LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I Thực chất và nội dung của hạch toán chi phí sản xuất và tính giấ thành sản phẩm Hạch toán chi phí sản xuất
Hạch toán chi phí
dsd Za X AZASSZAXXXNJHFTYTEGDSSGGRTHsản xuất Giá thành sản phẩm
1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2. Sự cần thiết và yêu cầu của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrong các doanh nghiệp
II Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1. Đối tượng và chi phí hạch toán sản xuất
2. Trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất
3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phuương pháp kiểm kê định kỳ
III. Phưông pháp tính giá thành sản phẩm
1. Các phưông pháp chung
2. Phương pháp tính giá thảnh sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
IV. Tổ chức hệ thống sổ kế toán . Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký sổ cái
3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ổ XÍ NGHIỆP THAN BÌNH MINH
I. Vài nét về Xí Nghiệp than Bình Minh
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp
2. Tổ chức công tác kế toán tại Xí Nghiệp
II. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí Nghiệp than Bình Minh
1. Đặc điểm chi phí sản xuất ở Xí Nghiệp than Bình Minh
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp
3. Phương pháp và quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí Nghiệp
4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Xí Nghiệp
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP THAN BÌNH MINH
1. Chi phí tài sản cố định tăng bất hợp lý
2. Về chi phí trích khấu hao tài sản cố định
3. Về đánh giá sản phẩm làm dở ở Xí Nghiệp
4. Về việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
KẾT LUẬN
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp than Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật - nghiệp vụ sau :
1.1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ..).
Giá thánh sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
1.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Giá thành thành phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2 + . . .+ Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc . . .
.Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đối để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Sản phẩm gốc
Số lượng sản phẩm quy đổi (sản phẩm gốc)
Giá thành đơn
vị sản phẩm từng loại
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
Hệ số quy đổi
sản phẩm từng loại
=
x
n
Số lượng sản Số lượng sản Hệ số quy đổi
= X
phẩm quy đổi phẩm loại i Sản phẩm loại i
i=1
Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản phẩm
sản xuất của các = phẩm dở dang + sản xuất phát - dở dang
loại sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
. Phương pháp tỷ lệ
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng . . . ) để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Tỷ lệ
đơn vị sản phẩm = (hoặc định mức) đơn x chi
từng loại vị sản phẩm từng loại phí
Tỷ lệ
Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm
chi
=
x
100%
phí
Tổng giá thành sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức ) của các loại sản phẩm
. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Đối với các doanh nghiệp mà trong một quá trình sản xuất, bên cạch các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mì ăn liền ... ) để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu . . .
Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản
thành sản = phẩm chính + sản xuất phát - Phẩm phụ - Phẩm chính
phẩm chính dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ thu hồi DD cuối kỳ
1.6. Phương pháp liên hợp
Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc . . . Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ v.v...
2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít hàng với khối lượng lớn chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản . . . các doanh nghiệp sản xuất động lực ( điện, nước, hơi nước, khí nén, khí đốt . . .) Do số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn ) hoặc phương pháp liên hợp.
.Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp v. v..
Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu, nhân công trực tiếp ) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí ). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập thợp sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp ( giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp . . .)
Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đặt đơn hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ cáo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn hàng đó chính là tổng giá thành của đơn hàng và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn vị chia cho số lượng sản phẩm trong đơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một việc, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn hàng đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn hàng.
. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời phải hạch toán riêng các thay đổi các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại : Theo định mức, chênh lệch do thay đổi mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách.
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch
thực tế = định mức +(-) do thay đổi +(-) so với
sản phẩm sản phẩm định mức định mức
Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở các định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ (thường là đầu tháng). Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau ( theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại . . .)
. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước (giai đoạn ) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng (nguyên liệu ) chế biến của bước sau thì phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoạn công nghệ ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung, sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phẩn bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.
Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm.
Phương án tính giá thành thường là phương án trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số ( hoặc tỷ lệ ).
*Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm
Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp này có thể phản ánh qua sơ đồ sau:
Chi phí nguyên vật liệu chính
Giá thành bản thành phẩm bước 1
Chi phí
chế biến
bước 1
Giá trị SP
dở dang
bước 1
+ - =
Chi phí
chế biến
bước 2
Chi phí
chế biến
bước 3
Giá trị SP
dở dang
bước 2
Giá thành bán
thành phẩm
bước 2
- = +
Giá trị SP dở dang bước n
Chi phí chế biến bước n
Giá thành
sản phẩm
G.thành bán
thành phẩm
B (n-1)
Giá trị
SP dở dang
bước 3
= + - =
*Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm
Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩn chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính vào giá thành thành phẩm một cách song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ, có thể phản ánh qua sơ đồ sau:
Tổng
giá
thành
thành
phẩm
Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm
Tóm lại : Về thực chất quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể tiến hành theo công việc hoặc theo quá trình sản xuất trên cơ sở các phương pháp tính giá thành theo công việc thường được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đây là những sản phẩm thường có tính độc đáo, không đồng nhất, giá trị cao, kích thước lớn và được đặt mua trước khi sản xuất. Ngược lại việc xác định giá thành theo quá trình sản xuất thường được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất đại trà một loạt sản phẩm. Những sản phẩm này thường có tính đồng nhất, kích thước nhỏ và được đặt mua sau khi sản xuất. Trong một số trường hợp, một doanh nghiệp có thể áp dụng cả việc xác định giá thành theo công việc (với những đơn đặt hàng hoặc những lô hàng sản xuất có giới hạn) và xác định giá thành theo quá trình sản xuất (với công việc sản xuất đại trà).
VI. Tổ chức hệ thống sổ kế toán "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm "
Trong các doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động SXKD, sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động SXKD, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà lựa chọn một hình thức sổ kế toán cho phù hợp và nhất thiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó về các mặt: Loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán.
Hình thức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh.
Các hình thức sổ kế toán :
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
- Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ
1. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, bên cạnh đó thực hiện việc phản ảnh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để ghi vào sổ cái, hình thức này gồm có các loại sổ kế toán: Sổ nhật ký chung - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2. Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái
Nhật ký - sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Số liệu ghi trên nhật ký - sổ cái dùng để lập các báo cáo tài chính. Hình thức này gồm có các loại sổ kế toán : Nhật ký - sổ cái - các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. Hình thức này gồm có các loại sổ kế toán : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - sổ cái - các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
4. Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ảnh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) và kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép. Một nhật ký chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc mở cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Hình thức này gồm có các loại sổ kế toán: Nhật ký chứng từ; bảng kê; sổ cái; sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Chương II
thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp than Bình Minh
I. Vài nét về xí nghiệp than Bình Minh
Xí nghiệp than Bình Minh là một trong 10 đơn vị trực thuộc Công ty than Quảng Ninh, thành viên của Tổng Công ty than VN. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 1295/QĐ-UB ngày 20/6/1995 của UBND Tỉnh Quảng Ninh. Trụ sở xí nghiệp đóng tại phường Cao Xanh Thành phố Hạ Long Tỉnh QN.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của xí nghiệp : " Sản xuất, khai thác, dịch vụ, chế biến tiêu thụ than ".
Xí nghiệp than Bình Minh là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty than QN, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng để hoạt động SXKD theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty. Vì vậy về mặt pháp lý Xí nghiệp bị nhiều hạn chế trong việc thực hiện các quyết định của mình, điều đó làm Xí nghiệp mất đi tính năng động so với các đơn vị độc lập.
Xí nghiệp than Bình Minh là một đơn vị có quy mô sản xuất loại vừa và nhỏ với tổng mức vốn kinh doanh : 2.968.215.200 đ
Trong đó : + Vốn cố định: 1.930.763.965 đ
+ Vốn lưu động: 1.037.451.235 đ
Phân theo nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách : 1.484.593.826 đ
+ Vốn tự bổ sung : 1.483.621.374 đ
sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp than bình minh
Giám đốc
P.giám đốc Kỹ thuật
sản xuất
P.giám đốc
kinh doanh
Phòng
kỹ thuật
sản xuất
Phòng
kế toán
thống kê
Phòng
kế hoach
vật tư
Phòng
LĐTL
TCHC
Cảng
Kho
1
Cảng Kho
2
Cảng kho
3
Công
trường 1
Công trường 2
Công trường 3
Đội
Xe
Máy
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Là một xí nghiệp khai thác than theo công nghệ hầm lò và lộ thiên, với số lao động trực tiếp và gián tiếp là 425 người cùng dàn ô tô máy móc thiết bị phù hợp. Hiện nay Xí nghiệp có một máy xúc, hai máy gạt, 6 ô tô vận tải. Hàng năm xí nghiệp sản xuất khai thác từ 50.000 á 60.000 tấn than nguyên khai phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước (Xi măng, Điện, Đạm, Dệt, Giấy v.v...) và một phần xuất khẩu ra nước ngoài.
Là một đơn vị trực thuộc nên trong quá trình sản xuất kinh doanh tuy có một số điểm không được thuận lợi như những doanh nghiệp độc lập, nhưng nhìn chung tình hình SXKD của Xí nghiệp từ khi thành lập đến nay tương đối ổn định. Hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao, sản xuất có lãi, thu nhập của người lao động đảm bảo.
Kết quả SXKD của Xí nghiệp qua các năm 1997 - 1998 - 1999 thể hiện ở bảng sau :
đơn
năm 1997
Năm 1998
năm 1999
Chỉ tiêu
VT
KH
TH
% so sánh
KH
TH
% so sánh
KH
TH
% so sánh
I/ Sản lượng
1/ Bóc đất đá
m3
105.000
115.738
110
235.000
258.930
110
150.000
159.000
106
2/ Than N.khai
Tấn
60.000
60.015
100
45.000
47.636
106
44.000
45.835
104
3/ Than sạch
Tấn
54.000
54.663
101
40.500
42.873
106
40.000
40.952
102
4/ Than T.thụ
Tấn
50.000
52.610
105
47.000
48.140
102
40.000
41.190
103
II/ Doanh thu
Tr.đ
9.560
9.643
101
7.550
7.895
105
7.500
7.615
102
III/ Nộp N.sách
1.000đ
350.000
356.800
102
207.000
222.000
107
192.000
198.000
108
IV/ T. nhập BQ
1.000đ
800
817
102
800
818
102
750
769
102
( CNV/Tháng)
V/ Lợi nhuận
1.000đ
95.000
97.285
102
70.000
77.615
111
70.000
72.195
108
2. Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp than Bình Minh
Tuy là đơn vị trực thuộc, hạch toán kinh tế phụ thuộc nhưng về tổ chức của công tác kế toán vẫn được thành lập một phòng có đẩy đủ các bộ phận theo dõi hạch toán như các doanh nghiệp độc lập, để thực hiện nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ảnh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn. Cung cấp các tài liệu, số liệu phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế giúp Giám đốc chỉ đạo sản xuất được thường xuyên, kịp thời và báo cáo cấp trên theo quy định ( tháng, quý, năm hay đột xuất ).
2.1. Tổ chức phòng kế toán Xí nghiệp
Do điều kiện SXKD của Xí nghiệp và do yêu cầu quản lý tập trung của Công ty than QN nên xí nghiệp áp dụng theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán trong xí nghiệp đều được tập trung tại phòng kế toán, ở các công trường, phân xưởng, các cảng không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế.
Hiện tại phòng kế toán được biên chế 06 người do vậy một số phải kiêm nhiệm ( một Kế toán trưởng, một Phó phòng và 04 nhân viên).
Nhiệm vụ cụ thể:
- Kế toán trưởng : Là người tổ chức, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán - tài chính - thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong toàn Xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp, Kế toán trưởng Công ty và các cơ quan cấp trên về công tác hạch toán kinh doanh của Xí nghiệp, đồng thời phải thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động SXKD.
+ Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình SXKD.
+ Tính toán trích nộp đầy đủ các khoản phải nộp cho ngân sách và cấp trên.
+ Lập các báo cáo tài chính - thống kê theo quy định.
+ Tổ chức kiểm tra kế toán trong xí nghiệp, phổ biến hướng dẫn các quy định, chế độ, thể lệ về kế toán tài chính.
+ Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán Xí nghiệp.
+ Tổ chức công tác kiểm kê trong Xí nghiệp và thực hiện kiểm tra, kiểm soát mọi khoản chi tiêu, chi phí cho hoạt động SXKD.
+ Ngoài ra Kế toán trưởng còn giúp Giám đốc Xí nghiệp về: tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả SXKD, đề xuất những biện pháp, ý kiến về tổ chức SXKD và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong SXKD.
- Phó phòng kế toán:
Là người giúp Kế toán trưởng về công tác tổng hợp kế toán, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo tài chính và phụ trách công tác thống kê của Xí nghiệp.
- Kế toán vật liệu - tài sản cố định:
Là người theo dõi tình hình nhập - xuất về số lượng, giá trị của các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ. Tình hình tăng giảm tài sản cố định, lập bảng đăng ký mức trích khấu hao và lập bảng phân bổ tài sản, vật liệu, công cụ, dụng cụ và giá thành.
- Kế toán tiền lương - BHXH:
Là người tính toán tiền lương, tiền BHXH cho toàn bộ công nhân viên trực tiếp và gián tiếp của Xí nghiệp. Trích lập và lên bảng phân bổ quỹ tiền lương, tiền bảo hiểm vào giá thành. Theo dõi trích nộp, thu các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và thanh toán các khoản tiền đó với cơ quan bảo hiểm, cơ quan công đoàn.
- Kế toán vốn bằng tiền - thanh toán:
Là người theo dõi tình hình tăng giảm các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoản tiền vay ngân hàng, vay Công ty, thanh toán công nợ, tổ chức thu nộp, thanh toán với Ngân sách, với CNV Xí nghiệp.
- Thủ quỹ:
Là người được biên chế độc lập nằm trong phòng kế toán trực thuộc kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý và phản ảnh số hiện có của quỹ tiền mặt, quản lý chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt.
Sơ đồ tổ chức phòng kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán vật liệu TSCĐ
Kế toán tiền lương -BHXH
Kế toán vốn bằng tiền -thanh toán
thủ quỹ
Kế toán tổng hợp giá thành
Nhân viên kinh tế công trường
2.2. Hình thức kế toán áp dụng
Do yêu cầu của công tác quản lý và thống nhất sự chỉ đạo trong toàn Công ty than Quảng Ninh về hình thức tổ chức sổ kế toán, hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hạch toán kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ và áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Trình tự:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. Trường hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu của bảng kê vào nhật ký.
- Đối với các loại chi phí phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu của các bảng phân bổ ghi vào bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan.
- Cuối tháng khoá sổ, kiểm tra đối chiếu các số liệu trên các nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ.
- Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, chứng từ gốc sau khi vào nhật chứng từ hoặc bảng kê được chuyển sang các bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ chi tiết và căn cứ vào thẻ hoặc sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
- Số liệu tổng hợp ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
- Ai được phân công giữ nhật ký, bảng kê nào thì phải chịu trách nhiệm mọi mặt về nội dung và thời gian, cuối tháng phải khoá sổ, ghi rõ ngày tháng và ký tên.
+ Sổ nhật ký chứng từ:
Sổ này được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp cân đối nhật ký chứng từ được mở theo sổ phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với các tài khoản Nợ liên quan, kết hợp giữa ghi theo thời gian và theo hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích.
+ Sổ cái:
Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có liên quan, còn số phát sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ nhật ký - chứng từ có liên quan.
+ Bảng kê: được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê ghi Nợ TK 111, TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê chi phí theo phân xưởng . . . Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào nhật ký - chứng từ có liên quan.
II. Tình hình thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0147.doc