Kiểm tra độ võng của bồn chứa . Từ mô hình ở trên ta có độ võng tại điểm chính giữa 2 gối đỡ là. (m). Trong đó J là mô men quán tính của vỏ bồn chứa . J= 0,4.D3.(s-c). l =4,18 (m). A = 2 (m). (m). Thay các số liệu đã có vào ta có . (m). Tỷ số giữa độ võng và chiều dài là . (m). Vậy với chiều dày là 5 mm thì bồn chứa đủ bền. III . Tính chọn bệ đỡ, Neo bể và bích 1. Chọn bệ đỡ Bệ đỡ cho bồn chứa xăng có các kích thước chọn như sau . 2400 400 16 2050 b Kiểm tra độ bền của vỏ tại vị trí gối đỡ . Tại vị trí gối đỡ thì vỏ chịu áp suất ngoài và áp suất tới hạn cho phép là . Pth = 8EJ/R3 (N/m) (Theo trang 200 – tài liệu 5 ). J là mô men quán tính của phần vỏ đỡ và được tính như sau. J= (m4). S(m) :là chiều dày phần vỏ đỡ và tấm lót hàn trên bệ đỡ dày 16mm. B(m): là bề rộng bệ đỡ chọn b = 400mm = 0,4 m. (m4). Thay số vào ta có . (N/m) Tải trọng thực tế phân bố trên chu vi cung đỡ là . p= (N/m). (theo trang 200 –Tài liệu 5 ). P(N) :Phản lực trên 1 gối đỡ . P=mg/2 =24600.9,81/2 =120663 (N). (N/m). Điều kiện kiểm tra độ bền là . pth/p5 (Theo trang 200 – tài liệu 5 ). ở đây pth/p =166500/58054 =2,87 < 5 cho nên chưa đạt yêu cầu. Vì vậy ta cần đặt thêm tấm lót dày 5mm(bằng chiều dày vỏ ) hàn với vỏ. Khi đó mô men quán tính của phần vỏ đỡ mới là. J`= (m4). (N/m). Khi đó pth/p = 303994/58054 = 5,24 >5 . Do đó đạt yêu cầu. Vùng ảnh hưởng R/3 b 2400 b).Kiểm tra độ ổn định của bệ đỡ . Lực ép F tác dụng lên bệ đỡ là ; F = k11.Q. Trong đó k11 =0,024 khi a = 120o. Q là tải trọng lên 1 bệ đỡ. Q = mg/2 = 24600.9,81/2 =120663 (N). ở bệ đỡ chiều cao chịu ảnh hưởng của tải trọng kể từ điểm thấp nhất của bồn chứa là R/3 . Diện tích vùng chịu ảnh hưởng là . Fw = R.s/3 (m2). S: chiều dày của bệ đỡ ( đã chọn s = 16mm =0,016m). Do đó Fw =1,2.0,016/3 =6,4.10-3 (m2). ứng suất trên bệ đỡ là . s = F / Fw = 120663 / 6,4.106 = 19.106 (N/m2). chọn thép làm bệ đỡ là thép CT3 có giới hạn bền cho phép là [s] = 145.106 (N/m2). (theo bảng XII-5 tài liệu 3 ). So sánh 2 kết quả ta có. s=19.106(N/m2).<[ s]=145.106(N/m2). Do đó bệ đỡ đủ bền . 2.Tính neo bể và chọn bích a) Tính neo cho bồn chứa Khi bồn hút hết xăng bồn chịu lực đẩy Acsimet của không khí, để cho bồn đứng vững thì ta cần làm thêm neo bể bằng cách làm các vòng thép ôm lấy bồn và bắt bu lông xuống móng bê tông tránh trường hợp phải làm bu lông bệ đỡ quá lớn. Lực đẩy Acsimet được tính như sau. F=V. r.g (N). Trong đó . V(m3): Thể tích bồn chứa V = 35,3 m3. r (Kg/m3): Khối lượng riêng của không khí r= 1,29 Kg/m3. Do đó F = 35,3.1,29.9,81 = 450 (N). Tiết diện để đảm bảo tấm thép neo được bể là. s= F/[s] (m2). [s] (N/m2).Giới hạn cho phép của vật liệu .chọn loại vật liệu giống vật liệu làm bồn chứa có [s] = 220.106(N/m2). Do đó s = 450/220.106 = 2,1.10-6 (m2) =2,1 mm2 . Ta chọn chiều dày dây neo là 5 mm ( bằng chiều dày vỏ bồn ) và chiều rộng dây là 50 mm. b) Chọn bích. h 5 f 50 f 40 f 500 sn Tại cửa người bố trí cá ống như hình vẽ. Chọn chiều dày nắp Sn = 12mm. Tra bảng XIII-27. Tài liệu 3. Chọn bích nắp cửa người như sau. Chiều dày bích h=12 mm. Đường kính ngoài của bích D =630mm. Đường kínhvòng bu lông Db =580mm. Chọn bích cửa vào. Dày bích 8mm Đường kính ngoài 140mm. Đường kính vòng bu lông 110mm. Chọn bích cửa ra . Dày bích 8mm. Đường kính ngoài 130mm. Đường kính vòng bu lông 100mm. Phần III Chọn các thiết bị phục vụ cho bồn chứa Chọn đường ống dẫn xăng vào có đường kính trong 50mm, dày 5mm. Chọn đường ống dẫn xăng ra có đường kính trong 40mm, dày 5mm. Chọn bơm để bơm xăng vào. Trở lực đường ống vào H = p + Hô w là vận tốc xăng trong ống 4.Q/D2 = 750 kg/m3 = 0,02 l = 10m = 8 H = 200 + Công suất của động cơ kéo bơm là: Tra bảng 1.2.1.1 tài liệu 6 ta chọn bơm kiểu LT 25 - 30 Lưa lượng Q = 30m3/h Đường kính ống hút 65mm Đường kính ống xả 50mm Công suất động cơ N = 4,5KW Số vòng quay n = 2900 vòng/phút Tài liệu tham khảo. Kiều Đình Kiểm. Các sản phẩm dầu mỏ và hoá dầu. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Hà Nội-1999. Lê Văn Hiếu. Công nghệ chế biến dầu mỏ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Hà Nội-2000. 3.Trần Xoa-Nguyễn Trọng Khuông-Hồ Lê Viên. Sổ tay quá trình và công nghệ hoá học. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Hà Nội-1999. 4. Nghiêm Hùng. Sách tra cứu thép, gang thông dụng. 5. Hồ Hữu Phương. Cơ sở tính toán thiết bị hoá chất. Khoa Đại Học tại chức ĐHBK HN xuất bản-1977. 6. Nguyễn Văn May Bơm quạt máy nén Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Hà Nội-2001 Mục lục Mở đầu 3 Phần I Tổng quan về xăng dầu 4 Phần II Tính toán thiết kế 8 I. Công nghệ tồn chứa xăng 8 II. Tính chiều dày bồn cha 10 1. Tính chiều dày phần trụ 10 2. Tính chiều dày nắp 13 3. Kiểm tra độ bền của bồn chứa theo ứng suất uốn 14 III. Tính chọn bể đỡ, neo bể và bích 17 1. Chọn bể đỡ 17 2. Tính neo bể và chọn bích 19 Phần III Chọn các thiết bị phục vụ cho bồn chứa 21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTke be xang tru ngang-24.doc
Tài liệu liên quan