Đề tài Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp

Qua lý luận và tìm hiểu thực tiễn cho thấy : tính đúng ,tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của người quản lý , đặc biệt là với những người làm công tác kế toán . Giữa lý thuyết và thực tiễn luôn có một khoảng cách , do vậy phải vận dụng một cách linh hoạt lý luận vào thực tế song vẫn phải đảm bảo phù hợp với chế độ hiện hành để vừa đảm bảo được tính chính xác , hợp lý vừa đơn giản trong công tác kế toán.

Là sinh viên , qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Đay Trà Lý Thái Bình , em thấy rõ được công tác kế toán nói chung , công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng có vị trí quan trọng trong công tác hạch toán kinh doanh . Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cơ sở để công ty xây dựng giá bán sản phẩm , xây dựng thu nhập , là chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cùng với các thông tin về cung cầu giá cả thị trường . Chính vì vậy , công tác kế toán chi phí nói riêng và công tác kế toán nói chung cần phải không ngừng nâng cao chất lượng và hoàn thiện hơn nữa.

Vận dụng một cách sáng tạo lý luận vào thực tiễn , Công ty Đay Trà Lý Thái Bình đã tổ chức công tác kế toán trong công ty một cách khoa học , hợp lý làm cho công tác kế toán phát huy hết vai trò của nó trong quá trình quản lý kinh tế tại công ty .

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị của thành phẩm Theo sơ đồ trên thì giá thành nửa thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn và giá thành sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng được tính như sau: Z1 = Dđk1 + C - Dck1 z1 = Z1 S1 Trong đó : Z1: Tổng giá thành của NTP hoàn thành ở giai đoạn I z1 : Giá thành đơn vị của NTP hoàn thành ở giai đoạn I C : Tổng chi phí đã tập hợp ở giai đoạn I Dđk1 : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ ở giai đoạn I Dck1 : Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn I S : Sản lượng nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn I Sau đó tính tổng giá thành , giá thành đơn vị cho NTP tự chế cho giai đoạn II đã sản xuất hoàn thành theo công thức : Z2 = Z1 + Dđk2 + C2 - Dck2 z2 = Z2 S2 Tương tự cho đến giai đoạn n ( Giai đoạn công nghệ SX cuối cùng ): Ztp = Zn-1 + Dđkn + C - Dckn zn = Zn Sn 5.3.2.2 – Phương pháp tính giá thành phân bước , không tính giá thành nửa thành phẩm : Theo phương pháp này căn cứ vào số liệu CPSX đã tập hợp trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất , tính phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành sản phẩm , theo từng khoản mục chi phí quy định sau đó kết chuyển song song từng khoản mục chi phí để tổng hợp tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn I Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn II Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n Chi phí của giai đoạn I trong thành phẩm Chi phí của giai đoạn II trong thành phẩm Chi phí của giai đoạn n trong thành phẩm Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí Giá thành sản xuất của thành phẩm Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm tính theo công thức : Dđk + Ci Czi = x Sdi Stp + Sdi Trong đó : Dđk : Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i đầu kỳ Stp: Sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối Sdi : Số lượng sản phẩm dở dang giai đoạn i Ci : Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành sản xuất của thành phẩm theo công thức : 5.3.3 – Phương pháp tính giá theo hệ số : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thu được nhiều loại sản phẩm , sử dụng một loại NVL , kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau , như trong công nghệ hoá chất , hoá dầu ,... Đối với phương pháp này thì đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất , còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đó đã sản xuất hoàn thành . Nội dung của phương pháp này : Trước hết căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số , trông đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1 . Sau đó căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn ( sản phẩm có hệ số 1 ) Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng tiêu chuẩn : Trong đó : Si: Sản lượng thực tế của loại sản phẩm i Hi : Hệ số quy định cho sản phẩm loại i Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho cả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính tổng giá thành của cả liên sản phẩm theo từng khoản mục ( theo phương pháp tính giá thành giản đơn ) . Sau đó tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của các loại sản phẩm chia cho tổng sản lượng các loại sản phẩm đã tính đổi rồi nhân với sản lượng đã tính đổi của từng loại sản phẩm và cuối cùng là tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. 5.3.4 - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng ở các loại sản phẩm phức tạp , tổ chức sản xuất từng sản phẩm hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng . Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng còn các kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Đặc điểm của phương pháp này là tất cả các khoản CPSX đều tập hợp theo đơn đặt hàng không kể số lượng sản phẩm hay sự phức tạp của việc chế tạo sản phẩm đó. Các CPSX theo từng khoản mục giá thành được tập hợp riêng trên các bảng chi tiết tính giá thành căn cứ vào chỉ tiêu công tác . Hàng ngày , CPSX được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng căn cứ vào chứng từ gốc , còn chi phí gián tiếp chi dùng cho nhiều đơn đặt hàng thì phân bổ theo tiêu thức phù hợp . Để tính giá thành ta phải đánh giá sản phẩm hoàn thành căn cứ vào giá thành kế hoạch , giá thành thực tế sản xuất đã thống kê , đánh giá đúng mức phần đơn đặt hàng chưa kết thúc để tính ra giá thành của sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này đơn giản , dễ làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế đơn đặt hàng hoàn thành xong trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó . Giá thành sản phẩm và chi phí làm dở đều có tính chất ước định . Trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục bộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng giảm giá thành của từng loại sản phẩm . 5.3.5 – Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các trường hợp : cùng một quy trình công nghệ sản xuất , đồng thời với việc tạo ra sản phẩm chính còn thu thêm được sản phẩm phụ . Kết quả sản xuất ngoài thành phẩm dủ tiêu chuẩn chất lượng quy định còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành chịu. Các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau cần loại trừ ra khỏi giá thành sản phẩm , lao vụ phục vụ cho sản xuất chính . Đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong trường hợp này là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất , còn đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính , sản phẩm hoàn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ . Công thức tính giá thành của sản phẩm : Z = Dđk + C - Dck - Clt Trong đó : Z: Tổng giá thành của đố tượng tính giá thành C : Chi phí sản xuất đã tập hợp Dđk : Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ Dck : Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ Cl t : Chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng chi phí đã tập hợp 5.3.6 – Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ . Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất , kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại , phẩm cấp , quy cách khác nhau . Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm ,đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó . Để tính giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm có thể vận dụng phương pháp tính hệ số đã trình bày ở trên hoặc có thể áp dụng phương pháp tính tỷ lệ như sau : + Căn cứ vào một tiêu chuẩn hợp lý ( Giá thành định mức hay giá thành kế hoạch ) để tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các quy cách sản phẩm trong nhóm. + Tính tổng giá thành của từng quy cách với giá thành đơn vị theo giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch từng khoản mục . + Tính tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu thức phân bổ . + Căn cứ vào CPSX đã tập hợp trong kỳ cho cả nhóm sản phẩm , CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm . + Tỷ lệ giá thành từng khoản mục : Tỉ lệ giá thành từng khoản mục = Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục : Tổng giá thành thực tế từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ X Tỷ lệ tính giá thành Từng quy cách 5.3.7 – Phương pháp tính giá thành theo định mức . áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chính xác , hợp lý và công tác quản lý định mức đã đi vào nề nếp . Nội dung của phương pháp này là để tính được giá thành sản phẩm trước hết căn cứ vào loại hình sản xuất , vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành theo các định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán chi phí chọn duyệt . Sau đó tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức , số chênh lệch thoát ly định mức để có biện pháp khắc phục kịp thời . Khi có thay đổi định mức cần phải tính toán lại kịp thời giá thành định mức và phản ánh riêng số chênh lệch chi phí thay đổi định mức . Giá thành thực tế = Giá thành định mức + Chênh lệch mức thoát ly + Chi phí do thay đổi định mức 6 – Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Hiện nay có 4 hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán : Nhật ký chứng từ , chứng từ ghi sổ , nhật ký chung , nhật ký sổ cái . Về báo cáo kế toán CPSX thì sử dụng báo cáo CPSX . Cả 4 hình thức kế toán trên đều có sổ cái tổng hợp , mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở 1 sổ cái và mỗi tài khoản đó (TK 621, TK622, TK627, TK 154, TK631) đều phản ánh 1 chỉ tiêu về chi phí sản xuất . Nó sẽ cung cấp các chỉ tiêu, thông tin để lập các báo cáo tài chính về CPSX và giá thành ...Ngoài ra còn có các sổ chi tiết để tập hợp CPSX như sổ chi tiết TK 621, TK622 , TK154... Chương 2 : thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sợi trà lý thái bình 1 - Đặc đIểm tình hình chung của công ty sợi Trà Lý Thái Bình - Công ty sợi Trà Lý Địa chỉ : Số 1 đường Phan Chu Trinh thị xã Thái Bình Tổng số CNV : 489 người. 1.1 - Quá trình hình thành và phát triển Công ty sợi Trà Lý - Thái Bình trực thuộc Tổng công ty May Bộ Công nghiệp. Là một Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sợi đay và bao đay để đáp ứng nhu cầu xã hội. Công ty được thành lập theo quyết định của tỉnh Thái Bình, năm 1978 bắt đầu khởi công xây dựng, toàn bộ nguồn vốn xây dựng và mua sắm thiết bị đều do NSNN cấp. Tháng 5/1980 công ty bắt đầu đi vào hoạt động với tên gọi "Nhà máy sợi đay thảm Thái Bình". Tháng 7/1995 theo quyết định của Bộ Công nghiệp "Nhà máy sợi đay thảm Thái Bình" đổi tên thành "Công ty sợi Trà Lý Thái Bình". Hiện nay số CNV toàn công ty là 489 người với cấp bậc bình quân là 4/7. Từ khi đi vào hoạt động, năm 1980-1990 nước ta và Liên Xô (cũ) ký kết hiệp định kinh tế về xuất khẩu thảm đay nên nhiệm vụ chính của Công ty giai đoạn này là kéo đay tơ thành sợi để làm thảm xuất khẩu, ngoài ra còn xuất sợi đay làm nguyên liệu dệt bao phục vụ các nhu cầu khác trong XH. Tháng 5/1990 do tình hình kinh tế chính trị của Liên Xô có sợ thay đổi làm hiệp định kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô về xuất khẩu thảm đay bị cắt bỏ. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng với số lượng hàng rất lớn không tiêu thụ được,. Trước tình hình cấp bách đó khiến công ty phải tìm ra một hướng đi mới là chuyển sản xuất thảm đay sang sản xuất sợi đay để dệt bao phục vụ cho xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản khác . Trong quá trình hoạt động công ty đã có những thời điểm phát triển khá tốt , có những đóng góp đáng kể cho NSNN giải quyết được một số lượng lớn lao động có việc làm . Song do sự thay đổi của cơ chế thị trường, sự biến động khủng hoảng chung của tình hình đay cả nước , công ty đã gặp phải không ít những khó khăn trong sản xuất kinh doanh , nhưng với tinh thần chủ động sáng tạo ,cần cù lao động Ban giám đốc cùng với toàn bộ công nhân viên trong công ty đã từng bước khắc phục khó khăn đưa tình hình sản xuất của công ty đã dần đi vào ổn định. 1.2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 1.2.1 - Đặc điểm tổ chức sản xuất . Công ty sợi Trà Lý là một công ty có dây chuyền sản xuất tiên tiến, dây chuyền sản xuất hoàn toàn liên tục, thành phẩm của công đoạn này lại là nguyên liệu của công đoạn sau. Cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty được bố trí thành hai phân xưởng chính: Phân xưởng sợi và phân xưởng dệt. + Phân xưởng sợi có nhiệm vụ chế biến các loại sợi là nguyên liệu chính là đay tơ thành sợi đơn, sợi se để bán ra ngoài hoặc chuyển vào kho gia công để chuyển sang phân xưởng dệt. + Phân xưởng dệt: Có nhiệm vụ nhận để dệt ra các loại bao có kích cỡ khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật: bao 70, bao 100. Trong mỗi phân xưởng sản xuất chính được tổ chức thành các tổ sản xuất sắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi công nhân thực hiện một hoặc một số bước công nghệ nhất định. Ngoài các phân xưởng chính ra để phục vụ tốt cho việc sản xuất chính công ty còn tổ chức thêm bộ phận sản xuất phụ: Bộ phận vận tải, bộ phận nhà ăn, bộ phận cơ điện. + Bộ phận vận tải : Có nhiệm vụ phục vụ tất cả các yêu cầu chuyên trở trong công ty. + Bộ phận nhà ăn: Phục vụ bữa ăn trưa cho công nhân. + Bộ phận cơ điện: Phục vụ sản xuất 1.2.2 - Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất : Qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm của công ty đay Trà Lý Thái Bình là qui trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, loại hình sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. - Qui trình công nghệ ở phân xưởng sợi. Từ nguyên liệu chính là đay tơ qua khâu chọn để phân loại thành các phẩm cấp khác nhau theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau đó đưa qua bước công nghệ làm mềm (Qua máy làm mềm). Trong quá trình làm mềm phải sử dụng các loại vật liệu phụ: dầu công nghiệp, xút, nước ... Tiếp đó đay được đưa vào các ngăn để ủ, thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài (ví dụ: mùa hè ủ 3 ngày, mùa đông ủ từ 4-5 ngày) sau thời gian ủ đay tơ được đưa lên máy chải, chải 3 lần liên tiếp từ chải 1 đến chải 3 công xuất nhỏ dần. Quá trình chải sẽ làm cho các đay tơ mượt mà và song song với nhau. Sau đó đay được đưa sang máy ghép, cũng ghép 3 lần liên tục và cuối cùng là kéo thành sợi con. Sợi con được đánh ống qua máy sợi đơn và guồng thành cuộn để vận chuyển vào kho thành phẩm của phân xưởng sợi. Nếu có yêu cầu sợi con được đưa vào máy se để thành sợi se. Như vậy kết quả sản xuất ở phân xưởng sợi là các loại sợi: sợi đơn, sợi se... Có thể nhập kho thành phẩm nếu nó được bán ra ngoài. Còn nếu sợi chuyển qua phân xưởng dệt gia công thì được coi là bán thành phẩm và được tập trung theo dõi ở kho gia công. Quy trình công nghệ phân xưởng sợi thể hiện qua sơ đồ sau: Kho đay tơ Nhà chọn đay Máy sợi đơn Ghép 1 Ghép 2 Ghép 3 Chải 1 Chải 2 Chải 3 ủ Làm mềm Bán Sợi nhập kho TP TP Sợi đơn Máy sợ se Sợi se Sợi con Nhập kho gia công BTP PX dệt - Qui trình công nghệ phân xưởng dệt Phân xưởng dệt sợi từ kho gia công, tại đây sợi được đánh qua suốt nhỏ cho vừa con thoi để dệt tạo thành các sợi ngang. Đồng thời cũng từ các sợi đay đánh thành các ống to để lên giàn (mắc) đưa vào máy dệt tạo thành các loại sợi dọc. Sau khi dệt thành mảnh bao, qua các khâu: cán, là, đo, gấp, cắt...Bước cuối cùng là khâu thành bao và đóng kiện. Qui trình công nghệ thể hiện: Suốt Sợi Bao Khâu Cán, là, đo, gấp, cắt Dệt Mắc 1.3 - Đặc đIểm tổ chức bộ máy quản lý . Do có sự tổ chức lại sản xuất và tinh giảm biên chế nên bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhệ , được tổ chức theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng. Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ bộ máy quản lý ở công ty đay Trà Lý - Thái Bình như sau: Giám đốc Phòng N.Vụ KD PX dệt PX sợi Phòng KCS Phòng kỹ thuật PGĐ phụ trách sản xuất Phòng tài vụ kế toán PGĐ phụ trách đời sống Văn phòng công ty + Ban giám đốc ( có 3 người): - Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy, quản lý tất cả bộ phận sản xuất của công ty. - Một phó giám đốc phụ trách công tác sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất của công ty. Người chỉ đạo sản xuất trực tiếp các phân xưởng và các phòng ban có liên quan đến trực tiếp sản xuất. - Một phó giám đốc phụ trách công tác đời sống, giúp Giám Đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh và các phòng ban. + Các phòng ban của công ty. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng qui trình công nghệ, thiết bị sửa chữa máy móc và chế tạo sản phẩm, quản lý các trang thiết bị trong toàn công ty, lập kế hoạch sửa chữa, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Phòng còn có chức năng giúp việc trực tiếp cho Giám Đốc về công tác kỹ thuật. - Phòng KCS: Có nhiệm vụ về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản phẩm hoàn thành. - Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng giúp cho ban Giám Đốc trong việc quản lý và việc bảo toàn vốn, cho nên bộ phận kế toán trong công ty ghi chép một cách chính xác, kịp thời và liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và biến động trong công ty, có kế hoạch định hướng cung cấp thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Ngoài ra còn có quản đốc phân xưởng. 1.4 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.4.1 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SXKD của công ty và để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này, phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong công ty. ở các phân xưởng, các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu nhận chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán một cách giản đơn để chuyển về phòng kế toán. Ngoài ra nhân viên kinh tế dưới phân xưởng trong một số trường hợp phải tổng hợp một số chỉ tiêu phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành của phòng kế toán. Số lượng nhân viên kinh tế bố trí ở mỗi phân xưởng tuỳ thuộc vào qui mô sản xuất và khối lượng công việc giao cho nhân viên kinh tế đảm nhận. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán của công ty đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc. Đứng đầu là kế toán trưởng, được phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán trong công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán vật liệu - TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt -TQ Nhân viên hạch toán(kinh tế) PX Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu + Kế toán trưởng : là trưởng phòng kế toán phụ trách chung với nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và các cơ quan cấp trên về công tác hạch toán kinh doanh toàn công ty. + Kế toán tổng hợp: Chuyên theo dõi tổng hợp chứng từ số liệu để ghi vào sổ tổng hợp, sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối tài khoản, bảng tổng kết tài sản, lập các bảng biểu báo cáo tài chính và giúp kế toán trưởng trong việc hạch toán. + Kế toán vật liệu TSC: Chuyên theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và tình hình Nhập, xuất vật liệu, theo dõiTK 212, 214, 152 ... và tính khấu hao TSCĐ. + Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi theo dõi các TK: 131, 138, 331, 627, 621, 642,... + Thủ quĩ: Chịu trách nhiệm ghi sổ quỹvà quản lý tiền mặt tạI quỹ. 2- Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đay Trà Lý Thái Bình. 2.1 – Tổ chức kế toán tập hợp chi phí ở công ty. 2.1.1 - ĐốI tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX , căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất , tổ chức quản lý của công ty để xác định đối tượng tập hợp CPSX cho phù hợp. Công ty Đay Trà Lý Thái Bình có quy trình sản xuất kiểu liên tục bao gồm các giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau , công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng cho phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tập hợp CPSX được xác định là từng phân xưởng sản xuất , trong từng phân xưởng tập hợp chi tiết theo từng bước công nghệ . Tuy không chi tiết đến từng loại sản phẩm nhưng trong quá trình hạch toán , kế toán đã luôn bám sát vào đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và đảm bảo được yêu cầu của công tác kế toán tập hợp CPSX. 2.1.2 – Kế toán tập hợp các khoản mục CP SX ở Công ty Đay Trà Lý. 2.1.2.1 – Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu chính dùng vào sản suất : Nguyên vật liệu chính trực tiếp sản suất duy nhất là đay tơ ( sau khi đã được chọn từ nhà kho và đưa vào sản xuất ) đối tượng tập tập hợp nguyên vật liệu chính là phân xưởng sợi . Chi phí về nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành ( 55 – 65% ) . Do đó , việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu chính có ý nghĩa quan trọng , nó là điều kiện để tính toán giá thành chính các và là nguyên nhân trong vấn đề lãng phí chi phí làm tăng giá thành sản phẩm . Công ty căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất và định mức tiêu hao sử dụng vật liệu chính để làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu chính . Vì chỉ có một loại nguyên vật liệu chính và chỉ xuất dùng cho một phân xưởng sợi nên việc tổng hợp lượng nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất theo phương pháp tập hợp trực tiếp . Cụ thể : Về mặt lượng : Thủ kho kết hợp với nhân viên kinh tế phân xưởng tiến hành theo dõi và quản lý lượng nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kỳ . Cụ thể , khi xuất kho nguyên vật liệu chính lượng xuất được thủ kho và nhân viên kinh tế phân xưởng theo dõi trên sổ giao nhận vật tư có ký nhận chéo nhau . Đến cuối tháng , sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng nguyên liệu chính xuất dùng trong tháng giữa hai bên rồi gửi về phòng nghiệp vụ kinh doanh làm phiếu xuất kho , kế toán vật liệu xuống kho lấy phiếu lên để hạch toán và theo dõi cùng. Về mặt giá trị : Cuối tháng kế toán vật liệu tổng hợp lượng vật liệu chính xuất dùng và tính giá thực tế của vật liệu chính xuất dùng đó . Kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền . Giá trị thực tế của NLC xuất dùng trong tháng = Tổng giá trị thực tế của NLC tồn đầu tháng + Tổng giá trị thực tế của NLC nhập trong tháng x Số lượng vật liệu chính xuất dùng Tổng lượng NLC tồn đầu tháng và nhập trong tháng Số lượng tính toán nguyên liệu chính xuất dùng trong tháng được thể hiện trên bảng phân bổ số 02 – Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ . Căn cứ vào số liệu ỏ bảng phân bổ để ghi vào bảng kê số 4 + số 5 – TK 621. Nợ TK 621 : 719097000 (Chi tiết TK 621.1 PX Sợi : 719097000) Có TK 152 ( 152.1 NVLC ) : 719097000 - Chi phí vật liệu phụ : Cùng tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm ngoài nguyên liệu chính là đay tơ còn có các loại dầu công nghiệp , dầu thực vật nấu hỗn hợp để tạo thành một dung dịch sử dụnh để ủ mềm đay ở khâu đầu của quá trình sản xuất . Vật liệu phụ xuất dùng cho phân xưởng sợi chiếm khoảng 3 – 4% tổng giá thành. Vật liệu phụ xuất dùng cho phân xưởng dệt là thuốc nhuộm . Cũng giống như nguyên liệu chính, vật liệu phụ được tập hợp trực tiếp ngay trên các phiếu xuất kho vật liệu phụ đã ghi rõ đối tượng sử dụng , do đó đến cuối tháng kế toán chỉ cần tổng hợp các phiếu xuất kho vật liệu phụ cho phân xưởng sợi sau đó tính ra giá thực tế vật liệu phụ xuất dùng vào sản xuất. Giá trị vật liệu phụ xuất dùng vào sản xuất được thể hiện trên bảng phân bổ số 02 – Bảng phân bổ NVL và CCDC . Số liệu trên BPB là cơ sở để ghi vào bảng kê số 4 + số 5 – TK 621. Nợ TK 621 : 46710597 (Chi tiết TK 621.1 PX Sợi : 46353897 ) (Chi tiết TK 621.1 PX Dệt : 356650 ) Có TK 152 : 46710597 (Chi tiết TK 152.2 : 46710597 ) (Phụ lục bảng phân bổ nguyên vật liệu : ) Từ bảng kê số 4 + số 5 kế toán lập NKCT số 7 sau đó căn cứ vào NKCT số7 để ghi vào sổ cái TK 621 Sổ cái TK 621 Số dư đầu năm Nợ Có STT Ghi có các TKĐƯ với Nợ TK này Tháng 12 1 152(1) 719097000 2 152(2) 46710547 3 152(7) 1302400 Cộng phát sinh Nợ 767109947 Cộng phát sinh Có 767109947 Dư cuối tháng Nợ Có 0 0 Kế toán ghi sổ Ký Ngày 31/12/2003 Kế toán trưởng Ký 2.2.2.2 – Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Việc trả lương cho công nhân sản xuất ở công ty được thực hiện theo cách trả lương theo sản phẩm . Việc tính lương không thuộc nhiệm vụ của phòng tài vụ mà do văn phòng công ty đảm nhiệm . Cách tính lương cụ thể như sau : + Bộ phận tiền lương thuộc Văn phòng công ty căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật thực tế xây dựng một định mức lương cho các thành phẩm và bán thành phẩm giao xuống cho các phân xưởng . Dựa vào định mức lương cho các thành phẩm và bán thành phẩm đã có , nhân viên kinh tế phân xưởng sẽ xây dựng đơn giá lương cho từng phần việc của thành phẩm và bán thành phẩm trong phân xưởng theo công thức : Đơn giá lương của từng công việc = Lương cấp bậc công việc + Các khoản phụ cấp Định mức lao động Nhân viên kinh tế mỗi phân xưởng sẽ dựa vào đơn giá lương và sản lượng mà công nhân đã thực hiện ở từng bước công việc trong tháng tiến hành tính toán cụ thể tiền lương phải trả cho từng công nhân trong tháng đó . Phòng kế toán tổng hợp số liệu cần thiết từ dưới phân xưởng đưa lên về tiền lương công nhân sản xuất . Hàng ngày nhân viên kinh tế phân xưởng theo dõi , ghi chép sản lượng của từng công nhân ở từng phần việc cụ thể , cuối tháng sẽ tổng hợp lại cho từng công nhân sản lượng của tất cả các phần việc cụ thể mà công nhân đó đã thực hiện trong tháng. Tiền lương phải trả cho từng công việc = Sản lượng thực tế ở từng công việc x Đơn giá tiền lương ở từng công việc Nhân viên kinh tế phân xưởng lập bảng sản lượng cá nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0434.doc
Tài liệu liên quan